SKKN Sử dụng mô hình thí nghiệm trong giảng dạy để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT Hoằng Hóa III ở phần từ trường

SKKN Sử dụng mô hình thí nghiệm trong giảng dạy để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT Hoằng Hóa III ở phần từ trường

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm , nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Để học tốt môn vật lý, học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về vấn đề đặt ra thì mới tìm ra hướng giải quyết phù hơp. Vì vậy, đối với một số bài học ngoài thí nghiệm, cần phải sử dụng thêm mô hình thí nghiệm trong việc tổ chức những hoạt động nhận thức tích cực và tự lực của học sinh là hết sức quan trọng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông nhằm tạo được hứng thú học tập của học sinh ,tạo cho học sinh niềm tin khoa học bằng những kiến thức đã được thu nhận .

 Trong quá trình giảng dạy môn Vật Lí 11 ở trường THPT Hoằng Hóa III qua rất nhiều năm. Tôi nhận thấy các nội dung của nhiều chương có gắn liền với kiến thức của hình học. Đặc biệt là có gắn liền với kiến thức hình học không gian như nội dung của chương từ trường,”cụ thể là xác định từ trường của hai dòng điện thẳng ,dài song song gây ra tại một điểm và giải thích sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng, dài song song ” đòi hỏi các em ngoài nắm vững những kiến thức của bộ môn ,còn phải biết vận dụng được kiến thức hình học không gian vào để giải quyết các nhiệm vụ học tâp. Nhưng tôi nhận thấy: Trong cùng một tiết học, có những học sinh tỏ ra rất hứng thú, đam mê học tập vì các em hiểu bài, vận dụng tốt lí thuyết vào bài tập. Tuy nhiên còn một số học sinh tỏ ra không hứng thú thậm chí chán học, cảm thấy giờ học căng thẳng, mệt mỏi vì các em chưa hiểu bài, làm không ra đáp án, không dám trao đổi bài với bạn, với thầy cô, khả năng diễn đạt và trình bày kém. Học vật lý đã khó rồi lại còn phải sử dụng cả hình học không gian nữa càng khó khăn hơn cho trò.Mặc dù các em đã được quan sát hiện tượng từ thí nghiệm rồi.

 

docx 25 trang thuychi01 6801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng mô hình thí nghiệm trong giảng dạy để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT Hoằng Hóa III ở phần từ trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA III
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI 
SỬ DỤNG MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT
HOẰNG HÓA III Ở PHẦN TỪ TRƯỜNG 
Người thực hiện: VŨ THỊ THƠ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT HOẰNG HÓA III 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật Lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................2
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................2 
 I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................3 
I.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI......................................................................3 
I.4 NHIỆM VỤ NGHIÊ CỨU...........................................................................3 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................................4
II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................4
II.2 THỰC TRẠNG .........................................................................................4
 1 . VỀ PHÍA GIÁO VIÊN............................................................................5
 2 VỀ PHÍA HỌC SINH................................................................................5
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ........................................6
III.1 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN...............................................................6
III.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..........................................................................6
 2.1 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG MÔ HÌNH .................................7
 2.2 MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM ....................................................................7
VÍ DỤ 1 ............................................................................................................8
BÀI TẬP VẬN DỤNG ..................................................................................10
VÍ DỤ 2...........................................................................................................13
2.2.1.2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUY TẮC BÀN TAY TRÁI............... ..15
 BÀI TẬP ÁP DỤNG......................................................................................16
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ ĐỂ SUẤT.......................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................19
PHỤ LỤC .......................................................................................................22
 I . ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm , nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Để học tốt môn vật lý, học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về vấn đề đặt ra thì mới tìm ra hướng giải quyết phù hơp. Vì vậy, đối với một số bài học ngoài thí nghiệm, cần phải sử dụng thêm mô hình thí nghiệm trong việc tổ chức những hoạt động nhận thức tích cực và tự lực của học sinh là hết sức quan trọng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông nhằm tạo được hứng thú học tập của học sinh ,tạo cho học sinh niềm tin khoa học bằng những kiến thức đã được thu nhận .
 Trong quá trình giảng dạy môn Vật Lí 11 ở trường THPT Hoằng Hóa III qua rất nhiều năm. Tôi nhận thấy các nội dung của nhiều chương có gắn liền với kiến thức của hình học. Đặc biệt là có gắn liền với kiến thức hình học không gian như nội dung của chương từ trường,”cụ thể là xác định từ trường của hai dòng điện thẳng ,dài song song gây ra tại một điểm và giải thích sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng, dài song song ” đòi hỏi các em ngoài nắm vững những kiến thức của bộ môn ,còn phải biết vận dụng được kiến thức hình học không gian vào để giải quyết các nhiệm vụ học tâp. Nhưng tôi nhận thấy: Trong cùng một tiết học, có những học sinh tỏ ra rất hứng thú, đam mê học tập vì các em hiểu bài, vận dụng tốt lí thuyết vào bài tập. Tuy nhiên còn một số học sinh tỏ ra không hứng thú thậm chí chán học, cảm thấy giờ học căng thẳng, mệt mỏi vì các em chưa hiểu bài, làm không ra đáp án, không dám trao đổi bài với bạn, với thầy cô, khả năng diễn đạt và trình bày kém. Học vật lý đã khó rồi lại còn phải sử dụng cả hình học không gian nữa càng khó khăn hơn cho trò.Mặc dù các em đã được quan sát hiện tượng từ thí nghiệm rồi....
 Đứng trước thực trạng trên tôi đã rất trăn trở và đặt ra hàng loạt câu hỏi “ Làm thế nào để giúp những học sinh trên trở nên yêu thích giờ học Vật Lí hơn? Làm thế nào để giờ học bớt căng thẳng? Làm thế nào để giúp các em nâng cao khả năng diễn đạt và trình bày. Bởi vậy, tôi đã có sự điều chỉnh trong phương pháp giảng dạy bằng cách kết hợp giữa thí nghiệm với“ Sử dụng mô hình thí nghiệm để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 THPT Hoằng Hóa III ở phần xác định từ trường của hai dòng điện thẳng ,dài song song gây ra tại một điểm và giải thích sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng, dài song song”. 
 Để giúp học sinh trong quá trình học tập có thể quan sát hiện tượng một cách trực quan ,sinh động , tạo sự hứng thú và say mê học tập hơn, chủ động tiếp thu kiến thức trong học tập môn vật lí 11. Trong quá trình giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm của bản thân, tôi xin trình bầy sáng kiến kinh nghiệm trình Hội đồng khoa học ngành đánh giá. Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm và làm mô hình thí nghiệm không thể tránh khỏi những thiếu sót kính mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy.
I. 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô hình thí nghiệm nhằm giúp học sinh xác định từ trường của hai dòng điện thẳng ,dài song song gây ra tại một điểm và giải thích hiện tượng về sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng dài song song một cách trực quan sinh động ,gây được hứng thú học tập cho học sinh , góp phần nâng cao hiệu quả học tập.
 I.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng: Nội dung chương trình vật lý phổ thông lớp 11,chương từ trường xác định từ trường của hai dòng điện thẳng ,dài song song gây ra tại một điểm và cụ thể là việc giải thích sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng ,dài song song ,phần hình học không gian,cơ sở lý luận của việc sử dụng mô hình thí nghiệm trong dạy học Vật Lý 11.
 Phạm vi: Sử dụng mô hình thí nghiệm trong giảng dạy Vật Lý 11 ở trong trường phổ thông.
 Áp dụng: Phần giải thích sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng dài song song của chương từ trường vật lý 11.
I.4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu cơ sơ lý thuyết về sự tương tác của hai dòng điện thẳng dài song song bằng phương pháp hình học để giải thích bằng mô hình thí nghiệm .
 Tìm hiểu thực trạng của việc giải thích sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng dài song song hiện nay trong học sinh .
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
SỬ DỤNG MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT HOẰNG HÓA III
Ở PHẦN XÁC ĐỊNH TỪ TRƯỜNG CỦA HAI DÒNG ĐIỆN THẲNG, DÀI, SONG SONG GÂY RA TẠI MỘT ĐIỂM VÀ GIẢI THÍCH SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA HAI DÒNG ĐIỆN THẲNG ,DÀI , SONG SONG 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Căn cứ theo quyết định số 16/2006/QĐ- Bộ GD&ĐT ngày 05/06/2006 của bộ GD&ĐT đã nêu: “ ...Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh...”.(Trích tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 11)
2. ... Dạy học với hình thức sử dụng mô hình thí nghiệm kết hợp với các phương pháp hiện hành như hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lần nhau rèn luyện cho người học có được, phương pháp,kỹ năng, thói quen, ý thức tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học,khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người để dần chuyển biến từ học thụ động sang học chủ động chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên 
Theo tôi thông qua sử dụng mô hình thí nghiệm sẽ đạt được những mục đích sau:
Giảm căng thẳng trong giờ học, làm cho học sinh thấy hứng thú học tập hơn.
Học sinh tự hoạt động để tìm lấy kiến thức cần thiết theo yêu cầu của tiết học 
Trong quá trình sử dụng mô hình thí nghiệm sẽ giúp các em có khả năng quan sát sự vật và hiện tượng một cách khác quan, tạo sự hứng thú và say mê học tập ,rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy trưu tượng , giúp học sinh có thể chuyển từ mô hình thành sơ đô hình vẽ ,dần tự tin trong học tập.
Làm cho học sinh thấy được lợi ích, tác dụng của sử dụng mô hình thí nghiệm và hoạt động tập thể, thấy rõ sức mạnh của tập thể từ đó hiểu được sự cần thiết phải hoạt động, sống có tập thể, vì tập thể.
Lí thuyết xác định từ trường của hai dòng điện thẳng, dài song song gây ra tại một điểm và giải thích sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng, dài song song 
II .THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ :
1.Về phía giáo viên:
 Trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật Lí tôi thường gặp phải những khó khăn nhất định sau:
 - Do 1 tiết học chỉ có 45 phút mà số học sinh trên 1 lớp lại đông. Chính vì vậy mà giáo viên gặp khó khăn trong việc xác định có bao nhiêu học sinh nắm bài tốt, chưa tốt, cũng như khả năng vận dụng lí thuyết để giải bài tập của học sinh ra sao? 
 - Sự không đồng đều về năng lực, trình độ giữa các học sinh trong cùng một lớp hoặc giữa các lớp với nhau.
 - Trong phân phối chương trình thời lượng dành cho tiết bài tập và ôn tập còn ít, tiết lí thuyết nhiều nên nếu giáo viên tổ chức hoạt động học tập không linh hoạt, phù hợp với từng loại tiết học dễ gây ra tình trạng căng thẳng, nhàm chán, mệt mỏi, chán học nhất là tiết lí thuyết.
 - Để sử dụng mô hình thí nghiệm đòi hỏi giáo viên phải có thời gian đầu tư nghiên cứu bài học kĩ ,làm mô hình thí nghiệm... chuẩn bị các nhiệm vụ học tập cho học sinh phù hợp
Về phía học sinh:
 Đây chính là khó khăn lớn nhất đối với hầu hết các giáo viên:
 - Trong một tiết Vật Lí, có những học sinh rất hứng thú học tập vì các em hiểu bài, vận dụng tốt lí thuyết để giải bài tập, khả năng định hướng và trình bày bài rõ ràng. Bên cạnh đó còn có rất nhiều học sinh không hứng thú khi học môn Vật Lí thậm chí chán học, cảm thấy giờ học căng thẳng, chán nản do các em chưa nắm tốt lí thuyết, không biết vận dụng lí thuyết để giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra.
 - Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của các em còn yếu.
 -Tình trạng học sinh không thiết tha ,không hứng thú học,học để đối phó còn nhiều, học do cha mẹ bắt phải đi cũng cóĐặc biệt là việc thi tốt nghiệp như hiện nay,thì số học sinh chọn thi môn vật lí ngày càng ít đi. Vì các em cho rằng môn vật lý là môn khó học đối với mình.Nên ngay càng có rất nhiều em không thiết tha,không hứng thú học ,học để đối phó còn quá nhiều.
 III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
III.1. Các giải pháp thực hiện:
 1,Về tổ chức: 
Trong quá trình dạy học giáo viên phải giới thiệu các chi tiết của mô hình và hướng dẫn học sinh lắp ráp sau đó yêu cầu học sinh nhắc lai tên các chi tiết ,cách lắp ráp. 
 2. Về thời gian:
 Tùy từng bài mà giáo viên bố trí thời gian hợp lí để học sinh kịp hiểu điều mình cần làm, vận dụng các quy tắc vào mô hình dể giải quyết vấn đề.
 3. Về nội dung:
 Giáo viên căn cứ vào từng loại tiết học: Tiết lí thuyết và tiết bài tậpđể đưa ra mô hình thí nghiệm cho phù hợp.
 4. Về hình thức tổ chức:
 Để sử dụng mô hình thí nghiệm sẽ giúp các em có khả năng quan sát sự vật và hiện tượng một cách khác quan, rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy trưu tượng , gây hứng thú và giảm căng thẳng trong giờ học. 
III.2. Tổ chức thực hiện:
 Nội dung mà tôi đã đề cập ở trên được tiến hành trong tiết lí thuyết và bài tập. 
2.1Một số hoạt động sử dụng mô hình thí nghiệm trong tiết lí thuyết:
 Theo tôi trong tiết học lí thuyết điều cơ bản nhất mà mỗi học sinh cần chủ động nắm được là các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, tính chất, quy tắc và nguyên lí trên cơ sở hiểu bản chất của các kiến thức đó. Từ việc nắm chắc các kiến thức cơ bản, học sinh bước đầu có kĩ năng vận dụng làm bài tập đơn giản và cơ bản. Vì vậy ở tiết lí thuyết sử dụng mô hình thí nghiệm giúp học sinh chủ động tìm ra kiến thức hoặc nội dung kiểm tra, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đơn giản. 
2.2 Mô hình thí nghiệm gồm:
 a,Hai thanh kim loại đóng vai trò như hai dòng điện thẳng dài sơn màu đã có chiều 
 b, Lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện :(Hai mũi tên màu vàng tương đương với hai vectơ lực từ () )
 - Điểm đặt: Tại trung điểm của đoạn MN.
	- Phương: Vuông góc với mặt phẳng ()
	- Chiều: Xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để cho các đường cảm ứng từ hướng vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện, thì chiều ngón tay cái choãi ra 900 là chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây.
 c, Vectơ cảm ứng từ tại điểm M ( hoặc điểm N,P) cách dây dẫn một đoạn r: (Các mũi tên màu xanh nước biển tương đương với các vectơ cảm úng từ B ( ) )
 - Điểm đặt: Tại điểm M ( hoặc điểm N,P) trong Từ trường mà ta xét 
	- Phương: Vuông góc với mặt phẳng (M. I) ( hoặc (N. I), ( P. I))
	- Chiều: Tuân theo quy tắc nắm bàn tay phải: Nắm bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện ,khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức.(vectơ cảm ứng từ )
 d, Một giá đỡ có hai hình trụ để cắm hai thanh kim loại tương dương với hai dòng điện, một mặt phẳng có thể tháo ra được trên đó có ba vị trí có hai lỗ tròn song song để cắm vectơ cảm ứng từ ) : 
Ví dụ 1:
Ơ bài “Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt”trong phần “ Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài và từ trường của nhiều dòng điện”
2.2 Cách sử dụng mô hình thí nghiệm để xác định từ trường của hai dòng điện song song thẳng dài gây ra tại một điểm trong vùng không gian giữa hai dòng điện,bên ngoài hai dòng điện.
 2.2.1 Đối với hai dòng điện thẳng dài song song cùng chiều nằm trong mặt phẳng hình vẽ
 I1
 I2
Bố trí hai thanh kim loại song song cố định trên giá đánh dấu thứ tự từ trái sang phải 1 đến 2 và đánh dấu chiều của hai thanh như hình vẽ . Ở phần phụ lục (hình 1a)
2.2.1.1 Hướng dẫn học sinh sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải “để xác định phương và chiều của vectơ cảm ứng từ do dòng điện 1 gây ra tại một điểm M nằm giữa hai dòng điện trên và ngược lại ta xác định được phương và chiều của vectơ cảm ứng từ do dòng điện 2 gây ra tại một điểm M ,rồi gắn mũi tên màu xanh nước biển xanh nước biển lên hình theo phương và chiều đã xác định, sao cho dấu cộng (+) chỉ chiều của vectơ cảm ứng từ có hướng từ phía trước ra phía sau mặt phẳng của mô hình, dấu chấm(.) chỉ chiều của vectơ cảm ứng từ từ phía sau ra phía trước mặt phẳng của mô hình
2.2.1.2 Hướng dẫn học sinh sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải “để xác định phương và chiều của vectơ cảm ứng từ do dòng điện 1 gây ra tại một điểm N nằm bên trái dòng điện 1 và ngược lại ta xác định được phương và chiều của vectơ cảm ứng từ do dòng điện 2 gây ra tại một điểm N ,rồi gắn mũi tên màu xanh nước biển lên hình theo phương và chiều đã xác định, sao cho dấu cộng (+) chỉ chiều của vectơ cảm ứng từ có hướng từ phía trước ra phía sau mặt phẳng của mô hình, dấu chấm(.) chỉ chiều của vectơ cảm ứng từ từ phía sau ra phía trước mặt phẳng của mô hình”
2.2.1.3 Hướng dẫn học sinh sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải “để xác định phương và chiều của vectơ cảm ứng từ do dòng điện 1 gây ra tại một điểm P nằm bên phải dòng điện 2 và ngược lại ta xác định được phương và chiều của vectơ cảm ứng từ do dòng điện 2 gây ra tại một điểm P ,rồi gắn mũi tên màu nước biển lên hình theo phương và chiều đã xác định, sao hình chiếu của chúng cho dấu cộng (+) chỉ chiều của vectơ cảm ứng từcó hướng từ phía trước ra phía sau mặt phẳng của mô hình, dấu chấm(.) chỉ chiều của vectơ cảm ứng từ từ phía sau ra phía trước mặt phẳng của mô hình”
2.2.2 Đối với hai dòng điện thẳng dài ,song song ngược chiều nằm trong mặt phẳng hình vẽ:
 Bố trí hai thanh kim loại song song cố định trên giá đánh dấu thứ tự từ trái sang phải 1 đến 2 và đánh dấu chiều của hai thanh như hình vẽ: Ở phần phụ lục (hình 1b)
 a, Hướng dẫn học sinh sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định phương và chiều của vectơ cảm ứng từ do dòng điện 1 gây ra tại một điểm trên dòng điện 2 và ngược lại ,rồi gắn mũi tên màu xanh nước biển lên mô hình theo phương và chiều đã xác định, sao cho dấu cộng (+) chỉ chiều từ phía trước ra phía sau, dấu chấm(.) chỉ chiều từ phía sau ra phía mặt phẳng của mô hình. Và được thể hiện giống như sơ đồ sau:
 I1 I2
Sau khi hướng dẫn học sinh xác định được vectơ cảm ứng từ do hai dòng điện thẳng dài song song gây ra tại một điểm.
Tôi yêu cầu học sinh sử dụng mô hình thí nghiệm để làm bài tập sau: 
 BÀI TẬP ÁP DỤNG 
 Bài 1: Cho hai dòng điện == 6A chạy trong hai dây dẫn thẳng ,dài, song song cùng chiều, cách nhau 40cm. Xác định vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại (=+):
Nhóm 1: a,Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn,cách nhau lần lượt là M==0,15m; M==0,25m.
 Nhóm 2: b,Điểm N nằm ngoài ,cách một đoạn N= 0,2m.
Nhóm 3: c,Điểm P nằm ngoài ,cách một đoạn P= 0,1m.
 Trong phần này nếu giáo viên xác định và vẽ từng trường hợp sẽ mất nhiều thời gian nên tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm bằng cách phát phiếu học tập cho từng nhóm, các nhóm thảo luận làm ra bảng phụ trong thời gian 5 phút sau đó treo bảng phụ của nhóm mình lên bảng lớn của lớp. Yêu cầu các nhóm nhận xét bài của nhóm khác và đưa ra kết luận về vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M,N,và P
 Bài 2: Cho hai dòng điện == 6A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài, song song ngược chiều, cách nhau 40cm. Xác định vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại (=+):
Nhóm 1: a,Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn,cách nhau lần lượt là M==0,15m; M==0,25m.
 Nhóm 2: b,Điểm N nằm ngoài ,cách một đoạn N= 0,2m.
Nhóm 3: c,Điểm P nằm ngoài ,cách một đoạn P= 0,1m.
 Bài 3: Cho hai dòng điện == 8A chạy trong hai dây dẫn thẳng ,dài, song song cùng chiều, cách nhau 30cm. Xác định vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại (=+):
Nhóm 1: a,Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn,cách nhau lần lượt là M==0,1m; M==0,2m.
 Nhóm 2: b,Điểm N nằm ngoài ,cách một đoạn N= 0,15m.
Nhóm 3: c,Điểm P nằm ngoài ,cách một đoạn P= 0,1m.
 Bài 4: Cho hai dòng điện == 8A chạy trong hai dây dẫn thẳng ,dài, song song ngược chiều, cách nhau 30cm. Xác định vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại (=+):
Nhóm 1: a,Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn,cách nhau lần lượt là M==0,1m; M==0,2m.
 Nhóm 2: b,Điểm N nằm ngoài ,cách một đoạn N= 0,15m.
Nhóm 3: c,Điểm P nằm ngoài ,cách một đoạn P= 0,1m.
Trên cơ sở đó yêu cầu học sinh sử dụng mô hình, sau đó vẽ hình lên bảng phụ và treo lên bảng lớn của lớp để các nhóm khác nhận xét:
Hai dây dẫn thẳng dài, song song 
tổng hợp tại điểm M
tổng hợp tại điểm N
tổng hợp tại điểm P
ngược chiều
:B=+
:B=-
:B=-
cùng chiều
:B=-
:B=+
:B=+
 chỉ cần quan sát trên bảng thống kê ở trên ,cho thấy ở những điểm vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại đó = 0 và độ lớn =.
Nhận xét : Như vậy nhờ sử dụng mô hình thí nghiệm giúp các em quan sát một cách trực quan,gây hứng thú học tập cho các em, không những giúp các 
Bài 5: Cho hai dòng điện = 10A đặt tại , = 8A đặt tại chạy trong hai dây dẫn thẳng ,dài, song song cùng chiều, cách nhau 50cm. Xác định vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại (=+) tại điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn,cách nhau lần lượt là M==0,2m; M==0,3m. Yêu cầu hs vẽ được hình thông qua sử dụng mô hình thí nghiệm
Ví dụ 2 :
Ơ bài ”Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song” ở phần giải thích sự tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song . 
2.3 Cách sử dụng mô hình thí nghiệm để giải thích sự tương tác giữa hai dò

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_mo_hinh_thi_nghiem_trong_giang_day_de_tao_hung.docx