SKKN Để học sinh tự định hướng nghề nghiệp và sẵn sàng trở thành công dân số

SKKN Để học sinh tự định hướng nghề nghiệp và sẵn sàng trở thành công dân số

Đề tài này đã được thực hiện trong nhiều năm, dưới dạng các hoạt động, phân tích của cá nhân tác giả trước học sinh, góp phần nhỏ vào thay đổi nhận thức và hành động của các em học sinh THPT Bỉm Sơn những năm qua:

Giúp các em nhận ra tiềm năng, vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong đời sống xã hội, sẵn sàng theo đuổi ngành CNTT, hoặc ít nhất hiểu được rằng có “kỹ năng số” là yêu cầu tối thiểu của đại ngày nay.Đề xuất một khung kỹ năng số và cách thức để các em tiếp cận, trang bị từng bước một.

Vì lý do muốn tăng cường hơn kết quả đã đạt, tôi tổng kết lại thành sáng kiến này.

Sáng kiến tập trung nhiều vào phân tích thực trạng trong dạy học môn Tin học ở môi trường THPT và thực trạng việc làm hiện nay để giáo viên/học sinh/phụ huynh nhận thức rõ chúng ta đang thiếu gì, yếu gì, cần làm gì.để các em bắt kịp nhu cầu của xã hội. Tại nhiều phần, kết quả được thực hiện đan xen ngay sau phần trình bày phương pháp.

Khi còn có thời gian để thay đổi, một câu hỏi tốt còn hơn nhiều giải pháp vội vàng!

 

doc 20 trang thuychi01 5470
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Để học sinh tự định hướng nghề nghiệp và sẵn sàng trở thành công dân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
Đề tài này đã được thực hiện trong nhiều năm, dưới dạng các hoạt động, phân tích của cá nhân tác giả trước học sinh, góp phần nhỏ vào thay đổi nhận thức và hành động của các em học sinh THPT Bỉm Sơn những năm qua:
Giúp các em nhận ra tiềm năng, vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong đời sống xã hội, sẵn sàng theo đuổi ngành CNTT, hoặc ít nhất hiểu được rằng có “kỹ năng số” là yêu cầu tối thiểu của đại ngày nay...Đề xuất một khung kỹ năng số và cách thức để các em tiếp cận, trang bị từng bước một...
Vì lý do muốn tăng cường hơn kết quả đã đạt, tôi tổng kết lại thành sáng kiến này.
Sáng kiến tập trung nhiều vào phân tích thực trạng trong dạy học môn Tin học ở môi trường THPT và thực trạng việc làm hiện nay để giáo viên/học sinh/phụ huynh nhận thức rõ chúng ta đang thiếu gì, yếu gì, cần làm gì...để các em bắt kịp nhu cầu của xã hội. Tại nhiều phần, kết quả được thực hiện đan xen ngay sau phần trình bày phương pháp.
Khi còn có thời gian để thay đổi, một câu hỏi tốt còn hơn nhiều giải pháp vội vàng!
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục bậc đại học hàng trăm năm nay được thế giới coi là thước đo trình độ giáo dục của mỗi quốc gia. Những quốc gia phát triển hoặc những cường quốc hiện nay đều có nền giáo dục hàng đầu: Mỹ, Thụy Sĩ, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc... thậm chí Singapore, HongKong, Đài Loan đều có mặt trong TOP 50 trường đại học tốt nhất thế giới, và Việt nam thậm chí nhiều năm qua không có trường nào trong TOP 500 thế giới.
Hình: 7 đại học của VN trong TOP 500 châu Á
Giáo dục bậc THPT là “đầu vào” quan trọng cho bậc đại học, không phải ngẫu nhiên mà các đại học tên tuổi trên thế giới đều không dễ vào, và càng không dễ ra, nhưng nếu ra được thì cơ hội việc làm thường rộng mở.
Vụ án “chạy điểm chạy trường” năm 2018 vừa qua đã gây chấn động cấp quốc gia, hàng trăm em đã bị phát hiện “cộng nhầm điểm” để có thể vào được những trường thuộc nhóm “khó vào nhất Việt nam” là khối “trường nhà nước” (an ninh, quân sự) là những trường mà đầu vào, thậm chí cả “đầu ra” của nó được coi là “bao cấp”, nói cách khác là cứ ra được trường thì khả năng cao có được một tương lai đảm bảo. Đáng chú ý, các vụ việc bị phát hiện đều thuộc các tỉnh miền núi, và bố mẹ các em trong vụ việc phần lớn là có tiền và có vị trí tốt trong chính quyền. Nó cũng cho thấy sự quan tâm, định hướng “học gì” để “làm gì” sau này của một bộ phận phụ huynh kể trên đang có vấn đề nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn ở chỗ họ phần lớn là những người có trình độ lý luận chính trị, vị trí, tầm nhìn và ảnh hưởng xã hội hơn hẳn người bình thường. Đất nước cũng bị ảnh hưởng nếu lớp lớp những người được “nhầm điểm” sẽ làm quản lý trong tương lai. Và nữa, nhiều em học sinh có khả năng thi vào những trường thuộc “nhóm cao” kia là con nhà nghèo có thể được định hướng để theo đuổi một tương lai khác hơn mà không nhất thiết cứ phải học trường của “nhà nước”.
Tôi là một giáo viên giảng dạy môn dạy tin học tại trường THPT Bỉm Sơn từ năm 2002 đến nay. Tôi cũng biết rõ công việc của một kỹ sư phần mềm ở xi măng Bỉm Sơn, là người thường đi nhiều nơi để thực hiện các dự án điều khiển/giám sát/vận hành trong các nhà máy công nghiệp. Thông qua ngay việc so sánh những kiến thức của bản thân đang truyền tải cho học sinh và những gì anh ấy đang làm tôi thấy có một khoảng cách khá xa từ bài học đến thực tiễn. Tôi hình dung đến việc những khẩu hiệu trên báo đài về 4.0, “quốc gia khởi nghiệp”, “hệ sinh thái số”, “thành phố thông minh” mà không khỏi băn khoăn: nếu ở lứa tuổi THPT, khi học sinh có khả năng/thời gian/cơ hội học tập, thậm chí làm việc tốt nhất về CNTT mà không được “dạy đúng, dạy trúng” những gì xã hội đang thật sự cần, sẽ cần, thì phải chăng vai trò của nhà trường THPT chỉ là “đẩy” các em lên được Đại học?
Học để ngày mai lập nghiệp! Đó là khẩu hiệu hiện đang có ở rất nhiều mái trường trên đất nước Việt Nam. Không sai, nhưng ngày nay, không nhất thiết phải đợi đến “ngày mai”
Triết học Mác định nghĩa: Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Xuất phát từ con người hiện thực, Mác đã nhận thấy lao động đóng vai trò quyết định trong việc phân chia ranh giới giữa con người và động vật.
Học là để hành, nói cách khác là các em học THPT hôm nay để mai sau có thể làm việc tương xứng với nỗ lực của mình. Vấn đề là kiến thức thì không giới hạn cơ hội tiếp cận, nhưng việc làm thì thường hữu hạn.
Gần đây báo chí, xã hội đề cập nhiều đến hiện tượng sinh và cử nhân tốt nghiệp chạy Grab “hơi nhiều”: ước tính hiện Việt nam có khoảng 190.000 tài xế Grab, lớn hơn bốn lần dân số của thị xã Bỉm Sơn (để hình dung: theo ước tính, mỗi năm toàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 30.000 người bước vào độ tuổi lao động) 
Đây là thành tích của Grab nhưng là thực trạng khá buồn của người Việt khi phần lớn là thanh niên trẻ tuổi sử dụng smartphone thành thạo đã cạnh tranh công việc phổ thông vốn dành cho người trung niên. Khi những công việc phải “lăn lộn” để kiếm tiền mà không sử dụng chất xám phát triển hơn nhóm công nghệ cao, sẽ là mối lo tương lai cho Việt nam, đất nước đang đi qua ngưỡng “dân số vàng”
Bên cạnh đó, cơ hội việc làm trong các lĩnh vực mới như công nghệ thông tin có thể nói “gần như vô tận”, không phụ thuộc độ tuổi, vị trí địa lý, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều. Dưới đây là một vài ví dụ:
Những tấm gương sáng tạo trong lĩnh vực CNTT tuổi học trò:
“Em muốn “gói” kiến thức học tập vào một thiết bị nhỏ gọn để mang lại cảm giác thoải mái, linh động cho các bạn học sinh..”. 
Nguyễn Duy Phước Hải, (học sinh lớp 11 Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) , tác giả phần mềm ứng dụng Smart Study Assistant và cô giáo chủ nhiệm trong lễ vinh danh 10 công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất cả nước trong cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2018
“Ai đó nói rằng, người khiếm thị thì sử dụng điện thoại thông minh để làm gì. Theo chúng em, là để hòa nhập cuộc sống..”
Vũ Trung Hiếu (trái) và Trần Huy Hoàng, lớp 8 trường THCS Nguyễn Gia Thiều, tác giả ứng dụng Blind Phone giúp người khiếm thị sử dụng điện thoại bằng giọng nói, giải tư trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực phía Nam năm 2019
Trăn trở trước những con đường đi học đầy rác thải, hai học sinh lớp 5/3 Trường TH Bình Trị 2 (Q.Bình Tân, TP.HCM ) là Hồ Chí Thông và Trần Trọng Khang đã sáng chế ra Robot quét dọn đường phố, giành giải ba ở bảng A trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi TP.HCM năm 2018
Thời đại ngày nay, không còn phải đợi đến khi hoàn thành chương trình đại học, đợi đến khi đứng sau máy cày, máy tiện, vào viện miệt mài nghiên cứu...chúng ta mới có thể tạo ra sản phẩm vật chất, mà ngay bằng sức lao động trí óc và máy tính, mỗi người đều có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị, hơn thế nữa những sản phẩm đó có cơ hội được đưa vào sử dụng, thử nghiệm khắp nơi chỉ trong khoảng thời gian tính bằng phút. Những sản phẩm của các em học sinh đã làm như trên có thể đem lại tiền cho tác giả ngay khi người sử dụng tải về (miễn phí) hoặc sử dụng (chi phí đến từ quảng cáo trong ứng dụng)! 
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Phân tích các đặc điểm của thị trường lao động hiện nay và đối chiếu với tình hình dạy học thực tế ở nhà trường. Truyền cảm hứng và đưa ra những cách thức giúp học sinh nắm bắt thông tin để tự định hướng nghề nghiệp cho tương lai trong đó ưu tiên những ngành nghề mới. Đề xuất phương pháp để các em tự lập kế hoạch trang bị dần cho mình những kỹ năng của công dân số.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thực trạng tiếp cận xã hội số của học sinh THPT Bỉm Sơn; bộ câu hỏi cho học sinh Trường THPT Bỉm Sơn cần nghiêm túc trả lời khi lựa chọn ngành nghề tương lai; bộ khung kỹ năng của công dân số theo tiêu chí: sử dụng được những công cụ phổ thông, chuẩn hóa của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới Google, Microsoft, Facebook.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một sáng kiến phạm vi rộng, nguồn tư liệu từ môi trường internet khá nhiều, trong bài sử dụng nhiều thông tin, số liệu từ các cơ quan chính phủ, hiệp hội, các bài viết uy tín như Tổng cục thống kê, Bộ LĐ-TBXH... do đây không phải là đề tài khoa học, nên một số thông tin tác giả có thể không dẫn nguồn, tuy nhiên tính phổ thông hay khả năng kiểm chứng của chúng có thể dễ dàng thực hiện được khi “Google”.
a. Cơ sở lý thuyết:
Mục 4 điều 27 Luật giáo dục nêu rõ Mục tiêu của giáo dục phổ thông cấp THPT: Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh:
 - Củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông,
- Có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp,
- Có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Tác giả cho rằng hiện nay chúng ta chưa đạt được những mục tiêu đó, bằng chứng là ngay cả những học sinh có điều kiện đi tiếp lên đại học, cao đẳng khi ra trường vẫn đa số không đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội (thực trạng “ai cũng biết” này xin không phải dẫn chứng nhiều), trong khi nhóm chuyển sang học nghề có thể sử dụng được ngay, thậm chí được trả lương ngay trong quá trình học-hành). Nhìn rộng hơn chúng ta có thể đối chiếu:
- Hơn 80% sinh viên Nhật ra trường tìm được việc làm đúng nghề ngay sau năm đầu ra trường tại các tập đoàn, công ty lớn, đa số còn lại có việc làm tạm thời (ở Nhật thất nghiệp là chuyện có thể dẫn đến lối sống okatu, tự tử...dù việc làm phổ thông không thiếu vì thường dành cho người nước ngoài)
- Gần 100% sinh viên Singapore tìm được việc làm ngay sau năm thứ nhất của Đại học.
Khoảng trống từ lý thuyết đến thực tế của chương trình THPT là khá lớn, nó càng được giãn cách thêm bởi nhiều kiến thức về địa lý, lịch sử có thể học theo cách khác
Ngành giáo dục VN đặt nặng vấn đề xem xét chuẩn/khung kiến thức khi làm sách giáo khoa, điều này làm giảm tốc độ bám sát thực tiễn của giáo dục, trong khi bản chất, chính các nhà tuyển dụng mới là người tạo ra yêu cầu cụ thể và không ai muốn trả nhiều tiền để thuê những người được không được đào tạo phù hợp.
Do đó, bởi các em học sinh không có điều kiện học những trường tốt, tôi “thông não” thẳng thừng các em rằng không thể trông chờ hoàn toàn vào những kiến thức được sách giáo khoa THPT, thậm chí là giáo trình đại học, phải bằng con đường tự học, tự trang bị thêm những kiến thức mở rộng mới có thể bắt kịp yêu cầu của công việc sau này.
Gần đây dư luận Việt nam bắt đầu nói nhiều về việc nhập khẩu chương trình và sách giáo khoa Singapore về Việt Nam, bản thân Singapore là nền giáo dục tiên tiến, có tính toàn cầu, chú trọng đến thực tiễn, dạy cho người học những kiến thức, kỹ năng suốt đời, đảm bảo cho mọi đối tượng trong xã hội đều có thể tiếp cận bằng những con đường/tốc độ khác nhau.
Hình: Vị trí của giáo dục THPT trong Khung trình độ học vấn của Việt Nam.
Theo sơ đồ này thì giáo dục THPT ở tầng thứ 5/8, và theo yêu cầu của thị trường lao động Việt Nam hiện nay gần như chỉ có lực lượng “lao động phổ thông tự do” là không cần đến trình độ tốt nghiệp THPT. Trình độ tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (trung cấp/bổ túc văn hóa) có thể được coi là yêu cầu thấp nhất trong thị trường lao động hiện nay.
Từ sơ đồ trên, trong sáng kiến này, tôi “định hướng” các em nên hạn chế đi theo hướng “đại học định hướng nghiên cứu” vì các lý do:
- Đây là thị trường lao động chuyên sâu, không cần nhiều người.
- Việt Nam đã có lực lượng nghiên cứu rất đông đảo về số lượng nhưng “hướng ứng dụng” thì còn ít, yếu.
- Hướng nghiên cứu đòi hỏi trình độ kiến thức sâu, cần có công nghệ đào tạo chuyên sâu tương ứng, không phải là dạng kiến thức “kỹ năng”, không phù hợp môi trường THPT.
Tham khảo: Hiện nay, thật không ngạc nhiên khi gõ từ khoá tiếng Việt “du học thpt Trung Quốc” ta thấy có thể tiếp cận rất dễ dàng việc du học THPT tại Trung Quốc qua các công ty Việt.
Nền giáo dục Trung Quốc đang ngày càng nỗ lực phát triển nền giáo dục để trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về giáo dục trên thế giới. Vì không có xếp hạng các trường THPT trên thế giới, chúng ta có thể gián tiếp thấy chất lượng chung của nền giáo dục Trung Quốc qua bảng xếp hạng TOP 10 trường Đại học tốt nhất châu Á 2018:
ĐH Thanh Hoa đứng thứ 3 (xếp thứ 17 thế giới)
ĐH Bắc Kinh đứng thứ 5 (thứ 30)
ĐH Phục Đán đứng thứ 6 (thứ 44)
Trong bảng xếp hạng này không có trường nào của Nhật Bản, 7 trường khác đến từ Hồng Kông:3, Singapore:2, Hàn Quốc:2.
Trung quốc vẫn “được tiếng” là sao chép, ăn cắp công nghệ. Tuy nhiên không thể phủ nhận chất lượng giáo dục của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân gián tiếp hỗ trợ để nền kinh tế của họ vươn lên thứ 2 thế giới trong những năm gần đây. Bảng bên là những công ty sở hữu số bằng sáng chế 5G: Huawei của Trung Quốc dẫn đầu.
b. Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin
Vì nội dung điều tra của sáng kiến chỉ tập trung vào việc khảo sát định hướng nghề nghiệp và mức độ kỹ năng số của học sinh, để việc thu thập thông tin dễ dàng nhất, tác giả đã tổ chức nó dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm. Việc phát hành các phiếu được tiến hành online và kết quả được xử lý tự động bằng các công cụ của Google.
c. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Sáng kiến chỉ xử lý số liệu khi phát hành các bộ câu hỏi khảo sát định hướng. Số liệu được từ các phiếu này được tập hợp và xử lý tự động bằng công cụ Google biểu mẫu và Google trang tính. Đây cũng là 2 trong các ông cụ của bộ GSuite.
1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
Tác giả nhận định, đây là sáng kiến mới hoàn toàn trong ngành giáo dục ở cấp bậc THPT. Sáng kiến đề cập đến vấn đề lớn của xã hội và cố gắng tập trung giải quyết phạm vi hẹp, nhưng phương pháp và lợi ích của nó không giới hạn trong một trường mà có thể áp dụng trên toàn quốc.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
a. Thời đại số:
Về khía cạnh chính sách và khung pháp lý, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới hiện nay đang nhanh chóng hoàn thiện việc đưa chủ đề “Công dân số” vào khung luật pháp.
Đánh giá thị trường của Appota VN tháng 6/2018: 72% dân số Việt Nam đang dùng điện thoại thông minh, 68% người Việt xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động, có nhiều người cùng lúc sử dụng hơn 2 chiếc điện thoại với tỷ lệ sở hữu máy trung bình là 1,7 máy/người. Nhiều người Việt lên mạng bằng điện thoại nhiều hơn cả máy tính, con số cụ thể là 68%.
Đáng chú ý, số người sử dụng Internet trong độ tuổi từ 15 đến 24 chiếm 38%. Điều đó đồng nghĩa với việc không chờ đến độ tuổi 18 mới được coi là công dân số.
Nhận định chung của các chuyên gia về Việt Nam:
Về khía cạnh giáo dục và nâng cao nhận thức, các kỹ năng công dân số – vốn chưa được coi trọng và đào tạo có bài bản tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ sẽ là trở thành một thách thức đáng kể. Việc tăng cường phổ cập kỹ năng số là một trong những kỹ năng được đề cập tới trong chương trình đổi mới giáo dục nhằm giúp cho thế hệ trẻ chuẩn bị năng lực cần thiết cho thị trường lao động trong thời đại công nghệ số.
b. Việc làm trong thời đại số có nhiều khác biệt
Những công việc đơn giản, công việc truyền thống sẽ biến mất dần do nhu cầu về sản phẩm thay đổi, hoặc bị thay thế dần dần bởi máy móc tự động và ngày cần ít lao động. Những loại hình công việc mới sẽ phát sinh liên tục và có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, sẽ có những nghề, những loại việc làm mới phổ biến trên toàn thế giới nhưng thời gian cực thịnh chỉ tính bằng tuần. Nếu bạn xác định không trở thành một lao động phổ thông thì khái niệm gắn bó “một nghề suốt đời” dần chấm dứt, ngược lại, người lao động sẽ phải “học tập suốt đời” và cần vô số những loại kỹ năng mới tuỳ theo công việc cụ thể
Nhìn lại ngành mình, và nhu cầu chung của phụ huynh Bỉm Sơn ngày nay, những người xung quanh đang khá bận rộn với công việc, với nhu cầu du lịch, giải trí, và với cả mạng xã hội..họ cũng đa số gần như không có cách nào khác là phải giao phó con em mình cho nhà trường, ngoài ra, số tiền mà phụ huynh Bỉm Sơn chi cho con em mình học về Tiếng Anh là không nhỏ, gần đây thêm xu hướng học thêm về thể thao/nhạc vũ. Nhưng tất cả kiến thức và kỹ năng cơ bản là chưa đủ, bởi vì thời đại chúng ta đang sống quá đặc biệt!
c. Việc làm trong thời đại số qua một ví dụ:
Những đặc biệt này chúng đến chính từ yếu tố cơ bản nhất tạo ra “bản chất con người” là lao động trong thời đại số (thông qua lao động chúng ta hình thành nên các quan hệ xã hội). Hãy thử điểm tình hình của một nghề mới xuất hiện: nghề streamer trên mạng xã hội qua một ví dụ:
“Khá Bảnh” có những thời điểm thu được 400-600 triệu đồng mỗi tháng từ nghề làm “giang hồ mạng” (giang hồ ảo), không cần phải học hết cấp ba, Khá vẫn kiếm được ít nhất 5 tỷ đồng trong 1 năm. Giang hồ ảo nhưng đem đến hậu quả thực, có xu hướng giới trẻ coi việc sử dụng các hành vi lệch chuẩn để làm “màu” và sống ảo, sống bất chấp để nổi tiếng trên mạng. Việc này sẽ dẫn đến sự lung lay các nền tảng giá trị đạo đức hay thậm chí các em có xu hướng cổ vũ cho các hành vi vi phạm pháp luật.
d. Chúng ta rút ra được gì qua việc trên?
Bỏ qua sự tiêu cực thì, ở một góc độ nào đó, Khá đã nắm bắt đúng “trend” (xu hướng) của một bộ phận không nhỏ giới trẻ (hàng triệu lượt đăng ký kênh của mỗi giang hồ ảo đã nói lên điều đó), đã nhanh chóng sử dụng các công cụ đơn giản và sẵn có (Facebook/Yotube...) để kiếm tiền, sau thành công bước đầu, Khá cũng nhanh chóng tổ chức để sản xuất được những nội dung dàn dựng công phu.
Vì sao Khá vốn không học hành chính quy ở nhà trường lại có thể làm được những điều đó? Vì Khá đã khai thác tối đa những công cụ đang sẵn có trong thế giới này!
Đây không phải là chuyện hiếm, năm 2018 TPHCM từng truy thu hàng chục tỷ đồng từ những người kinh doanh quảng cáo online.
Năm 2016, Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông 20 tuổi, dù chỉ tồn tại được 28 ngày trên kho ứng dụng (vì bị chính tác giả gỡ bỏ), nhưng trong thời gian đó, nó đã gây sốc cả thế giới khi trở thành một trong mười ứng dụng hàng đầu trên Apple App Store, ước tính Đông kiếm được hơn 40 tỷ đồng từ Flappy Bird. Anh cũng trở thành người Việt Nam duy nhất được ghi nhận trong một hạng mục kỉ lục thế giới Guinness năm 2016. Lúc 16 tuổi, Nguyễn Hà Đông đã lập trình game, em đã học lập trình game ở lứa tuổi mà đa phần các bạn khác đang tập trung cao vào những môn chính ở trường THPT.
Khi mới bắt đầu, Khá Bảnh, và cả Hà Đông đều không thể ngờ được là họ sẽ kiếm được bao nhiêu tiền, phần lớn tiền đến từ sự phản ứng của người dùng đối với sản phẩm của họ!
Họ đã có những sản phẩm hợp với xu hướng, nhưng để bắt kịp xu hướng không chỉ có may mắn, họ có khả năng nắm bắt, và sau đó nhanh chóng xây dựng sản phẩm được nhiều người sử dụng “chấp nhận”.
e. Cạnh tranh lao động trong thời đại ngày nay
“Toàn cầu hoá”, thuật ngữ đầu thế kỷ 21 không chỉ nhắc đến việc hội nhập sâu rộng nền kinh tế giữa các quốc gia, các doanh nghiệp nữa, nó tác động ngay tới mỗi người trong xã hội số này. 
Ngày xưa ai cũng có việc làm, vì việc làm do con người thực hiện, nên nó bị giới hạn nhiều bởi điều kiện địa lý và kết nối thông tin. Ví dụ làng nào cũng phải có 1 ông thợ rèn vì người ta chỉ mua cuốc, mua dao tại làng mình. Ngày nay người ta có thể mua online ở nơi giá tốt hơn, sản phẩm ưng ý hơn, dẫn đến hàng triệu thợ rèn trên thế giới thất nghiệp, và hàng nghìn “người” khác thì lại làm không hết việc. Nhiều loại sản phẩm được tạo ra bằng những cỗ máy tự động có tốc độ và hiệu suất cao gấp hàng chục, hàng trăm lần con người.
Tuy vậy đó vẫn là những nghề dễ dàng bởi mỗi sản phẩm phải vận chuyển vật lý từ nơi sản xuất đến người mua và tiêu tốn tài nguyên để sản xuất thêm. Với những nghề có thể làm việc online như kê khai thuế, lập trình viên, sản xuất nội dung số...sự cạnh tranh còn lớn hơn nữa bởi tài nguyên đầu vào chỉ là chất xám, còn sự sao chép của sản phẩm số thì chi phí gần như bằng không.
Chuỗi vận tải toàn cầu phát triển và gắn với thương mại điện tử/thanh toán trực tuyến đã tạo cơ hội ngang nhau cho việc đưa sản phẩm vòng quanh trái đất trong thời gian khoảng 2 tuần, trong đó các bên mua, bán đều có thể theo dõi lịch trình theo thời gian hàng giờ.
Marketting đóng vai trò vô cùng quan trọng, đôi khi sản phẩm tốt giá rẻ mà không biết quảng cáo tốt thì chỉ bán trong tỉnh như nem chua Thanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_de_hoc_sinh_tu_dinh_huong_nghe_nghiep_va_san_sang_tro_t.doc