SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tiết 4 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản trong môn Giáo dục công dân lớp 12

SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tiết 4 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản trong môn Giáo dục công dân lớp 12

 Giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của người công dân tương lai; có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ, có đạo đức trong sáng, để thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và với bản thân .

 Tuy nhiên, bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay chưa được phụ huynh, học sinh và một bộ phận giáo viên nhận thức một cách đúng đắn. Cho đến nay, quan niệm môn GDCD là môn học bổ trợ, môn học phụ rất khô khan, trừu tượng, khó học vẫn còn tồn tại khá nặng nề. Tình trạng học sinh làm việc riêng, đưa môn khác ra học trong giờ GDCD vẫn còn hoặc học sinh có học bài nhưng học theo kiểu ngồi “đọc vẹt”, học thuộc lòng còn rất nhiều, vì thế mà sau khi học xong các em không nhớ được nội dung, mà nếu có nhớ thì cũng chỉ nhớ theo kiểu thuộc lòng, chứ không hiểu nội dung của bài học. Đặc biệt,vào những năm học gần đây bộ môn GDCD được quan tâm đến kì thi YHPT Quốc gia nên được các bậc phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tạo hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn GDCD, giúp học sinh có thể hiểu, nắm vững được kiến thức là vấn đề quan trọng đang được các cấp quản lí giáo dục và giáo viên hết sức quan tâm.

 Trong chương trình GDCD lớp 12 hiện nay, tôi thấy bài “Công dân với các quyền tự do cơ bản” (tiết 4) là một bài học hay thiết thực, cung cấp cho học sinh có vốn hiểu biết về pháp luật. Trong đó, tiết 4 - Quyền tự do ngôn luận là một tiết học có ý nghĩa quan trọng để các em hiểu được quyền tự do ngôn luận của bản thân mình, từ đó các em biết được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân

 

doc 17 trang thuychi01 9343
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tiết 4 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản trong môn Giáo dục công dân lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA III
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TIẾT 4 – BÀI 6 “CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN”
(GDCD 12 – THPT)
Người thực hiện: Chu Thị Nga 
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoằng Hóa III 
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn GDCD
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
TRANG
1. MỞ ĐẦU 
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2
2.2. Thực trạng của vấn đề
4
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
5
2.4. Kết quả đạt được
12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Kiến nghị
14
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài. 
 Giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của người công dân tương lai; có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ, có đạo đức trong sáng, để thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và với bản thân .
 Tuy nhiên, bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay chưa được phụ huynh, học sinh và một bộ phận giáo viên nhận thức một cách đúng đắn. Cho đến nay, quan niệm môn GDCD là môn học bổ trợ, môn học phụ rất khô khan, trừu tượng, khó học vẫn còn tồn tại khá nặng nề. Tình trạng học sinh làm việc riêng, đưa môn khác ra học trong giờ GDCD vẫn còn hoặc học sinh có học bài nhưng học theo kiểu ngồi “đọc vẹt”, học thuộc lòng còn rất nhiều, vì thế mà sau khi học xong các em không nhớ được nội dung, mà nếu có nhớ thì cũng chỉ nhớ theo kiểu thuộc lòng, chứ không hiểu nội dung của bài học. Đặc biệt,vào những năm học gần đây bộ môn GDCD được quan tâm đến kì thi YHPT Quốc gia nên được các bậc phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tạo hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn GDCD, giúp học sinh có thể hiểu, nắm vững được kiến thức là vấn đề quan trọng đang được các cấp quản lí giáo dục và giáo viên hết sức quan tâm. 
 Trong chương trình GDCD lớp 12 hiện nay, tôi thấy bài “Công dân với các quyền tự do cơ bản” (tiết 4) là một bài học hay thiết thực, cung cấp cho học sinh có vốn hiểu biết về pháp luật. Trong đó, tiết 4 - Quyền tự do ngôn luận là một tiết học có ý nghĩa quan trọng để các em hiểu được quyền tự do ngôn luận của bản thân mình, từ đó các em biết được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân 
 Vì vậy qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT Hoằng Hóa 3 với nhiều đối tượng học trò cùng với việc dự giờ của đồng nghiệp cũng như quá trình nghiên cứu, tôi rất trăn trở suy nghĩ trước cách dạy các bài học làm sao cho có chất lượng. Tiết dạy GDCD phải được học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động phát huy được vai trò sáng tạo của người học. Đến nay, phần nào tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ nên tôi mạnh dạn đưa vấn đề “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tiết 4- bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản trong môn Giáo dục công dân lớp 12 ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
1.2.Mục đích nghiên cứu.
 Với đề tài này, tôi sử dụng phương pháp dạy học tích cực để học sinh chủ động khai thác kiến thức. Qua đó, nhằm khắc sâu kiến thức pháp luật về quyền tự do ngôn luận cho học sinh. Thông qua phương pháp này, học sinh hiểu khái niệm, nội dung, ý nghĩa và xác định được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân. Từ đó biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác. Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn giờ học GDCD thực sự là một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục và thực sự tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Hoằng Hóa 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác - Lênin, đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp tư duy - lôgic, phương pháp phân tích - tổng hợp. Ngoài ra đề tài còn được thực hiện dựa trên các phương pháp: Qua thực tiễn giảng dạy và học tập trên lớp (quan sát, điều tra thực tế), qua các kênh thông tin: Mạng internet, sách, báo, các tài liệu chuyên ngành có liên quan, qua kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề.
 Trong sự nghiệp trồng người của chúng ta để tạo ra sản phẩm là con người vừa có nhân cách lại vừa có trí tuệ hay theo ngôn ngữ của Bác Hồ vừa “Hồng” vừa “Chuyên” là không hề đơn giản. Vậy muốn làm tốt điều đó, buộc người dạy trong quá trình giảng dạy phải biết lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng bài. Một sự thật mà bất kỳ ai trong nghề cũng thấy rõ là không có phương pháp nào là vạn năng dù nó có tích cực đến bao nhiêu đi chăng nữa. Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng vì thế chúng ta không nên phủ định hoặc quá lạm dụng một phương pháp dạy học nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh và năng lực sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lí. Để tạo nên một tiết dạy thành công, chúng ta cần sử dụng kết hợp giữa các phương pháp mới và cũ, vừa kế thừa được tính truyền thống lại hội tụ xu hướng thời đại, thực hiện tốt Nghị quyết của các kỳ đại hội gần đây là tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Vận dụng nguyên lí trên để dạy học tiết 4, bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản, GDCD 12 .Tôi đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực như: nêu vấn đề, khai thác ví dụ từ thực tiễn, thảo luận nhóm, phương pháp kể chuyện và sử dụng giáo án điện tử để hỗ trợ cho bài giảng.
 Phương pháp dạy học: là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học. Trong hoạt động dạy học, phương pháp được hiểu là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định.
 Với phương pháp dạy học nêu vấn đề. Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực: học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề chứ không phải thông báo dưới dạng tri thức có sẵn, các em tích cực chủ động, tự giác tham gia hoạt động học, tự mình tìm tòi ra tri thức chứ không phải được thầy, cô dạy một cách thụ động, học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học. Bằng cách đó các em không chỉ nắm được nội dung bài học mà còn biết được con đường và cách thức dẫn đến kết quả đó. Học sinh được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Với đặc thù của phương pháp nêu vấn đề, người dạy hoàn toàn có thể sử dụng vào việc dạy những đơn vị kiến thức pháp luật. Tuy nhiên, ngoài tính ưu việt của nó phương pháp nào cũng tồn tại một số hạn chế nhất định, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, cố vấn, trọng tài và ứng xử với các kiểu nhân cách của học sinh và tìm kiếm từng loại vấn đề cho mỗi bài học là không dễ dàng. 
 Phương pháp khai thác ví dụ thực tiễn để làm rõ nội dung cũng là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với kiến thức khó , qua khái niệm như quyền tự do ngôn luận, nếu giáo viên đưa ngay khái niệm chắc chắn học sinh sẽ không hiểu được. Thay vào đó, chúng ta lấy ví dụ thực tiễn gần gũi với cuộc sống hàng ngày theo hướng nội dung khái niệm hoặc vấn đề cần làm rõ thì người học sẽ dễ dàng nhận biết vấn đề hơn. Tạo được hứng thú để các em có thể khai thác vốn kiến thức kinh nghiệm, kĩ năng đã có trong cuộc sống, từ đó học sinh không những nắm được nội dung mà còn hiểu được bản chất căn nguyên của nó, ngoài ưu điểm nêu trên, phương pháp cũng tồn tại một số hạn chế nhất định nếu giáo viên không nghiên cứu kĩ ví dụ, lấy ví dụ xa hoặc không phù hợp dẫn đến học sinh hiểu sai vấn đề. 
 Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức học tập theo những nhóm nhỏ, cùng nhau thảo luận, trao đổi để cùng hợp tác giải quyết các vấn đề một cách thuận lợi hơn khi sử dụng những phương pháp khác. Những vấn đề mà giáo viên đặt ra, tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu, để học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm. Qua đó giúp học sinh được hợp tác với nhau, được trao đổi, tranh luận chia sẻ ý kiến kinh nghiệm và được bày tỏ quan điểm. Đây cũng là cơ hội rèn luyện cho các em kĩ năng sống như mạnh dạn trong giao tiếp và hợp tác học hỏi lẫn nhau, tạo cho các em hứng thú trong học tập. 
 Phương pháp kể chuyện là phương pháp dùng lời nói trình bày một cách sinh động và truyền cảm đến học sinh về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, một phát minh khoa học ... để gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống, có thể sưu tầm trên mạng, trên sách, báo, được chứng kiến trong trường, lớp... Qua những câu chuyện đã kể, giáo viên phải biết cùng học sinh nhận xét, chốt lại vấn đề đó chính là những nội dung bài học mà giáo viên cần chuyển tải đến học sinh. 
 Để kết hợp với các phương pháp đã nêu ở trên đạt được hiệu quả cao nhất đối với bải giảng thì chúng ta cần sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ bài giảng làm cho tiết học sẽ trở nên sinh động, gây sự chú ý và lôi cuốn học sinh vào bài học một cách thoải mái, nhẹ nhàng tránh được sự khô khan, nhàm chán. Đặc biệt là với các bài học này thì sử dụng phương tiện công nghệ thông tin (giáo án điện tử) là điều cần thiết. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng trình chiếu quá nhanh nội dung kiến thức hoặc tham nhiều các tranh ảnh sẽ mang lại một kết quả học sinh không lưu nhớ được gì. 
 Như vậy, sử dụng tổng hợp các phương pháp trong giảng dạy nói chung và đối với tiết học về: Quyền tự do ngôn luận, trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 nói riêng rất cần đến sự linh hoạt của giáo viên khi lựa chọn và áp dụng những phương pháp phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
 2.2.Thực trạng của vấn đề.
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây 
 Vì lợi ích trăm năm trồng người” 
 Sự nghiệp trồng người mà Bác Hồ nói ở trên là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó nhiệm vụ chính đặt lên đôi vai người giáo viên. Vì thế hầu hết các thầy giáo, cô giáo đều làm tốt công việc của mình, tâm huyết với nghề, có tấm lòng khoan dung độ lượng yêu thương học trò. Trong chuyên môn, họ rất tâm huyết với bài giảng làm thế nào để cho tiết học của mình hay với đúng nghĩa của nó. Tôi tin chắc rằng, đã là giáo viên thì không ai không trăn trở vì điều đó. 
 Bản thân tôi là một Giáo viên dạy môn GDCD, trong vòng xoáy của cơ chế thị trường như hiện nay và trong con mắt của một số đồng nghiệp và một số học sinh cho rằng: giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân là một môn khô khan, trừu tượng và khó tiếp thu vì: kiến thức của môn học là kiến thức về triết học, về đường lối, Chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và “đây chỉ là môn phụ không thi tốt nghiệp và đại học” nên nhiều khi không cần học. Bên cạnh đó có một số giáo viên chưa thực sự đổi mới về phương pháp dạy học hoặc đổi mới nhưng còn mang nặng tính hình thức, đối phó, học sinh thì không chịu học ... nên kết quả học tập chưa cao. Quan điểm đó trong những năm qua đã ảnh hưởng không ít đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhưng không phải vì thế mà bản thân tôi cũng như các giáo viên khác bàng quang với “Nghiệp” của mình. Thêm vào đó môn Giáo dục công dân ở trong trường THPT Hoằng Hóa 3 lại rất ít tài liệu tham khảo cũng như đồ dùng dạy học nên giáo viên và học sinh phải tự làm và tự tìm hiểu. Vì vậy, tôi đã đọc và nghiên cứu tài liệu rất nhiều, suy nghĩ là làm thế nào để sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, phù hợp với bài học và đối tượng học sinh từng lớp để học sinh dễ hiểu bài, lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả, gây được hứng thú cho người học để các em biết được là môn này đâu có khô khan và trừu tượng như mọi người đã suy nghĩ 
 Thực tiễn trong bài này lượng nội dung truyền đạt trong bài ngắn, kiến thức ít, nếu sử dụng phương pháp thuyết trình hoặc động não thì sẽ gây cho người học căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Trong một số lớp vẫn còn số ít học sinh ham chơi, lười học, trốn học đi đánh điện tử, ngồi nói chuyện trong giờ học, chơi ca rô...
 Đối với bản thân tôi, dù mọi người có nghĩ rằng là môn phụ không có học sinh học thêm cần gì phải đầu tư, nhưng tôi vẫn cố gắng tìm và mua sách vở, tài liệu tham khảo... để đầu tư cho chuyên môn của mình làm sao mình có được nhiều giờ dạy thật hay và được học sinh tôn trọng, yêu quý...
 Xuất phát từ thực tiễn dạy học như vậy và từ chính kinh nghiệm giảng dạy ở trường THPT Hoằng Hóa 3 của bản thân, tôi thấy rằng với sự phát triển như vũ bão của KHCN hiện nay cần đào tạo con người một cách toàn diện. Muốn vậy,các em phải hứng thú say mê trong học tập. Để làm được điều đó, bản thân giáo viên phải kích thích năng lực tư duy sáng tạo của học sinh qua các bài học bằng các phương pháp dạy học mới. Chính vì vậy, tôi đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực này làm đề tài nghiên cứu của mình.
 2.3.Các biện pháp đã tiến hành để sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học vào thiết kế một giáo án cụ thể: 
 Bài 6:
 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 
 (tiết 4; tiết PPCT: 20)
 1. MỤC TIÊU 
 1.1. Kiến thức
 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận
 - Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân. 
 1.2. Kỹ năng
 - Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. 
 - Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
 1.3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình và tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người khác. 
 - Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân. 
2. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.
 Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự phê phán... 
3. KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCHCỰC CÓ THỂ CÓ THỂ ỨNG DỤNG .
 + Thảo luận nhóm.
 + Xử lý tình huống
 + Đọc vàhợp tác.
 + Phương pháp trực quan.
 4.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
 - Sách học sinh, SGV, SGK môn GDCD lớp12
 - Giấy Ao, bút dạ, thước kẻ
 - Bộ luật hình sự 
	5. CHUẨN BỊ
 5.1. Giáo viên: 
 Máy tính, nội dung có liên quan nội dung bài học.
 5.2. Học sinh:
 Đọc trước sách giáo khoa, tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
6. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
6.1. Ổn định tổ chức
 6.2. Kiểm tra miệng (5 phút): Em cảm thấy thế nào khi có người khác nghe lén điện thoại hoặc đọc tin nhắn của em mà không được em cho phép? Vì sao em có cảm giác đó?
 6.3. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quyền tự do ngôn luận (7 phút).
(Hoạt động này nhằm giáo dục học sinh kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề/ra quyết định trong xử lí tình huống để tìm hiểu quyền tự do ngôn luận) 
- GV đưa ra ví dụ: Trong thời gian vừa qua, giá cả xăng dầu liên tục giảm, mà giá cước vận tải, giá cước của các hãng taxi không giảm.
 Từ ví dụ này, công dân có thể viết thư về cho chương trình: “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, phát sóng trên chương trình VTV1 vào tối Chủ nhật hàng tuần hoặc viết thư gửi về cho các tờ báo để được giải đáp.
- GV đặt câu hỏi: Việc tham gia đóng góp ý kiến của công dân có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và KL: Việc tham gia đóng góp ý kiến của công dân sẽ góp phần quan trọng để Nhà nước xây dựng và điều chỉnh các chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình đất nước và nguyện vọng của nhân dân. Nhà nước đảm bảo việc đóng góp ý kiến của công dân bằng quyền tự do ngôn luận.
- GV hỏi: Em hiểu quyền tự do ngôn luận là gì?
- Cho HS lấy ví dụ về quyền tự do ngôn luận?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung quyền tự do ngôn luận (17 phút).
(Hoạt động này nhằm giáo dục học sinh kĩ năng hợp tác, kĩ năng phân tích, kĩ năng tự nhận thức để xác định từng nội dung quyền tự do ngôn luận)
- GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện qua những hình thức nào? Trong những phạm vi nào?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận. Sau đó giáo viên cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm, thời gian 5 phút):
+ Nhóm 1: Ở lớp học, em có quyền phát biểu ý kiến khi nào?
+ Nhóm 2: Ở cơ quan và ở địa phương mình, công dân có quyền phát biểu ý kiến khi nào?
+ Nhóm 3: Khi nào công dân có quyền viết bài gửi đăng báo?
+ Nhóm 4: Với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì công dân có thể đóng góp ý kiến như thế nào?
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- GV nhận xét , bổ sung và kết luận:
* Ở lớp học: Em có quyền phát biểu ý kiến khi thầy cô giáo cho phép; hoặc trong các buổi sinh hoạt lớp, các em có quyền ý kiến với giáo viên chủ nhiệm lớp về các vấn đề xây dựng trường, lớp ngày một đi lên (GV liên hệ trực tiếp với lớp, với trường).
- Ở lớp học: Ngoài nội quy, quy định của nhà trường ra, thì mỗi lớp đều có thể xây dựng nội quy riêng của lớp mình trên cơ sở những nội quy chung của nhà trường. Chẳng hạn như lớp có những quy định riêng của lớp như: Cộng điểm hoặc trừ điểm đối với những bạn học bài cũ, hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài, tham gia phong trào, vi phạm nội quy trường, lớp...
→ Mục đích chính là: Đưa lớp đi lên, có sự tiến bộ hơn...
- Ở trường THPT có hòm thư góp ý: Nếu các em có đóng góp ý kiến gì xây dựng cho nhà trường, cho Đoàn thanh niên thì các em có thể viết thư và bỏ vào trong hòm thư góp ý.
* Ở cơ quan: Công dân có quyền phát biểu ý kiến tại các cuộc họp cở cơ quan nhằm xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, đi lên...
* Ở địa phương: trong các cuộc họp ở địa phương nhằm xây dựng địa phương mình ngày một tốt hơn, đẹp hơn...(GV kể câu chuyện: Bà Phạm Thị Lụa – người quét dọn ngõ hẻm hơn 20 năm ở Tp.HCM – đã được phát sóng trên kênh VTV1: Khoảnh khắc thường ngày).
1.Các quyền tự do cơ bản của công dân.
e) Quyền tự do ngôn luận
* Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
 Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
* Nội dung:
- Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
- Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế , xã hội của đất nước.
- Công dân có thể đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội nhằm trình bày, đề đạt nguyện vọng về các vấn đề mà mình quan tâm. 
Hơn 20 năm qua, đều đặn mỗi ngày, bà Phạm Thị Lụa đều dành thời gian để quét dọn cho tuyến hẻm - nơi mình sinh sống được sạch sẽ. Việc làm của bà xuất phát từ suy nghĩ: Sẵn sàng chung tay góp sức để môi trường sống được trong lành hơn.
 Hơn 20 năm qua người dân sống trong con hẻm 270 đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM đã quá quen thuộc với hình ảnh bà Phạm Thị Lụa ngày hai buổi quét rác làm sạch tuyến hẻm. Với hành động đẹp trong việc chung tay bảo vệ môi trường sống trong lành cùng lối sống giản dị, bà luôn được người dân quý mến.
 Hàng ngày, cứ mỗi khi hoàn thành công việc của gia đình, bà lại thong thả chuẩn bị các dụng cụ quen thuộc gồm cây chổi nhỏ và túi đựng rác, để bắt đầu công việc làm sạch tuyến hẻm.
 Giữa những ngày hè nắng nóng tại Nam Bộ, một bà cụ lom khom quét dọn từng ngõ ngách 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nham_nang_cao_hieu.doc