SKKN Xây dụng một số bài dạy minh họa môn sinh học THPT dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh

SKKN Xây dụng một số bài dạy minh họa môn sinh học THPT dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh

Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Như vậy, khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.

Nhằm hỗ trợ các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng như Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo như: Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ GD&ĐT v/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ GD&ĐT v/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018; Công văn 5131/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Bộ GD&ĐT v/v hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục và sơ kết học kỳ I năm học 2017 - 2018; Hướng dẫn 572/HD-SGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học.

 

doc 22 trang thuychi01 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dụng một số bài dạy minh họa môn sinh học THPT dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Như vậy, khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học. 
Nhằm hỗ trợ các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng như Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo như: Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ GD&ĐT v/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ GD&ĐT v/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018; Công văn 5131/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Bộ GD&ĐT v/v hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục và sơ kết học kỳ I năm học 2017 - 2018; Hướng dẫn 572/HD-SGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học.
Sau khi được tham dự tập huấn tại tỉnh, tập huấn tại đơn vị cũng như đã tiến hành một số tiết dạy theo chương trình giáo dục nhà trường đã được duyệt vào đầu năm học, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên:
"Xây dụng một số bài dạy minh họa môn sinh học THPT dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh"
II. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Giúp cho cán bộ giáo viên trong tổ chuyên môn biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh
III. Đối tượng nghiên cứu
	Trong khuôn khổ trình bày một sáng kiến kinh nghiệm có hạn nên trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ trình bày hai bài cụ thể trong chương tình Sinh học THPT cơ bản.
IV. Phương pháp nghiên cứu
	Nghiên cứu hệ thống văn bản chỉ đạo của cấp trên như: Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ GD&ĐT; Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ GD&ĐT; Công văn 5131/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Bộ GD&ĐT; Hướng dẫn 572/HD-SGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa.
	Nghiên cứu Tài liệu tập huấn "Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương"; "Tập huấn tổ trưởng chuyên môn về phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông".
	Thông qua kết quả từ các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức.
	Tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp.
	Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1. Định hướng chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học
	- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
	- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh kết quả đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình dạy học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
	- Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.
	- Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông: “Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngoài phòng học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường”. 
	- Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ GD&ĐT v/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018.
	- Công văn 5131/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Bộ GD&ĐT v/v hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục và sơ kết học kỳ I năm học 2017 - 2018.	
	- Hướng dẫn 572/HD-SGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học.	 
	Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học.
2. Mục tiêu của môn sinh học
*Mục tiêu chung: Củng cố, bổ sung, nâng cao, hoàn thiện các tri thức sinh học ở THCS, nhằm góp phần cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT có đủ khả năng tiếp tục học lên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
*Mục tiêu cụ thể:
2.1.Kiến thức
- Học sinh có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức sống, từ cấp phân tử, tế bào, cơ thể, đến các cấp trên cơ thể như quần thể, loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
- Học sinh có một số hiểu biết về các quá trình sinh học cơ bản ở cấp độ tế bào và cơ thể như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, vận động, sinh sản và di truyền, biến dị.
- Học sinh hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất, từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp cho đến con người.
2.2. Kĩ năng
- Kĩ năng sinh học: tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh được làm các tiêu bản hiển vi và quan sát mẫu vật dưới kính lúp, kính hiển vi, biết bố trí một số thí nghiệm giản đơn để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học.
- Kĩ năng tư duy: tiếp tục phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm – quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận ( phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoáđặc biệt là kĩ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống ).
- Kĩ năng học tập: tiếp tục phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học. Học sinh biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, làm các báo cáo nhỏ trình bày trước tổ, lớp
2.3. Thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của hiện tượng sinh học.
- Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý, các chất gây nghiện và các tệ nạn xã hội khác.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Mặc dù đã được Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ chức tập huấn nhưng hiện nay nhiều giáo viên, trong đó có giáo viên môn Sinh học còn lúng túng trong việc xây dựng các chuyên đề dạy học, các bài dạy theo quy trình tổ chức hoạt động học cho học sinh dựa trên nghên cứu hoạt động học của học sinh.
III. Những bài/ nội dung trong bài có thể tổ chức "Hoạt động học" cho học sinh dựa trên "Nghiên cứu bài học" trong môn Sinh học THPT (Chương trình chuẩn)
Lớp 10
TT
Tiết theo PPCT
Bài/ nội dung có thể dạy học theo quy trình tổ chức "Hoạt động học"
Các kĩ thuật, PPDH tích cực
1
2
Bài 2: Các giới sinh vật
Lược đồ tư duy, KT mảnh ghép
2
3
Bài 3. Mục II: Nước và vai trò của nước trong tế bào
KT công não
3
6
Bài 6. Mục cấu trúc Axit nucleic
KT mảnh ghép
4
20
Bài 17: Quang hợp
KT khăn trải bàn
5
29
Bài 24: Lên men êtylic và lactic
KT KWL
6
30
Bài 29: Cấu trúc các loại virut
KT KWL, công não, lược đồ tư duy
7
31
Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
KT khăn trải bàn, mảnh ghép, Lược đồ tư duy.
Lớp 11
TT
Tiết theo PPCT
Bài/ nội dung có thể dạy học theo quy trình tổ chức "Hoạt động học"
Các kĩ thuật, PPDH tích cực
1
8
Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
Lược đồ tư duy, KT mảnh ghép
2
14
Tiêu hóa ở động vật
KT công não
3
17
Tuần hoàn máu
KT mảnh ghép
4
22
Hướng động
KT khăn trải bàn
5
38
Sinh trưởng và phát triển ở động vật
KT KWL
Lớp 12
TT
Tiết theo PPCT
Bài/ nội dung có thể dạy học theo quy trình tổ chức "Hoạt động học"
Các kĩ thuật, PPDH tích cực
1
2
Phiên mã
Lược đồ tư duy, KT mảnh ghép
2
3
Dịch mã
KT công não
3
10
Quy luật phân li độc lập
KT mảnh ghép
4
25
Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
KT khăn trải bàn
5
45
Hệ sinh thái
KT KWL, lược đồ tư duy
IV. Xây dựng một số bài dạy minh họa môn Sinh học THPT (Chương trình chuẩn) dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh 
Bài 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Kể tên được các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.
- Trình bày được đặc điểm các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.
- Phân tích được quá trình sinh tổng hợp của virut trong tế bào chủ.
- Phân biệt được chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan.
- Kể tên được tế bào chủ của HIV và vật chất di truyền của HIV.
- Mô tả được các con đường lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa HIV.
- Phân tích được các giai đoạn phát triển bệnh AIDS. Xác định được mối tương quan giữa hệ miễn dịch của cơ thể với tác nhân xâm nhập là virut.
- Đề xuât các biện pháp để ngăn ngừa sự lan truyền virut nói chung và HIV nói riêng.
- Xác định được nguyên nhân không dùng kháng sinh chữa các bệnh do virut gây ra.
2. Kĩ năng
	Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện vấn đề, sử dụng thuốc kháng sinh.
3. Thái độ
	- Yêu thích tìm hiểu tri thức sinh học.
	- Có ý thức tuyên truyền phòng chống bệnh do virut gây ra đặc biệt là HIV, biết cách ứng xử với người có HIV.
4. Năng lực
	- Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
	- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.
	- Hình thành và phát triển năng lực tự học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Các đoạn phim về quá trình xâm nhập của virut trong tế bào vật chủ.
	- Hình ảnh về các loại virut, người mắc bệnh do virut gây ra, HIV, bệnh nhân có HIV.
	- Máy chiếu, máy vi tính.
	- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Em hãy quan sát đoạn phim và đọc SGK trang 115 lựa chọn nội dung hoàn thành bảng sau: 
TT
Giai đoạn
Nội dung
1
Hấp phụ
2
Xâm nhập
3
Sinh tổng hợp
4
Lắp ráp
5
Phóng thích
Đáp án Phiếu học tập số 1
TT
Giai đoạn
Nội dung
1
Hấp phụ
Virut bám và bề mặt tế bào vật chủ
2
Xâm nhập
Vật chất di truyền của virut được đưa vào trong tế bào chủ
3
Sinh tổng hợp
Virut lấy nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp Axit Nucleic và protein cho riêng mình
4
Lắp ráp
Các thành phần của virut tập hợp với nhau tạo nên virut hoàn chỉnh
5
Phóng thích
Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài
Phiếu học tập số 2
Em hãy hoạt động nhóm để điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập sau
TT
Giai đoạn phát triển của bệnh
Biểu hiện bên ngoài cơ thể
Thời gian
Biến đổi số lượng T4
1
Sơ nhiễm
2
Thời kỳ không triệu chứng
3
Thời kỳ biểu hiện triệu chứng AIDS
Đáp án Phiếu học tập số 2
TT
Giai đoạn phát triển của bệnh
Biểu hiện bên ngoài cơ thể
Thời gian
Biến đổi số lượng T4
1
Sơ nhiễm
- Không biểu hiện
- Biểu hiện nhẹ
2 tuần - 3 tháng
Giảm nhẹ
2
Thời kỳ không triệu chứng
- Không biểu hiện
1 - 10 năm
Giảm dần
3
Thời kỳ biểu hiện triệu chứng AIDS
- Biểu hiện bệnh cơ hội.
- Chết
Ngắn
Giảm mạnh
TT
Giai đoạn phát triển của bệnh
Biểu hiện bên ngoài cơ thể
Thời gian
Biến đổi số lượng T4
1
Sơ nhiễm
- Không biểu hiện 
(5 đ)
- Biểu hiện nhẹ (5đ)
2 tuần - 3 tháng
(5 đ)
Giảm nhẹ
(5đ)
2
Thời kỳ không triệu chứng
- Không biểu hiện
( 5 đ)
1 - 10 năm
(5 đ)
Giảm dần (5đ)
3
Thời kỳ biểu hiện triệu chứng AIDS
- Biểu hiện bệnh cơ hội. (5đ)
- Chết (5 đ)
Ngắn
(5 đ)
Giảm mạnh
(5 đ)
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khi xâm nhập vào tế bào, virut có các hoạt động gì? và nó tăng số lượng như thế nào?
1. Mục đích:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
2. Nội dung:
- Học sinh quan sát hình ảnh một bệnh nhân bị bệnh do virut đau mắt đỏ gây ra và hình ảnh của 4 loại virut sau đó xác định được Adeno virut là tác nhân gây ra bệnh đó.
- GV đặt vấn đề vào bài: Vậy khi xâm nập vào tế bào, virut diễn ra các hoạt động gì? và nó tăng số lượng như thế nào chúng ta sẽ học bài 30: Sự nhân lên cảu virut trong tế bào chủ.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Học sinh nêu được tên của virut gây bệnh: Adeno virut, nhưng có thể chưa để ý đến tên thường gọi của virut, chưa hiểu tại sao sau khi xâm nhập vào cơ thể lại biểu hiện thành triệu chứng mắt đỏ.
4. Kỹ thuật tổ chức:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh về bệnh đau mắt đỏ và 4 loại virut, sau đó hỏi: Virut nào gây ra triệu chứng đó?
- Học sinh trả lời: Do Adeno virut gây ra.
- Giáo viên nhấn mạnh: Tên thường gọi của virut này là virut đau mắt đỏ.
- Giáo viên dẫn vào bài học mới: Vậy khi xâm nhập vào tế bào, virut diễn ra các hoạt động gì? và nó tăng số lượng như thế nào?
Hoạt động 2: Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ. HIV/AIDS
1. Mục đích:
- Học sinh trình bày được đặc điểm 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào vật chủ; phân biệt được chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan.
- Trình bày được tế bào vật chủ, nhân của HIV, các con đường lây nhiễm và các biện pháp phòng ngừa.
- Học sinh mô tả được các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS.
- Đề xuất được một số ý tưởng để ngăn ngừa sự nhân lên của HIV.
2. Nội dung:
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
	I. Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ
	1. Sự hấp phụ.
	2. Xâm nhập.
3. Sinh tổng hợp.
4. Lắp ráp.
5. Phóng thích.
II. HIV/AIDS
1. Khái niệm về HIV.
2. Ba con đường lây truyền HIV.
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh.
4. Biện pháp phòng ngừa.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
3.1. Nội dung I: Chu trình nhân lên của virut
Học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm theo dõi video, nghe gợi ý của giáo viên, vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi. Có thể có những ý kiến chưa chính xác sẽ được các bạn khác và giáo viên chỉnh sửa.
3.2. Nội dung II: HIV/AIDS
- Học sinh làm việc các nhân về HIV: Nghe gợi ý của giáo viên, có thể trả lời chưa đầy đủ hoặc chưa biết về bộ gen của HIV, nhưng sẽ được giáo viên hướng dẫn để hoàn chỉnh.
- Học sinh làm việc theo nhóm 2 người để vẽ sơ đồ tư duy về các con đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa: Về nội dung thì hầu hết đúng, nhưng về hình thức thì có nhóm trình bày đẹp, có nhóm trình bày chưa đẹp.
- Học sinh làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 (để tập trung phân tích các giai đoạn phát triển của virut sau khi xâm nhập vào cơ thể) và chấm chéo cho nhau: Học sinh phát hiện ra vấn đề là cứ mỗi hàng trong phiếu học tập số 2 có một ô phải tự suy luận để có đáp án chứ không có sẵn nội dung trong sách giáo khoa. Học sinh gạp vấn đề khi chấm điểm cho nhóm khác (Chưa định lượng được, chưa tìm được các ý tương tự đáp án). Giáo viên hỗ trợ cách tư duy để tìm nội dung đúng và khuyến khích hoạt động tranh luận của mỗi nhóm nhưng không đưa ra đáp án.
- Học sinh làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi chứa đựng tình huống thực tiễn có ván đề. Kéo dài tuổi thọ của người có HIV thì nên can thiệp vào giai đoạn nào? Can thiệp như thế nào? Vì sao không dùng thuốc kháng sinh để chữa các bệnh do virut gây ra?
- Nhiều học sinh trả lời nhưng chưa đầy đủ: Học sinh nêu: Kháng sinh không nhận diện được virut hoặc virut có vỏ chắc chắn nên kháng sinh không phá vữ được (Học sinh khác phản biện), hoặc virut có cấu trúc đơn giản quá, kháng sinh không giết tế bào nên không giết được virut bên trong nó, virut ẩn mình trong tế bào (kí sinh nội bào bắt buộc)
4. Kỹ thuật tổ chức:
4.1. Nội dung I: Chu trình nhân lên của virut 
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.
- Giáo viên hỏi: Em hãy liệt kê các giai đoạn nhân lên của virut?
- Học sinh trả lời: 5 giai đoạn: hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.
- Giáo viên cho họ sinh quan sát video các giai đoạn nhân lên của virut. Sau đó gia

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_mot_so_bai_day_minh_hoa_mon_sinh_hoc_thpt_dua.doc