SKKN Sử dụng một số phương tiện, đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử góp phần tạo sự hứng thú cho học sinh ở trường THPT Bá Thước 3

SKKN Sử dụng một số phương tiện, đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử góp phần tạo sự hứng thú cho học sinh ở trường THPT Bá Thước 3

Trong các bộ môn ở trường THPT thì môn Lịch sử có một vị trí quan trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em

Tuy nhiên trong những năm gần đây, vị trí cũng như vai trò của môn Lịch sử lại đang bị một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh thờ ơ xem nhẹ. Việc học sinh hiện nay không hứng thú, bỏ bê môn Lịch sử là có thật, không hẳn do các bạn không thích học sử mà một phần do cách dạy, cách truyền đạt môn học này hiện rất khô khan, học sinh phải học thuộc lòng rất nhiều để có được điểm số tốt, điều này dần khiến học sinh mất đi niềm yêu thích tìm hiểu và khám phá lịch sử. Sách giáo khoa lịch sử hiện quá nhiều chữ, nhiều con số và nhiều diễn biến khiến học sinh khó nhớ, khó hiểu, dẫn tới chán nản và mất hứng thú với môn học này.

 Với đặc điểm ham hoạt động, thích khám phá, nhiều học sinh, nhất là những học sinh ở bậc phổ thông trung học bước đầu đã có tư duy độc lập, không thích áp đặt kiểu một chiều.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc dạy và học môn lịch sử vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt được kết quả cao. Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn chủ yếu dạy học bằng phương pháp truyền thống “thầy cô đọc - trò chép”, chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây hứng thú cho học sinh. Vẫn còn tình trạng học sinh thờ ơ với môn lịch sử, chỉ coi môn lịch sử là môn phụ, chưa thực sự chú ý, quan tâm nhiều đến môn này.

Chúng ta cũng đã biết, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã nhấn mạnh: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy - học đảm bảo các điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ".

 

doc 19 trang thuychi01 12570
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương tiện, đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử góp phần tạo sự hứng thú cho học sinh ở trường THPT Bá Thước 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ GÓP PHẦN TẠO SỰ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3
Người thực hiện: Trịnh Thanh Tâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ, NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
3
1.1. Lý do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
5
2.2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.3.1. Sử dụng tranh ảnh
7
2.3.1. Sử dụng bản đồ, lược đồ
9
2.3.3. Sử dụng phim tư liệu, video
10
2.3.4. Sử dụng loa phát thanh trường học
11
2.3.5. Sử dụng bảng tin tổ chức giải kiến thức lịch sử
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
3.1. Kết luận
15
3. 2. Kiến nghị
15
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài:
	Trong các bộ môn ở trường THPT thì môn Lịch sử có một vị trí quan trọng. Bởi lịch sử giúp  học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết  về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời  học lịch sử  còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em  
Tuy nhiên trong những năm gần đây, vị trí cũng như vai trò của môn Lịch sử lại đang bị một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh thờ ơ xem nhẹ. Việc học sinh hiện nay không hứng thú, bỏ bê môn Lịch sử là có thật, không hẳn do các bạn không thích học sử mà một phần do cách dạy, cách truyền đạt môn học này hiện rất khô khan, học sinh phải học thuộc lòng rất nhiều để có được điểm số tốt, điều này dần khiến học sinh mất đi niềm yêu thích tìm hiểu và khám phá lịch sử. Sách giáo khoa lịch sử hiện quá nhiều chữ, nhiều con số và nhiều diễn biến khiến học sinh khó nhớ, khó hiểu, dẫn tới chán nản và mất hứng thú với môn học này. 
	Với đặc điểm ham hoạt động, thích khám phá, nhiều học sinh, nhất là những học sinh ở bậc phổ thông trung học bước đầu đã có tư duy độc lập, không thích áp đặt kiểu một chiều.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc dạy và học môn lịch sử vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt được kết quả cao. Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn chủ yếu dạy học bằng phương pháp truyền thống “thầy cô đọc - trò chép”, chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây hứng thú cho học sinh. Vẫn còn tình trạng học sinh thờ ơ với môn lịch sử, chỉ coi môn lịch sử là môn phụ, chưa thực sự chú ý, quan tâm nhiều đến môn này. 
Chúng ta cũng đã biết, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã nhấn mạnh: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy - học đảm bảo các điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh".
Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học : lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thì việc áp dụng phương pháp dạy học truyền thống chưa thật sự tạo ra sự hứng thú cho học sinh. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn lịch sử người giáo viên phải chủ động, tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với thực tiễn giảng dạy và nâng cao hiệu quả giảng dạy của bộ môn, thường xuyên áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để khai thác tiềm năng và phát triển tâm lực của học sinh, phát triển tính tích cực hoạt động tự nhận thức một cách tốt nhất cho học sinh. Với tư cách là người tổ chức hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng, góp phần to lớn nâng cao chất lượng tạo sự hứng thú cho học sinh khi dạy môn lịch sử. Là cầu nối giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời sống hiện tại. 
Sau nhiều năm học tôi đã thực nghiệm phương pháp sử dụng một số phương tiện, đồ dùng trực quan vào dạy học lịch sử cho học sinh khối 10, khối 11 và thu được những kết quả nhất định. 
Năm học 2015 – 2016 tôi tiếp tục thực hiện phương pháp này dạy học lịch sử cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Bá Thước 3. 
Từ thực tiễn giảng dạy trong nhiều năm qua, cho thấy việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan trong quá trình giảng dạy môn lịch sử đã góp phần tạo sự hứng thú cho học sinh ở trường THPT Bá Thước 3. Đây là một nhiệm vụ hết sức cần thiết trong giai đoạn đổi mới hiện nay của đất nước, cũng như phù hợp với phương pháp dạy học mới mà Bộ giáo dục đề ra.
Với những lý do trên tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài: “ Sử dụng một số phương tiện, đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử góp phần tạo sự hứng thú cho học sinh ở trường THPT Bá Thước 3 ’’.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện lịch sử và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh. 
Giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu hơn bản chất của sự kiện lịch sử, các hình ảnh, những sự kiện được giữ lại đặc biệt trong trí nhớ. 
Góp phần phát triển kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh, hình thành cho mình những hiểu biết mới về lịch sử, tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến bài học.
Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục học sinh về đất nước Việt Nam tươi đẹp, dân tộc Việt Nam anh hùng; giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, khơi dậy tinh thần ham mê học và nghiên cứu lịch sử, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình trong học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là học sinh khối 10, 11 và nhất là học sinh khối 12 ở trường THPT Bá Thước 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu tài liệu; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp đàm thoại
Trong quá trình sử dụng các phương tiện, đồ dùng vào giảng dạy phải căn cứ nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn những phương tiện, đồ dùng trực quan cho tương ứng, thích hợp. Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại phương tiện, đồ dùng để phát huy tính tích cực của học sinh. Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình phương tiện, đồ dùng mà có cách sử dụng khác nhau.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Hiện nay hầu như học sinh không còn ham thích học tập bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông, việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử nào thầy giáo cũng bắt buộc.
Việc học sinh chán học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói khác hơn là người thầy giáo chưa gây hứng thú học tập trong giờ học và trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử.
Thực trạng hiện nay đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn Lịch sử, song hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa, dẫn đến học sinh nhàm chán không muốn nghe thầy giảng mà còn nói chuyện riêng hoặc làm bài môn học khác.
Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung, nội dung và chương trình thật sự không khô khan, không kém phần hấp dẫn, nếu thầy giáo biết cách sử dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Để làm được việc đó, yêu cầu ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi hoạt động mọi khâu trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh học tập, chuẩn bị đồ dùng dạy học, sử dụng nhiều phương tiện khác nhau vào giảng dạyTất cả sự chuẩn bị nói trên nhằm tạo cho các em hứng thú học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, để nâng cao chất lượng dạy và học. 
Như vậy, toàn bộ quá trình lịch sử hiện hành học sinh phải nhớ thời gian, nhân vật lịch sử, sự kiện Do đó, một trong những điều gây khó khăn đã làm giảm hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn này. Để các em nhớ lâu và hiểu sâu sắc về sự kiện, thời gian, nhân vật lịch sử thì người thầy giáo phải biết khắc sâu những sự kiện, thời gian, biểu tượng nhân vật lịch sử đó vào trong tâm trí của các em .
Xuất phát từ thực tế đó, từ tầm quan trọng, từ nhiệm vụ giảng dạy bộ môn trong nhà trường mà việc sử dụng một số phương tiện, đồ dùng trực quan, có vai trò rất quan trọng giúp học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa cũng như trong thực tế đời sống góp phần phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em.
Mặt khác, nhằm giảm bớt số lượng học sinh chán ghét môn học, hạn chế số lượng học sinh học yếu, phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức của bài học, hiểu sâu hơn các sự kiện, thời gian, hiện tượng, nhân vật Thì việc sử dụng một số phương tiện, đồ dùng trực quan còn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. 
	2.2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
	Ở trường THPT Bá Thước 3 đa số học sinh chưa có ý thức tự học tập, tự 
tìm tòi và nghiên cứu về môn học lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện 
tượng, nhân vật lịch sử, các mốc thời gian còn yếu. Trong quá trình giảng dạy
bộ môn lịch sử tại trường THPT Bá Thước 3, Tôi thấy có những thuận lợi và khó 
khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi
Về phía giáo viên:
Đa số giáo viên giảng dạy bộ môn còn trẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác giảng dạy, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy, có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua các phương tiện, đồ dùng dạy học.
Về phía học sinh:
Đa số học sinh của trường đều ngoan, biết nghe lời thầy cô, chú ý nghe giảng, tích cực trong học tập, khi học các em luôn chú ý để chiếm lĩnh kiến thức, khi giao bài tập về nhà các em đều hăng hái tham gia và làm bài đầy đủ.
2.2.2. Khó khăn
Về phía giáo viên:
Việc sử dụng những phương pháp mới nhìn chung đã được các thầy cô áp dụng, nhưng mức độ còn ít, giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp, chưa tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp cũ. Do đó, nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, học vẹt...
Về phía học sinh:
Đa số học sinh của trường là con em dân tộc thiểu số ( dân tộc Thái chiếm 98%) học sinh toàn trường, lại ở các thôn, xã vùng cao, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phương tiện và đồ dùng học tập của các em còn thiếu thốn, nhất là máy tính và kết nối internet còn chưa có, nên sự hiểu biết và nhận thức của các em còn chậm. Cho nên việc truyền tải kiến thức cũng như xác định động cơ học tập của nhiều học sinh còn hạn chế. Vì vậy, việc chủ động học tập qua việc khai thác các phương tiện và đồ dùng trực quan vẫn còn nhiều khó khăn trong giảng dạy bộ môn ở nhà trường. Phần lớn học sinh chưa quen với phương pháp học tập thông qua các phương tiện và đồ dùng trực quan, nhiều khi khai thác theo cảm xúc, lệch hướng, thiếu chính xác, nhiều học sinh chưa có sự độc lập suy nghĩ và tư duy.
	2.2.3. Một số vấn đề dặt ra
	Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chủ động trong việc học tập qua các phương tiện và khai thác các đồ dùng trực quan.
	Đặt ra những câu hỏi mở để học sinh tìm và xác định nội dung có liên quan đến vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Có thể khen thưởng và cho điểm kịp thời đối với những học sinh khai thác đúng hướng nhằm khuyến khích và phát triển trí tuệ, tư duy lịch sử ngôn ngữ cho học sinh.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	2.3.1. Sử dụng tranh ảnh 
Thông thường, khi soạn giáo án, giáo viên sẽ biết được nội dung của tiết học đó có những kênh hình nào để minh họa, giới thiệu cho học sinh. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng có tranh ảnh trong sách giáo khoa (SGK). Vì vậy, để cho bài học thêm sinh động, lý thú, giáo viên cần chuẩn bị như sau:
Sưu tầm tranh ảnh: Đối với những bài không có tranh ảnh trong SGK giáo viên có thể tìm kiếm các tranh ảnh này trên Internet hoặc các tư liệu lịch sử khác rồi lưu file để phục vụ bài dạy hoặc sử dụng các đĩa tư liệu để giới thiệu cho học sinh. 
Thực hiện giờ dạy: Cho học sinh sưu tầm tranh ảnh ở nhà và các câu hỏi kèm theo để định hướng vào nội dung bài học. Sau đó, khi thực hiện giờ dạy, đến phần cho học sinh chuẩn bị thì mời học sinh lên giới thiệu, cuối cùng giáo viên nhận xét, kết luận và có thể cho học sinh xem tranh của giáo viên đã chuẩn bị nếu tranh ảnh của giáo viên rõ ràng và sắc nét hơn tranh của học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 5 - Châu Phi và khu vực Mĩ La tinh (Lịch sử 12). Giáo viên giao cho các em tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử Nen sơn Manđêla và Phiđen Catxtơrô (1959) từ ở nhà. Khi dạy đến mục 1 của phần I và mục 1 của phần II, giáo viên có thể mời các em lên giới thiệu chân dung các nhân vật lịch sử này. Tuy nhiên, giáo viên định hướng các em không nên miêu tả hình dạng bên ngoài của nhân vật mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài, đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật. Chẳng hạn tranh chân dung của Phiđen Catxtơrô ở mục 1- Vài nét khái quát về quá trình giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ La Tinh, đây là bức ảnh chụp chân dung người anh hùng của đất nước Cu Ba, giáo viên gợi ý bằng một số câu hỏi:
- Nhìn vào diện mạo bên ngoài của Phiđen Catxtơrô, em thấy ông là một người như thế nào?
- Ông có vai trò ra sao đối với cách mạng Cu Ba?
- Vì sao Phiđen Catxtơrô được gọi là anh hùng giải phóng dân tộc của đất nước Cu Ba?. Sau khi học sinh giới thiệu cả lớp tập trung chú ý lắng nghe và quan sát bức tranh, giáo viên nhận xét, kết luận. Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận xét về vai trò của Phiđen Catxtơrô. Với phần giới thiệu chân dung anh hùng dân tộc của Cu Ba, các em học sinh lớp 12 không chỉ biết ông có ngoại hình như thế nào mà còn ngưỡng mộ khi biết những thông tin về công lao của ông trong thời kì đất nước khó khăn cũng như trong thời kì đất nước hòa bình, cải cách và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ 2: Khi trình bày sự kiện ngày 29/9/1938, Anh – Pháp kí với Đức – Italia “ Hiệp ước Muy-nich” trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc do Đức âm mưu hướng Đức tấn công Liên Xô. Để giúp học sinh nhận thức rõ bản chất hai mặt của Anh – Pháp trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh thế giới II đó là bản chất “dung dưỡng”, “thỏa hiệp”với chủ nghĩa phát xít và bản chất hung hăng, hiếu chiến của chủ nghĩa phát xít Đức, giáo viên cần sử dụng bức tranh “ Hội nghị Muy-nich” để miêu tả hành động của Anh, Pháp, Đức, Italia: tham dự Hội nghị này có đại biểu của 4 cường quốc là Anh, Pháp, Đức, Italia. Tại hội nghị này Anh, Pháp đã thống nhất với Đức, Italia âm mưu chống Liên Xô qua việc Anh, Pháp đồng ý nhượng cho Đức vùng Xuy-đet của Tiệp Khắc để đổi lấy việc Đức sẽ tấn công Liên Xô. Đại biểu Tiệp Khắc được mời đến tham dự hội nghị nhưng chỉ được đứng bên ngoài chờ nghe những phán quyết của hội nghị. Anh, Pháp đã sẵn sàng bỏ rơi bạn đồng minh của mình để đẩy mũi nhọn chiến tranh sang phía Liên Xô. Đây là đỉnh cao của chính sách “ nhân nhượng thỏa hiệp” bọn phát xít của Anh, Pháp. Hitle còn cho quân chiếm đóng Tiệp Khắc. Sự việc này Anh, Pháp cũng đã làm ngơ cho Đức với ảo tưởng Đức sẽ tấn công Liên Xô. Thấy chưa đủ lực để tấn công Liên Xô, Đức kí với Liên Xô  “ Hiệp ước không xâm lược nhau”, tạo điều kiện cho Đức tấn công đánh chiếm Ba Lan. Qua lời miêu tả của giáo viên về bức tranh hội nghị Muy-nich, học sinh sẽ nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh thế giới II. Chính sách “dung dưỡng, thỏa hiệp” của chúng với bọn phát xít đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt, hủy diệt bao sinh mạng người dân vô tội.
	Ví dụ 3 : Khi dạy bài 12, phần 3, mục II: “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ’’ ( SGK, Tr.81). Giáo viên cho học sinh quan sát hình 27: Toàn cảnh Đại hội Tua ( Pháp) năm 1920, với sự tham dự của Nguyễn ái Quốc tham gia phát biểu ý kiến tại Đại hội. Sau khi tường thuật giáo viên cho học sinh cảm nhận được việc Nguyễn Ái Quốc bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin để truyền bá vào Việt Nam, từ đó có tình cảm tự hào về con người Nguyễn Ái Quốc.
	Ví dụ 4: Khi giảng bài 13: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930” dạy đến phần 3, mục I: “Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái” giáo viên cho học sinh quan sát chân dung của Nguyễn Thái Học và giới thiệu về tiểu sử vị lãnh tụ của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng sẽ gây được hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu về tổ chức cũng như giáo dục cho học sinh tinh thần dũng cảm, sự hy sinh quên mình vì đất nước của những thế hệ cha anh đi trước. Hoặc khi dạy mục II, phần 3 ( SGK, Tr. 94): 
“ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam’’ dạy đến “ Luận cương chính trị 10 năm 1930’’ giáo viên cho học sinh quan sát hình 33 SGK về chân dung đồng chí Trần Phú. Sau đó cho học sinh phát biểu nêu lên sự hiểu biết về nhân vật lịch sử này, giáo viên kể cho các em nghe về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng và khí tiết của người chiến sĩ cộng sản Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta.
	Tóm lại: Tranh ảnh trong SGK là một phần đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới công việc của tư duy trừu tượng. Thông qua quan sát miêu tả tranh ảnh học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt , lựa chọn ngôn ngữ. Từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh lịch sử , giáo viên luyện cho các em thói quen quan sát và khả năng quan sát vật thể một cách khoa học, có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát rút ra những kết luận lịch sử. Như vậy, việc sử dụng tranh ảnh vừa khai thác được nội dung lịch sử thể hiện trong tranh ảnh bổ sung cho bài giảng, vừa phát huy được năng lực tư duy cho học sinh, kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú học tập cho các em. 
2.3.2. Sử dụng bản đồ, lược đồ
Chuẩn bị bản đồ, lược đồ: Tùy thuộc vào nội dung bài giảng có bản đồ, lược đồ hay không mà giáo viên cần có sự chuẩn bị. Ví dụ ở bài 18 (SGK Lịch sử 12), giáo viên cần chuẩn bị lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, bản đồ chiến dịch biên giới Thu - Đông năm 1950; ở bài 20 (SGK Lịch sử 12), cần chuẩn bị lược đồ hình thái chiến trường trong Đông - Xuân 1953-1954, lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), lược đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ...
Để chuẩn bị cho việc dạy tốt, giáo viên cần lấy lược đồ diễn biến các chiến dịch đó trên các đĩa tư liệu lịch sử hoặc trên mạng internet có độ chính xác cao vào file riêng. 
Xử lý bản đồ, lược đồ: Sau khi đã tìm được bản đồ, lược đồ giáo viên cần xử lý hiệu quả để khai thác triệt để ngôn ngữ của bản đồ, lược đồ theo ý người dạy mà không làm sai lệch tính khoa học, tính nguyên tắc của bản đồ giáo khoa. 
Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kỹ các kí hiệu, các biểu tượng, đường biên giới trên bản đồ, lược đồ, nắm rõ diễn biến của một chiến dịch hay hình thái chiến trường quân sự được thể hiện trên bản đồ, lược đồ. Để tạo được sự hấp dẫn và để học sinh nắm được nội dung của diễn biến chiến dịch, giáo viên nên tạo ra các hiệu ứng bằng những màu mũi tên, kí hiệu khác nhau trên lược đồ. Ví dụ: Ở bài 20 (SGK Lịch sử 12), giáo viên có thể sử dụng Slide thứ nhất là lược đồ hình thái chiến trường trong Đông - Xuân 1953 - 1954, các hiệu ứng sẽ giúp học sinh thấy rõ địa b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_phuong_tien_do_dung_truc_quan_trong_day.doc