SKKN Sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận - Thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phân môn thường thức Mĩ Thuật

SKKN Sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận - Thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phân môn thường thức Mĩ Thuật

 Nhằm giúp các em có điều kiện nắm bắt kiến thức một cách khoa học, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống có hiệu quả, tiếp cận với những thông tin về KHKT, Các cấp giáo dục đã liên tục mở ra các chuyên đề, các đợt thao giảng, dạy mẫu. mục đích là đổi mới phương pháp dạy học, tăng hiệu quả trong giáo dục ở tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Mĩ Thuật.

 Hiện nay trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ Thuật, mục tiêu chính là hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản, rèn luyện phương pháp tự học, sáng tạo, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Từ đó phát triển những phẩm chất, trí tuệ cần thiết áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

 Mỗi môn học, mỗi 1 bài học nếu chúng ta biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp thì hiệu quả bài giảng sẽ cao hơn. Riêng môn Mĩ Thuật - chương trình rất phong phú, đa dạng trong đó chương trình lớp 7 có thể sử dụng phương pháp khác với chương trình lớp 6. Và ngay cụ thể trong từng bài, chúng ta cũng có thể thay đổi phương pháp cho phù hợp.

 Hơn nữa, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nội dung, từng hoàn cảnh cụ thể, nó góp phần rất lớn cho sự thành công của bài giảng, là khâu quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Lựa chọn phương pháp như thể nào để phát huy tư duy, tính tích cực độc lập suy nghĩ của học sinh đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên chúng ta.

 

doc 15 trang thuychi01 18401
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận - Thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phân môn thường thức Mĩ Thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO THANH HóA
PHòNG GIáO DụC Và ĐàO TạO Bá THước
Sáng kiến kinh nghiệm
“ sử dụngphiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận – thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phân môn thường thức mỹ thuật”
Người thực hiện: Nguyễn Anh Huấn
Chúc vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: trường THCS Lâm Xa
SKKN thuộc lĩnh vực( môn): Mỹ Thuật
 Thanh hóa năm 201
MụC LụC
NộI DUNG TRANG 
1.1.Mở đầu: 2
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3 .Đối tượng nghiên cứu 3
 .Phương pháp nghiên cứu 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	 3
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đó sử dụng để giải 5
quyết vấn đề.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 11
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. kết luận, kiến nghị. 13
1.Mở ĐầU:
1.1: Lý do chọn đề tài:
 Nhằm giúp các em có điều kiện nắm bắt kiến thức một cách khoa học, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống có hiệu quả, tiếp cận với những thông tin về KHKT, Các cấp giáo dục đã liên tục mở ra các chuyên đề, các đợt thao giảng, dạy mẫu.... mục đích là đổi mới phương pháp dạy học, tăng hiệu quả trong giáo dục ở tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Mĩ Thuật.
 Hiện nay trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ Thuật, mục tiêu chính là hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản, rèn luyện phương pháp tự học, sáng tạo, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Từ đó phát triển những phẩm chất, trí tuệ cần thiết áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
 Mỗi môn học, mỗi 1 bài học nếu chúng ta biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp thì hiệu quả bài giảng sẽ cao hơn. Riêng môn Mĩ Thuật - chương trình rất phong phú, đa dạng trong đó chương trình lớp 7 có thể sử dụng phương pháp khác với chương trình lớp 6. Và ngay cụ thể trong từng bài, chúng ta cũng có thể thay đổi phương pháp cho phù hợp.
 Hơn nữa, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nội dung, từng hoàn cảnh cụ thể, nó góp phần rất lớn cho sự thành công của bài giảng, là khâu quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Lựa chọn phương pháp như thể nào để phát huy tư duy, tính tích cực độc lập suy nghĩ của học sinh đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên chúng ta. 
 Phương pháp thảo luận là một trong những phương pháp phát huy tính tích cực độc lập, suy nghĩ tìm tòi của học sinh. Đây là phương pháp học sinh làm việc là chủ yếu, thầy giáo chỉ là người hướng dẫn. Nếu thầy biết sử dụng phiếu học tập cùng phương pháp thảo luận - thuyết trình với từng bài cụ thể thì hiệu quả giờ học sẽ cao hơn, học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn, hơn nữa các em có khả năng diễn đặt ngôn ngữ nói trước đám đông tạo cho em cảm giác tự tin về sau này.
 Thực tế, vấn đề kết hợp giữa phiếu học tập với phương pháp thảo luận trong dạy học ở trường phổ thông đã được nhiều giáo viên (GV) sử dụng. Thế nhưng, sử dụng như thế nào có hiệu quả, nhuần nhuyễn là vấn đề GV gặp nhiều khó khăn. 
Với chương trình SGK Mĩ Thuật các khối 7 đặc biệt là các giờ học phân môn thường thức mĩ thuật là một chương trình mới, rất phù hợp cho phương pháp dạy học thảo luận kết hợp với việc sử dụng phiếu học tập. Đồng thời, nội dung phong phú và hấp dẫn chắc chắn nó mang đến cho học sinh một hứng thú lớn trong các giờ học thảo luận. Vì vậy bản thân Tôi luôn suy nghĩ và tìm ra một số phương pháp áp dụng để nâng cao chất lượng các bài thường thức Mĩ thuật. Với những lý do trên Tôi xin trình bày đề tài: Sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận - thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phân môn thường thức mĩ thuật. bước đầu đã gạt hái một số thành công nhất định xin trao đổi với các đồng chí, đồng nghiệp.
1.2 :Mục đích ngiên cứu
- Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sử dụng vào từng nội dung, từng hoàn cảnh cụ thể, để tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tính tự chủ, khả năng thuyết trình của học sinh trước đám đông.
- Góp phần nâng cao khả năng tạo và sử sụng phiếu học tập của giáo viên.
- Thông qua việc tiến hành đề tài này ở một số lớp 7A, 7B tại trường THCS Lâm Xa năm học 2012 - 2013, để thấy được việc sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận - Thuyết Trình có ưu - nhược điểm gì? Sử dụng phương pháp này có đạt hiệu quả hay không?
a.Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận của phương pháp thảo luận, phiếu học tập.
- Đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận.
- Nghiên cứu các hình thức tạo phiếu học tập trong khi sử dụng phương pháp thảo luận trong chương trình Mĩ Thuật nói chung.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
GV và HS khối 7 trong quá trình giảng dạy và học tập môn Mĩ Thuật 
c.Phạm vi nghiên cứu:
- áp dụng cho nhiều bài ở Mĩ Thuật lớp 7,8,9.
d. Giá trị sử dụng
- Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho GV, để thực hiện phương pháp thảo luận kết hợp với phiếu học tập trong giảng dạy môn Mĩ Thuật .
- Có thể cho HS nghiên cứu để hình thành kỹ năng, phương pháp học tập khi được học về phương pháp thảo luận.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đàm thoại 	
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 
Phương pháp hoạt động nhóm
Phương pháp thuyết trình
2. NộI DUNG SáNG KIếN KINH NGHIệM:
2.1: Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm:
 Với phân môn thường thức mĩ thuật là một trong những phân môn khó trong chương trình mĩ thuật THCS không phảI là giờ thực hành hay cả giờ lý thuyết mà đó là sự tập hợp nhiều phân môn trong giờ. Việc giáo viên truyền đặt như thế nào đến học sinh là việc làm không hề đơn giản nhất là tất cả học sinh trong lớp hiểu và nắp bắt kiến thức bài được càng khó hơn.
 Học sinh trong lớp chỉ một số nhỏ chịu làm việc còn nhiều em không làm dựa vào nhóm trưởng. Chính vì vậy những em nào làm tốt thì em đó hiểu được bàI con em lười hoạt động bàI học nắm không nắm, gây ồn tạo cảm giác thiếu tập trung cho các em còn lại. Một bàI thường thức mĩ thuật là một sự liên kiết sâu chuổi một quá trình đa số các em học theo lối học vẹt học để nhớ chứ chưa học đề hiểu hay tạo sự liên kết qúa trình phát triển của các thời kỳ lịch sử.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi ỏp dụng sỏng kiến kinh nghiệm
 Một vấn đề hiện nay theo quan đIểm chung là dạy kỹ năng sống cho học sinh để các em có một nền tảng về sau này, biết kết hợp làm việc theo nhóm, khả năng nói trước mọi người hay sử lý một tình huống nào đó thường các gặp không ít khó khăn thường thì các em e ngại, sợ xấu hổ, không tự tin, hay mặc cảm về kiến thức của mình. Vậy với những vấn đề đặt ra người giáo vên phảI làm gì. Đó là câu hỏi mà không ít giáo viên chúng ta có thể trả lời được.
 Qua khảo sát ở 2 lớp khối 7 tại trường THCS Lâm Xa với phân môn thường thức mĩ thuật đặc biệt trong bài 20 “ Vài nét về mĩ thuật ý thời kỳ phục hưng” Bản thân tôi đã rút ra được một số vấn đề được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:
Nội dung
đánh giá
 Lớp 7A: 21 học sinh
 Lớp 7B: 21 học sinh
 Số h/s đạt
Số h/s chưa đạt
 Số h/s đạt
Số h/s chưa đạt
 Sl %
 Sl %
 Sl %
 Sl %
Kiến thức (hiểu được sơ lược mĩ thuật ý – tác giả )
5 23.8%
16 76.2%
7 33.3%
14 66.7%
Nhận biết được đặc điểm cơ bản MT ý thời kỳ phục hưng
4 19%
17 81%
6 28.5%
15 71.5%
 Kĩ Năng ( nêu được một số nét về thời kỳ phục hưng)
6 28.5%
15 71.5%
8 38. %
13 62%
Xác định được nội dung, đề tài tranh ở thời kỳ này
1 5%
20 95%
1 5%
19 95%
Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi thấy một số vấn đề như sau:
 + Học sinh khó nhớ kiến thức bài.( thời kỳ, giai đoạn)
 + Hay nhầm lẫn tên, tác phẩm của các hoạ sỹ
 + Tiết học còn chưa sôi nỗi, đa số học sinh con làm việc ít chưa phát huy tính tích cự chủ động sáng tạo của học sinh.
 + học sinh chưa thể hiện được khả năng diễn đặt ngôn ngữ trước đám đông.
2.3: Giải pháp thực hiện:
 Vậy trước tỉên chúng ta nên hiểu về phiếu học tập và phương pháp thảo luận nhóm để áp dụng như thế nào là phù hợp.
a Khái niệm về phiếu học tập:
Phiếu học tập được hiểu là tờ giấy rời cỡ nhỏ, ghi chép những nội dung kiến thức nhất định, phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò ở mọi cấp học.
b. Các loại phiếu học tập:
Có thể phân loại theo các dấu hiệu như sau:
* Mục đích sử dụng:
 + Phiếu dùng để giảng bài mới
 + Phiếu dùng ôn tập
 + Phiếu kiểm tra bài cũ......
* Theo mức độ đầy đủ của nội dung:
 + Phiếu chưa có nội dung.
 + Phiếu có nội dung đầy đủ
 + Phiếu có nội dung chưa đầy đủ
* Theo mức độ khó:
 + Phiếu liên hệ kiến thức
 + Phiếu chọn lọc, hệ thống hoá
 + Phiếu bài tập nhận thức.
c. Những chú ý khi xây dựng phiếu học tập:
- Khi HS chưa quen nên chọn những bài, mục có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, ít kiến thức, dễ chọn lọc để HS hoàn thành đúng thời gian. Sau đó nâng dần mức độ khó về kiến thức, phức tạp về nội dung.
- Nên cho HS làm quen với những loại phiếu học tập khác nhau.
- Cần xác định cơ hội sử dụng phiếu học tập và loại hình phiếu thích hợp ở từng bài, từng chương.
2.3.1: Phương pháp thảo luận:
a. Đặc điểm và bản chất:
Đặc điểm:
Thảo luận vừa là hình thức vừa là phương pháp trong hệ thống phương pháp giải quyết vấn đề. Đối với phương pháp này học sinh (HS) tự thảo luận, tìm tòi và suy nghĩ trả lời, tự làm việc là chính, còn giáo viên (GV) chỉ là người hướng dẫn, tổ chức. Mục đích của phương pháp này nhằm khuyến khích học sinh phân tích một vấn đề: Cổ vũ các ý kiến, các quan điểm khác nhau của các thành viên trong lớp.
 Do vậy phương pháp thảo luận trong dạy học còn được xem là một dạng phương pháp hợp tác. Trong phương pháp này, việc phối hợp tổ chức theo chiều đứng (thầy-trò) và theo chiều ngang (trò-trò). Về mặt hiệu quả giảng dạy, phương pháp thảo luận ngoài viêc giúp cho GV có thể đánh giá được kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc của HS còn giúp GV hiểu được HS.
 b. Sự cần thiết phải sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Mĩ Thuật 
 - Trong thời đại giáo dục, vấn đề phát triển trí tuệ, năng lực chủ động sáng tạo của HS ngày càng được nâng cao. Nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, có tri thức thực sự xứng đáng với sự đi lên không ngừng của xã hội. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất được chú trọng. Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực là quá trình dạy học đã và đang cấp bách trong nền giáo dục của thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng. Hiệu quả chất lượng của phương pháp giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung của bài giảng. Phương pháp thảo luận có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tối đa tính tích cực của HS.
c. Các bước cần thực hiện khi sử dụng phương pháp thảo luận:
Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nội dung đó mới là bước đầu, kết qủa còn phụ thuộc nhiều vào cách vận dụng của người GV trong quá trình giảng dạy.
Để cho việc sử dụng phương pháp hướng dẫn cho HS thảo luận có kết quả tốt, GV cần có tổ chức đi theo các bước tuần tự.
 *. Chuẩn bị:
GV phải chuẩn bị nội dung thảo luận: Chọn vấn đề thích hợp để thảo luận. Những bài cho HS thảo luận thường là những bài thường thức mĩ thuật, nhưng lại có những vấn đề được nhiều người quan tâm, có nhiều cách giải quyết khác nhau. Những vấn đề này thường dễ gây hứng thú đối với HS, tích cực lôi cuốn các em tham gia vào cuộc thảo luận.
Đối với HS, khi chọn được bài có vấn đề thảo luận, GV cần phải báo trước cho HS, căn dặn HS xem bài trước, tự nghiên cứu ở nhà để giờ thảo luận được sôi nổi hơn.
Ngoài ra, GV cần phải chuẩn bị những tình huống có thể xảy ra trong giờ thảo luận. GV hình dung trước những ý kiến, thái độ của HS để khi tổng kết, HS nào cũng thấy mình có phần đóng góp vào những ý kiến thảo luận của lớp, của nhóm
Nói tóm lại, để thực hiện tốt phương pháp này, GV cần chuẩn bị chu đáo và có kế hoạch rõ ràng để khỏi bị động. Cùng với GV, HS cũng phải chuẩn bị chu đáo bài thảo luận. Các lớp trưởng, nhóm trưởng phải chuẩn bị các đồ dùng như: Giấy A3, bút màu.....GV chuẩn bị các tranh ảnh, liên quan đến nội dung bài thảo luận.
d. Tổ chức thảo luận:
- Trước buổi thảo luận, GV nêu lại một lần nữa yêu cầu, mục đích và nội dung của vấn đề cần thảo luận.
- GV chia lớp thành các nhóm (tuỳ theo nội dung bài học để chia) đồng thời đặt ra hệ thống câu hỏi cho các nhóm thảo luận
- Trong quá trình HS thảo luận, GV chỉ làm nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận.
e.Thuyết trình:
 Sau khi thảo luận với các bạn trong nhóm đưa ra những kết luận chung về câu hỏi tất cả các thành viên trong nhóm cơ bản đã nắm bắt nội dung bài. Vậy trình bày ra sao và như thế nào, đây cũng là một vấn đề không nhỏ trong thành công của một tiết học.
 ở đây giáo viên, học sinh thường chỉ định em có khả năng diễn đặt lưu loát không nên chỉ định em nào mà để nhóm tự chỉ định để tất cảc các em có thể thể hiện khả năng trình bày chính vì vậy mới thúc đẩy tất cả các em làm việc được.
 Tập hợp các nhóm, kiểm tra, đánh giá:
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, sau đó cho nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên nhận xét giờ thảo luận: Nêu bật được nội dung của bài một lần nữa (nêu ngắn gọn, đủ ý) để HS khắc sâu kiến thức hơn. GV nhận xét ưu - nhược điểm của từng nhóm đồng thời rút ra những sai sót đáng chú ý để HS rút kinh nghiệm.
- GV đánh giá cho điểm, khen ngợi những HS tham gia thảo luận sôi nổi để động viên khích lệ các em học tập tốt hơn.
2.3.2:Kết hợp phiếu học tập và phương pháp thảo luận trên lớp:
 + Vì dùng phiếu với phương pháp thảo luận, không nên phát cho mỗi em một phiếu, tối da 3 em một phiếu, tối thiểu 1 bàn đến 2 bàn một phiếu để các em thảo luận nhóm, đọc SGK, chọn lọc kiến thức, hoàn thành nội dung phiếu. Công đoạn này rèn luyện cho HS năng lực phân tích, tổng hợp, phán đoán nhanh, chủ động bày tỏ quan điểm trước nhóm nhỏ ít người, rất có lợi cho những em rụt rè, thiếu tự tin. Mặt khác giúp các em từng bước làm quen với khả năng làm việc phối hợp theo nhóm nhỏ.
+ Thảo luận trên lớp, GV động viên mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày ( Bất cứ thành viên nào trong nhóm), yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, sau đó bổ sung, sữa chữa. Nên nhấn định thời gian trình bày và phát biểu ý kiến từ 1-2 phút, yêu cầu HS không nói lại kiến thức đúng đã được trình bày, tôn trọng quan điểm riêng của các em, khuyến khích tranh luận nếu có thời gian.
+ Phiếu học tập nếu là 1 mục trong bài thường chiếm 5-10 phút, do vậy phần thảo luận chỉ nên 1-2 ý kiến, GV kết luận, đưa ra đáp án bằng cách:
 - Chiếu đáp án viết sẵn trên máy của bài giảng powerpoint.
 - Viết đáp án lên giấy khổ lớn Ao được che kín và treo trước trước trên bảng, chỉ mở ra khi các em đã thảo luận xong.
 - GV không nên viết lại đáp án lên bảng mà cần một khoảng thời gian nhất định cho các em sửa những sai sót trên giấy.
Để động viên HS trình bày và phát biểu sôi nổi, GV ghi nhận những em phát biểu nhiều cho vào điểm miệng.
2.3.3 Nội dung:
Sau đây là một vài ví dụ về việc sử dụng phiếu học tập kết hợp với phương pháp thảo luận trong chương trình Mĩ Thuật 7 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
a. Phiếu học tập dưới dạng củng cố bài học:
VD1: Bài 20 – Tiết 26:”vài nét về mĩ thuật ý( I-TA-LI-A) thời kỳ Phục Hưng”
Sau khi học xong bài yêu cầu học sinh cần nắm được nội dung chính như sau:
Bước 1: GV giao bài tập cho HS củng cố kiến thức, bằng cách phát cho 1 bàn 1 phiếu học tập .( nội dung dưới đây)
Bước 2: HS theo các nhóm tiến hành thảo luận
GV quan sát, theo dõi tiến trình làm của HS
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày và các nhóm khác đặt câu hỏi bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: GV nhận xét bài làm của HS và chuẩn kiến thức, băng cách trình chiếu kết quả đó trên máy tính.
Các giai đoạn
Những nét chính
Những nét chính
Đặc điểm và xu hướng nghệ thuật trong sáng tác
Những danh hoạ
Trung tâm nghệ thuật.
Trung tâm nghệ thuật
Thế kỉ XVI
Thế kỉ XV
Thế kỉ XIV
 Phiếu câu hỏi nội dung của bài học.( giấy A4)
Đặt câu hỏi nếu có
 Sơ đồ của một tiết học
HS
HS
HS
HS
HS
HS
HS
HS
HS
HS
HS
HS
gv
nhóm 1
nhóm 3
gv
nhóm 2
nhóm 2
Học sinh nhóm 1
 lên trình bày
HS
HS
HS
HS
HS
HS
HS
nhóm 1
Có thể hỏi thêm về nội dung nếu chưa rõ 
nhóm 3
 Bước 1.
 Bước 2.
 Sơ đồ này ta thấy việc chia nhóm làm việc sau đó học sinh lên trình bày bài tập các nhóm khác vẫn có thể đặt các câu hói lại với nhóm lên trình bày
Ví Dụ: Ngoài kiến thức bạn trình bày. Bạn hãy cho mình biết HS Giốt Tô là học trò của HS nào?.hay Ai là người đầu tiên nước ý sáng tác theo xu hướng hiện thực?
 Tương tự như giai đoạn đầu các giai đoạn khác học sinh có thể tìm câu hỏi hay hơn để đặt câu hỏi cho các nhóm khác.
Giáo viên chỉ việc theo dõi tiến trình làm việc của HS ( câu hỏi của các nhóm, hay câu trả lời của nhóm trình bày ) và gợi ý nếu nhóm trình bày gặp khó khăn.
Sau khi HS trình bày trên bảng, GV cho HS dưới lớp nhận xét bài làm của học sinh. 
Giáo viên nhận xét và kết luận bằng máy chiếu
 b. Cụ thể kết quả như sau:
Các giai đoạn
Những nét chính
Đặc điểm và xu hướng nghệ thuật trong sáng tác
Những danh hoạ
Trung tâm nghệ thuật.
Trung tâm nghệ thuật
Thế kỉ XVI
Thế kỉ XV
Thế kỉ XIV
Rô- ma ( Thủ đô của ý )
Phơ- lo- răng- xơ
Vơ- ni- dơ
Phơ- lo- răng- xơ
Xiên- nơ
Lê- ô- na- đờ- vanh- xi
Mi- ken- lăng- giơ
Ra- pha- en
Ma- dắc- xi- ô
Bốt- ti- xen- li
Xi- ma- buy
Giốt- tô
Thực sự thanh toán được
 những rơi rớt của NT
 Trung cổ. MT phát triển 
đến đỉnh cao của sự hoàn
 thiện, trong sáng và mẫu 
mực
Dùng đề tài tôn giáo, 
các nhân vật trong
 kinh thánh và thần 
thoại để tái tạo khung
 cảnh hiện thực và 
con người đương thời
Bước đầu sáng tác theo
 xu hướng hiện thực với
 các bức tranh tường 
và sự tích trong kinh 
thánh.
Với cách làm như vậy các cá nhân trong nhóm đều buộc phải làm việc một cách tích cực, và đều chuẩn bị bài phát biểu của mình về kiến thức và khả năng tự làm việc, phát triển tư duy lô gich
 Có thể kiến thức bài dài với nhiều nội dung. Tuy vậy bằng cách này học sinh hiểu bài nhanh hơn, có trình tự qua các thời kỳ của mĩ thuật thời kỳ Phục Hưng ITALYA. Đặc biệt các em đã kết hợp làm việc giữa cá nhân với làm việc nhóm có thể diễn đạt được một vấn đề đơn giản.
 2.4: Kết quả và bài học sáng kiến kinh nghiệm:	
4.1 : Kết quả:
 Qua quá trình nghiên cứu của bản thân, và áp dụng phương pháp đổi mới giảng dạy môn Mỹ thuật ở trung học cơ sở. Tôi đã rút ra và áp dụng vào dạy, học và đã đem lại được những thành công tương đối khả quan hơn so với đầu năm học thể hiện rõ qua các bài thường thức mĩ thuật và kết quả của học sinh ở lớp 7A, 7B .
 - Cuộc thảo luận diễn ra nhanh gọn, đúng thời gian dự kiến
- HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức.
- HS tự trình bày và đưa ra các quan điểm của bản thân, từ đó giúp các em mạnh dạn hơn trong học tập và trong cuộc sống
- Tất cả các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận và mạnh dạn tranh luận với các nhóm khác
Đặc biệt khả năng tư duy của HS tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các em không còn có thói quen chép lại toàn bộ những nội dung trong SGK có liên quan đến nội dung thảo luận
lớp học trở nên sôi động hơn học, hấp dẫn hơn với tất cả các em
- Trong quá trình thực nghiệm ở một số lớp, giúp GV thành thạo hơn, nhuần nhuyễn hơn trong quá trình phối hợp giữa các phương pháp giảng dạy
Đề tài này, tôi đã tiến hành trên 2 lớp khối 7 Tuy nhiên do có sự phân hoá về trình độ kiến thức nên khả năng tư duy, sáng tạo của HS cũng có sự khác nhau khi thể hiện qua kết quả học tập của phiếu học tập:
 Những hiệu quả nói trên được minh chứng qua bảng thống kê sau:
Nội dung
đánh giá
 Lớp 7A: 21học sinh
 Lớp 7B: 21 học sinh
 Số h/s đặt
Số h/s chưa đặt
 Số h/s đặt
Số h/s chưa đặt
 Sl %
 Sl %
 Sl %
 Sl %
Kiến thức (hiểu được sơ lược mĩ thuật ý – tác giả )
19 90.5%
2 9.5%
20 95%
1 5%
Nhận biết được đặc đIểm cơ bản MT ý thời kỳ phục hưng
18 85.7%
3 14.3%
19 94%
2 6%
 Kĩ Năng ( nêu được một số nét về thời kỳ phục hưng)
20 95%
1 5%
20 95%
4 5%
Xác định được nội dung, đề tài tranh ở thời kỳ này
7 33.3%
14 66.7%
8 38%
13 62%
* Nhược điểm:
- Quá trình thực hiện đề tài này, theo tôi qua

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phieu_hoc_tap_ket_hop_voi_phuong_phap_thao_luan.doc