SKKN Một số biện pháp giảm tình trạng học sinh bỏ học do tảo hôn ở trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa

SKKN Một số biện pháp giảm tình trạng học sinh bỏ học do tảo hôn ở trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa

Thế kỷ 21 – thế kỷ của kinh tế tri thức. Giáo dục là chiếc chìa khóa cho nhân loại mở cửa tiến vào tương lai.Các quốc gia trên thế giới đều xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai.

Tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định rõ: Để đi tắt đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục, khoa học và công nghệ càng có tích chất quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Trong chiến lược phát triển giáo dục, Đảng ta đã khẳng định “Thực hiện công bằng trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn” [7] .

Trong nhiều năm qua, là một huyện miền núi cao thuộc vùng sâu, vùng xa, huyện Quan Hóa luôn được Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Song cho đến nay nhiều xã trong huyện vẫn nằm trong diện đặc biệt khó khăn, văn hóa, xã hội kém phát triển. Đời sống của đa số bộ phận nhân dân trong huyện còn thấp, văn hóa nhiều nơi còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp. Đặc biệt hiện tượng tảo hôn vẫn còn và đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của huyện nhà nói chung và công tác giáo dục nói riêng.

Trước thực tế đó, bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giảm tình trạng học sinh bỏ học do tảo hôn ở trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa”. Bài viết này của tôi chỉ là những kinh nghiệm rất nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình mười năm công tác tại một trường miền núi cao thuộc vùng sâu, vùng xa với mong muốn góp một phần nhỏ công sức vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục miền núi trong những năm gần đây. Rất mong có được sự đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp.

 

doc 19 trang thuychi01 5442
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giảm tình trạng học sinh bỏ học do tảo hôn ở trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC DO TẢO HÔN Ở TRƯỜNG THPT THUỘC
 VÙNG SÂU, VÙNG XA
Người thực hiện	: Cao Thị Minh
Chức vụ	: Giáo viên - TKHĐGD
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ Nhiệm
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC DO TẢO HÔN Ở TRƯỜNG THPT THUỘC VÙNG SÂU, VÙNG XA
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 – thế kỷ của kinh tế tri thức. Giáo dục là chiếc chìa khóa cho nhân loại mở cửa tiến vào tương lai.Các quốc gia trên thế giới đều xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai.
Tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định rõ: Để đi tắt đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục, khoa học và công nghệ càng có tích chất quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Trong chiến lược phát triển giáo dục, Đảng ta đã khẳng định “Thực hiện công bằng trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn” [7] .
Trong nhiều năm qua, là một huyện miền núi cao thuộc vùng sâu, vùng xa, huyện Quan Hóa luôn được Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Song cho đến nay nhiều xã trong huyện vẫn nằm trong diện đặc biệt khó khăn, văn hóa, xã hội kém phát triển. Đời sống của đa số bộ phận nhân dân trong huyện còn thấp, văn hóa nhiều nơi còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp. Đặc biệt hiện tượng tảo hôn vẫn còn và đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của huyện nhà nói chung và công tác giáo dục nói riêng.
Trước thực tế đó, bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giảm tình trạng học sinh bỏ học do tảo hôn ở trường THPT thuộc vùng sâu, vùng xa”. Bài viết này của tôi chỉ là những kinh nghiệm rất nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình mười năm công tác tại một trường miền núi cao thuộc vùng sâu, vùng xa với mong muốn góp một phần nhỏ công sức vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục miền núi trong những năm gần đây. Rất mong có được sự đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng và một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trong những năm gần đây học sinh THPT ở các trường vùng sâu, vùng xa nói chung và học sinh tại trường THPT Quan Hóa nói riêng bỏ học ngày càng nhiều do tảo hôn, từ đó đưa ra một số giải pháp mà bản thân và nhà trường đã áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhằm làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, giảm tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng của công tác giáo dục ở đơn vị bản thân công tác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THPT Quan Hóa - một trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 	+ Dựa vào các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản của nhà nước như: “ Điều lệ trường học”.
+ Dựa vào tài liệu nghiên cứu công tác Bồi dưỡng thường xuyên cấp THPT.
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Tại Điều 10, Chương I của “Luật giáo dục” nêu rõ: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau: “ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân; Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập; Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng; Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình” [1].
Điều 58, mục 2, chương III của “Luật giáo dục” cũng làm rõ: Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
- Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên.
- Tuyển sinh và quản lý người học.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
- Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội.
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. [1]
Tại Điều 94 “ Điều lệ trường học” ,ghi rõ: Trách nhiệm của gia đình là: 
- Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. 
- Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. [5]
- Trong luật “Hôn nhân và gia đình”, tại Điều 4 quy định rõ việc “Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình” như sau: 
- Quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 
- Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
- Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị em và các thành viên khác trong gia đình.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Khái niệm “ Tảo hôn” : Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của luật hôn nhân và gia đình. Những hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoặc quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009. [2]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Quan Hóa là huyện vùng cao, biên giới, cách thành phố Thanh Hóa 140 km về phía tây; Là 01 trong 62 huyện nghèo của toàn quốc. Quan Hóa có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 65.61 %; Dân tộc Mường chiếm 24.48 %; Dân tộc H’Mông chiếm 0.12 %.Trình độ dân trí của nhân dân nhìn chung còn thấp, phong tục, tập quán của nhân dân nhiều nơi còn lạc hậu [6].
 	Trường THPT Quan Hóa nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa, là một trường miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa. Các em học sinh chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, có hộ hộ khẩu ở những xã đặc biệt khó khăn như: Trung Thành, Trung Sơn, Thành Sơn, Bản Khó, bản Nghèo..... Đời sống của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn do đó việc tiếp xúc với các loại hình thông tin, tuyên truyền còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, bản thân gia đình nhiều em vẫn giữ nhiều cách nghĩ cổ hủ, lạc hậu như: Đi học về rồi cũng không có việc làm nên cho đi học rất tốn kém, vì thế các gia đình thường bắt các em bỏ học ở nhà để lao động chân tay và đặc biệt vẫn còn tình trạng một số gia đình bắt con, em ở nhà để lập gia đình sớm dẫn đến tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng. Số học sinh bỏ học ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của nhà trường. 
	Theo số liệu bản thân thống kê được trong nhiều năm học gần đây số học sinh bỏ học của nhà trường ỏ học ngày càng nhiều và đáng báo động. Khi tìm hiểu nguyên nhân thì được biết đến 85% trong số các em học sinh trên bỏ học vì lý do ở nhà để lập gia đình. Nhà trường đã tiến hành các cuộc khảo sát, tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và nhận được kết quả về nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh của nhà trường bỏ học ở nhà lập gia đình như sau:
Một là, một số em do điều kiện gia đình khó khăn không đủ điều kiện cho các em đi học, trong khi đó họ cho rằng trong thời buổi này đi học về cũng không thể xin vào đâu được nên gia đình bắt các em ở nhà lấy vợ, lấy chồng để có thêm người lao động cho gia đình, cải thiện kinh tế.
Hai là, ở một số xã, bản trên địa bàn huyện trình độ dân trí còn thấp, kiến thức về pháp luật còn hạn hẹp, công tác tuyên truyền pháp luật và kế hoạch hóa gia đình ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; bên cạnh đó, một bộ phận gia đình chịu ảnh hưởng của những quan niệm, thành kiến, phong tục, tập quán lạc hậu ví dụ như: Một số đồng bào dân tộc HMông có phong tục lấy vợ lấy chồng mà chỉ cần sợ đồng ý của bố mẹ hai bên, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, tục bặt vợ - một tập tục trước đây được coi là một nét đẹp văn hóa của người dân tộc Mông nhưng hiện nay phong tục này đang kéo theo nhiều hệ lụy mà điển hình nhất là nạn tảo hôn. Ngoài ra, còn có những quan điểm không đúng đắn về hôn nhân và gia đình. Họ cho rằng nếu con cái họ đến 16,17 tuổi chưa lấy vợ, lấy chồng là “ ế” nên bắt con em ở nhà lập gia đình sớm.
Ba là, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên quan điểm sống của nhiều em học sinh cởi mở, đơn giản hơn không gò bó bởi quan niệm đạo đức xưa. Vì vậy, nhiểu học sinh cả nam và nữ đã có hiện tượng sống với nhau như vợ chồng mà cho đó là một việc làm hết sức bình thường. Chính quan điểm sống “ thoáng” ấy của một bộ phận học sinh đã dẫn đến tình trạng một số em nữ có thai ngoài ý muốn và phải nghỉ học đi lấy chồng.[9]
Bốn là, phải kể tới một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học là do một số ít các em học lực yếu, bản thân thấy không thể tiếp tục học được nữa nên ở nhà lập gia đình.
	Trước thực trạng đó đã đặt ra những khó khăn rất lớn đối với công tác giáo dục của nhà trường. Trong nhiều năm nhà trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu theo kế hoạch được cấp trên giao; Công tác duy trì sĩ số cũng gặp không ít khó khăn. Trong năm học vẫn nhiều tình trạng học sinh bỏ học gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng và công tác giáo dục của huyện nhà nói chung.
 	Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy lâu năm và gắn bó với công tác giáo dục miền núi, tôi cảm thấy rất trăn trở và luôn mong muốn tìm ra được những biện pháp tích cực để duy trì được sĩ số, tránh tình trạng các em bỏ học, và đặc biệt giúp các em nhận thức được việc lấy vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn là một hành vi vi phạm pháp luật, từ đó chấm dứt được những tiêu cực còn tồn tại để các em có thể học tập tốt hơn, có ý thức hơn sau này trở thành những người công dân tốt cho xã hội.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Với cương vị là một giáo viên tôi luôn ý thức được rằng người giáo viên rất cần đến cái “ Tâm”. Đặc biệt khi đối tượng học sinh của mình chủ yếu là người dân tộc thiểu số, việc ứng xử sư phạm lại càng cần sự khéo léo, tế nhị, tránh ảnh hưởng đến tâm lý tự ti của các em. Bản thân tôi nhận thấy con đường giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh là một con đường rất quan trọng để đưa các em đến trường và giữ các em ở lại trường. Ông cha ta đã dạy rằng: Ta cho ai cái gì, ta sẽ nhận lại chính cái đó, đó cũng chính là quy luật của cuộc sống. “Để giáo dục được đạo đức học sinh rất cần người giáo viên trở thành một chuyên gia tâm lý. Khi đã thực sự hiểu về học sinh của mình thì công tác giáo dục đạo đức học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn”.[3]
	Trong quá trình nhiều năm công tác và làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã thực hiện và đóng góp ý kiến cho nhà trường nhằm giảm tình trạng học sinh bỏ học vì nguyên nhân tảo hôn như sau: 
Thứ nhất: Người giáo viên chủ nhiệm lớp phải quan tâm nắm vững về đặc điểm tình hình của lớp cũng như đặc điểm riêng của từng em học sinh trong lớp. 
	Bản thân tôi đã thực hiện một số việc khi làm công tác chủ nhiệm như sau: Bước đầu vào lớp tôi đã thực hiện ngay việc nắm bắt các thông tin ban đầu liên quan đến các em. Tôi đã chuẩn bị một cuốn sổ chủ nhiệm cá nhân để ghi đầy đủ các thông tin đó
STT
Họ tên học sinh
Ngày,
tháng,
năm sinh
Quê quán
Họ tên bố
Số ĐTDĐ
Họ tên mẹ
Số ĐTDĐ
Cách trường (km)
Địa chỉ khu trọ
Họ tên chủ trọ
Số ĐT khu trọ
Hoàn cảnh đặc biệt khác
1
2
..
Với những thông tin đã tìm hiểu đó rất quan trọng đối với tôi trong việc quản lý học sinh ngay cả khi các em không có mặt ở trường hoặc ở khu trọ các em có việc bất thường xảy ra tôi có thể kịp thời nắm bắt và giúp đỡ các em trong điều kiện có thể. Biết được các thông tin cơ bản liên quan đến các em tôi có cơ hội hiểu thêm về tâm tư, tình cảm của học sinh mình [8].
	Thứ hai: Tìm hiểu, nắm bắt tâm lý học sinh người dân tộc thiểu số
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh là một quá trình thu thập thông tin cần thiết về học sinh để giáo dục một cách có hiệu quả hơn, quá trình này càng cần thiết đối với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số. Mục đích của việc tìm hiểu tâm lý học sinh là để giáo viên nắm bắt suy nghĩ, tình cảm, mong muốn, nguyện vọng của các em, hỗ trợ các em vượt qua những rào cản về tâm lý lứa tuổi. Khi bước vào ngưỡng cửa dậy thì, các em đang bước tới ngưỡng cửa người lớn. Các em muốn được đối xử như người lớn, muốn thoát khỏi những ràng buộc của cha me, gia đình; Các em muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức, khám phá, thử sức với những cái mới, do đó rất dễ khiến các em có những suy nghĩ, hành động không phù hợp với lứa tuổi, gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng đến việc học tập của các em và nguy hại hơn là nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng các em có thể phải tìm đến cách bỏ học để giải quyết vấn đề. Lứa tuổi học sinh là giai đoạn giao thời giữa tính cách “ trẻ con” chuyền sang “người lớn”. Nhiều em rất nhạy cảm trong tâm hồn, cách nghĩ nên mỗi khi có rắc rối nhỏ cũng khiến các em suy sụp, chán nản có khi bỏ học.
Đối với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, phương pháp này càng phải được quan tâm, bởi lẽ các em sống ở vùng núi cao, hoàn cảnh kinh tế xã hội, hoàn cảnh tự nhiên khác với các vùng khác nên cũng có những ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Đặc biệt, trong giao tiếp các em học sinh người dân tộc muốn thể hiện tình cảm song rất khó nói ra bằng lời, các em hay cảm thấy xấu hổ, không mạnh dạn trao đổi với thầy cô giáo điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh. Do đó, giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến tâm lý các em, nói chuyện cởi mở, thân thiện tạo điều kiện để các em có thể bộc lộ suy nghĩ, quan điểm và tình cảm của bản thân, việc làm này có thể giúp cho thầy cô giáo gần gũi hơn với các em, giúp các em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, kịp thời uốn những tư tưởng chưa phù hợp tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Thứ ba: Giáo dục giới tính cho học sinh thông qua các buổi học, tiết học, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giai đoạn này các em đã biết quan tâm đến bạn khác giới và xuất hiện những cảm xúc giới tính mới lạ, xuất hiện tình yêu học trò. Đặc biệt đối với các em học sinh nữ, với tâm hồn mơ mộng, đôi khi xa rời thực tế, dễ mềm lòng, không làm chủ được bản thân, có nhiều biến động về cơ thể, ở lứa tuổi này các em đã diễn ra quá trình “tính dục” nên rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Học hành sa sút, tâm lý không ổn định, có thai ngoài ý muốn, có nhiều trường hợp chỉ vì yêu các em có thể tự tửTrước thực trạng đó bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục giới tính cho các em là rất cần thiết và phải thực hiện ngay. Song chúng ta phải nhìn nhận lại một cách khách quan rằng: Ở các nhà trường trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay việc giáo dục giới tính cho trẻ đang bị né tránh, xem nhẹ. Đã đến lúc chúng ta cần phải quan tâm đúng mức đến vấn đề này.
 Theo bản thân tôi việc giáo dục giới tính cho các em cần chú ý đến một số nội dung sau:
Nên giáo dục giới tính từ sớm, nhưng không được vội vã: Có thể lồng ghép trong việc giảng dạy môn Giáo dục công dân, nói chuyện theo chuyên đề trong buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên cần giảng những kiến thức cơ bản như đặc trưng giới tính, sự khác nhau giữa nam và nữ, chức năng của cơ quan sinh sản, kinh nguyệt và mang thai. 
Có thái độ tích cực về sex: Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu tình dục không phải chuyện cấm kỵ mà là một phần tự nhiên của con người mà mọi người phải học. Đừng cho rằng giáo dục giới tính sẽ khiến một đứa trẻ ngây thơ lầm đường. Ngày nay trẻ có nhiều nguồn tin hơn là chúng ta nghĩ, bao gồm mạng Internet, video và sách, và nhiều thông tin trong số này là thông tin sai lệch. Giáo viên cần đảm bảo rằng những giờ học về giới tính sẽ cho học sinh kiến thức đúng đắn và an toàn hơn những nguồn này. Khi học sinh đưa ra câu hỏi về tình dục, giáo viên đừng che giấu những sự thật thông thường. Giáo viên càng che giấu, học sinh càng muốn biết thêm và muốn thử. 
 Thu thập nhiều kiến thức để tự tin khi giảng về giới tính : Kiến thức là điều chủ chốt để giáo viên thành công trong giảng dạy. Khi có kiến thức về một chủ đề nào đó, người ta sẽ tự tin nói chuyện với người khác về chủ đề này. Điều này cũng đúng với giáo dục giới tính. Nếu có đủ kiến thức về giới tính, giáo viên sẽ không phải làm thinh hoặc lúng túng khi học sinh hỏi những câu hỏi tế nhị.
Thứ tư: Làm tốt công tác tuyên truyền luật giáo dục và các nội dung pháp luật có liên quan đến cho học sinh và phụ huynh học sinh.
	Trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần (thứ 7): Ngoài việc cho các em sinh hoạt theo chủ đề theo kế hoạch của Đoàn Thanh Niên như: Sinh hoạt văn nghệ; đọc báo, chữa bài tập...cần thường xuyên nhắc nhở các em về tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, sức khỏe sinh sản.
	Đặc biệt, trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, cuối năm cần lồng ghép tuyên truyền đến phụ huynh học sinh một số nội dung pháp luật liên quan đến giáo dục, hôn nhân gia đình,.cụ thể một số nội dung như:
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ – HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000, về việc hướng dẫn áp dụng một số Quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tại Điều 9, Điều kiện kết hôn có ghi rõ: Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên. Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn [2]. 
	- Tuyên truyền đến phụ huynh học sinh những quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tại Điều 6 quy định Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ghi rõ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó;
b) Tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn.[2]
	Thứ năm: Tham mưu và phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh Niên trong việc quản lý, tạo các sân chơi lành mạnh, bổ ích, phù hợp với điều kiện, lứa tuổi nhằm tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giam_tinh_trang_hoc_sinh_bo_hoc_do_tao.doc