Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng soạn giảng môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng soạn giảng môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở

I. Bối cảnh của đề tài:

Năm học 2009–2010 là năm học “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Cùng với toàn ngành, trường THCS Bảo Thạnh ra sức đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung và cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

II. Lý do chọn đề tài:

Trong thời gian qua, kết quả giảng dạy và học tập môn Lịch sử không ngừng được nâng cao và ngày càng chứng tỏ không thể thiếu được trong việc giáo dục và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn còn thấp so với yêu cầu của tình hình mới. Việc nghiên cứu đề tài nầy, tôi muốn san sẻ với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong việc soạn giảng bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở.

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Nội dung đề tài trình bày một số kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến quá trình soạn bài và tiến hành hoạt động dạy học trên lớp. Đề tài được nghiên cứu và thực hiện ở học sinh lớp 9 trong trường THCS Bảo Thạnh, năm học 2009–2010.

IV. Mục đích của đề tài:

Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học là mục tiêu phấn đấu của toàn Ngành giáo dục, của các bộ môn giảng dạy trong nhà trường. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự hỗ trợ của quý đồng nghiệp, bản thân đã nghiên cứu thực hiện đề tài nầy với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở.

 

doc 15 trang Trần Đại 27/04/2023 4113
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng soạn giảng môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA TRI
 TRƯỜNG THCS BẢO THẠNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài : 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN GIẢNG
 MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Lịch sử
Họ và tên người thực hiện: Phan Thanh Sơn
Chức vụ: Tổ trưởng
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Sử-Địa-GDCD-Nhạc-Mỹ thuật
Ba Tri, tháng 02/2010
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài: 
Năm học 2009–2010 là năm học “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Cùng với toàn ngành, trường THCS Bảo Thạnh ra sức đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung và cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
II. Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian qua, kết quả giảng dạy và học tập môn Lịch sử không ngừng được nâng cao và ngày càng chứng tỏ không thể thiếu được trong việc giáo dục và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn còn thấp so với yêu cầu của tình hình mới. Việc nghiên cứu đề tài nầy, tôi muốn san sẻ với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong việc soạn giảng bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở. 
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Nội dung đề tài trình bày một số kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến quá trình soạn bài và tiến hành hoạt động dạy học trên lớp. Đề tài được nghiên cứu và thực hiện ở học sinh lớp 9 trong trường THCS Bảo Thạnh, năm học 2009–2010.
IV. Mục đích của đề tài:
Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học là mục tiêu phấn đấu của toàn Ngành giáo dục, của các bộ môn giảng dạy trong nhà trường. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự hỗ trợ của quý đồng nghiệp, bản thân đã nghiên cứu thực hiện đề tài nầy với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Về phía giáo viên: có nhận thức sâu sắc hơn về công tác soạn giảng và đổi mới phương pháp.
- Về phía học sinh: giúp các em ngày càng yêu thích bộ môn và có phương pháp học tập tích cực, sáng tạo hơn. 
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã được Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, khoá 8 chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo người học ...”. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm từng bước phát huy tính tích cực của học sinh trên tất cả các khâu của quá trình dạy học. 
II. Thực trạng vấn đề:
Hiện nay, công việc soạn giảng của giáo viên còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như: Việc trình bày kiến thức của giáo viên trong soạn giảng còn dàn trải theo nội dung sách giáo khoa, chưa đảm bảo tính hệ thống và tính trọng tâm của bài học; việc kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học còn nhiều lúng túng, chưa nhịp nhàng, linh hoạt; sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học chưa thật hợp lý, khai thác chưa triệt để và hiệu quả các loại đồ dùng trực quan; trình bày bảng chưa thật khoa học, còn chưa linh hoạt trong quá trình lên lớp.
Về phía học sinh, nhìn chung đa số các em hiểu biết về lịch sử còn hạn chế, kiến thức còn chưa vững chắc, kỹ năng thực hành bộ môn chưa cao. Kết quả khảo sát đầu năm của học sinh khối lớp 9 ở Trường THCS Bảo Thạnh còn thấp. Cụ thể:
Chất lượng bộ môn
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Chất lượng đầu năm
30,1%
41,8%
23,1%
5,0%
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Công việc soạn giảng của người thầy được thực hiện cụ thể qua hai công đoạn là quá trình nhận thức và truyền thụ tri thức. 
1/ Quá trình nhận thức:
Quá trình nhận thức là công đoạn đầu tiên của hoạt động dạy học, đây là công đoạn chuẩn bị và thiết kế bài học. Để việc chuẩn bị và thiết kế bài học tốt, người giáo viên cần phải lưu ý các điểm sau:
1.1/ Làm chủ tri thức:
Người thầy làm chủ tri thức tức là phải có kiến thức, có hiểu biết sâu rộng và phải luôn cập nhật với những thông tin mới. Làm chủ tri thức còn thể hiện việc người thầy biết chủ động lựa chọn những kiến thức cần truyền thụ cho học sinh, biết khắc sâu những nội dung cơ bản và mạnh dạn lược bớt những nội dung học sinh có thể tự lực tìm hiểu.
1.2/ Tham khảo tài liệu:
Sách giáo khoa là tài liệu viết cho học sinh và cũng là cơ sở để giáo viên chuẩn bị bài giảng. Song đối với giáo viên, sách giáo khoa không phải là tài liệu duy nhất. Sự hiểu biết sâu sắc tri thức đòi hỏi người giáo viên phải bổ sung thêm nhiều loại tài liệu tham khảo.
1.3/ Chuẩn bị phương tiện trực quan:
Cùng với việc sử dụng bài viết trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, giáo viên còn phải quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng phương tiện trực quan. Do đặc điểm của môn học Lịch sử là không thể tái hiện lại sự kiện lịch sử, vì vậy lời nói của giáo viên không đem lại cho học sinh hình ảnh thật cụ thể, chính xác được. Hiện nay, sử dụng phương tiện trực quan không dừng lại ở việc minh họa cho bài giảng mà nó còn là nguồn kiến thức để học sinh khai thác, giúp các em nhớ kỷ, hiểu sâu kiến thức, phát triển khả năng quan sát, tư duy và xúc cảm thẩm mỹ. Hiện nay, kênh hình trong sách giáo khoa và phương tiện trực quan do nhà nước cấp đã khá phong phú nhưng thực tế vẫn còn ít, nhiều bài rất cần có hình ảnh thì lại không có. Vì vậy trong quá trình chuẩn bị, giáo viên cần phải sưu tầm, sáng tạo thêm đồ dùng dạy học nhằm tăng tính hình ảnh, tính cụ thể của kiến thức truyền thụ cho học sinh.
1.4/ Thiết kế bài học:
Thiết kế bài học là một khâu quan trọng của quá trình nhận thức. Trong quá trình thiết kế, giáo viên cần nghiên cứu kỷ mục tiêu, xác định rõ kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học. Khi đã có cái nhìn khái quát, cần đi sâu vào từng mục nhằm xác định những sự kiện cơ bản của mục đó và sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức cơ bản của toàn bài. Mỗi bài cần dành thời gian hợp lý cho từng mục, phải xác định phần nào đi lướt, phần nào trọng tâm. Mặt khác, cần đặt bài giảng trong mối liên hệ với những bài trước đó và sau đó. Điều nầy giúp giáo viên giảng dạy lịch sử đảm bảo tính hệ thống và lôgíc. Trong quá trình soạn bài, giáo viên không nên liệt kê lại sự kiện sách giáo khoa mà cần xác định rõ một số đơn vị kiến thức cơ bản rồi xác định phương pháp làm nổi bật kiến thức đó. Cần tránh việc lập lại nguyên si sách giáo khoa, điều đó sẽ làm cho học sinh không hứng thú học tập. Giáo viên cũng không nên thoát ly hoàn toàn sách giáo khoa vì sách giáo khoa là tài liệu cơ bản mà học sinh phải làm việc để nắm vững nội dung.
2/ Truyền đạt tri thức:
Nếu như quá trình nhận thức có vai trò hết sức quan trọng thì thành công của hoạt động dạy học lại phụ thuộc rất nhiều ở giai đoạn tổ chức của người thầy. Trong quá trình lên lớp, học sinh vừa nghe giảng, vừa ghi chép, vừa theo dõi sách giáo khoa. Tính tích cực học tập của học sinh phải được biểu hiện ở cả ba mặt đó. Tính tích cực của học sinh còn được biểu hiện qua nét mặt, ánh mắt, các thao tác của những giác quan. Bằng sự nhạy cảm qua quan sát lớp học, người thầy có thể điều chỉnh phương pháp, thao tác sư phạm cho phù hợp.
Mỗi môn học đều có hệ thống phương pháp đặc trưng để truyền thụ tri thức cho học sinh. Có người cho rằng trong một tiết học người giáo viên nêu ra thật nhiều câu hỏi cho học sinh trả lời là đã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Nếu như vậy thì đã phủ nhận các phương pháp đặc trưng của môn Lịch sử. Trong một tiết dạy không thể sử dụng một hay vài phương pháp nhất định hoặc chọn một phương pháp nào đó cho rằng là tối ưu. Để thực hiện thành công một tiết dạy, tùy theo nội dung cụ thể của từng bài mà người giáo viên xác định và thực hiện kết hợp một số phương pháp phù hợp. 
Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong quá trình soạn giảng:
2.1/ Sử dụng sách giáo khoa:
Sử dụng sách giáo khoa là một trong những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn Lịch sử. Trong quá trình soạn giảng vẫn còn một số trường hợp sử dụng sách giáo khoa chưa hợp lý. Có trường hợp giáo viên quá lạm dụng việc cho học sinh đọc sách giáo khoa, có trường hợp giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa nhưng chỉ mang tính hình thức mà không có chủ ý rõ ràng, không có yêu cầu cụ thể. 
Thông thường với những kiến thức tương đối ít phức tạp, không đòi hỏi phải giải thích hay phân tích nhiều thì giáo viên có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa. Chẳng hạn, đó là những kiến thức về tiểu sử một nhân vật; về tương quan lực lượng giữa hai phía trong một trận đánh, một cuộc khởi nghĩa; về kết quả một chiến dịch; về đặc điểm điều kiện tự nhiên, địa hình một khu vực; hoặc một đoạn trích trong tư liệu gốc .., đồng thời đi kèm với việc đọc sách giáo khoa là những yêu cầu cụ thể phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh. Ví dụ: Khi dạy về chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam trong bài “Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất” (SGK – Lịch sử 9), giáo viên có thể cho học sinh đọc đoạn in nhỏ trong sách giáo khoa về chính sách khai thác trên lĩnh vực nông nghiệp và khai mỏ, sau đó nêu yêu cầu: Em có nhận xét gì về chính sách khai thác của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp và khai mỏ? Vì sao Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào đồn điền cao su và khai thác than? Qua nội dung sách giáo khoa, các em sẽ nhận xét được sự tăng cường đầu tư vốn rất lớn vào nông nghiệp và khai mỏ, vì đây là hai mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. Hay khi dạy về cuộc tấn công của quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi) trong bài “Cả nước trực tiếp chống Mỹ, cứu nước (1965–1973)” (SGK – Lịch sử 9), giáo viên có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa về lực lượng quân địch và cuộc chiến đấu của ta, sau đó nêu yêu cầu: Em có nhận xét gì về lực lượng quân địch và tinh thần chiến đấu của quân ta? Thắng lợi Vạn Tường có ý nghĩa như thế nào? Qua nội dung sách giáo khoa, các em thấy được địch huy động một lực lượng quân đội rất lớn, được trang bị hiện đại và đánh theo kiểu hiện đại vào thôn nhỏ Vạn Tường để thí điểm cuộc hành quân “tìm diệt” trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Lần đầu tiên quân dân ta trực tiếp đối đầu với quân đội Mỹ là một khó khăn, thử thách vô cùng to lớn. Thắng lợi Vạn Tường đã chứng tỏ ta hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
Ưu điểm của phương pháp nầy là có thể sử dụng được đối với mọi đối tượng học sinh, kể cả học sinh yếu, học sinh rụt rè ít phát biểu trong lớp. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể sử dụng sách giáo khoa bằng cách cho học sinh tự nghiên cứu một đoạn nào đó rồi đặt vấn đề để các em trao đổi. Ví dụ: Khi dạy về cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mỹ trong bài “Cả nước trực tiếp chống Mỹ, cứu nước (1965–1973)” (SGK – Lịch sử 9), sách giáo khoa đã trình bày khá rõ ràng, giáo viên có thể cho các em tự nghiên cứu và yêu cầu: Em có nhận xét gì qua các mục tiêu ném bom của Mỹ?
2.2/ Sử dụng đồ dùng trực quan:
Đồ dùng trực quan là những hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử ... do nhà nước cấp, kênh hình trong sách giáo khoa và kể cả những đồ dùng trực quan quy ước. Trong dạy học lịch sử, nếu đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được nhiều giác quan của học sinh tham gia, kết hợp tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho các em dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng hay sử dụng đồ dùng trực quan không đúng lúc sẽ làm phân tán sự chú ý của học sinh.
2.2.1/ Bản đồ:
Hầu như mỗi bài học lịch sử đều có bản đồ riêng phù hợp với nội dung kiến thức của bài đó. Có bài sử dụng bản đồ để xác định ranh giới lãnh thổ, các đơn vị hành chính; có bài sử dụng bản đồ để xác định sự ra đời của các quốc gia, các địa điểm, các địa danh lịch sử; có bài sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa... Trước khi sử dụng giáo viên cần nắm chắc nội dung, lựa chọn cách sử dụng phù hợp với từng loại bài và với đối tượng học sinh của từng khối lớp nhằm mục đích phát huy được tác dụng của bản đồ, tạo nên hình ảnh cụ thể, sinh động thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động nhận thức, đồng thời thông qua đó rèn luyện cho các em kỹ năng sử dụng, kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh ... Bản đồ thường được sử dụng kết hợp với miêu tả, tường thuật. Trong quá trình tường thuật, giáo viên cần kết hợp đặt câu hỏi để học sinh quan sát và trả lời. Ví dụ: Khi sử dụng bản đồ Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 (SGK – Lịch sử 9), giáo viên có thể tường thuật diễn biến chiến dịch Biên giới. Trong quá trình tường thuật, giáo viên kết hợp đặt câu hỏi: Vì sao ta chọn Đông Khê để tấn công? Mất Đông Khê tình hình địch trên Đường số 4 như thế nào? Qua theo dõi bài học, quan sát bản đồ học sinh rút ra được Đông Khê có một vị trí chiến lược quan trọng trên Đường số 4. Chiến thắng Đông Khê đã cắt đôi phòng tuyến của địch, uy hiếp Thất Khê, cô lập Cao Bằng. Hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 bị lung lay.
Cũng có thể tùy theo nội dung kiến thức của bài và năng lực học tập của học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho các em tự trình bày hiểu biết của mình trên bản đồ qua sự chuẩn bị trước. Ví dụ: Khi sử dụng bản đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 (SGK – Lịch sử 9), trên cơ sở giao bài tập chuẩn bị trước ở nhà, giáo viên có thể sử dụng bản đồ và tổ chức cho học sinh tự trình bày các mũi tiến quân của Pháp. Qua đó, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về kế hoạch tiến quân của địch? Qua việc trình bày ba mũi tiến quân của Pháp, các em thấy được kế hoạch tiến quân nhằm tạo thế gọng kìm bao vây Căn cứ Việt Bắc. Hay khi sử dụng lược đồ phong trào “Đồng khởi” năm 1960 (SGK – Lịch sử 9), giáo viên có thể yêu cầu học sinh xác định các địa phương diễn ra các trận đánh và phong trào nổi dậy của quần chúng, từ đó có thể nêu yêu cầu: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1959–1960?
Với cách sử dụng nêu trên, chúng ta đã kết hợp được nhiều phương pháp khi sử dụng bản đồ, vừa tạo được biểu tượng lịch sử cho học sinh, vừa có tác dụng củng cố kiến thức mà các em vừa tiếp nhận đồng thời rèn kỹ năng và phát triển tư duy cho học sinh. 
Những năm gần đây giáo viên thường sử dụng lược đồ trống thay cho bản đồ trong dạy học lịch sử.Với cách sử dụng nầy giáo viên cần phải kết hợp nhiều thao tác: điền ký hiệu, tường thuật, miêu tả, tổ chức học sinh hoạt động ... Ưu điểm của cách sử dụng nầy là ngoài việc rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh, giáo viên còn phát triển ở các em về tư duy thẩm mỹ, tính chính xác và sự hứng thú trong học tập.
2.2.2/ Tranh ảnh:
Tranh ảnh là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử. Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong những tình huống có vấn đề. Khi sử dụng tranh ảnh giáo viên thường kết hợp với miêu tả, kể chuyện, giải thích và phát vấn. Có tranh ảnh qua quan sát tự các em nói lên được suy nghĩ về nhận thức của mình nhưng cũng có tranh ảnh giáo viên cần phải miêu tả để hướng dẫn học sinh quan sát. Ví dụ: Khi sử dụng tranh “Cuộc biểu tình đòi ly khai và độc lập ở Lít-va” trong Bài 2 (SGK – Lịch sử 9), giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh và nêu vấn đề: Qua hình ảnh trong tranh nói lên tình trạng gì diễn ra ở Liên Xô? Từ quan sát các em có thể rút ra được tình trạng mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo diễn ra gay gắt ở Liên bang Xô viết. Hay khi sử dụng tranh “Cử tri Sài Gòn bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa I” trong Bài 24 (SGK – Lịch sử 9), giáo viên có thể yêu cầu học sinh: Em hãy mô tả nội dung tranh, từ đó so sánh sự khác nhau trong việc tổ chức xây dựng chế độ mới sau khi Cách mạng tháng Tám thành công so với thời kì phong kiến và thực dân? 
2.2.3/ Đồ dùng trực quan quy ước:
Đồ dùng trực quan quy ước như sơ đồ, biểu đồ, bảng so sánh, bảng niên biểu... là sự cụ thể hóa kiến thức sách giáo khoa có tác dụng giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội, khắc sâu kiến thức cũng như rèn kỹ năng quan sát và phát triển khả năng tư duy trừu tượng ở các em. Bên cạnh đó, sử dụng đồ dùng trực quan quy ước còn làm cho giờ học thêm sinh động, tạo được sự hứng thú cho học sinh trong học tập. Ví dụ: Khi dạy về hoàn cảnh của Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong Bài 1 (SGK - Lịch sử 9), giáo viên có thể sử dụng bảng thống kê sự thiệt hại của các nước sau chiến tranh:
Tên nước
Tổng số người chết
Tỉ lệ % so với dân số 1939
Liên Xô
27 000 000
16,2
Đức
5 600 000
7
Nhật
2 200 000
3
Pháp
630 000
1,5
I-ta-li-a
480 000
1.2
Anh
382 000
1
Mỹ
300 000
0.3
Sau đó đặt yêu cầu cho học sinh: Qua bảng thống kê, theo em Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong hoàn cảnh nào? Qua quan sát các số liệu trên bảng thống kê giữa các nước thắng trận và bại trận các em rút ra được Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. 
2.3/ Sử dụng kiến thức liên môn:
Tri thức lịch sử có liên quan đến hệ thống tri thức của các môn khoa học xã hội. Việc làm chủ tri thức lịch sử còn hàm chứa sự hiểu biết, sự tích lũy tri thức của các bộ môn khoa học liên quan. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh về phong trào Bình dân học vụ chống “giặc dốt” của nước ta sau Cách mạng tháng Tám (SGK – Lịch sử 9), để tạo cho học sinh có được biểu tượng sinh động về lớp bình dân học vụ, về tinh thần của nhân dân ta hưởng ứng chủ trương của Đảng và Chính phủ, giáo viên có thể trích đọc một đoạn trong bài thơ “Trường tôi” của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác năm 1946:
“Trường tôi kiểu cách gì đâu?
Không ham ngói đỏ, không cầu tường vôi
Nhà tranh vách đất đủ rồi
Đình quang điếm chật được ngồi là hay! ...”
Hay để tạo biểu tượng về tội ác của Mỹ – Diệm, giáo viên có thể trích đọc một đoạn trong bài thơ “Lá thư Bến Tre” của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác tháng 7/ 1962:
“ ... Có những ông già nó khảo tra
Không khai nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ nó đập, vọt thai ra ...”
Điều cần lưu ý khi sử dụng kiến thức liên môn là không được quá lạm dụng, bởi vì nếu lạm dụng sẽ làm loãng nội dung, thậm chí phản tác dụng. Cần phải chọn lọc thật phù hợp, trích lược phải thật cô đọng, ngắn gọn, có tác dụng thiết thực để bổ sung cho bài học.
2.4/ Sử dụng ngôn ngữ:
Chúng ta đều biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là công cụ thông tin. Trong dạy học, lời nói đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì không có một phương pháp dạy học nào, một phương tiện dạy học nào được sử dụng mà không kèm theo sự diễn đạt bằng lời nói, nhất là đối với phương pháp tường thuật, miêu tả, thông báo, kể chuyện ... Vì vậy yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu ... Điều đó không chỉ giúp giáo viên truyền thụ kiến thức được dễ dàng mà còn giúp học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức đồng thời tác động đến tâm tư, tình cảm của các em. Hiện tượng nói lắp, nói quá nhanh, nói có nhiều thổ ngữ, nói ngắt quảng rời rạc, nói thừa nhiều liên từ không cần thiết, nói không ngữ điệu... sẽ hạn chế rất nhiều đến hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Như vậy trong dạy học, ngôn ngữ diễn đạt của giáo viên được sử dụng như một phương pháp dạy học. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải luôn rèn luyện để có vốn từ phong phú và đa dạng. 
2.5/ Trình bày bảng:
Trong dạy học, bảng đen được xem là một phương tiện dạy học. Việc trình bày bảng vừa là phương pháp, vừa là nghệ thuật của người thầy giáo. Để giúp học sinh theo dõi bài giảng một cách có hiệu quả giáo viên cần phải kết hợp tốt giữa bài giảng và ghi bảng. Việc trình bày bảng của giáo viên phải đạt được yêu cầu vừa là một loại trực quan, vừa để học sinh theo dõi cấu trúc bài giảng giúp các em củng cố và hệ thống hóa kiến thức. Do vậy, việc ghi bảng kết hợp với lời giảng phải thật ăn khớp, nhịp nhàng, không lãng phí thời gian, lời giảng không bị ngắt quảng.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài ở trường, kết quả giảng dạy bộ môn bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Cụ thể:
Năm học 2008 - 2009
Gi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_soan_giang_mon_lic.doc