Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống yêu nước trong giảng dạy lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống yêu nước trong giảng dạy lịch sử

Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị Trung ương Đảng phát động cho toàn Đảng toàn dân ta đã bước sang năm thứ ba.

 Như chúng ta đã biết tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rất nhiều lĩnh vực như: tư tuởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong trào giải phóng dân tộc, về giáo dục đào tạo . . .

Chúng tôi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ thông qua các bài lịch sử giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh Trung học cơ sơ trong bối cảnh hiện nay.

 * Thế giới: có nhiều đổi thay, song cuộc đấu tranh cho độc lập tự do và CNXH vẫn diễn ra gay gắt, các thế lực đế quốc và bọn phản động đang ra sức kích động lôi cuốn các dân tộc vào cơn lốc mới. Do đó, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn từng tấc núi, tấc sông vẫn luôn phải đặt ra không một phút lơ là

 Nhất là hiện nay thế giới và khu vực đang tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định, đặc biệt khi chúng ta vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều thời cơ lắm thách thức, mở cửa kinh tế chúng ta đón gió bốn phương trong đó có cả gió lành và gió độc.

 * Việt Nam: Với nước ta bên cạnh “Đế quốc văn hoá’’và các thế lực thù địch vẫn chưa muốn khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, chúng vẫn đang kích động hận thù, theo đuổi những mưu toan mới, núp dưới những chiêu bài: “dân chủ hoá về chính trị”, và “tự do hoá về kinh tế”, để chống phá cách mạng XHCN, phủ nhận những quá khứ tốt đẹp, xa rời truyền thông dân tộc, gieo rắc những hoài nghi và văn hoá đồi truỵ

 

doc 13 trang haihuy29 14/08/2023 3807
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục truyền thống yêu nước trong giảng dạy lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC
 TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
 *****
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị Trung ương Đảng phát động cho toàn Đảng toàn dân ta đã bước sang năm thứ ba.
 Như chúng ta đã biết tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rất nhiều lĩnh vực như: tư tuởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong trào giải phóng dân tộc, về giáo dục đào tạo . . .
Chúng tôi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ thông qua các bài lịch sử giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh Trung học cơ sơ trong bối cảnh hiện nay.
 * Thế giới: có nhiều đổi thay, song cuộc đấu tranh cho độc lập tự do và CNXH vẫn diễn ra gay gắt, các thế lực đế quốc và bọn phản động đang ra sức kích động lôi cuốn các dân tộc vào cơn lốc mới. Do đó, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn từng tấc núi, tấc sông vẫn luôn phải đặt ra không một phút lơ là
	Nhất là hiện nay thế giới và khu vực đang tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định, đặc biệt khi chúng ta vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều thời cơ lắm thách thức, mở cửa kinh tế chúng ta đón gió bốn phương trong đó có cả gió lành và gió độc.
 * Việt Nam: Với nước ta bên cạnh “Đế quốc văn hoá’’và các thế lực thù địch vẫn chưa muốn khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, chúng vẫn đang kích động hận thù, theo đuổi những mưu toan mới, núp dưới những chiêu bài: “dân chủ hoá về chính trị”, và “tự do hoá về kinh tế”, để chống phá cách mạng XHCN, phủ nhận những quá khứ tốt đẹp, xa rời truyền thông dân tộc, gieo rắc những hoài nghi và văn hoá đồi truỵ
	Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã phá tan và ngăn chặn nhiều tổ chức phản động đã lôi kéo những đối tượng lưu vong ở nước ngoài vào chống phá Đảng và cách mạng nước ta, như Hoàng Cơ Minh là thiếu tướng của chế độ cũ đã lập ra Đảng Việt Tân lập căn cứ ở Thái Lan, đã dựa vào núi rừng Campuchia và Lào, tổ chức hàng trăm tên đã xâm nhập vào Việt Nam chống phá cách mạng đã bị tiêu diệt.
Năm 2002 kẻ cầm đầu Việt Tân ở nước ngoài tài trợ 50.000USD lập ra đội cảm tử để ám sát lãnh tụ, đã bị lực lượng Việt Nam vô hiệu hoá. Gần đây nhiều tổ chức khủng bố lưu vong ở hải ngoại như “Bạch Đằng Giang”, “Việt Nam tự do” đang hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam, đã bị lực lượng công an bắt và trục xuất khỏi Việt Nam. . . 
 * Đà Nẵng : Vừa qua tại thành phố Đà Nẵng: đã phát tán tài liệu nội dung không tốt của một số kẻ xấu, các em đã báo cáo và nộp cho giáo viên chủ nhiệm, để có biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh được ảnh hướng lớn, đây là việc làm các em đã thể hiện tinh thần yêu nước, cảnh giác cao của thầy và trò trường Trần Hưng Đạo. Chúng đang tìm mọi cách làm xói mòn tinh thần đoàn kết dân tộc, làm lung lay ý chí của một bộ phận thanh thiếu niên để xa rời truyền thống yêu nước.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận.: 
Trong bối cảnh lịch sử ngày nay, việc giáo dục truyền thống yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ có ý nghĩa quan trọng. 
Truyền thống là sự kết tinh những tinh hoa từ nhiều đời những giá trị truyền thống sẽ hợp thành nguồn nội lực, tiềm năng của dân tộc, nếu biết khơi dạy giá trị truyền thống của dân tộc để lại có thể tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn làm động lực cho sự phát triển. Vì vậy một trong những truyền thống, Hồ Chí Minh đặt biệt đề cao đó là truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Chính lòng yêu nước đã giúp người đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin. Qua các tài liệu của người có thể khẳng định tình cảm yêu nước là giá trị lớn nhất của dân tộc và nhân dân Việt Nam.
	Vì vậy kiến thức lịch sử dân tộc là cơ sở chủ yếu để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, đó là nguyên tắc phương pháp luận đầu tiên cần tuân thủ khi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống dân tộc. Tuy nhiên kiến thức lịch sử thế giới cũng cần thiết đối với giáo dục truyền thống dân tộc kết hợp với tinh thần quốc tế, tình hữu nghị giữa các nước.
	Vì giá trị tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng nhất, những bài học kinh nghiệm vô giá không chỉ về mặt tinh thần, mà trong hành động thực tiễn, cho nên không chỉ trân trọng giữ gìn các giá trị này, mà còn phải phát huy trong cuộc sống, truyền thống yêu nước, tinh thần yêu nước trở thành sức mạnh vô song khi nó xâm nhập vào quần chúng.
Đoàn kết dân tộc quốc tế là một nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, trở thành chiến lược đại đoàn kết của Đảng, vì vậy phát huy sở trường, nội dung, chức năng nhiệm vụ của bộ môn lịch sử, chúng ta cần tiến hành giáo dục cho học sinh với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa. 
	Từ hình thức cụ thể đến nội dung những quan điểm, tu tưởng Hồ Chí Minh chúng ta rút ra những vấn đề nêu trên làm cơ sở lý luận, nguyên tắc liên hệ giáo dục cho học sinh.
2. Thực trạng giáo dục hiện nay:
	- Giáo viên:
 Hiện nay các thầy cô giáo đều có giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thông qua nhiều hình thức, nhiều phương pháp khác nhau và đạt hiệu quả 
	Tuy nhiên còn có nhiều giáo viên trong giảng dạy còn thiếu giáo dục hoặc giáo dục liên hệ còn gượng ép, khô khan, đơn điệu thiếu tính thuyết phục, chưa biết khai thác các đoạn trích trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chưa gây được hứng thú cho học sinh, lớp học chưa sôi nổi chưa phát huy được năng lực tư duy, tính chủ động sáng tạo.
	- Học sinh:
 Điều đáng lo ngại nhất về môn lịch sử, những năm gần đây việc giáo dục lịch sử trong nhà trường và ngoài xã hội không được nhân thức đúng. Do tác động ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, mà chất lượng giáo dục suy giảm, lòng say mê lịch sử, quá khứ dân tộc bị giảm sút nghiêm trọng.
 Nhất là gần đây qua các đợt khảo sát và các đợt thi đại học vừa qua, điểm thấp rất nhiều, điểm cao rất ít, cho chúng ta thấy rằng thế hệ trẻ chán học sử và cho là môn phụ, đã thờ ơ với lịch sử nước nhà. Lịch sử dân tộc mà bị coi nhẹ thì đây là cái gốc của những diễn biến khó lường về lâu dài.
 3. Một số hình thức và biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước trong các bài dạy lịch sử:
Trong giảng dạy truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước cho học sinh qua các môn khoa học- xã hội, đặc biệt môn lịch sử, chúng ta có thể sử dụng nhiều hình thức nhiều biện pháp khác nhau:
 - Giáo dục thông qua hoạt động ngoại khoá.
 - Thông qua hoạt động văn nghệ, thơ ca, sân khấu điện ảnh . 
 - Giáo dục thông qua kênh hình, tranh ảnh và phim tư liệu.
 - Giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước qua các thời kỳ.
 - Giáo dục truyền thống đấu tranh qua các cuộc khởi nghĩa.
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết Quốc tế .
 - Giáo dục tinh thần dân tộc
 - Giáo dục lòng tự hào dân tộc qua các thời kỳ.
 - Giáo dục lòng biết ơn các anh hùng. 
 - Giáo dục phải cập nhật thông tin mới nhất, cụ thể chính xác
 - Giáo dục học sinh từ nhận biết đến hành động
 - Giáo dục ý thức học tập, lao động, nâng cao cảnh giác.
* Xuất phát từ vấn đề nêu trên, nhiệm vụ của người thầy giáo nói chung và giáo viên lịch sử nói riêng càng nặng nề hơn bao giờ hết. Người thầy giáo còn là người chiến sỹ cộng sản trên mặt trận tư tưởng văn hoá, chúng ta không những dạy lịch sử mà còn dạy làm người, truyền lửa cho các em tư tưởng yêu nước, thương nòi, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộcthực hiện, lời dạy của Bác: “Dân ta phải biết sử ta”
Trong giảng dạy, chúng ta phải khai thác nội dung truyền thống yêu nước, trên cơ sở tìm hiểu những sự kiện cụ thể của khoá trình, trong thực tế không có bài dạy riêng về truyền thống yêu nước, mà phải rút ra từ nội dung chương trình.
Yêu nước không chỉ là tình cảm nữa mà là nghĩa vụ trách nhiệm đối với đất nước, lòng yêu nước theo dòng lịch sử đang được củng cố từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, trở thành truyền thống. 
Giáo dục lòng yêu nước là ưu thế là sở trường của giáo viên dạy lịch sử, lòng yêu nước không phải phát sinh ngay từ khi con người mới xuất hiện, mà nó được hình thành trong quá trình lao động, trong chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. . 
 Vì vậy thông qua những bài dạy lịch sử, chúng ta cần nâng cao giáo dục tư tưởng cách mạng cho học sinh và đặc biệt biết vận dụng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học là hết sức quan trọng và cần thiết, Bác Hồ là người ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, là người yêu nước tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, là vị lãnh tụ thiên tài, người anh hùng của dân tộc, là danh nhân - văn hoá thế giới.
 Giáo dục lòng yêu nước của nhân dân ta còn thể hiện ở chính sách đoàn kết dân tộc. Nước ta là một quốc gia nhiều dân tộc. Từ xưa các dân tộc anh em đã kề vai sát cánh cùng nhau, tự nguyện đoàn kết trong cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Các triều đại Lý, Trần có chính sách khôn khéo phù hợp để tập hợp lực lượng dân tộckhối đoàn kết đó đã tạo điều kiện cho Đại Việt chiến thắng ngoại xâm.
 Từ những vấn đề nêu trên giảng dạy phải nghiên cứu kỹ, xác định nội dung kiến thức trọng tâm để có phương pháp phù hợp nhất, cụ thể nhất với từng bài dạy, từng đối tượng học sinh, để truyền cho thế hệ trẻ những truyền thống, ý chí tự lực, tự cường, tự lập dân tộc, bản sắc dân tộc để từ đó các em xác định được trách nhiệm của mình trong hiện tại.
	Trích lời Lê Duẩn “....Giáo dục phải khắc sâu trí nhớ các em những tình cảm cách mạng, ý chí dời non lấp biển và những thành tựu huy hoàng của dân tộc trong lao động, trong chiến đấu, trong sự nghiệp xây dựng CNXH, chứ không phải chủ yếu khắc vào đấy những năm tháng sự kiện của một bài lịch sử’’
 3.1 Giáo dục truyền thống yêu nước trong giờ nội khóa:
	Như chúng ta đã biết môn lịch sử có nhiều sự kiện, yêu cầu học sinh phải nắm được những qui luật xã hội để sau này có khả năng hoạt động thực tiễn và phải biết từ những sự kiện rút ra những bài học, những kinh nghiệm thành công trong lịch sử để áp dụng vào cuộc sống hiện tại và tương lai. Vì vậy, với đặc trưng của môn lịch sử có khả năng giáo dục nhiều mặt cho học sinh, đặc biệt là giáo dục truyền thống dân tộc. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã tạo nên truyền thống cần cù trong lao động, sáng tạo, truyền thống nhân ái giàu lòng vị tha, truyền thống đoàn kết và tôn sư trọng đạoTrong đó nổi bật nhất là truyền thống yêu nước, đây là điều thiêng liêng cao quý nhất, là cơ sở tạo nên những truyền thống khác.
	Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, không có bài riêng về lý luận “truyền thống yêu nước xã hội chủ nghĩa”. Vấn đề này được trình bày xuyên qua nhiều bài học lịch sử.
	Chúng tôi cho rằng, trong những bài lịch sử sau đây có thể sử dụng nhiều hình thức để giáo dục truyền thống yêu nước xã hội chủ nghĩa cho học sinh. Đó là: 
Những bài về lao động sản xuất, sáng tạo văn học, nghệ thuật.
Những bài về đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Hai loại bài trên thể hiện rõ vai trò quyết định, công lao to lớn của quần chúng nhân dân trong công cuộc xây dựng giữ nước.
Những bài về các anh hùng dân tộc, các chiến sỹ cách mạng những nhân vật lịch sử biết dựa vào quần chúng nhân dân, hành động hợp quy luật phát triển của xã hội, thể hiện tài trí của mình trên các lĩnh vực đời sống.
Những bài về lịch sử địa phương, hoặc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào giảng dạy các bài lịch sử dân tộc có liên quan. 
Ví dụ 1: Những bài về lao động sản xuất, sáng tạo văn học, nghệ thuật
	Trong chương trình loại tài liệu này không nhiều, đặc biệt trước cách mạng mà nó tập trung nhiều vào thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Trong các bài học về chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp lần thứ 1 và thứ 2 (lịch sử lớp 8,9) trong thời kỳ chiến tranh thế giới, chủ trương và hành động cướp bóc của Pháp, Nhật chúng ta có thể sử dụng nhiều tài liệu của Hồ Chí Minh để giáo dục học sinh lòng căm thù cướp nước. Như khi trình bày về thực dân Pháp cướp ruộng đất của nông dân, lập đồn điền trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai. Giáo viên trích dẫn câu: Khi Pháp đánh chiếm thuộc địa này, chiến tranh đã làm cho nông dân bỏ làng mạc của họ. Sau đó họ trở về thì thấy ruộng đất của họ bị bọn chủ đồn điền theo sau là quân đội chiến thắng chiếm mất, thậm chí chúng chia nhau cả những đất đai mà nông dân bản xứ cày cấy từ bao đời nay. Như vậy nông dân lại biến thành nông nô và buộc phải cày cấy ruộng đất từ chính mình cho bọn chủ nước ngoài.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ, đặt vấn đề, trao đổi, thảo luận để tìm hiểu nội dung bài học. Tùy theo yêu cầu và trình độ từng đối tượng học sinh, nhận thức của từng lớp học, từng vùng khác nhau, các năm học khác nhau mà “đặt vấn đề” với những câu hỏi sau đây:
	Vì sao nông dân phải rời làng mạc của họ ? Mối quan hệ của bọn chủ đồn điền và quân đội xâm lược như thế nào trong việc cướp ruộng đất của nông dân ? Việc nông dân phải cày cấy ruộng đất của mình cho bọn chủ đồn điền thể hiện tình hình của đất nước như thế nào ?Qua trao đổi thảo luận các vấn đề trên, học sinh sẽ hiểu rõ hơn tình hình cuộc sống của nhân dân, đa phần bị mất ruộng đất khi đất nước bị xâm lăng. Học sinh cũng học thức rằng phát huy truyền thống dân tộc, lòng yêu nước họ sẽ vùng dậy đấu tranh chống bọn thực dân, bọn chủ đồn điền, tay sai nhằm giải phóng tổ quốc và giành quyền làm chủ ruộng đất từ lâu đời của mình. Giáo viên có thể kết luận đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nông dân.
Ví dụ 2: Những bài về đấu tranh chống xâm lược
Được đề cập trong rất nhiều loại tài liệu để từ việc giáo dục truyền thống đến giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. Ví dụ như lịch sử lớp 9 khi trình bày về cuộc đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Trung Quốc đưa về nước xử án một cách bí mật, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc một đoạn tài liệu Hồ Chí Minh: “Bọn mật thám bắt cụ Phan Bội Châu ở Thượng Hải. Cụ là một nhà lão thành yêu nước xuất dương từ hai mươi năm nay, người ta đưa cụ về Bắc Kỳ để xử án. Mặc dù, chính phủ Pháp giữ bí mật vụ bắt bớ này nhưng người dân ai cũng biết tin, một phong trào phản đối sôi nổi khắp nơi” 
	Trong khi giảng, giáo viên đọc cho học sinh nghe để minh họa cụ thể về phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thả Phan Bội Châu. Sau khi trình bày xong, giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh, trao đổi, thảo luận 1 số vấn đề : “Phan Bội Châu là ai ? Vì sao thực dân Pháp bắt cụ và định xử án bí mật ? Vì sao chúng không dám xử án công khai? Vì sao nhân dân nổi dậy mạnh mẽ ? Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân là gì ?”
	Kết quả của cuộc đấu tranh? 
	Cuộc đấu tranh của nhân dân đòi thả cụ Phan Bội Châu chứng tỏ điều gì? 
	Chúng ta học tập được bài học gì qua cuộc đấu tranh của nhân dân ?
	Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phát huy tính tích cực để tiếp thu phát huy kiến thức mới, đào sâu suy nghĩ những vấn đề cơ bản được đặt ra. Bồi dưỡng tình cảm, qua đó rèn luyện bồi dưỡng lòng kính yêu các nhà yêu nước, truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân và suy nghĩ trách nhiệm nhiệm của mình đối với đất nước ngày nay.
3.2 Giáo dục truyền thống yêu nước trong các hoạt động ngoại khóa: 
	Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Trong phạm vi chuyên đề này chúng tôi nêu sơ bộ một số vấn đề:
	+ Giới thiệu các hoạt động ngoại khóa như: hành quân theo bước chân người anh hùng, về thăm di tích lịch sử địa phương. Hình thức này học sinh chăm chú, say mê hứng thú học tập hơn, lĩnh hội kiến thức một cách sinh động cụ thể mà bài học trên lớp không có điều kiện thực hiện.
 	Niềm vui sướng, sự rung cảm những ấn tượng khó phai khi được tận mắt chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, những văn hóa dân tộc, điều đó làm tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Học sinh được bồi dưỡng ý thức trân trọng di tích lịch sử, các em hiểu rõ được di tích lịch sử là những di sản văn hóa quý hiếm của nhân loại cần được bảo vệ. Qua sách báo ti vi các em biết rõ cuộc xâm lược, chiến tranh hủy diệt con người, của cải, tàn phá cả di tích lịch sử: như năm 1968 đế quốc Mỹ ném bom bắn phá “Thánh địa Mỹ Sơn” làm hư hại nặng nề khu di tích quý hiếm. Học sinh cần có ý thức trách nhiệm và nhiệt tình tham gia bảo vệ, ngăn ngừa những việc làm vô tình hay hữu ý ảnh hưởng đến di tích như chăn thả trâu bò, vẽ bậy, hái hoa các em tích cực tham gia các buổi lao động công ích do đoàn đội tổ chức phát động, làm vệ sinh, chăm sóc cây tại khu di tích lịch sử mà mỗi trường trung học cơ sở đảm nhận trách nhiệm chăm sóc bảo vệ một di tích lịch sử ở địa phương: như trường THCS Kim Đồng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc khu nhà số 54 Trần Bình Trọng- Quận Hải Châu nơi họp đầu tiên của Hội Việt Nam cách mạnh thanh niên.
	Với hình thức này, tác dụng giáo dục tư tưởng đạt hiệu quả cao hơn, biểu hiện cụ thể là học sinh biết rút ra những bài học từ quá khứ cho cuộc sống hiện tại, đặt biệt từ chỗ hiểu rõ ý nghĩa của khu di tích, học sinh sẽ được bồi dưỡng ý thức tôn trọng, giữ gìn di sản văn hóa của ông cha ta để lại.
III. KẾT QUẢ.
Trong thời gian qua chúng tôi luôn vận dụng phương pháp đổi mới giáo dục theo hướng tịch cực hóa, sử dụng nhiều hình thức biện pháp để liên hệ giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh bước đầu thu được kết quả sau:
Học sinh rất chăm chú, hứng thú nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến, lớp học sôi nổi sinh động ,có khả năng vận dụng kiến thức, biết phân tích, so sánh kết luân và rút ra nhận thức đúng đắn, các em thích học bộ môn Sử hơn trước.
 	Với những vấn đề nêu trên chúng tôi đã áp dụng tiến hành dạy một giờ minh họa thao giảng cụm : Bài NƯỚC ÂU LẠC, đã được bạn bè đồng nghiệp đồng tình ủng hộ và đánh giá hiệu quả cao.
Tuy nhiên với nội dung đề tài rất rộng, chắc chắn còn nhiều vấn đề chưa được đề cập một cách chi tiết, những thiếu sót không thể tránh khỏi .Vì vậy kính mong sự đóng góp ý kiến của ban chỉ đạo và bạn bè đồng nghiệp, để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy trong những năm tới.
IV . Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Đề nghị Bộ giáo dục cung cấp băng hình, phim tư liệu, phục vụ cho giảng dạy.
Phần minh họa: 
 TIẾT 17 BÀI 15: NƯỚC ÂU LẠC (TT).
I Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: HS thấy rõ :
Giá trị của thành Cổ Loa: là một công trình kiến trúc độc đáo,thể hiện tài năng quân sự của cha ông ta.
Do chủ quan ,mất cảnh giác,nước Âu Lạc rơi vào tay củaTriệu Đà,mở ra thời kì đen tối trong lịch sử dân tộc – Thời Bắc thuộc.
2/ Thái độ tình cảm: Giáo dục cho học sinh biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng trong lịch sử,giáo dục cho HS ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù.
3/ Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng:
- Mô tả thành Cổ Loa theo sơ đồ.
- Nhận xét, đánh giá ,bước đầu tìm hiểu vể bài học lịch sử.
II Đồ dùng dạy học: 
- Sơ đồ khu thành Cổ Loa.
- Tranh ảnh về dấu tích của thành Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương.
- Truyện Mị Châu- Trọng Thủy, Nỏ thần.
- Lược đồ thể hiện cuộc xâm lược Âu Lạc của Triệu Đà.
III.Các bước tiến hành:
1/ Ổn định: 
2/ Bài cũ: Nước Âu Lạc thành lập trong hoàn cảnh nào? Em biết gì về tên Âu Lạc?
3/ Bài mới:
Vào bài: Liên hệ hai câu chuyện truyền thuyết Mị Châu- Trọng Thủy, Nỏ thần để vào bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành Cổ Loa
GV có thể hỏi HS về Kinh đô của nước Âu Lạc(Phong Khê).Nêu lên quyết tâm mới của An Dương Vương.
? Cổ Loa được xây dựng ở đâu, vào thời gian nào?
GV: Trước đây có tên Khả Lũ hay Chạ ChủàTK XV xuất hiện tên gọi Cổ Loa.
? Vì sao khu thành có tên gọi là Cổ Loa hay Loa Thành?
- Thành có nhiều lớp quanh co như hình xoáy trôn ốc.
GV dùng sơ đồ khu thành Cổ Loa và nhắc HS xem SGK
?Mô tả cấu trúc của thành Cổ Loa theo sơ đồ ?
( ? Chất liệu chính để xây thành?
? Có mấy vòng thành?
?Tổng chiều dài các vòng thành?
? Chiều cao,chiều rộng của thành? Ngoài lũy đất bên ngoài mỗi vòng thành còn có đặc điểm gì?)
Hs trình bày theo sơ đồ, GV sử dụng sơ đồ và phương pháp đàm thoại gợi mở để làm rõ cấu trúc độc đáo lợi hại của Loa thành .
* Giáo dục môi trường: cha ông ta đã biết dựa vào thiên nhiên, hai vòng thành ngoài nhân dân ta lợi dụng những gò đất cao có sẵn trong tự nhiên rồi nối chúng với nhau .
 2. Dùng sơ đồ mặt cắt ngang một đoạn lũy thành trình bày về cấu trúc, có hào sâu bao quanh,chất liệu ch

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_truyen_thong_yeu_nuoc_trong_g.doc