SKKN Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm nhỏ trong dạy bài 46 “cơ chế điều hòa sinh sản ” Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT

SKKN Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm nhỏ trong dạy bài 46 “cơ chế điều hòa sinh sản ” Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, hợp tác và cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên trế giới thì đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở nước ta là yêu cầu cấp thiết. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [6]

Như vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại là phải dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, nhằm chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, đem lại niềm vui, hứng thú cho người học. Các phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. [3]

 Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý thức tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Bởi vậy cần phải nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. [7]

 

doc 18 trang thuychi01 7151
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm nhỏ trong dạy bài 46 “cơ chế điều hòa sinh sản ” Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM NHỎ 
TRONG DẠY BÀI 46 “CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN ” SINH HỌC 11
 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT
Người thực hiện: Ngô Thị Hường
Chức vụ: PTTCM
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC	 Trang	 
Phần I. Mở đầu
2
1. Lí do chon đề tài 
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
Phần II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
1. Cơ sở lí luận
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
6
3. Áp dụng phương pháp hoat động nhóm nhỏ trong dạy bài 46 ” cơ chế điều hòa sinh sản” sinh học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.
7
4. Hiệu quả của sáng kiến
11
Phần III. Kết luận và kiến nghị
13
Tài liệu tham khảo
15
Một số chữ viết tắt trong sáng kiến:
Trung học phổ thông: THPT
Học sinh: HS
Giáo viên: GV
Sách giáo khoa: SGK
Phương pháp dạy học: PPDH
Phương pháp dạy học tích cực: PPDH TC
Lớp thực nghiệm: 	lớp TN
Lớp đối chứng:	lớp ĐC
Giáo sư:	GS
Phần I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, hợp tác và cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên trế giới thì đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở nước ta là yêu cầu cấp thiết. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [6]
Như vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại là phải dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, nhằm chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, đem lại niềm vui, hứng thú cho người học. Các phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. [3]
 Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý thức tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Bởi vậy cần phải nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. [7]
Để tạo được cho học sinh thói quen, ý thức tự học đòi hỏi phải có sự đổi mới đều tay, đồng bộ ở tất cả các môn học và các cấp học. Trong chương trình giáo dục phổ thông thì Sinh học lớp 11 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, hiện đại, mang tính thực tiễn về cơ thể động, thực vật trong đó có con người. Qua đó hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, kĩ năng tư duy – phân tích, tư duy lí luận, kĩ năng tự học. Xây dựng ý thức vận dụng kiến thức và kĩ năng học được vào thực tiễn cuộc sống.
Song thực tế việc dạy học sinh học ở đa số các trường phổ thông đã và đang bị xem nhẹ, nhiều nơi còn dạy học mang tính chiếu lệ. Vì bản thân môn học chủ yếu là lí thuyết, khó nhớ gây tâm lí ngại học cho học sinh. Thứ hai trong rất nhiều năm qua phần sinh học 11 không có trong các đề thi học sinh giỏi tỉnh, tốt nghiệp, đại học và ngày nay là kì thi THPTQG, nên không được học sinh quan tâm và cho là môn phụ. Nhiều giáo viên vì thế thiếu động lực để tìm tòi đổi mới. Một số khác có đổi mới và đã áp dụng phương pháp hoạt động nhóm ở một số tiết học, nhưng còn mang tính hình thức, thời vụ trong các giờ thao giảng, dự giờ; chưa có hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.
Là một giáo viên đứng lớp đã nhiều năm ở một trường phổ thông mà chất lượng đầu vào tương đối tốt, nhưng học sinh lại rất thờ ơ với sinh học, nghèo nàn kiến thức về thế giới sống và về chính cơ thể mình, tôi đã luôn trăn trở mong đem đến niềm hứng thú cho các em với Sinh học. Và cách ngắn nhất chính là tạo cho các em niềm hứng khởi mong muốn được học, được tìm tòi, khám phá kiến thức về môn học thay vì bị ép buộc phải học. Tôi cũng nhận ra rằng đổi mới PPDH không phải cứ áp dụng phương pháp mới, lạ là có thể mang lại hiệu quả mong muốn. Điều quan trọng người giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, linh hoạt trong áp dụng các biện pháp, kĩ thuật dạy học, biến cái phức tạp thành đơn giản, biến cái quen, cũ thành điều mới lạ tạo nên hứng thú cho học sinh. Với mục tiêu đó tôi mạnh dạn cải biến và sử dụng phương pháp hoạt động nhóm nhỏ dưới dạng một hội thi khi dạy bài 46 “cơ chế điều hòa sinh sản” sinh học 11, bước đầu đã đem lại kết quả khả quan. Tôi mong muốn được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp về chút kinh ngiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng giáo án dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm nhỏ trong dạy một số bài sinh học 11, nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ, quản lí thời gian cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học bài 46 “cơ chế điều hòa sinh sản” sinh học lớp 11
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sinh học 11
- Nghiên cứu hướng dẫn phương pháp dạy bài 46 “cơ chế điều hòa sinh sản”, SGV 11
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11 và các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực 
- Nghiên cứu phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực bài cơ chế điều hòa sinh sản
4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm ở trường THPT để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu
4.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng, tổng kết thành kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu
Phần II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận	
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực
	PPDH TC là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH TC hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. [5]1
1.1.2. Năng lực. Năng lực là khả năng thực hiện một hoạt động có ý nghĩa . Khi thực hiện hoạt động này, người ta phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, sử dụng các kĩ năng bản thân một cách chủ động và trách nhiệm [5]2
1.1.3. Năng lực tự học 
Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn : năng lực tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng khả năng trí tuệ, có khi cả cơ bắp và các phẩm chất của người học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình. [8]
1.1.4. Phương pháp hoạt động nhóm nhỏ 
Là phương pháp mà học sinh được phân chia thành các nhóm nhỏ, riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được liên kết lại hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung [5]3
1.2. Ưu điểm của phương pháp hoạt động nhóm nhỏ.
- Học sinh học cách hợp tác trên nhiều phương diện
- Học sinh được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao của nhóm. Qua cách học đó kiến thức của học sinh sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học;tư duy phê phán của các em được rèn luyện và phát triển.
1.Trích dẫn từ TLTK số 5
2.Trích dẫn từ TLTK số 5
3.Trích dẫn từ TLTK số 5
- Các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra. Học sinh hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào thành công của lớp. [5]4
- Nhờ có sự thảo luận cỏi mở mà học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó giúp các em hòa nhập vào cộng đồng nhóm, giúp các em tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
- Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển.
1.3. Hạn chế 
- Một số học sinh nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó mà không tham gia hoạt đông chung của nhóm, nên nếu giáo viên không phân công hợp lí thì dễ gây nên tình trạng chỉ một vài học sinh học khá trong nhóm tham gia, còn đa số học sinh không hoạt động.
- Thời gian có thể bị kéo dài so với dự kiến.
- Với những lớp có sĩ số đông, không gian chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận dễ dấn đến ồn ào gây ảnh hưởng đến lớp khác.
1.4. Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm nhỏ (cụ thể hơn)
Cách thức tiến hành phương pháp hoạt động nhóm nhỏ gồm các bước sau:
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm một cách rõ ràng, tương đối đơn giản. Nội dung đó có thể chuẩn bị ở nhà hay tại lớp tùy theo từng bào học với mục tiêu cụ thể. Nếu chia nhóm hoạt động tại lớp giáo viên phải quy định rõ thời gian chuẩn mực.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, có thể tự cử nhóm trưởng và thư kí nếu cần, thảo luận, xây dựng nội dung.
- Các nhóm lần lượt thực hiện nhiệm vụ ( trình bày kết quả, nhận xét,đánh giá các nhóm khác)
- GV kết luận chốt lại các vấn đề: nội dung, cách trình bày, công tác chuẩn bị của HS và rút kinh nghiệm.
4.Trích dẫn từ TLTK số 5
1.5. Một số lưu ý.
- Có nhiều cách chia nhóm, có thể chia theo vi trí ngồi hay có cùng lựa chọn, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay các nghiệm vụ khác nhau
- Quy mô nhóm nhỏ thường từ 3- 6 học sinh
- Cần giao nhiệm vụ cụ thể, mục tiêu rõ ràng, quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận của các nhóm.
- Kết quả thảo luận nhóm có thể trình bày dưới nhiều hình thức ( bằng lời, bằng tranh vẽ, bằng tiểu phẩm, bằng các slide trình chiếu ) có thể do một người thay mặt nhóm trình bày hoặc do nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau.
- Trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên nên đến các nhóm, quan sát, lắng nghe, gợi ý, giúp đỡ khi cần thiết.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng dạy học Sinh học 11 ở trường THPT
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học đã được triển khai rộng rãi ở các trường PTHT, nhiều phương pháp mới đã dược sử dụng như: thực hành, thí nghiệm, vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm, đóng vai, chuyên gia Tuy nhiên, qua thực tế dự giờ thăm lớp ở trường THPT Sầm Sơn và qua trao đổi với các trường bạn, tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, liên tục, còn mang nặng tính hình thức, biểu diễn. Mục tiêu của việc sử dụng các phương này vẫn là tiếp cận nội dung, tức là quan tâm đến việc học sinh học được cái gì, chứ chưa theo hướng tiếp cận năng lực của người học. Giờ học vẫn nặng lí thuyết hàn lâm, kém hiệu quả. Chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, tìm tòi khám phá của học sinh. Giáo viên thì ngại đầu tư thời gian, công sức tìm tòi áp dụng PPDHTC, Với học sinh lớp chọn thì học nhồi nhét các môn khối, đảm bảo mục tiêu vào đại học. Với học sinh lớp đại trà thì thờ ơ, ngại học, kết quả đa phần các em quay lưng lại với Sinh học. Trước thực trạng đó, việc việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó chú trọng năng lực tự học ở trường tôi là cấp thiết.
2.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Sinh học 11 ở trường THPT hiện nay.
Bản thân môn học toàn nội dung lí thuyết, kiến thức lắt nhắt theo bài, khó nhớ nên học sinh ngại học. Mặt khác nhiều năm qua trong chương trình thi THPTQG không có nội dung của sinh học 11, nên đa số giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc đầu tư phương pháp tích cực vào dạy học. Hơn nữa việc sử dụng các PPDHTC trong mỗi bài học đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian, chuyên môn vững, có kinh nghiệm trong việc thiết kế, tổ chức và điều khiển học sinh mới đem lại hiệu quả. Ít trường đại học xét tuyển khối B, nên đa phần học sinh không coi trọng môn Sinh.
3. Áp dụng phương pháp hoạt động nhóm nhỏ vào dạy bài 46 “ cơ chế điều hòa sinh sản” sinh học 11.
Đây là bài khó, kiến thức nhiều, liên quan đến cơ chế sinh học và mang tính thực tế. Với mục tiêu giúp học sinh tự lực khai thác nội dung bài học, qua đó hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, phát hiện và giải quyết vấn đề tôi đã tiến hành soạn dạy theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh thông qua các nhóm nhỏ.
Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: tôi dành 5 phút cuối ở tiết học trước trong phần hướng dẫn về nhà để phân công nhiệm vụ cho HS ở 2 lớp 11A1 và 11A4
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 6 học sinh
Nhóm 1 và 2 nghiên cứu mục I. Cơ chế điều hòa sinh tinh
Nhóm 3 làm giám khảo chấm cho nhóm 1 và 2
Nhóm 4 là nhóm chuyên gia phỏng vấn nhóm 1 và 2. Lưu ý câu hỏi do nhóm chuyên gia đưa ra cho nhóm nào thì bất kì thành viên nào trong nhóm đó cũng có thể trả lời ( hoặc do sự phân công của nhóm ).
Nhóm 5 và 6 nghiên cứu mục II. Cơ chế điều hòa sinh trứng
Nhóm 7 làm giám khảo chấm cho nhóm 5 và 6
Nhóm 8 là nhóm chuyên gia phỏng vấn nhóm 5 và 6
Một MC 
Một thư kí ghi kết quả chấm điểm của ban giám khảo
Công việc cụ thể của mỗi nhóm: tất cả các nhóm phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ mình:
Các nhóm (1, 2, 5, 6) mỗi nhóm cử ra nhóm trưởng, thư kí. Nhóm trưởng điều hành, phân công công việc cho các thành viên nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm tìm hiểu về nội dung của nhóm mình qua sgk, internet, các tài liệu tham khảo khác rồi viết nội dung ra giấy nháp.
 Các nhóm giám khảo ( 3, 7), thống nhất quan điểm để có thể chấm phần trình bày của các nhóm bạn một cách chính xác, khách quan và công bằng
Nhóm chuyên gia 4 và 8 chuẩn bị các câu hỏi hay, ngắn gọn, dễ hiểu, đặc biệt những câu hỏi liên quan đến thực tế để phỏng vấn các bạn một cách hiệu quả, sát nội dung.
Giáo viên phát đồ dùng cho nhóm 1,2, 5,6 gồm 1/2 tờ giấy A0, 1 bút dạ. yêu cầu các em chuẩn bị thêm hộp mầu, thước kẻ.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, sau đó thư kí trình bày kết quả nghiên cứu vào tờ giấy A0 theo cách chủ quan của mỗi nhóm tại lớp trong (7 phút)
Bước 3: Các nhóm lên thể hiện sau khi được MC gọi đến nhóm mình. (3 phút)
Bước 4: Nhóm chuyên gia sẽ phỏng vấn mỗi nhóm những câu hỏi xoay quanh nội dung mà nhóm đảm nhiệm (3 phút)
Bước 5: Ban giám khảo cho điểm đánh giá. (1 phút)
Bước 6: Trao giải (không quá 3 phút)
Bước 7: Giáo viên cho các nhóm thảo luận về bài thi, cách đặt câu hỏi của nhóm chuyên gia, cách đánh giá của ban giám khảo. (5 phút)
Bước 8: Giáo viên kết luận nội dung bài học, HS cả lớp hoàn thiện nội dung bài học vào vở. 
Sau đây tôi xin được giới thiệu tóm tắt giờ dạy học ở lớp 11A4 theo hình thức cuộc thi giữa các nhóm nhỏ.
Bước 1: Các em chuẩn bị bài học ở nhà theo yêu cầu và hướng dẫn của GV từ tiết học trước
Bước 2: Tổ chức thực hiện ở lớp
Vào giờ học MC yêu cầu các nhóm ngồi vào vị trí đã phân công của tổ, giới thiệu nội dung chương trình giờ học.
1. Giới thiệu thể lệ cuộc thi: trình bày những hiểu biết về cơ chế điều hòa sinh sản.
- Tiêu chí chấm điểm: 
+ Thời gian trình bày sản phẩm tối đa 3 phút : 10 điểm
+ Thời gian trả lời câu hỏi của nhóm chuyên gia tối đa 3 phút :10 điểm
+ Trình bày lưu loát, truyền cảm : 30 điểm
+ Hình thức tình bày khoa học, thẩm mỹ: 50 điểm
Cuộc thi còn có giải phụ dành cho chuyên gia có câu hỏi hay nhất, người có câu trả lời ấn tượng nhất.
2. Giới thiệu và mời ban giám khảo làm việc gồm 8 bạn chia 2 nhóm
Nhóm 3 gồm:
1. Cao Thị Tiên
2. Trần Thị Nga
3. TRần THị Hạnh
4. Nguyễn Sỹ Huy
Nhóm 7 gồm:
5. Hà Thu Nguyệt
6. Phạm Văn Hải
7. Nguyễn Thị Hằng
8. Trương Văn Bình
3. Giới thiệu nhóm chuyên gia
Nhóm 4: 6 bạn; nhóm 8: gồm 6
4. Phần dự thi của các nhóm
MC mời nhóm 1 báo cáo kết quả.
Nhóm trưởng: Mai Ngọc Anh báo cáo
Sản phẩm là cơ chế điều hòa sinh tinh, được nhóm thiết kế dưới dạng sơ đồ, rõ ràng, đẹp, nội dung chính xác, trình bày lưu loát.
Sau khi nhóm trình bày xong, nhóm chuyên gia phỏng vấn: 
H1: Khi nồng độ testotsteron trong máu tăng cao sẽ gây nên hiện tượng gì? 
Trả lời: Ức chế vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết FSH và LH
Trả lời: Vùng dưới đồi ảnh hưởng gián tiếp
H2: Việc sản xuất tinh trùng ở nam giới có mang tính chu kì không? 
Trả lời: Không, vì hooc môn không biến đổi theo tính chu kì
MC mời nhóm 2 báo cáo kết quả.
Nguyễn Thị Huyền, nhóm trưởng trình bày, sản phẩm là một sơ đồ dạng giấy dán tạo nên bức tranh về cơ chế điều hòa sinh tinh vừa mang tính vui nhộn nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác về nội dung. 
Phần trình bày mạch lạc, rõ ý, súc tích
Kết thúc phần trình bày, nhóm chuyên gia phỏng vấn:
H1: Hãy giải thích tại sao trong bức tranh của nhóm ở phần kích thích từ môi trường, các bạn dùng mũi tên chỉ vào mắt và tai?
Trả lời: kích thích từ môi trường có thể là từ hình ảnh và âm thanh sẽ được chuyển tới cơ quan tiếp nhận là thị giác và thính giác. 
H2: Ở nam giới có tuổi mãn tinh không? 
Trả lời: không 
H3: Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng tinh trùng sản xuất ra ở nam giới ? 
Trả lời: stress, phim, ảnh khiêu dâm, chế độ dinh dưỡng
MC giới thiệu phần trình bày của nhóm 3
Nhóm trưởng trình bày: Nguyễn Thị Ngân
Sản phầm của nhóm là sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng được thiết kế giống hình 46.2 SGK, nhưng được trang trí thêm các mảng màu khá sinh động. Ở phần kích thích từ môi trường được chỉ rõ thông tin hơn (bạn khác giới, hình ảnh, truyện, phim, chất kích dục); phần trình bày mạch lạc, rõ ràng, truyền cảm.
Kết thúc phần trình bày, nhóm chuyên gia đặt câu hỏi
H1: Ơstrogen và prôgesterôn trong máu cao sẽ gây hiện tượng gì?
Trả lời: Ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH, tuyến yên tiết FSH và LH
H2: Nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ?
Trả lời: Do lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, gây chảy máu xuất ra ngoài
H3: Tại sao uống viên tránh thai có thể ngừa được thai
Trả lời: vì trong viên tránh thai có chứa Ơstrogen và prôgesterôn, khi sử dụng thuốc làm nồng độ các hoocmon này trong máu tăng cao sẽ ức chế vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết FSH và LH, dẫn đến không có trứng chín và rụng, không xảy ra thụ thai.
MC giới thiệu phần trình bày của nhóm 4: 
Do bạn Trần Trí Hào thực hiện, sản phẩm được thể hiện dưới dạng phiếu học tập, dễ hiểu,trình bày lưu loát.
Tên hoocmon
Nơi sinh ra
Tác dụng lên quá trình sinh trứng
Chuyên gia phỏng vấn:
H1: Tại sao khi phụ nữ mang thai lại không có kinh nguyệt
Trả lời: chưa trả lời được
H2: Tại sao hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ mang tính chu kì
Trả lời: Nồng độ hoomon thay đổi mang tính chu kì nên trứng chín, rụng mamg tính chu kì -> hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ mang tính chu kì
Tiếp theo MC thông báo kết quả làm việc của ban giám khảo
Giải nhất: thuộc về nhóm 2
Giải nhì : thuộc về nhóm 1
Giải 3: thuộc về nhóm 4
Và giải xuất sắc thuộc về nhóm 3
 Giải chuyên gia có câu hỏi hay nhất thuộc về bạn Hà Phương Thảo với câu hỏi : “ Ở nam giới có tuổi mãn tinh không?”
Giải câu trả lời hay nhất thuộc về bạn Nguyễn thị Quỳnh B với câu trả lời cho câu hỏi “H3: Tại sao uống viên tránh thai có thể ngừa được thai”
MC chúc mừng các thí sinh đạt giải, không quên cảm ơn, chúc mừng sự làm việc nghiêm túc, công tâm của ban giám khảo, sự nhiệt tình làm việc của tất cả mọi thành viên đã tạo nên thành công của hội t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_hoat_dong_nhom_nho_trong_day_bai_46.doc