SKKN Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho học sinh lớp 8

SKKN Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho học sinh lớp 8

Tôi rất tâm đắc với câu danh ngôn: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân”.

 Thật vậy, môn Lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học, môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

 Với tầm quan trọng như vậy, việc dạy và học bộ môn Lịch sử hiện nay đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, ngành giáo dục và trực tiếp là sự trăn trở của những giáo viên đứng lớp giảng dạy.

 Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới SGK đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

 Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó, phương pháp lập niên biểu lịch sử phục vụ cho giảng dạy đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

 

doc 20 trang thuychi01 19105
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
 I. Lí do chọn đề tài
 	 Tôi rất tâm đắc với câu danh ngôn: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân”.
 Thật vậy, môn Lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học, môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
 	Với tầm quan trọng như vậy, việc dạy và học bộ môn Lịch sử hiện nay đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, ngành giáo dục và trực tiếp là sự trăn trở của những giáo viên đứng lớp giảng dạy. 
 Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới SGK đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. 
	Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó, phương pháp lập niên biểu lịch sử phục vụ cho giảng dạy đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.	
 Lập bảng hệ thống hóa lịch sử là một phương pháp sư phạm, có tác dụng ghi nhớ, lựa chọn những kiến thức cơ bản theo chủ đề nhất định. Qua đó, giúp học sinh khôi phục bức tranh chung về một sự kiện, một thời kì lịch sử, một quá trình hoạt động của một nhân vật hay diễn biến của một phong trào. Từ đó, học sinh có sự nhìn nhận khái quát hơn trong toàn bộ quá trình của lịch sử.
	Trên thực tế, nhiều học sinh còn rất ngại học bộ môn Lịch sử, vì các em cho rằng bộ môn này rất khô khan, quá nhiều ngày tháng, sự kiện cần phải nhớ. Bên cạnh đó, các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định một vài kiến thức cơ bản của một giai đoạn lịch sử. 
	Những năm gần đây, trong các đề thi, kể cả đề thi học sinh giỏi thường ra các dạng câu hỏi lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử, sự kiện lịch sử,... Tuy nhiên, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu khác chưa hướng dẫn cụ thể học sinh kĩ năng lập niên biểu, hệ thống hóa kiến thức. Vì thế, nhiều học sinh còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn. 
	Lập niên biểu lịch sử không những khái quát nội dung mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Ngoài ra việc lập niên biểu tốt sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh...
	 Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của việc lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch sử 8 thì kĩ năng lập niên biểu của giáo viên đóng vai trò quyết định. Từ đó, giáo viên có định hướng đúng đắn để rèn cách lập niên biểu cho học sinh. Nắm được những kĩ năng cơ bản để lập niên biểu là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên lịch sử nói riêng hiện nay. 
 	 Xuất phát từ những nhận thức trên, nhiều năm qua bản thân tôi đã dồn tâm huyết cho việc xây dựng các phương pháp giảng dạy lịch sử, rèn luyện kĩ năng lập niên biểu nhằm mục tiêu giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ, phát huy khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học lịch sử. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, Trong khuôn khổ đề tài này tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu, nghiên cứu, hướng dẫn và “Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho học sinh lớp 8”. 
II. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới. Từ đó, rèn kĩ năng lập niên biểu giúp học sinh nắm vững kiến thức, hệ thống hóa kiến thức, nhớ và khắc sâu được sự kiện lịch sử trong bài, chương, phần, giai đoạn lịch sử nhất định. Qua đó, học sinh thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của thế giới và dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và danh nhân Việt Nam nói riêng.
III. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thu thập, mở rộng thông tin, thiết kế hoạt động trong tiết dạy lịch sử lớp 8 nhằm giáo dục, rèn kĩ năng lập bảng niên biểu cho học sinh.
- Lớp nghiên cứu: Lớp 8A, 8B, 8C
- Năm học thực hiện: 2014 - 2015 và 2015 - 2016. 
IV. Phương pháp nghiên cứu
	Với đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu,
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận.
- Phương pháp điều tra.
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. Cơ sở lý luận
 Trong dạy học Lịch sử, phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức có vai trò hết sức quan trọng: Tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển các thao tác tư duy và khả năng sáng tạo cho học sinh.
Bảng hệ thống kiến thức lịch sử còn được gọi là bảng niên biểu. Thực chất, đó là bảng hệ thống kiến thức theo thứ tự thời gian hoặc nêu các mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kỳ,...
Có thể nói, niên biểu là một trong những dạng đồ dùng trực quan khá quan trọng trong dạy học lịch sử. Theo cách gọi thông thường đó là bảng thống kê, đây là dạng đồ dùng trực quan qui ước có khả năng hệ thống hoá các sự kiện lịch sử theo thời gian, các giai đoạn của sự kiện hoặc liên hệ so sánh giữa các sự kiện.
Niên biểu có 3 dạng cơ bản: Niên biểu thống kê, niên biểu so sánh và niên biểu tổng hợp.
Niên biểu thống kê: Là dạng niên biểu nhằm hệ thống các sự kiện theo trình tự thời gian, hoặc hệ thống các sự kiện theo giai đoạn lịch sử.
Niên biểu so sánh: Là dạng niên biểu nhằm làm rõ những đặc điểm giống và khác nhau của những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Với dạng niên biểu này nếu được thiết kế hợp lý sẽ có khả năng rèn luyện tư duy so sánh, học sinh có khả năng nắm vững bản chất sự kiện lịch sử, từ đó có khả năng rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn. 
Niên biểu tổng hợp: Bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài. Loại niên biểu này giúp học sinh không chỉ ghi nhớ những sự kiện chính mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.
Đối với chương trình lịch sử lớp 8, việc rèn luyện tư duy cho học sinh là hết sức cần thiết. Việc sử dụng niên biểu để thiết kế bài tập nhận thức là một trong những biện pháp đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học, biểu hiện ở các phương diện như sau:
- Thứ nhất: Củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc trong chương trình lịch sử lớp 8.
- Thứ hai: Rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.
- Thứ ba: Rèn luyện thao tác tư duy so sánh, tổng hợp, khái quát hoá cho học sinh.
- Thứ tư: Giáo dục được những tình cảm tốt đẹp, phát huy được truyền thống dân tộc, rèn luyện ý thức trách nhiệm, tính tự lập cho mỗi học sinh.
Hệ thống kiến thức bằng bảng niên biểu giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, tạo điều kiện cho tư duy lô-gic, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội dung lịch sử. Trên cơ sở đó, vận dụng làm các bài tập đòi hỏi kỹ năng thực hành hoặc yêu cầu tổng hợp kiến thức.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích sử nhà Việt Nam”
Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục của bất kỳ quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc học và thi lịch sử luôn trong tình trạng báo động, là vấn đề mà toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Phải chăng, lời căn dặn của Bác đang ngày một phai mờ đi?
Có một thực tế đáng đáng buồn hiện nay là việc học sinh không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc. Nhiều em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán. Các em chưa ý thức được việc thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển.
Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học lịch sử? Cũng có nhiều nguyên nhân. Song, không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và học lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh. Nhiều học sinh không hiểu lịch sử nên không biết sâu chuỗi, hệ thống hóa kiến thức bằng các dạng niên biểu, đa số các em chưa nắm bắt được kĩ năng lập bảng niên biểu nên còn lúng túng trong khâu thực hành lập bảng biểu.
 Rèn kĩ năng lập niên biểu môn lịch sử cho học sinh là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử lớp 8 nói riêng. Tuy nhiên, nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, đặc điểm bộ môn lịch sử nhất là các ở tiết ôn tập, tổng kết chương, phần, giai đoạn lịch sử,... đòi hỏi phải có tính chắt lọc, hệ thống, khả năng khái quát, tổng hợp cao. 
 	Qua thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy khả năng lập niên biểu của học sinh còn nhiều yếu kém, học sinh còn lúng túng, thụ động trong cách lập. Nhiều em hiểu nhưng trình bày chưa khoa học, đa số là chưa biết cách lập dẫn đến việc nắm bắt, hiểu kiến thức lịch sử còn chưa vững, chưa sâu. Các em còn mơ hồ khi tiến hành các thao tác về lập niên biểu lịch sử, chưa biết sâu chuỗi các sự kiện lịch sử một cách lô-gic và có hệ thống.
	Học sinh chưa có kĩ năng phân loại, khái quát và tổng hợp về một sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử, thời kỳ lịch sử,... mà các em đã được học.
 Thực tế, trong giảng dạy lịch sử, nhiều giáo viên chưa định hướng đúng mức về lập niên biểu cũng như chưa hiểu được vai trò, ý nghĩa của lập niên biểu nên chất lượng giờ dạy lịch sử nói chung và phương pháp rèn kĩ năng lập niên biểu cho học sinh nói riêng còn nhiều hạn chế.
 Sử dụng dạng niên biểu cả ba dạng: Niên biểu thống kê, niên biểu so sánh và niên biểu tổng hợp để thiết kế bài tập nhận thức không phải quá mới mẻ, song vận dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Nhiều giáo viên sử dụng niên biểu như một phương tiện hỗ trợ cho phương pháp thuyết trình truyền thống chứ chưa phát huy được vai trò của người học. 
 Đơn vị trường, nơi tôi đang trực tiếp công tác thuộc xã miền núi của huyện. Những năm học gần đây nhà trường đã được sự quan tâm, tri ân từ các cấp, các tổ chức cá nhân, đoàn thể cùng với sự tâm huyết, nổ lực của ban giám hiệu, của tập thể giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, học sinh của trường chủ yếu là người dân tộc Mường, Thái,... xa trung tâm, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, con đường đến trường của các em còn rất gian nan nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
 Trong các giờ học, nhất là giờ ôn tập, làm bài tập lịch sử, tình trạng chung là học sinh còn thụ động, chưa mạnh dạn phát biểu, chưa chủ động trong tiết học. Thực tế vẫn còn nhiều học sinh lúng túng, chưa trả lời được trọn vẹn hoặc không thể trả lời được các câu hỏi, các dạng bài tập đơn giản. Đa số học sinh còn gặp khó khăn, lúng túng trong kĩ năng lập bảng niên biểu lịch sử. Điều đó bộc lộ rõ khả năng ghi nhớ sự kiện và hệ thống hóa kiến thức lịch sử của học sinh còn nhiều hạn chế.
 Từ thực tế trên, tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò bằng câu hỏi đối với các em học sinh lớp 8 như sau:
 Lập bảng tóm tắt những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp (1789- 1794)? 
 Đáp án: 
Stt
Thời gian
Sự kiện chính
1
Ngày 5- 5-1789
Hội nghị 3 đẳng cấp được triệu tập.
2
Ngày 17- 6-1789
Đại biểu đẳng cấp thứ 3 họp hội đồng dân tộc. Quốc hội lập hiến tiến hành đấu tranh vũ trang.
3
Ngày 14- 7-1789
Quần chúng vũ trang phá ngục Baxti, mở đầu cho thắng lợi của cách mạng.
4
Cuối tháng 
8-1789
Thành lập chế độ quân chủ lập hiến do giai cấp tư sản nắm chính quyền.
5
Ngày 10-8-1792
Lật đổ chế độ lập hiến và phong kiến.
6
Ngày 21-9-1792
Thành lập nền cộng hòa do giai cấp tư sản công thương (phái Gi-rông-đanh) nắm chính quyền.
7
Ngày 2-6-1793
Khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
8
Ngày 27-7-1789
Tư sản phản cách mạng đảo chính, chấm dứt nền chuyên chính Gia-cô-banh.
- Kết quả kiểm tra: 
Lớp
Sĩ số
Mức độ hiểu biết về lập niên biểu
Khoa học
Chưa khoa học
Chưa biết cách lập
SL
%
SL
%
SL
%
8A
33
8
24,2
10
30,3
15
45,4
8B
32
6
18,7
8
25
18
56,2
8C
33
10
30,3
9
27,2
14
42,4
Tổng
98
24
24,4
27
27,5
47
47,9
Nhìn vào bảng kết quả trên, tôi thấy hiện nay đa số các em chưa nắm vững cách lập bảng niên biểu, các em còn lúng túng, mơ hồ khi gặp dạng bài tập về niên biểu, nhiều em hoàn toàn không hiểu cách thức lập như thế nào cho đúng và khoa học. Từ thực tế trên, với mong muốn nâng cao hiểu biết lịch sử, tạo hứng thú trong giờ học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, trong năm học 2014 - 2015 đặc biệt là năm học 2015 - 2016, tôi mạnh dạn ghi lại sáng kiến nhỏ mà tôi đã sử dụng “Rèn kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử cho học sinh lớp 8” với mong muốn nâng cao tính tích cực, chủ động và rèn luyện tư duy cho học sinh. 
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Để đạt hiệu quả cao khi lập niên biểu và rèn được kĩ năng lập niên biểu cho học sinh, phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập, khắc phục những yếu kém, hạn chế. Trước tiên, giáo viên phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế, sử dụng niên biểu lịch sử. Từ đó giáo viên vận dụng vào các giải pháp cụ thể trong các tiết dạy nhằm rèn kĩ năng lập bảng niên biểu cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
1. Nguyên tắc chung khi thiết kế, sử dụng niên biểu lịch sử
1.1. Giáo viên phải thiết kế được dạng niên biểu phù hợp với nội dung bài học:
Để giải quyết vấn đề này yêu cầu giáo viên phải công phu nghiên cứu nội dung bài học, xác định trọng tâm của bài học để từ đó xem xét nội dung nào có thể thiết kế được thành các dạng niên biểu để sử dụng hợp lý.
- Đảm bảo yêu cầu cơ bản của bài học, tức giúp học sinh nắm vững, củng cố được kiến thức trọng tâm của bài học, không quá tải, lan man.
- Đảm bảo tính vừa sức phù hợp với đối tượng là học sinh lớp 8, với đặc điểm, đặc thù về tâm sinh lý và nhận thức. Mặt khác, giáo viên cũng cần phân loại đối tượng học sinh trong khối, từng nhóm học sinh trong lớp để có sự áp dụng phù hợp.
- Đảm bảo phát huy vai trò trung tâm của người học, đảm bảo học sinh chủ động tích cực trong quá trình giải quyết bài tập.
- Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với địa bàn giảng dạy.
- Kết hợp với những biện pháp khác để phát huy tính hiệu quả.
1.2. Sử dụng niên biểu để thiết kế thành các dạng bài tập hợp lý để rèn luyện tư duy cho học sinh:
Giáo viên sử dụng niên biểu (thống kê, so sánh và tổng hợp) để thiết kế thành bài tập ở các dạng cơ bản như sau:
- Đưa sẵn mẫu niên biểu để học sinh hoàn chỉnh nội dung trên cơ sở đó củng cố kiến thức trong bài học.
- Đưa ra yêu cầu về vấn đề nhận thức, đòi hỏi học sinh tự xác định mẫu niên biểu đồng thời hoàn chỉnh niên biểu.
- Đưa ra dạng niên biểu có nội dung sai, nội dung khuyết thiếu hoặc bị xáo trộn để yêu cầu học sinh chỉnh sửa, bổ sung.
Tuỳ vào nội dung bài học và đối tượng học sinh mà giáo viên vận dụng cho phù hợp.
2. Một số giải pháp
2.1. Định hướng cách lập niên biểu cho học sinh:
- Định hướng cách lập niên biểu cho học sinh nhằm giúp học sinh nắm bắt được cách thức lập niên biểu ở các dạng khác nhau một cách chính xác, khoa học. Từ đó, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể học sinh trong quá trình nhận thức và lĩnh hội kiến thức. 
- Niên biểu giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, so sánh các sự kiện để rút ra các dấu hiệu bản chất, sự khác biệt giữa các sự kiện.
- Niên biểu thường được sử dụng đối với 1 bài học, hệ thống kiến thức của một chương hay cả một giai đoạn lịch sử.
- Có 3 loại niên biểu chính:
+ Niên biểu thống kê: Thường được sử dụng để hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một giai đoạn lịch sử (có thể áp dụng để dạy bài mới và làm bài tập).
+ Niên biểu so sánh: Thường được sử dụng để hệ thống kiến thức so sánh các sự kiện để rút ra các dấu hiệu bản chất, sự khác biệt giữa các sự kiện.
+ Niên biểu tổng hợp: Thường được sử dụng trong các bài ôn tập, tổng kết để hệ thống kiến thức cơ bản, khái quát, tổng hợp kiến thức sau mỗi chương hoặc mỗi giai đoạn lịch sử.
2.2. Các bước tiến hành lập niên biểu:
 Niên biểu dùng để hệ thống hóa các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì lịch sử,...
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Đặt tên niên biểu lịch sử.
+ Bước 2: Lựa chọn số lượng các cột dọc, ngang (theo yêu cầu, nội dung cụ thể của từng dạng).
+ Bước 3: Đặt tiêu đề cho các cột dọc, ngang.
+ Bước 4: Lựa chọn các nội dung phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để hoàn thiện niên biểu.
2.3. Hướng dẫn hoàn thành các dạng niên biểu:
 Sau khi nắm vững nguyên tắc thiết kế, sử dụng niên biểu và định hướng cho học sinh cách lập niên biểu, các dạng niên biểu. Tôi đã hướng dẫn học sinh cách hoàn thành niên niên biểu lịch sử ở 3 dạng chính.
* Bài tập 1: Hoàn thành niên biểu thống kê.
- Giáo viên cho học sinh hoạt động độc lập hoàn thành niên biểu .
- Giáo viên lựa chọn nội dung trong chương trình đã học để ra bài tập cho HS.
- Có thể cho trước cột thời gian, giáo viên nên hướng dẫn học sinh hoàn thành từ 1 đến 2 sự kiện rồi yêu cầu học sinh tự hoàn thiện.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần bài tập của mình, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung,... Giáo viên chốt lại.
* Bài tập 2: Hoàn thành niên biểu so sánh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, hoàn thành nội dung bài tập.
- Gọi 1 học sinh trình bày bài tập, cả lớp nhận xét, bổ sung... Giáo viên kết luận.
* Bài tập 3: Hoàn thành niên biểu tổng hợp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4 đến 6 học sinh, hoàn thành nội dung bài tập.
- Gọi 1 học sinh trình bày bài tập, cả lớp nhận xét, bổ sung... Giáo viên kết luận.
3. Xác định thời điểm và vận dụng niên biểu
3.1. Xác định thời điểm sử dụng:
Niên biểu thống kê, so sánh và tổng hợp có thể thiết kế thành bài tập để sử dụng trong tất cả các dạng bài học lịch sử. Trong đề tài này, tôi đã sử dụng các dạng niên biểu lịch sử và rèn kĩ năng lập bảng niên biểu cho học sinh vào các thời điểm sau:
- Truyền thụ tri thức mới.
- Trong củng cố nhận thức.
- Trong các tiết ôn tập, làm bài tập, tổng kết.
- Trong các khâu kiểm tra, đánh giá.
Như vậy, phạm vi sử dụng các dạng niên biểu trong quá trình dạy học lịch sử lớp 8 là khá rộng, qua các thời điểm áp dụng, giáo viên kết hợp hướng dẫn, rèn kĩ năng lập bảng niên biểu cho học sinh và hoàn toàn linh hoạt trong quá trình sử dụng nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh.
3.2. Vận dụng cụ thể
3.2.1. Sử dụng trong truyền thụ tri thức mới: 
Sử dụng bảng niên niên biểu trong truyền thụ kiến thức mới ở tiết lịch sử giúp học sinh phát hiện, cô đọng, hệ thống hóa kiến thức. Học sinh tiếp cận kiến thức mới một cách hứng thú, tích cực, giờ học trở nên sôi nổi. Qua đó phát huy tư duy sáng tạo, khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề của học sinh.
Ở dạng này, học sinh cần hiểu rõ về các vấn đề được đặt ra để lựa chọn những kiến thức sao cho phù hợp. Khi lập bảng thống kê cần phải chia thành các cột, mỗi cột là một nội dung, các cột hợp thành một hệ thống, giải quyết chủ đề được đặt ra (Các giai đoạn, sự k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_lap_nien_bieu_mon_lich_su_cho_hoc_sinh_lop.doc