SKKN Sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Lịch sử Lớp 10 ( Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) ở nhà trường Trung học Phổ thông

SKKN Sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Lịch sử Lớp 10 ( Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) ở nhà trường Trung học Phổ thông

Cơ sở lý luận của vấn đề

Nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan.

 Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THPT cần chú ý những điểm sau:

- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp.

- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh.

- Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan, không chỉ để cụ thể hoá kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất sự kiện.

- Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan như đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật.

 Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau.

- Thứ nhất, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ lớn dùng chung cho cả lớp cùng một lúc như tranh ảnh, bản đồ treo tường, mô hình, sa bàn lớn.

- Thứ hai, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ nhỏ đặt ở bàn học sinh như át lát lịch sử, an bun tranh ảnh, minh hoạ trong SGK, báo chí tài liệu tham khảo, đồ phục chế nhỏ.

- Thứ ba, cách sử dụng một số đồ dùng trực quan quy ước va hình vẽ trên bảng đen.

- Thứ tư, Cách sử dụng màn ảnh như phim đèn chiếu, phim hình viđiô, phim điện ảnh.

- Thứ năm, sử dụng trực quan hiện vật, trưng bày trong các bảo tàng, các di tích lịch sử, khi tiến hành bài giảng ở bảo tàng hoặc nơi diễn ra sự kiện lịch sử.

 

doc 16 trang cuonglanz2a 20681
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Lịch sử Lớp 10 ( Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) ở nhà trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Tiêu đề
Trang
1. Đặt vấn đề 
1 -> 3
2. Giải quyết vấn đề 
 3
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 
 3 -> 4
2.2. Thực trạng của vấn đề 
4 - >5
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
5 -> 10
2.4. Hiệu quả của áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
10 ->11
3. Kết luận 
11 -> 14
Tài liệu tham khảo 
15
 1. Đặt vấn đề
Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì việc áp dụng phương pháp dạy học truyền thống chưa thật phát huy hiệu quả cao.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử người giáo viên phải chủ động, tích cực tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với thực tiễn giảng dạy và nâng cao hiệu quả giảng dạy của bộ môn, thường xuyên áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau để khai thác tiềm năng và phát triển tâm lực học sinh, phát triển tính tích cực hoạt động nhận thức và năng lực tự hoàn thiện của học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển tri thức một cách tốt nhất cho học sinh. Với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập. Đồ dùng trực quan có nhiều loại và có thể chia thành 3 nhóm: Hiện vật ( các di vật của một nền văn hoá còn lưu lại), đồ dùng trực quan tạo hình( các loại phục chế, phim nhựa, tranh ảnh, mô hình) và đồ dùng trực quan qui ước ( bản đồ lịch sử, đồ thị sơ đồ, niên biểu..)
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên. Đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Nó là chiếc cầu nối giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời sống hiện tại. Với những lí do trên, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở nhà trường THPT.
Năm học 2012 - 2013 tôi đã thực nghiệm phương pháp sử dụng một số loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 12 THPT (Phần lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến 1975) và đã thu được những kết quả nhất định.
Năm học 2013 - 2014 tôi tiếp tục thực hiện đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho mình.“ Sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 ( Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) ở nhà trường THPT ”.
Mục đích nghiên cứu trong dạy học Lịch sử, phương pháp trực quan, góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện lịch sử và khắc phục tình trạng hiện đại hoá lịch sử của học sinh.
Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các qui luật của sự phát triển xã hội. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những sự kiện được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ.
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh, minh hoạ như thế nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh, hay một sự kiện xã hội đã qua.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa Lịch sử THPT có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa Lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới, học sinh cần tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện trong sách giáo khoa, dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó các em tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về lịch sử, tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến bài học. 
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử ở nhà trường THPT nhằm mục đích:
- Nâng cao chất lượng dạy và học.
- Phát triển tư duy lịch sử và việc tự học của học sinh.
- Hình thành kĩ năng khai thác nội dung lịch sử được phản ánh qua đồ dùng trực quan.
- Phát triển khả năng quan sát trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Tái hiện lịch sử qua đồ dùng trực quan.
Đối tượng nghiên cứu là đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch Sử ở nhà trường THPT. Song trong đề tài này, tôi chỉ đề cập đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là lược đồ lịch sử. Dạy lớp 10 ( Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) được khảo sát, thực nghiệm tại lớp 10A1, 10A5 (năm học 2013 - 2014)
Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là:
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 Phạm vi: Phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX ( chương trình môn Lịch sử lớp 10). Cụ thể:
 Bài 16 ( Tiết 22): Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc(tiếp theo).
 Bài 23 ( Tiết 29): Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII 
 Bài 25 ( Tiết 31): Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn(nửa đầu thế kỷ XIX)
 Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2013 đến hết tháng 5 năm 2014.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan.
 	Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THPT cần chú ý những điểm sau:
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp.
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan, không chỉ để cụ thể hoá kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất sự kiện.
- Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan như đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật...
 	Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau.
- Thứ nhất, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ lớn dùng chung cho cả lớp cùng một lúc như tranh ảnh, bản đồ treo tường, mô hình, sa bàn lớn...
- Thứ hai, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ nhỏ đặt ở bàn học sinh như át lát lịch sử, an bun tranh ảnh, minh hoạ trong SGK, báo chí tài liệu tham khảo, đồ phục chế nhỏ.
- Thứ ba, cách sử dụng một số đồ dùng trực quan quy ước va hình vẽ trên bảng đen.
- Thứ tư, Cách sử dụng màn ảnh như phim đèn chiếu, phim hình viđiô, phim điện ảnh.
- Thứ năm, sử dụng trực quan hiện vật, trưng bày trong các bảo tàng, các di tích lịch sử, khi tiến hành bài giảng ở bảo tàng hoặc nơi diễn ra sự kiện lịch sử.
2.2: Thực trạng của vấn đề
* Thuận lợi
 Giáo viên nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác giảng dạy, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. Đa số các em học sinh nhận thức đúng về môn học, tích cực trong học tập.
 	* Khó khăn
Tỷ lệ học sinh dân tộc cao chiếm 80 % học sinh toàn trường, lại ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nên nhận thức còn chậm, cho nên việc chuyển tải kiến thức cũng như xác định động cơ học tập của một số học sinh còn hạn chế. Vì vậy việc chủ động học tập qua việc khai thác đồ dùng trực quan là vấn đề vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy bộ môn ở nhà trường. Phần lớn học sinh chưa quen với phương pháp học tập qua việc khai thác đồ dùng trực quan, nhiều khi khai thác theo cảm xúc, lệch hướng, không chính xác.
*Một số vấn đề được đặt ra.
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chủ động trong việc học tập qua quan sát và khai thác đồ dùng trực quan.
- Đặt ra những câu hỏi gợi mở để học sinh tìm và xác định nội dung của đồ dùng trực quan phản ánh vấn đề gì có liên quan đến bài học.
- Có thể cho điểm kịp thời đối với học sinh khai thác đúng hướng để khuyến khích và phát triển trí tuệ, tư duy lịch sử và ngôn ngữ cho học sinh.
 	2.3: Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, có nhiều loại và dạy cho nhiều lớp. Trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng nhiều loại đồ dùng trực quan và được dạy ở nhiều khối học. Nhưng trong đề tài này tôi chỉ đưa ra một số lược đồ ở lớp 10 trong phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX để khảo sát và rút kinh nghiệm.
 	Sử dụng lược đồ không chỉ để xác định vị trí các địa điểm lịch sử mà còn để hiểu rõ nội dung của lược đồ, những sự kiện, hiện tượng lịch sử sinh động, dạy cho học sinh đọc lược đồ như đọc sách lịch sử.
Ví dụ 1: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán, được sử dụng trong tiết 22 ( bài 16) Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc(tiếp). Ở lớp 10 chương trình chuẩn. Giáo viên phải giúp học sinh khai thác lược đồ để thấy được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa .
 Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục 2 - Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu phần a, SGK trang 83, 84. Để thuận lợi cho học sinh quan sát, Giáo viên phải treo lược đồ lên góc trên bên phải bảng. Trước hết, Giáo viên giới thiệu tên lược đồ, giới thiệu các kí hiệu, hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp nội dung SGK và gợi mở từng ý để HS tìm hiểu. Cho học sinh thảo luận nhóm để học sinh tự xác định vị trí, hướng nổi dạy khởi nghĩa. Sau khi học sinh đã thảo luận, xác định được hướng tiến đánh của nhân dân ta, thì Giáo viên gọi học sinh lên trình bày nét chính của cuộc khởi nghĩa, học sinh khác nhận xét, Giáo viên lược thuật lại cuộc khởi nghĩa. 
*Nguyên nhân.
- Chính quyền đô hộ tàn bạo, tham lam-> nhân dân cơ cực.
- Thái thú Tô Định giết hại Thi Sách( chồng Trưng Trắc)
* Diễn biến.
- 3/40 Hai Bà Trưng nổi dậy ở Hát Môn được đông đảo nhân dân hưởng ứng.
- Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu-> Thái thú Tô Định phải trốn về nước. Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua.
+ Hè 42 Mã Viện đem quân xâm lược nước ta.
+ Cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng anh dũng nhưng do lực lượng yếu nên thất bại.
* ý nghÜa: Thể hiện ý chí quật cường của dân tộc, đặt phương hướng cho các cuộc đấu tranh giành độc lập sau này.
Ví dụ 2: Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí, được sử dụng trong tiết 22 ( bài 16) Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc(tiếp). ở lớp 10 chương trình chuẩn. Giáo viên phải giúp học sinh khai thác lược đồ để thấy được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa .
 Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục 2 - Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu phần b, SGK trang 85. Để thuận lợi cho học sinh quan sát, Giáo viên phải treo lược đồ lên góc trên bên phải bảng. Trước hết, Giáo viên giới thiệu tên lược đồ, giới thiệu các kí hiệu, hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp nội dung SGK và gợi mở từng ý để HS tìm hiểu. Cho học sinh thảo luận nhóm để học sinh tự xác định vị trí, hướng nổi dạy khởi nghĩa. Sau khi học sinh đã thảo luận, xác định được hướng đánh chiếm của nghĩa quân, thì Giáo viên gọi học sinh lên trình bày nét chính của cuộc khởi nghĩa, học sinh khác nhận xét, Giáo viên lược thuật lại cuộc khởi nghĩa. 
*Nguyên nhân.
Nhân dân oán hận chế độ bóc lột của nhà Lương.
* Diễn biến.
- Mùa xuân năm 542 Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu miền Bắc, nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền đô hộ.
+ 544 Lý Bí lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân
+ 545 nhà Lương cử Trần Bá Tiên xâm lược nước ta. Lý Bí giao binh quyền cho Triệu Q Phục 
* KÕt qu¶: Năm 550 cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
* ý nghÜa: Thể hiện tinh thần yêu nước Việt Nam không bị vùi dập dưới ách áp bức và âm mưu đồng hoá của kẻ thù.
Ví dụ 3: Lược đồ chiến thắng bạch Đằng năm 938, được sử dụng trong tiết 22 ( bài 16) Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc(tiếp). ở lớp 10 chương trình chuẩn. Giáo viên phải giúp học sinh khai thác lược đồ để thấy được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa .
 Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục 2 - Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu phần d, SGK trang 85, 86. Để thuận lợi cho học sinh quan sát, Giáo viên phải treo lược đồ lên góc trên bên phải bảng. Trước hết, Giáo viên giới thiệu tên lược đồ, giới thiệu các kí hiệu, hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp nội dung SGK và gợi mở từng ý để HS tìm hiểu. Cho học sinh thảo luận nhóm để học sinh tự xác định vị trí, hướng nổi dạy của cuộc khởi nghĩa. Sau khi học sinh đã thảo luận, xác định được hướng tiến công của ta, thì Giáo viên gọi học sinh lên trình bày nét chính của cuộc khởi nghĩa, học sinh khác nhận xét, Giáo viên lược thuật lại cuộc khởi nghĩa
*Nguyên nhân.
- 937 Dương Đình nghệ bị Kiều công Tiễn giết hại-> Ngô Quyền (con rể) đã đem quân đánh Kiều Công Tiễn
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán-> nhà Hán đem quân xâm lược nước ta.
* Diễn biến.
- 10/938, Ngô Quyền đem quân vào thành Đại La giết Kiều Công Tiễn
- Lãnh đạo dân ta xây dựng trận địa trên sông Bạch Đằng, mai phục quân Nam Hán, trúng kế của Ngô Quyền, quân Nam Hán bị bại trận.
* Kết quả: Thắng lợi
* Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán.
- Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- Mở ra 1 thời đại mới- thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
Lược đồ chiến dịch Bạch Đằng năm 938
Ví dụ 4: Lược đồ trận Ngọc Hồi - Đống Đa, được sử dụng trong tiết 29 trong bài 23 Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII ở lớp 10 chương trình chuẩn. Giáo viên phải giúp học sinh khai thác lược đồ để thấy được tiến quân thần tốc của quân ta ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa. mục 2 thuộc phần II lớn - Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII. Giáo viên phải treo lược đồ lên góc trên bên phải bảng. Trước hết, Giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ, giới thiệu các kí hiệu, hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp nội dung SGK. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung diễn biến trong SGK sau đó gọi học sinh tường thuật trên lược đồ, học sinh khác nhận xét. Giáo viên lược thuật lại diễn biến trên lược đồ.
Trong 5 ngày( từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân đến mồng 5 Tết Kỉ Dậu) với cuộc hành quân thần tốc, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược và tiến vào Thăng long. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa còn Vang mãi về sau.
Lược đồ trận Ngọc Hồi-Đống Đa
Ví dụ 5: Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng, được sử dụng trong tiết 31 trong bài học “ Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn(nửa đầu thế kỷ XIX)” ở lớp 10 chương trình chuẩn. Giáo viên phải giúp học sinh khai thác lược đồ để thấy được Nhà Nguyễn đã xây dựng bộ máy chính quyền như thế nào? Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục 1 – Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại. Giáo viên treo lược đồ lên góc trên bên phải bảng. Trước hết, Giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ, giới thiệu các kí hiệu, hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp nội dung sách giáo khoa.Tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức sau đó Giáo viên sử dụng bản đồ giới thiệu Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương. Cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì? (thống nhất hệ thống đơn vị hành chính, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay).
Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng
 Năm 1831- 1832, Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính, chia đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên, đã thống nhất các đơn vị hành chính trong cả nước( Tỉnh, phủ, huyện, châu, tổng, xã) đến ngày nay.
Trên đây là một số lược đồ tôi đưa vào trong sáng kiến của mình để chứng minh cho việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Lịch sử tại trường THPT.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 	Qua thực tế giảng dạy tại lớp 10A1, 10A5 năm học 2012 - 2013 với các đơn vị kiến thức cơ bản trên tôi đã sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phân tích, thì tôi nhận thấy các em còn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, chưa thật sự tích cực, sôi nổi trong học tập, học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học kỹ năng trình bày kiến thức qua lược đồ còn chậm, các em chưa thể hiện được khả năng, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và sử dụng ngôn ngữ, tái hiện sự kiện lịch sử chưa được chi tiết.
 	Kết quả kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của học sinh như sau:
 Kỹ năng 
Lớp/ TS HS
Biết vận dụng
Chưa biết vận dụng
10A1 ( 35HS )
80%
20%
10A5 ( 40HS)
 70%
30%
Nhưng qua thực tế áp dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan với các đơn vị kiến thức trên tại lớp 10A1, 10A5 ( năm học 2013 - 2014) và khai thác triệt để , tôi thấy các em chú ý, sôi nổi xây dựng ý kiến, tiếp thu bài dễ dàng hơn, không khí lớp học thoải mái, hào hứng hơn. Giờ dạy được tiến hành theo phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan không những phát huy được tính tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo tinh thần trách nhiệm, phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức, năng lực đánh giá, năng lực thực tiễn của học sinh trong giờ học mà còn kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh. Gây hứng thú cho học sinh học tập và yêu thích môn học, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực trong học tập. Giúp học sinh tái hiện sự kiện lịch sử một cách khách quan, Phát triển khả năng trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cho HS.
 	Kết quả bài kiểm tra hoạt động nhận thức của các em cho thấy các em nghiêm túc trong học tập, hiểu được kiến thức cơ bản của bài học và biết vận dụng được kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
Kết quả kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh tại các lớp như sau:
 Kỹ năng 
Lớp/ TS HS
Biết vận dụng
Chưa biết vận dụng
10A1 ( 34HS )
100%
0%
10A5 ( 39HS)
90%
10%
 Từ kết quả khảo sát trên tôi tự nhận thấy nội dung của đề tài này là phù hợp và cần thiết với học sinh và phù hợp với phương pháp dạy học mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm như giai đoạn hiện nay. 
 Qua áp dụng đề tài tôi nhận thấy có sự phân hoá rõ rệt đối tượng học sinh như sau:
 	+ Học sinh Giỏi , khá: nắm vững, vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng, học bài, làm bài rất tốt. 
 	+ Học sinh trung bình: Nắm được kiến thức cơ bản, học bài làm bài tương đối tốt.
 	+ Một số học sinh chưa chăm học, chưa chú ý, lười suy nghĩ, kết quả học tập chưa cao.
3. Kết luận
3.1. Kết luận.
* Nội dung:
 	Giáo viên đã sử dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Lịch sử lớp 10, thực hiện trong phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) ở nhà trường THPT ”.
 Bài 16 ( Tiết 22): Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc(tiếp theo).
 Bài 23 ( Tiết 29): Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII 
 Bài 25 ( Tiết 31): Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn(nửa đầu thế kỷ XIX)
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hiện một nhiệm vụ học tập thích hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định được kiến thức cơ bản học sinh còn biết cách phân tích, đánh giá, Phát triển khả năng trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cho HS.
 	* Ý nghĩa: 
Sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn lịch sử người giáo viên đã tự bồi dưỡng cho mình kiến thức chuyên môn sâu, am hiểu kiến thức về thực tế cuộc sống để hướng dẫn học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức.
Học sinh được học tập theo phương pháp này sẽ gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. 
Học sinh có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng quan trọng như tái hiện sự kiện lịch sử một cách khách quan, tổng hợp kiến thức, Phát triển khả năng nhớ các sự kiện, tư duy và ngôn ngữ cho học sinh.
 	Qua môn học giáo viên tác động mạnh đến tính cảm, thái độ của học sinh, giúp các em có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức tốt phù hợp 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_do_dung_truc_quan.doc