Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm Hóa hữu cơ 12 trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm Hóa hữu cơ 12 trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia

 Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đã chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại của giáo dục phổ thông:“Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, có sự lặp lại các nội dung kiến thức của các môn, giữa các môn chưa thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức và kĩ năng, phương pháp kiểm tra đánh giá, của người học còn nặng về hình thức, hàn lâm.”.[17] Trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục bao gồm nội dung, phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) cũng phải thay đổi theo cách đồng bộ và nhất quán.

Đổi mới kiểm tra đánh giá là bước then chốt làm thay đổi cách dạy,cách học nhằm phát triển toàn diện năng lực người học. Đặc biệt kì thi THPTQG năm 2019 có thay đổi rõ rệt: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định “ Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ không để phục vụ mục đích “2 trong 1” do đó cấu trúc đề thi sẽ có nhiều thay đổi theo hướng bám sát chương trình phổ thông để đánh giá thực chất chất lượng dạy học THPT”.

Đi sâu vào phân tích chi tiết cấu trúc đề thi THPT quốc gia có thể nhận thấy như sau: Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán = 25 câu/15 câu.Tỉ lệ câu hỏi nhớ-hiểu/vận dụng/vận dụng cao = 21 câu/11 câu/8 câu. Về sự phân bổ kiến thức theo lớp: Lớp 10: Chiếm 0% ; Lớp 11: Chiếm khoảng 10 % ; Lớp 12: Chiếm khoảng 90 %.

 

doc 25 trang thuychi01 5630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm Hóa hữu cơ 12 trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
----------0O0---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM 
HÓA HỮU CƠ 12 TRONG ÔN THI 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
Người thực hiện : Mai Thị Thao
 Chức vụ : TTCM
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Hóa Học.
 THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Ghi chú
1.Mở đầu
1
1.1.Lý do
1
1.2.Mục đích
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.Phương pháp
2
2.Nội dung
2
2.1.Cơ sở lí luận
2
2.1.1.Định hướng đổi mới
2
2.1.2.Tổng quan về dạy học tích hợp
3
2.1.3.Năng lực-Năng lực giải quyết vấn đề
4
2.2 Thực trạng
5
2.2.1.Thực trạng về NL GQVĐ
5
2.2.2.Mục đích ,đối tượng điều tra
6
2.2.3.kết quả điều tra
6
2.3 Thiết kế các chủ đề_”Gluczo...
6
2.3.1.Phân tích mục tiêu,nội dung
7
2.3.2.Nguyên tắc-Quy trình
7
2.3.3.Thiết kế và dạy học chủ đề: Glucozo...
7
2.4 .Đánh giá –hiệu quả SKKN
19
3.Kết luận –Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
PTKT
Phương tiện kĩ thuật
2
DHTH
Dạy học tích hợp 
3
THPT
Trung học phổ thông
4
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
5
PPDH
Phương pháp dạy học
6
KTDH
Kĩ thuật dạy học
7
GQVĐ
Giải quyết vấn đề 
8
PTHH
Phương trình hóa học
9
GDĐT
Giáo dục Đào tạo
10
SGK
Sách giáo khoa
11
GDCD
Giáo dục công dân
12
PP
Phương pháp
13
TNSP
Thực nghiệm sư phạm 
14
TN
Thực nghiệm 
15
ĐC 
Đối chứng
16
GV
Giáo viên
17
HS
Học sinh
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đã chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại của giáo dục phổ thông:“Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, có sự lặp lại các nội dung kiến thức của các môn, giữa các môn chưa thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức và kĩ năng, phương pháp kiểm tra đánh giá, của người học còn nặng về hình thức, hàn lâm..”.[17] Trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục bao gồm nội dung, phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) cũng phải thay đổi theo cách đồng bộ và nhất quán. 
Đổi mới kiểm tra đánh giá là bước then chốt làm thay đổi cách dạy,cách học nhằm phát triển toàn diện năng lực người học. Đặc biệt kì thi THPTQG năm 2019 có thay đổi rõ rệt: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định “ Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ không để phục vụ mục đích “2 trong 1” do đó cấu trúc đề thi sẽ có nhiều thay đổi theo hướng bám sát chương trình phổ thông để đánh giá thực chất chất lượng dạy học THPT”.
Đi sâu vào phân tích chi tiết cấu trúc đề thi THPT quốc gia có thể nhận thấy như sau: Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán = 25 câu/15 câu.Tỉ lệ câu hỏi nhớ-hiểu/vận dụng/vận dụng cao = 21 câu/11 câu/8 câu. Về sự phân bổ kiến thức theo lớp: Lớp 10: Chiếm 0% ; Lớp 11:  Chiếm khoảng 10 % ; Lớp 12: Chiếm khoảng 90 %.
Như vậy có thể thấy, so với đề thi năm 2018 thì đề minh họa năm 2019 vẫn có câu hỏi liên hệ thực tiễn cuộc sống. Đối với những câu hỏi vận dụng cao để phân loại học sinh vẫn là các bài tập vận dụng cao nằm trong các chuyên đề lớn  Đặc biệt đề thi năm nay có 2 câu bài tập thực nghiệm về thí nghiệm hóa học lớp 12 ở mức vận dụng cao cả về lý thuyết và tính toán. Loại bài tập này kiểm tra được năng lực toàn diện của người học Hóa Học mà từ trước đến nay chưa có trong đề thi: Năng lực phân tích, tư duy, giải quyết vấn đề, tổng hợp, so sánh và năng lực thực hành hóa học ở mức độ cao thuộc chương trình Hóa học 12.
.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Chính phủ đã định hướng:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”. 
Xuất phát từ thực tế trên và chương trình Hóa học trung học phổ thông (THPT), Việc “ Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm lý thuyết Hóa Hữu Cơ 12 trong ôn thi THPTQG 2019” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, giúp thí sinh 12 năm nay chinh phục được đỉnh cao- thay đổi cách dạy, cách học đồng thời phát triển toàn diện người học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm Hoá học Hữu cơ 12 nhằm nâng cao chất lượng ôn thi từ đó giúp các em chinh phục đỉnh cao trong kì thi THPTQG môn Hóa Học 2019; qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa Học ở trường THPT; phát triển năng lực toàn diện của người học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Bài tập thực nghiệm lý thuyết Hóa Học Hữu cơ 12 trong ôn thi THPTQG 2019.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 
 - Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo, internet, báo, các trang thông tin tuyển sinh của bộ 
 - Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học hóa học, kiểm tra đánh giá kết quả học môn hóa học nói chung và phát triển năng lực người học.
-Nghiên cứu đề minh họa thi THPTQG 2019 và thí nghiệm Hóa hữu cơ 12.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, ý kiến của các đồng nghiệp, học sinh và các chuyên gia. Áp dụng thực tế. 
 Phương pháp thống kê toán học và xử lí kết quả thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về bài tập thực nghiệm (BTTN)
2.1.1. Định hướng đổi mới thi THPTQG năm 2019.
 - K ỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ không để phục vụ mục đích “2 trong 1” do đó cấu trúc đề thi sẽ có nhiều thay đổi theo hướng bám sát chương trình phổ thông để đánh giá thực chất chất lượng dạy học THPT.
 - Phân tích đề thi minh họa môn Hoa Học năm nay: 
 + Có 90 % kiến thức thuộc chương trình 12, không có câu hỏi riêng rẽ lớp 10.
 + Đề thi vẫn có câu kiểm tra thí nghiệm Hóa Học ở mức độ 2 như mọi năm.
+ Khác biệt : Đề năm nay có BTTN lý thuyết hữu cơ 12 ở mức độ 4- phân loại thí sinh rất cao.Nhằm mục đích kiểm tra toàn diện người học mà đề thi THPTQG từ trước đến nay chưa có.
2.1.2. Bài tập thực nghiệm
2.1.2.1.Khái niệm bài tập thực nghiệm
Trong từ điển Tiếng Việt, bài tập là những bài để tập làm. Còn các nhà lý luận dạy học của Liên Xô cũ lại cho rằng: Bài tập là một dạng bài gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được một số tri thức hay kỹ năng nhất định. 
Bài tập hóa học được chia thành: Bài tập định lượng, bài tập lý thuyết, bài tập thực nghiệm và bài tập tổng hợp.
Bài tập thực nghiệm hóa học là bài tập hóa học gắn liền với các phương pháp và kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Bao gồm các bài tập về tổng hợp và điều chế các chất, giải thích và mô tả các hiện tượng, phân biệt và nhận biết các chất, tách và tinh chế các chất, một số nội dung trong bài tập gắn liền với các vấn đề sản xuất, kinh tế và môi trường.
2.1.2.2.Phân loại bài tập hóa học thực nghiệm
- Bài tập hóa học thực nghiệm được thực hiện bằng thí nghiệm
Là dạng bài tập thực nghiệm khi giải người ta phải tiến hành thí nghiệm.
Ví dụ: Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. Quan sát hiện tượng và giải thích, kết luận.
- Bài tập hóa học thực nghiệm được thực hiện bằng thí nghiệm mô phỏng, qua các băng hình, máy vi tính với những thí nghiệm phức tạp, khó thực hiện.
Ví dụ: 
Hãy xem video sản xuất NaOH trong công nghiệp bằng cách điện phân dung dịch NaCl. Giải thích vì sao phải có màng ngăn, nếu không có thì điều gì sẽ xảy ra?
dd H2SO4 đặc
Na2SO3 tt
dd Br2
- Bài tập hóa học thực nghiệm được tiến hành qua hình vẽ
Ví dụ : 
Cho hình vẽ sau (Hình 1.2): 
Hiện tượng xảy ra trong bình Eclen chứa Br2:
A.Có kết tủa xuất hiện
B.Dung dịch Br2 bị mất màu
Hình 1.2. Sơ đồ điều chế SO2
C.Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2
D.Không có phản ứng xảy ra
- Bài tập thực nghiệm được diễn tả bằng lý thuyết và học sinh vận dụng lý thuyết đã học để giải, tính toán đại lượng đề bài yêu cầu. Đây là dạng bài tập học sinh cần phải kết hợp những kiến thức đã học không cần làm thí nghiệm mà sử dụng phương trình phản ứng hay các phương pháp tính toán nhanh để đạt kết quả của bài ở mức độ cao. Đây cũng là dạng BTTNLT có tính phân loại học sinh rất cao,mà trong đề thi minh họa Hóa Học THPTQG 2019 đưa vào.
2.1.2.3.Tác dụng của BTTN trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
- BTTN giúp HS hiểu sâu hơn các khái niệm đã học. HS có thể học thuộc lòng các định nghĩa, định luật, các tính chất; giải bài tập giúp các em nắm vững và vận dụng những gì đã học, đã thuộc, đã thực hành. 
- BTTN mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, bồi dưỡng hứng thú học tập của HS: HS sẽ rất tích cực học tập khi GV sử dụng bài tập thực tiễn, sẽ phá vỡ không khí nặng nề, nhàm chán của tiết học, do đó sẽ làm cho HS tích cực hơn, kiến thức dễ nhớ và khắc sâu hơn.
- Bài tập hóa học thực nghiệm luôn chứa đựng các vấn đề hóa học, khi giải bài tập thực nghiệm cần tư duy lý thuyết đến thực hành. Lời giải của bài tập thực nghiệm luôn chứa đựng các thao tác tư duy và kỹ năng thực hành cho dù không nhất thiết làm thí nghiệm. Khi giải bài tập HS buộc phải suy lí, quy nạp, diễn dịch, loại suy, các thao tác tư duy đều được vận dụng. Ngoài ra, giải bài tập thực nghiệm còn giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng tính toán, kỹ năng viết phương trình phản ứng. 
- Việc lồng ghép các bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập. 
-Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Giúp cho HS có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tác động của nó đối với cuộc sống của con người. Từ đó, HS có suy nghĩ đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên, ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường đồng thời phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.
2.1.3. Thực trạng dạy học BTTN môn Hóa học ở một số trường huyện Nga Sơn
Thực hiện phương pháp điều tra, tham khảo ý kiến của 12 giáo viên dạy ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Nga sơn. Kết quả như sau:
Bảng 1.1. Mức độ sử dụng BTTN và TNHH trong dạy học của giáo viên.
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Đôi 
khi
Không sử dụng
Khi dạy bài mới
5,77%
34,61%
51,92%
7,70%
Khi luyện tập, ôn tập, tổng kết
9,62%
30,77%
53,85%
5,76%
Khi kiểm tra- đánh giá kiến thức
13,46%
26,92%
48,08%
11,54%
Hoạt động ngoại khóa
5,00%
12,69%
19,23%
63,08%
Từ bảng 1.1 và qua quá trình điều tra, bản than tôi nhận thấy:
Đa số các GV đều có sử dụng TNHH và BTTN trong dạy học nhưng việc sử dụng chưa được thường xuyên.
Các thầy cô giáo đưa ra lí do vì sao ít hoặc không sử dụng TNHH và BTTN trong dạy học đó là:
+ Không có nhiều tài liệu
+ Mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu
+ Thời lượng tiết học ngắn, không cho phép đưa nhiều kiến thức bên ngoài vào bài dạy
+ Các đề kiểm tra, đề thi học kì, thi tốt nghiệp và đại học đề cập đến TNHH và BTTN quá ít.
+ Mất nhiều thời gian của tiết học để làm TNHH và làm các BTTN.
-Bài tập thực nghiệm ở mức vận dụng cao: Hầu hết các thầy cô đều có định hướng ôn tập tuy nhiên để xây dựng thì còn rất hạn chế vì vừa khó, vừa mới, yêu cầu tổng hợp rất nhiều mảng kiến thức trong khi nhu cầu số học sinh thi đạt đến vận dụng cao là ít do lực học chỉ trung bình và Khá.
2.2.Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm Hóa Học 12 trong ôn thi THPTQG.
2.2.1. Phân tích Cấu trúc, nội dung để xây dựng các BTTN
 Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung Hóa học 12
Chương
Nội dung
Thí nghiệm xây dựng
1
Este-Lipit
1.Điều chế etyl axetat.
2.Thí nghiệm 2: Điều chế xà phòng.
2
Cacbohidrat
1. Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.
2: Phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong NH3.
3: Thuỷ phân saccarozơ.
4: Nhận biết tinh bột bằng phản ứng màu với iot.
5: Thuỷ phân xenlulozơ.
3
Amin-aminoaxxit-protein
1:Thí nghiệm của amin.
2: .Tính chất axit - bazơ của dung dịch amino axit:
3: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
4: Phản ứng màu biure.
4
Polime
1: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
2: Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm.
2.2.2 Cơ sở của việc xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm
- Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của hoạt động luyện thi THPTQG mà chọn lựa thí nghiệm để xây dựng bài tập thực nghiệm phù hợp, sát với mục tiêu định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của chương trình .
- Các nội dung câu hỏi, các hiện tượng hoá học phải kiểm tra được tư duy kiến thức, năng lực tổng thể của học sinh.
- Nội dung BTTN phải rõ ràng, dễ hiểu, không đánh đố HS.
- Nội dung BTTN nên liên quan đến nhiều lĩnh vực trong tự nhiên, cũng như trong đời sống sản xuất, đặc biệt là những hiện tượng hoá học quen thuộc trong cuộc sống.
- Các BTTN phải phát huy năng lực tư duy và kích thích hứng thú học tập của HS, nên sử dụng các bài tập liên quan đến các thí nghiệm mà HS đã thực hành trong chương trình.
2.2.3. Nguyên tắc và qui trình xây dựng bài tập thực nghiệm.
a. Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm [3]
Nguyên tắc 1: Thí nghiệm phải có trong SGK, phù hợp với mục tiêu chương trình.
Nguyên tắc 2: Nội dung Thí nghiệm phải chính xác khoa học
Nguyên tắc 3: Nội dung Thí nghiệm phải có tính chọn lọc cao
Nguyên tắc 4: Nội dung Thí nghiệm phải vừa sức,phù hợpmục đích luyện thi và tạo hứng thú học tập cho người học
 b. Quy trình xây dựngbài tập thực nghiệm
 Bước 1: Chọn thí nghiệm- cách tiến hành thí nghiệm.
Bước 2: Nêu hiện tượng- Giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm
Bước 3: Xác định kiến thức các môn học cần thiết để giải quyết vấn đề
Từ đó xây dựng các bài tập thực nghiệm phù hợp.
.
2.3. Xây dựng và sử dụng BTTN HÓA HỌC Lớp 12.
2.3.1. Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat.
- Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng:
+ Sau bước 2 có mùi thơm este. Sau bước 3 có lớp este nổi lên trên dung dịch NaCl. 
+ Phương trình hoá học: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
Giải thích:
 Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân thành 2 lớp, este nhẹ hơn nước nên nổi lên trên bề mặt.
Chú ý: 
1.H2SO4 vừa có tác dụng làm chất xúc tác vừa hút nước làm cho phản ứng theo chiều tạo sản phẩm.
2. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan của etyl axetat sinh ra làm cho chất lỏng phân tách thành 2 lớp, lớp trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O.
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 1. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y trong phòng thí
nghiệm: 
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O.
 B. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
C. C2H5OH C2H4 + H2O
D. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
 Hướng dẫn giải
A. Sai, Vì Cu(OH)2 là kết tủa (chất rắn) màu xanh lam
B. Đúng, Đây là mô hình đơn giản được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ este trong phòng thí nghiệm.
C. Sai, Vì C2H4 (etilen) là chất khí.
D. Sai, Vì CH3COONa được tạo thành không bay hơi khi đun với nhiệt độ của đèn cồn.
Câu 2 (Đề minh họa 2019). Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. 
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. 
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
 Hướng dẫn giải
A. Đúng, H2SO4 đặc vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước nên làm tăng hiệu suất của phản ứng tạo este.
B. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan của etyl axetat sinh ra làm cho chất lỏng phân tách thành 2 lớp, lớp trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O.
C. Đúng, Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch nên sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp (giải thích giống câu B).
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. 
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. 
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, có khí mùi thơm bay lên đó là etyl axtat.
B. Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi etyl axtat ngưng tụ.
C. Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit clohiđric đặc.
D.Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Hướng dẫn giải
A. Đúng, Sau bước 2, khí este được tạo thành bay lên và có mùi thơm đặc trưng.
B. Đúng, Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi este ngưng tụ tại ống nghiệm thu.
C. Sai, Không thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc vì HCl đặc bay hơi trong khi H2SO4 đặc không bị bay hơi. 
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp, lớp ở trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O.
2.3.2.Thí nghiệm 2: Điều chế xà phòng.
Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
+ Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.
+ Sau 8-10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ.
Để nguội, quan sát hiện tượng:
+ Có lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt của dung dịch.
+ Phương trình hoá học: 3RCOOH + C3H5(OH)3 (RCOO)3C3H5 + 3H2O
( RCOOH là các axit béo).
Giải thích:
 Lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt là muối natri của axit béo, thành phần chính là xà phòng.
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 7. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tri stearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nướ c cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng .
B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
 Hướng dẫn giải
A. Đúng, Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên bề mặt của chất lỏng đó là xà phòng và phần chất lỏng ở dưới là NaCl và glixerol.
B. Đúng, Sau bước 2, các chất được tạo thành sau phản ứng xà phòng hoá hoà tan với nhau nên lúc này trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà là để kết tinh xà phòng lên trên bề mặt chất lỏng.
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm có chứa glixerol hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch có màu xanh lam.
Câu 8. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất trong 8-10 phút.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_va_su_dung_bai_tap_thuc_nghiem_hoa_huu_co_12_trong.doc