SKKN Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực, chủ động nhằm rèn luyện kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quỳnh Lưu 4

SKKN Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực, chủ động nhằm rèn luyện kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quỳnh Lưu 4

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII 1của Đảng có nhấn mạnh: “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ... Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam”.

Chiến lược giáo dục đó là nhằm đào tạo thế hệ trẻ – Chủ nhân tương lai của đất nước, không chỉ có tri thức, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn rất cần phải có kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập. Chính vì thế, giáo dục kỹ năng sống trở thành một mục tiêu, một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết với ngành giáo dục nước nhà.

Thực tế cho thấy,ở lứa tuổi học sinh THPT, do các em thiếu các kỹ năng

sống cơ bản nên việc ứng xử của học sinh với thầy cô, với gia đình, với những người xung quanh còn chưa thực sự văn minh, vấn đề bạo lực học đường, vi phạm pháp luật ở học sinh ngày càng có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là điều hết sức cần thiết bởi nó sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. Và cái nôi đầu tiên cho việc hình thành kỹ năng sống, không đâu khác chính là môi trường trường học, mà giáo viên chủ nhiệm chính là người đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình rèn luyện đó. Trong bối cảnh hiện nay, học sinh phải đối diện với rất nhiều những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, tư vấn của những người khác, giúp các em giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống. Chính vì vậy, rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong các trường THPT hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và việc rèn luyện kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ nói riêng vẫn tồn tại nhiều bất cập, vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa thực sự được chú trọng và phát huy hiệu quả.

docx 89 trang Thu Kiều 20/09/2024 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực, chủ động nhằm rèn luyện kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 “Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực, chủ động nhằm 
rèn luyện kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh lớp 11A1 
 trường THPT Quỳnh Lưu 4”
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Tác giả: Lê Thị Thanh Huyền 
 Lê Thị Hương
 Số điện thoại: 0942120486
 Nghệ An, tháng 3 năm 2023 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
 Từ viết tắt Nội dung viết tắt
 BCH Ban chấp hành
Bộ GD & ĐT Bộ giáo dục & đào tạo
 CBQL Cán bộ quản lý
 GD Giáo dục
 GDPT Giáo dục phổ thông
 GV Giáo viên
 GVBM Giáo viên bộ môn
 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
 KNS Kỹ năng sống
 NQ Nghị quyết
 NGLL - HN Ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp
 THPT Trung học phổ thông
 TN,HN Trải nghiệm, hướng nghiệp
 TW Trung ương
 Sở GD & ĐT Sở giáo dục & Đào tạo
 UBND Ủy ban nhân dân TT MỤC LỤC Trang
 11A1 trường THPT Quỳnh Lưu 4
 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 
 3.3 43
 xuất
 3.4 So sánh thực nghiệm 51
 3.5 Kết quả nghiên cứu 52
 3.6 Tính khoa học 54
PHẦN III KẾT LUẬN
 1 Kết luận 54
 2 Kiến nghị 55
 3 Hướng phát triển của đề tài 56
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHỤ LỤC 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
 Sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực, chủ động các nhằm rèn luyện kỹ 
năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho HS.
 Phát huy hiệu quả vai trò của GVCN trong công tác giáo dục kỹ năng tìm 
kiếm sự hỗ trợ cho HS.
2.2. Nhiệm vụ
 Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về vai trò của giáo dục KNS nói chung và 
kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ nói riêng đối với HS.
 Đưa ra các biện pháp giáo dục tích cực, chủ động nhằm tăng cường giáo dục 
kỹ năng tìm kiễm sự hỗ trợ cho HS.
 Tiến hành thực nghiệm đề tài đang nghiên cứu.
 Tổng kết kết quả thực nghiệm. Lấy ý kiến từ HS, phụ huynh, đồng nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 HS lớp 11A1 trường THPT Quỳnh Lưu 4.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu và đề ra một số giải pháp tăng cường kỹ năng tìm 
kiếm sự hỗ trợ cho HS.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra quan sát; Phương 
pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp 
thống kê toán học; Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
5. Thời gian nghiên cứu
 Thời gian thực hiện giáo dục kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ để đúc rút kinh 
nghiệm trong 2 năm học từ 2021 – 2022 đến năm 2022 – 2023.
 Thời gian thực hiện, áp dụng đề tài 1 năm học 2022 – 2023.
6. Tính mới của đề tài
 Đây là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đồng nghiệp hay đề tài nghiên cứu nào 
đề cập đến. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ - một kỹ năng rất quan trọng đối với HS 
lứa tuổi THPT trong bối cảnh xã hội phức tạp như hiện nay lại gần như không 
được chú ý và tập trung nghiên cứu.
 Các giải pháp được chúng tôi xây dựng lấy HS làm trung tâm, điều này là 
cơ sở, là tiền đề của việc hình thành và củng cố các KNS cơ bản nói chung và kỹ 
năng tìm kiếm sự hỗ trợ ở các em HS. Qua đó đã tạo ra sự hào hứng, phấn khởi 
cho HS khi tham gia vào từng giải pháp, GVCN cũng thực hiện được mục tiêu là 
giáo dục KNS cho các em HS. Việc thực hiện giải pháp cũng không đòi hỏi phải
 2 cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do các chuyên gia Australia tập 
huấn.
 Cho tới thời điểm hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu trong nước 
đề cập đến vấn đề KNS nói chung và KNS trong nhà trường nói riêng như:
 Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Luân đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc 
sỹ với đề tài “Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường 
THPT Mông Dương tỉnh Quảng Ninh”, 3luận văn về các báo cáo biện pháp tăng 
cường quản lý giáo dục KNS cho HS trường THPT.
 Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Tính với đề tài nghiên cứu “Giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh THPT khu vực miền núi phía Bắc trong bối cảnh hiện 
nay”, đề tài đã đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho HS THPT khu vực miền 
núi phía Bắc.
 Năm 2014, tác giả Phan Văn Hiên với đề tài “Quản lý giáo dục KNS qua 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”, 
luận văn để xuất hiện biện pháp quản lý giáo dục KNS qua hoạt động giáo dục 
NGLL-HN tại trường THPT Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện tại.
 Như vậy, các công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục KNS đã đi sâu 
nghiên cứu một số lĩnh vực nội dung và phương thức giáo dục KNS, phân tích và 
làm rõ thực trạng của giáo dục KNS cho HS ở các trường THPT hiện nay. Tuy 
nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu nghiên cứu về kỹ 
năng tìm kiếm sự hỗ trợ và phát huy vai trò của GVCN trong việc giáo dục kỹ 
năng này cho HS. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn và tập trung nghiên cứu về đề tài 
này.
1.2. Một số vấn đề lí luận về kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh THPT
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
 Kỹ năng sống:
 Theo UNESCO: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các 
chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống bao gồm một loạt 
các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của 
KNS là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự 
lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
 Theo UNICEF: Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành 
hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình 
thành thái độ và phát triển kỹ năng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh việc luyện tập 
thường xuyên, lặp đi lặp lại để củng cố.
3 https://xemtailieu.net/tai-lieu/quan-ly-giao-duc-ky-nang-song-thong-qua-hoat-dong-xa-hoi-cho-hoc-sinh-cac- 
truong-thpt-huyen-thuy-nguyen-thanh-pho-hai-phong-2575171.html
 4 với khó khăn, thách thức, cám dỗ, áp lực tiêu cực. Nếu không được trang bị KNS 
nói chung và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ nói riêng, các em rất dễ bị sa ngã và lệch 
lạc về nhân cách.
 Giáo dục kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới của 
chương trình giáo dục phổ thông: Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải có nguồn nhân lực mới phát triển toàn diện, do 
vậy việc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng là 
yêu cầu cấp thiết. Giáo dục KNS nói chung và giáo dục kỹ năng tìm kiếm sự hỗ 
trợ nói riêng với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ 
bản thân, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong học tập và cuộc 
sống là phù hợp với mục tiêu đổi mới của giáo dục phổ thông.
 Giáo dục kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ ở trường phổ thông là xu thế chung 
của nhiều nước trên thế giới: Hiện nay đã có hơn 170 nước trên thế giới đưa giảng 
dạy KNS vào các trường THPT, qua đó để thấy được giáo dục KNS nói chung và 
kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ nói riêng hết sức cần thiết, có vai trò quan trọng và trở 
thành xu thế chung của các nước trên thế giới.
1.2.4. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh ở 
trường THPT
 Tương tác: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ hình thành chủ yếu thông qua các 
hoạt động tương tác với người khác. Nhiều KNS được hình thành trong quá HS 
tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh thông qua hoạt động học 
tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường. Trong khi tham gia các hoạt động 
có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của 
người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước 
đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất 
tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS nói chung 
và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ nói riêng một cách hiệu quả.
 Trải nghiệm: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ chỉ được hình thành khi người học 
được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm 
việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi HS được hành 
động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các 
kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế. GV cần thiết kế và tổ chức thực hiện các 
hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, 
tự trải nghiệm, biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác.
 Tiến trình: Giáo dục KNS nói chung và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ nói 
riêng không thể hình thành trong “Ngày một, ngày hai" mà đòi hỏi phải có cả quá 
trình: Nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà 
mọi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó, GV có thể tác động 
lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên: Thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn
 6 luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các 
cách ứng xử. GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình 
huống đã cho.
 Phương pháp trò chơi: Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho 
HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những 
việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
 Quy trình thực hiện: GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS. 
Chơi thử (Nếu cần thiết). HS tiến hành chơi. Đánh giá sau trò chơi. 
Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
1.2.6. Một số văn bản chỉ đạo
 Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung Ương 
về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
và hội nhập quốc tế; Công văn số 463/BGD ĐT- GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các 
cơ sở GDMN, GDPT và GDTX; Công văn số 3414/BGDĐT - GDTrH ngày 
04/09/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 
giáo dục trung học năm học 2020 – 2021 4. Đề tài này dựa trên những quan điểm, 
đường lối của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo; Dựa trên những 
công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở GD & ĐT Nghệ An.
 Chương 2:
 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ CỦA HỌC SINH LỚP 
 11A1 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 
cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4
 Hiện nay, chương trình giáo dục KNS cho học sinh đã được triển khai đại trà 
và KNS đã trở thành môn học bắt buộc ở một số trường thuộc bậc tiểu học. Ở bậc 
THPT, KNS được lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động TNHN, NGLL-
HN, từ năm 2022 đã được lồng ghép vào hoạt động TNHN lớp 10 – chương trình 
GDPT 2018. Chình vì vậy, công tác giáo dục KNS nói chung và rèn luyện kỹ năng 
tìm kiếm sự hỗ trợ nói riêng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 có những thuận lợi và 
khó khăn.
 Về thuận lợi: Nhận thức của đa số CBQL, GVBM, HS về vai trò của giáo 
dục KNS nói chung và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ nói riêng khá đầy đủ. Nhà 
trường đã huy động, phát huy khá tốt vai trò của các tổ chức, lực lượng trong và 
ngoài nhà trường trong quá trình giáo dục KNS cho HS. Mục tiêu, nội dung, 
phương thức giáo dục KNS bước đầu thể hiện được sự linh hoạt và linh động tạo
4 https://moet.gov.vn/van-ban/vbdh/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=2799
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_giao_duc_tich_cuc_chu_dong_nham_ren.docx
  • pdfLê Thị Thanh Huyền_ Lê Thị Hương-THPT Quỳnh Lưu 4- chủ nhiệm.pdf