SKKN Sử dụng một số trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số vào tiết học thể dục trong trường trung học cơ sở Sơn lư – Quan Sơn

SKKN Sử dụng một số trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số vào tiết học thể dục trong trường trung học cơ sở Sơn lư – Quan Sơn

Đất nước ta đang tiếp tục đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế chính trị văn hoá xã hội với mục tiêu: Tiếp tục sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hoàn thành thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

Thể dục thể thao là bộ môn quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân lao động góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho con người.

Từ khi đất nước mới độc lập Bác Hồ đã nói về vấn đề sức khoẻ của con người rất sâu sắc và nhất quán: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.

Phát triển sức khoẻ con người là một trong những mục đích hàng đầu trong TDTT của mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc. Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xã hội ta đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới đất nước đã làm thay đổi từng ngày từng giờ về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao. Trong công cuộc đổi mới cùng với sự phát triển đó sự nghiệp TDTT nước ta cũng đang dần dần được đổi mới cho phù hợp và tiến kịp theo với bạn bè năm châu, đặc biệt là các nước trong khu vực và châu lục.

 

doc 17 trang thuychi01 10401
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số vào tiết học thể dục trong trường trung học cơ sở Sơn lư – Quan Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................2
2. Mục đích - nhiệm vụ..............................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................3
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................4
1. Cơ sở lí luận..........................................................................................4
2. Thực trạng vấn đề..................................................................................5
3. Các giải pháp.........................................................................................7
4. Hiệu quả.......................................................................................14
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................................15
 1. Kết luận................................................................................................15
 2. Kiến nghị..............................................................................................15
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang tiếp tục đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế chính trị văn hoá xã hội với mục tiêu: Tiếp tục sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hoàn thành thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Thể dục thể thao là bộ môn quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân lao động góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho con người.
Từ khi đất nước mới độc lập Bác Hồ đã nói về vấn đề sức khoẻ của con người rất sâu sắc và nhất quán: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Phát triển sức khoẻ con người là một trong những mục đích hàng đầu trong TDTT của mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc. Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xã hội ta đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới đất nước đã làm thay đổi từng ngày từng giờ về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao. Trong công cuộc đổi mới cùng với sự phát triển đó sự nghiệp TDTT nước ta cũng đang dần dần được đổi mới cho phù hợp và tiến kịp theo với bạn bè năm châu, đặc biệt là các nước trong khu vực và châu lục. 
Như vậy, có thể nói rằng vai trò của TDTT là rất to lớn trong việc củng cố, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho mọi người, mọi lứa tuổi khác nhau mà đặc biệt là thế hệ trẻ - Những người xây dựng, làm chủ và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
 Mục đích của giáo dục thể chất ở nước ta là: "Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng và có dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp Cách mạng của Đảng và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh". Để đảm bảo nhiệm vụ to lớn ấy, ngành Giáo dục - Đào tạo đã phối hợp với các bộ ngành liên quan đưa môn Thể dục là một môn học bắt buộc cho tất cả các bậc học từ Mầm non đến Đại học. 
Nhà trường phổ thông là nơi trang bị những kiến thức văn hóa cơ bản đồng thời còn thực hiên nhiệm vụ giáo dục thể chất cho các em học sinh. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí. Trong giai đoạn hiện nay học tập và giáo dục thể chất trong nhà trường là điều kiện hết sức cần thiết.
Riêng đối với các em ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở (THCS), về vấn đề nâng cao sức khoẻ để phục vụ cho nhiệm vụ học tập là rất cần thiết. Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp các em phát triển cân đối về hình thái và chức năng cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khoẻ và tạo khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường. Hình thành và hoàn thiện cho các em những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản. Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất ý chí, đồng thời xây dựng niềm tin khát vọng sống lành mạnh trong mỗi học sinh. Do đó, vai trò của môn học Thể dục ở các trường THCS là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay các trường THCS ở cả nước có nhiều sự khác biệt, khác biệt ở chỗ giữa các trường ở nông thôn và thành thị; các trường đồng bằng và miền núi. Do đó mỗi vùng miền và địa phương (có các cơ sở giáo dục) phải có nội dung, cách thức, phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán ở mỗi địa phương đó. Đối với Trường THCS Sơn Lư cũng như các trường trên toàn huyện Quan Sơn khác với các trường miền xuôi là trong mỗi trường, mỗi lớp có đa phần học sinh là người dân tộc thiểu số khác nhau dẫn đến sự thiếu mạnh rạn kết nối với nhau khi mới vào học chung ở đầu cấp học, giữa các học sinh trong lớp cũng như trong trường. Để tạo được hứng thú và mối đoàn kết giữa học sinh mà vẫn đảm bảo được lượng vận động trong tiết dạy thể dục của mình, thì chỉ có trò chơi mới tạo được sự gần gủi, gắn kết được các em, sẽ giúp giáo viên giải quyết được vấn đề này. Chính vì lý do đó mà tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: 
“SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG DÂN GIAN VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀO TIẾT HỌC THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SƠN LƯ – QUAN SƠN” 
2. Mục đích nghiên cứu 
2.1. Mục đích:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm:
- Tạo sự hứng thú trong tiết học thể dục. 
- Tạo sự đoàn kết, hiểu biết và gắn kết các học sinh trong lớp và trong trường góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Giúp học sinh liên hệ thực tế tại địa phương.
2.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện đề tài này nhiệm vụ được đặt ra cần giải quyết là: 
- Điều tra thực trạng học sinh.
- Thực nghiệm vận dụng trong giảng dạy.
- Đánh giá kết quả.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số như (Thái, H’ Mông, Mường...)
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy - huấn luyện những nhân tố mới được nghiên cứu và làm sáng tỏ tính ưu việt của chúng so với những nhân tố khác.
Nhân tố mới của đề tài nghiên cứu là: Đưa trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số vào tiết học thể dục.
4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn nhằm thu thập thông tin thông qua hỏi - trả lời, giữa giáo viên và các học sinh khác nhau về vấn đề nghiên cứu.
4.3. Phương pháp toán học thống kế.
Để xử lý các số liệu của quá trình nghiên cứu.
Sử dụng toán học thống kê để tính tỷ lệ % kết quả kiểm tra.
II. NỘI DUNG 
 “SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG DÂN GIAN VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀO TIẾT HỌC THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SƠN LƯ – QUAN SƠN” 
1. Cơ sở lý luận:
1.1.Trò chơi
Trò chơi là: “Hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí”. Trong cuộc sống, ở lứa tuổi nào con người cũng cần được vui chơi. Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu (giao lưu, giải trí, vận động, nhận thức, giáo dục, v.v...), đa dạng của con người. Xét về mặt hình thức, vui chơi có khi thoải mái, không câu nệ vào luật lệ, quy định, cấu trúc chặt chẽ, chế ước giữa các thành viên. Và ngược lại, có khi phải “giao ước” với nhau thế này thế nọ, không được “phá luật”, nếu không thì “cuộc chơi” sẽ tan vỡ. Đó là trường hợp “trò chơi”. Như vậy, đã gọi là “trò chơi” thì phải tiến hành có “các bước” nhất định, có “quy ước” hay “luật” bất thành văn, phải tuân theo “đạt” thì “thắng” (được), không “đạt” thì “thua” (không được). Nếu không theo những “lệ luật” đó thì các thành viên sẽ “không chơi nữa”, trò chơi “phá sản”. Mục đích của trò chơi không đạt được. 
1.2. Trò chơi “dân gian” 
Trò chơi ngày nay của trẻ em có loại do người lớn tổ chức, hướng dẫn (như trường hợp các trò chơi của học sinh ở trường mẫu giáo hay tiểu học); có loại do các em tự tổ chức vui chơi với nhau (trong nhà, ngoài sân, ngõ xóm, sân đình, bãi cỏ, sân trường, v.v...). Trước đây, trẻ em chơi những trò chơi được lưu truyền từ ông bà, cha mẹ, anh chị; tức là lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Cách thức lưu truyền là thế hệ trước “truyền dạy” và thế hệ sau “học/bắt chước”. Và mỗi thế hệ lại “bổ sung, sáng tạo thêm” những yếu tố mới vào các trò chơi đó cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, sở thích, nhu cầu, nguyện vọng, môi trường sống mới. Nguồn gốc của trò chơi có thể do người lớn “nghĩ ra”; cũng có thể hoàn toàn do các em “sáng tạo ra”. Rồi ngày một “hoàn thiện”. Tóm lại, đây là những trò chơi “dân gian”, đồng sáng tạo của một cộng đồng người, trải qua nhiều lớp người.
1.3.Trò chơi vận động
 	Là một hoạt động của con người, nó được cấu thành bởi 2 yếu tố:
- Vui chơi giải trí, thoả mãn nhu cầu về mặt tinh thần.
- Giáo dục, giáo dưỡng thể chất (góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, hình thành và phát triển các tố chất, kỹ năng, kỹ sảo cần thiết trong cuộc sống).
Trò chơi vận động là một phương tiện hỗ trợ cho việc phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, hỗ trợ trực tiếp cho các môn thể thao, làm rút ngắn quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho một môn thể thao nhất định.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Trung học cơ sở ở miền núi
Học sinh miền núi luôn có tính thẳng thắn, thật thà và tự trọng. Các em học sinh miền núi có khi không vừa ý thường tỏ thái độ ngay. Đặc điểm thẳng thắn và thật thà cộng với khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông còn hạn chế, có những lúc làm cho giáo viên nếu mới vào nghề sẽ thấy “Bất ngờ” hay “Nóng mặt”; nếu như giáo viên thiếu am hiểu tường tận và thông cảm sâu sắc thì dễ kết luận đó là những hành vi “Thiếu lễ độ”. Vì vậy, giáo viên cần nắm vững đặc điểm này, thận trọng suy xét trong quá trình đánh giá phẩm chất đạo đức của từng em. Các em học sinh miền núi thường có lòng tự trọng cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt hoặc khi kết quả học tập kém, bị dư luận bạn bè chê cười,... các em dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Nếu giáo viên không hiểu rõ thì có thể cho rằng các em hay tự ti. Từ đó giáo viên thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyết những vướng mắc của các em.
Thực tiễn có tác dụng thuyết phục rất lớn đối với các em. Các em sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn. Trong các tiết lên lớp, những vấn đề kiến thức có liên hệ thực tế đến bản thân học sinh thì sẽ sôi nổi và hiệu quả. Do đó giáo viên cần lưu ý việc nêu gương những điển hình tốt của học sinh trong lớp, trong trường về mọi mặt như trung thực, đoàn kết, giúp đỡ mọi người, vượt qua mọi khó khăn để đến lớp,... Đó là những minh chứng cụ thể nhằm dần dần hình thành cho các em những biểu tượng và khái niệm về phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời khắc phục dần những tàn dư lạc hậu cũ rơi rớt trong nhận thức của một số em.Và đặc biệt là những bất đồng trong một lớp nói riêng hay trong trường nói chung giữa các em khác dân tộc thiểu số với nhau.
2.Thực trạng:
 Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn đã tích cực hưởng ứng, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đạt được một số kết quả bước đầu, một số nội dung trong phong trào thi đua đã đạt được kết quả tốt; tuy nhiên, việc thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua nói chung, đặc biệt việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục hiện nay còn nhiều hạn chế. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào thi đua góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường học, đáp ứng yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” trong giai đoạn tới, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong trường học là cần thiết và phải được duy trì thường xuyên. Để đưa trò chơi dân gian vào trường học có hiệu quả, vấn đề đặt ra đối với các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo các trường học cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của trò chơi dân gian, trò chơi của các dân tộc thiểu số; thực hiện hiệu quả việc khai thác và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trò chơi của các dân tộc thiểu số; phân loại, lựa chọn trò chơi cho phù hợp tâm lý lứa tuổi và mục tiêu đào tạo học sinh từng cấp học; việc bố trí thời lượng tổ chức các trò chơi; công tác bồi dưỡng, tập huấn,... nhằm mang lại hiệu quả cao nhất việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trên thực tế tại địa phương tôi đang công tác xã Sơn Lư - huyện Quan Sơn Tỉnh Thanh Hóa là xã miền núi có 4 dân tộc anh em chung sống là: Thái, H’Mông, Mường, Kinh. Địa phương đã tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các lễ hội có các trò chơi vận động dân gian và các dân tộc anh em trên địa phương. Nhưng số lần tổ chưc trong mỗi một năm còn ít và lượng học sinh Trung học cơ sở được tham gia còn hạn chế. 
Đối với Trường THCS Sơn Lư, các hoạt động giáo dục có đưa các trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số cũng chưa phổ biến, chỉ có số ít các em tự chơi theo nhóm chung dân tộc.
Đối với chương trình bộ môn Thể dục lượng thời gian giành cho trò chơi nhiều nhưng số lượng trò chơi trong quy định còn hạn chế, không có trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số.
Khi xây dựng đề tài này tôi đã tìm hiểu nhận biết của học sinh qua phỏng vấn, khảo sát và đề ra một số tiêu chí của 40 học sinh (chọn ngẫu nhiên) về các trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số ở địa phương mình công tác như sau: 
Bảng 1:
Nội dung phỏng vấn và khảo sát
Số lượng tích cực
(đạt)
Số lượng chưa tích cực (chưa đạt)
Ghi chú
Ham thích trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số
18/40 (45%)
22/40 (55%)
Hiểu biết về trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số
13/40 (32,5%)
27/40 (67,5%)
Mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động trò chơi
10/40 (25%)
30/40 (75%)
Thể hiện tinh thần đoàn kết
12/40 (30%)
28/40(70%)
Biết tự tổ chức trò chơi đã được tham gia
10/40 (25%)
30/40 (75%)
Sáng tạo trong khi chơi trò chơi
9/40 (22,5%)
31/40 (77,5%)
Kết quả học tập môn thể dục
24 (60%)
16 (40%)
 Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực trạng trên có thể xác định hiệu quả của việc giảng dạy sử dụng các trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số trong công tác giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a. Quy trình thực hiện
*Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi, trò chơi của dân tộc nào.
*Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia phải tương xứng giữa nam, nữ, 1 đội phải có đầy đủ học sinh các dân tộc có trong lớp, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi. 
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)
*Bước 3: Thực hiện trò chơi.
*Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
b. Lựa chọn một số các trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số tại địa phương để đưa vào tiết dạy môn Thể dục
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã tìm hiểu, tham khảo và lựa chọn được một số trò chơi phù hợp với việc luyện tập thể lực cũng như việc rèn luyện đạo đức, tinh thần đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau của học sinh như sau:
*Trò chơi 1: “Rồng ấp trứng” là trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc H’ Mông. 
- Mục đích:
 	Đây là trò chơi thể hiện sức khỏe, sự khéo léo, nhanh trí, thông minh của người cướp trứng và sự nhanh nhẹn, dẻo dai của người giữ trứng. 
- Chuẩn bị: Mỗi đội tham gia chơi Rồng ấp trứng có 4 người.
Trước khi bước vào trò chơi, cần có một bãi đất bằng phẳng, rộng rãi và sạch sẽ để vẽ vòng ấp trứng. Đường kính vòng ấp trứng khoảng 2 mét, vòng cướp trứng bao bọc lấy vòng ấp có đường kính lớn hơn cỡ khoảng 5 mét. Tâm vòng ấp trứng đường kính 0,5m. 
Trứng là những hòn sỏi to, thậm chí bằng đá được bà con mài dũa nhẵn nhụi to hơn quả trứng gà, 6 quả trứng như vậy được đặt trong tâm vòng ấp trứng.
- Cách chơi: Trò chơi chia làm hai đội. Trong đó, đội một có nhiệm vụ cử một người “giữ trứng”.
Với nhiệm vụ “đặc biệt quan trọng” này, đòi hỏi người giữ trứng phải lực lưỡng, nhanh nhẹn. Có như thế, họ mới đảm trách được sự tấn công hung hãn của những "kẻ thù" muốn xâm hại ổ trứng. Với trò chơi này, người giữ trứng luôn ở thế hai tay chống xuống đất hai chân choài phía sau trong vòng tròn 2 mét, bụng gần như úp lên trứng và đánh trả người cướp trứng bằng chân trong vòng tròn 2 mét. Tuy nhiên, luật chơi quy định người giữ trứng không được đá vào mặt người cướp trứng, cũng như không được dùng tay đánh trả người cướp trứng.
Trong khi đội một là người giữ trứng thì đội hai cử ba người cướp trứng. Theo quy định mỗi lần cướp chỉ được 1 quả. Quá trình cướp trứng, người cướp có thể tránh sự đánh trả của người ấp trứng. Họ đứng ở ngoài vòng tròn 5m để chạy vào vòng tròn 2m cướp trứng. 
Nếu người cướp trứng bị người ấp trứng đánh trúng hoặc chạm vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể thì người đó bị loại khỏi cuộc chơi.
Sau khi đội 2 thua, phải cử người giữ trứng; đội một cử người cướp trứng, trò chơi cứ thế diễn ra, 2 đội đổi nhau luân phiên, người nào cũng được giữ trứng và cướp trứng.
Theo luật chơi, tổng số trứng cướp được từ 04 quả trở lên trong thời gian 03 phút thì đội đó thắng hiệp.
Đây là một môn thể thao, một trò chơi dân gian truyền thống hiện vẫn được bảo tồn, phát huy trong các thôn bản, xã, huyện.
Sau hết 1 lượt 8 hiệp, đội nào có nhiều hiệp thắng hơn thì thắng cuộc và đội thua phải cõng đội thắng đi 1 vòng quanh sân, hoặc đội thua phải chịu úp bụng chống đẩy 10 lần hoặc nhiều hơn tùy theo quy định từ ban đầu của hai đội tham gia chơi.
* Trò chơi 2: “Tó má lẹ” là trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Thái. Tó má lẹ theo tiếng Thái có nghĩa là đánh (hoặc chơi) má lẹ. Má lẹ là tên một loại quả rừng có vỏ cứng, tròn và dẹt như hình chiếc bánh giầy nhỏ. Trò chơi Tó má lẹ đơn giản, tất cả mọi người đều có thể tham gia. 
- Mục đích: Đây là một trò chơi thể hiện sự khéo léo, chính xác, bình tĩnh của người chơi.
- Chuẩn bị: Người ta dùng những quả má lẹ đã được mài bằng một cạnh để dựng lên trên sân chơi gọi là Cái. Những quả má lẹ còn nguyên hình tròn được dùng làm Con, dùng để đánh vào Cái. 
Để chơi trò này, chỉ cần một bãi đất nhỏ. Chơi trò này, ít nhất cần có 2 người, chia ra làm 2 đội. Nếu càng đông người thì trò chơi càng vui. Trò chơi Tó má lẹ có luật chơi đơn giản, trên sân người ta kẻ ra 3 vạch. Vạch thứ nhất - vạch xuất phát được kẻ ở đầu sân là chỗ đứng của người chơi. Vạch thứ 2 là vạch để người chơi đánh dấu điểm đánh và đặt Cái. Vạch thứ 3 (vạch đánh) ở giữa vạch thứ nhất và vạch thứ 2, khoảng cách từ vạch đánh đến điểm đánh tùy vào khả năng của các đội chơi. 
- Cách chơi: Tó má lẹ có nhiều bước chơi nhưng thông thường người ta chơi theo 5 bước:
+ Bước thứ nhất người chơi đặt má lẹ lên đầu gối, dùng ngón cái bật má lẹ sao cho trúng má lẹ đội bạn và bay đến đích hoặc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_tro_choi_van_dong_dan_gian_va_tro_choi_v.doc