SKKN Sử dụng kiến thức về “Liên minh châu Âu” ở môn Địa lí lớp 11 và kiến thức về “Tây Âu” thuộc môn Lịch sử lớp 12 để xây dựng thành chủ đề dạy học tích hợp liên môn: “Tây Âu và Liên minh châu âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

SKKN Sử dụng kiến thức về “Liên minh châu Âu” ở môn Địa lí lớp 11 và kiến thức về “Tây Âu” thuộc môn Lịch sử lớp 12 để xây dựng thành chủ đề dạy học tích hợp liên môn: “Tây Âu và Liên minh châu âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

 Trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học gây ra sự chồng chéo, quá tải. Cụ thể, như kiến thức về “Liên minh châu âu” được tổ chức dạy học ở chương trình Điạ lí lớp 11 là 3 tiết, trong khi ở chương trình lịch sử lớp 12 kiến thức này cũng được dạy trong bài 7: Tây Âu. Vì vậy gây nên sự chồng chéo, quá tải, không những thế, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học này là khác nhau, gây khó khăn cho học sinh. Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết vấn đề này. Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục. Để khắc phục thực trạng đó tôi chọn đề tài: Sử dụng kiến thức về “Liên minh châu Âu” ở môn Địa lí lớp 11 và kiến thức về “Tây Âu” thuộc môn Lịch sử lớp 12 để xây dựng thành chủ đề dạy học tích hợp liên môn: “Tây Âu và Liên minh châu âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay” để viết sáng kiến kinh nghiệm.

doc 19 trang thuychi01 8115
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kiến thức về “Liên minh châu Âu” ở môn Địa lí lớp 11 và kiến thức về “Tây Âu” thuộc môn Lịch sử lớp 12 để xây dựng thành chủ đề dạy học tích hợp liên môn: “Tây Âu và Liên minh châu âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
	Trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học gây ra sự chồng chéo, quá tải. Cụ thể, như kiến thức về “Liên minh châu âu” được tổ chức dạy học ở chương trình Điạ lí lớp 11 là 3 tiết, trong khi ở chương trình lịch sử lớp 12 kiến thức này cũng được dạy trong bài 7: Tây Âu. Vì vậy gây nên sự chồng chéo, quá tải, không những thế, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học này là khác nhau, gây khó khăn cho học sinh. Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết vấn đề này. Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục. Để khắc phục thực trạng đó tôi chọn đề tài: Sử dụng kiến thức về “Liên minh châu Âu” ở môn Địa lí lớp 11 và kiến thức về “Tây Âu” thuộc môn Lịch sử lớp 12 để xây dựng thành chủ đề dạy học tích hợp liên môn: “Tây Âu và Liên minh châu âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay” để viết sáng kiến kinh nghiệm.
II. Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết, hình thành phong cách tự học tự nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề lịch sử, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Xử lí các nội dung kiến thức trong mối tương quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác.
III. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ nghiên cứu áp dụng nội dung kiến thức về “Liên minh châu Âu” ở môn Địa lí lớp 11 và kiến thức về “Tây Âu” thuộc môn Lịch sử lớp 12 cho đối tượng học sinh lớp 12
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết thông qua việc nghiên cứu tư liệu, tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin thông qua tìm hiểu tâm lí học sinh
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu hông qua việc kiểm tra kiến thức lịch sử ở học sinh
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học, tổ chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh. Từ năm học 2013 – 2014, các trường phổ thông được giao quyền tự chủ trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT: Công văn số 3535/BGDĐT – GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; công văn số 791/HD – BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 về hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; công văn số 5555/ BGDĐT – GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; các công văn hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm. Theo đó thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/ tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
Các kiến thức liên môn có thể nằm ở chương trình của các lớp khác nhau và đều có thể được lựa chọn để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài ra giúp học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Đối với giáo viên, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức, mà là người tổ chức, kiểm tra định hướng hoạt động của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học, vì vậy giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong việc phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn tích hợp.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở trường trung học phổ thông Thạch Thành 3 nói riêng và các trường phổ thông nói chung là giáo viên chú trọng và dành nhiều thời gian cho việc đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong công tác này giáo viên phần lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh tự học, tự rèn luyện, tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống để có khả năng tự nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề lịch sử, kích thích sự say mê nghiên cứu tìm tòi của các em. Bên cạnh đó cùng một nội dung kiến thức nhưng lại được trình bày ở hai môn học và thời điểm học khác nhau gây nên sự chồng chéo, quá tải về nội dung chương trình, gây khó khăn cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Hiện nay Đảng và nhà nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục theo hướng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phát triển kĩ năng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học ở trường trung học phổ thông. 
Trước những thực trạng đó tôi thực hiện đề tài này để góp phần nhỏ vào việc đổi mới giáo dục hiện nay của nghành. 
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Xây dựng kế hoạch chung
- Các môn/bài học được tích hợp: kiến thức về Liên minh châu Âu ở bài 7 Địa lí lớp 11 được tích hợp liên môn với bài 7: Tây Âu của lịch sử lớp 12 để xây dựng thành một chủ đề tích hợp liên môn: “Tây Âu và Liên minh Châu âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay”. 
- Thời lượng 4 tiết lấy từ quĩ thời gian của môn lịch sử lớp 12. 
- Thời điểm để thực hiện chủ đề là học kì I của năm học.
- Đối tượng dạy học là học sinh lớp 12.
3.2. Thiết kế tiến trình dạy học
3.2.1. Giới thiệu chung về chủ đề
* Nội dung của chủ đề sau khi tích hợp liên môn
- Khái quát được tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu qua các thời kì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- Liên minh châu Âu 
+ EU – Liên minh khu vực lớn nhất hành tinh.
+ EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển
+ Vai trò của EU trong nền kinh tế TG.
 * Mục tiêu của chủ đề.
 + Kiến thức
- Khái quát các giai đoạn phát triển của các nước Tây Âu từ sau CTTG 2 đến nay.
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu và thể chế của EU.
- Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Nêu được sự khác biệt về không gian kinh tế của EU.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu và việc sử dụng đồng tiền Ơ-rô.
- Chứng minh được rằng sự hợp tác liên kết đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên EU.
- Hiểu được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của việc liên kết đó
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu.
+ Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Phân tích bảng số liệu thống kê để thấy được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
- Biết khai thác thông tin từ lược đồ, hình vẽ có trong bài.
- Phân tích được nội dung các lược đồ: hợp tác sản xuất máy bay E-bớt và liên kết vùng Ma-xơRai-nơ.
- Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê có trong bài học và biết cách trình bày một vấn đề
+ Thái độ
- Nhận thức xu thế hội nhập là phù hợp với khách quan và thuận theo xu hướng đó
- Nhận thức đúng mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu và EU
* Những năng lực cốt lõi cần được chú trọng:
+ Năng lực chung:
- Tự học, tư duy tổng hợp, giải quyết vấn đề
- Giao tiếp
- Năng lực hợp tác trong học tập
+ Năng lực chuyên biệt:
 - Trình bày khái quát các giai đoạn phát triển của các nước Tây Âu từ sau CTTG 2
- Khai thác, sử dụng lược đồ về các nước Tây Âu và Liên minh châu Âu. 
- Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu và việc sử dụng đồng tiền Ơ-rô
- Chứng minh được rằng sự hợp tác liên kết đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên EU 
- Phân tích bảng số liệu thống kê để thấy được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới
* Sản phẩm cuối cùng
- Khái quát được tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu qua các thời kì từ năm 1945 đến năm 2000.
- Liên minh châu Âu 
+ EU – Liên minh khu vực lớn nhất hành tinh.
+ EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển
+ Vai trò của EU trong nền kinh tế TG.
3.2.2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
a. Bảng mô tả
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
1. Tây Âu từ 1945 đến 2000
- Nêu được vài nét khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Tây Âu
- Tìm hiểu các nội dung về kinh tế, đối ngoại của Tây Âu giai đoạn 1945 – 2000
- Giải thích được những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1950 – 1973?
- Giải thích được tại sao 
- Phân tích được những thách thức đối với các nước TB Tây Âu giai đoạn 1973 – 1991? 
- Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ 1991 đến nay?
2. Liên minh châu Âu
- Trình bày sự ra đời và phát triển của EU 
- Nêu được tên các cơ quan đầu não của EU? Các cơ quan đầu não EU có chức năng gì.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu và việc sử dụng đồng tiền Ơ-rô
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu.
- Giải thích được mục đích của EU là gì?
- Hiểu được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên dược một số lợi ích của việc liên kết đó.
- Hiểu được vai trò, tác dụng của sự liên kết của các nước trong khối EU?
- Hãy chứng minh EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Chứng minh được rằng sự hợp tác liên kết đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên EU.
- Chứng minh được EU có một nền kinh tế hàng đầu thế giới.
- Quan hệ Việt Nam – Tây Âu nói chung và EU nói riêng?
- Đánh giá được vai trò của Eu trong thương mại quốc tế
- Phân tích vai trò của EU trong nền kênh tế thế giới.
- Những hiểu biết của cá nhân về thuận lợi và khó khăn đối với EU khi thị trường chung châu Âu được thiết lập và đồng tiền Ơrô được sử dụng làm đồng tiền cung của các nước thuộc EU.
- Hiểu biết của cá nhân về quan hệ VN – EU.
b. Câu hỏi và bài tập
1. Nêu được vài nét khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Tây Âu? 
 2. Tìm hiểu các nội dung về kinh tế, đối ngoại của Tây Âu giai đoạn 1945 – 2000?
	3. Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1950 – 1973?
	4. Những thách thức đối với các nước TB Tây Âu giai đoạn 1973 – 1991?
5. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ 1991 đến nay?
 6. Em biết gì về sự ra đời và phát triển của EU?
 7. Em hãy cho biết mục tiêu và cơ cấu tổ chức của EU? Hãy nêu tên các cơ quan đầu não của EU? Các cơ quan đầu não EU có chức năng gì?
8. Nêu vai trò, tác dụng của sự liên kết của các nước trong khối EU?
	9. Chứng minh EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?
	10. Phân tích vai trò của Eu trong thương mại quốc tế và trong nền kênh tế thế giới?
	11. . Liên minh châu Âu mong muốn đạt được những liên minh và hợp tác gì trong quá trình phát triển?
	12. EU thiết lập thị trường chung từ khi nào? Nội dung của 4 mặt tự do lưu thông là gì? Việc thực hiện 4 mặt tự do lưu thông có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển EU?
 13. Xác định các mốc quan trọng của liên minh tiền tệ châu Âu? Nêu lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung và lấy dẫn chứng cụ thể làm rõ lợi ích này?
 14. Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu thành lập năm nào? Cơ quan này đã làm được những thành công gì?
 15. Cho biết các nước sáng lập ra tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt? Tình hình phát triển và vị thế của tổ hợp E-bớt? Mô tả về sự hợp tác giữa các nước EU trong sản xuất máy bay E-bớt.
 16. Các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong lĩnh vực về giao thông vận tải?
 17. Tìm hiểu nội dung của khái niệm liên kết vùng? Nêu ý nghĩa của liên kết vùng mang lại? Năm 2000 EU có bao nhiêu liên kết vùng?
 18. Phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với EU khi thị trường chung châu Âu được thiết lập và đồng tiền Ơrô được sử dụng làm đồng tiền cung của các nước thuộc EU.
 19. Tìm hiểu vai trò của EU trong nề kinh tế thế giới 
 20. Quan hệ Việt Nam –EU?
3.2.3. Kế hoạch dạy học.
a. Kế hoạch tổ chức dạy học
Thời gian
Tiến trình dạy học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
Kết quả/sản phẩm dự kiến 
Tiết 1
Hoạt động 1:
Khở động và giao nhiệm vụ
Tiếp nhận nhiệm vụ của GV giao về tìm hiểu những vấn đề của chủ đề:
* Khái quát được tình hình kinh tế, khoa học kĩ thuật và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu qua các thời kì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
* EU – Liên minh khu vực lớn nhất hành tinh.
* EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển
* Vai trò của EU trong nền KTTG.
Giáo viên nêu tính cấp thiết của chủ đề và chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu hỏi. Cung cấp tư liệu, hình ảnh mang tính chất định hướng hỗ trợ hs.
Hs nêu được những hiểu biết ban đầu có thể chưa đầy đủ về Tây âu và Liên minh Châu âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Tiết 1
Hoạt động 2: 
Thực hiện chủ đề
Thực hiện chủ đề theo kế hoạch và những định hướng của giáo viên đã nêu ra
Chuẩn bị kế hoạch thực hiện chủ đề, phiếu đánh giá sản phẩm và những hỗ trợ khác cho việc thực hiện chủ đề của học sinh.
Hỗ trợ học sinh.
Kế hoạch thực hiện chủ đề của nhóm:
Phân công nhiệm vụ, thống nhất địa điểm và cách thức tiến hành
Tiết 2, 3,4
Hoạt động 3.
Báo cáo và đánh giá nhiệm vụ thực hiện
- Báo cáo kết quả làm việc của nhóm
- Lắng nghe và đánh giá sản phẩm của nhóm khác
- Thảo luận tổng kết vấn đề nghiên cứu
- Lắng nghe các nhóm trình bày
- Nêu câu hỏi
Tiến hành đánh giá sản phẩm của các nhóm
- Nhận xét và tổng kết hoạt động nhóm.
Bản thuyết trình báo cáo kết quả tìm hiểu
Bảng đánh giá hoạt động của cá nhân trong nhóm.
Kết quả đánh giá sản phẩm của nhóm.
b. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Chuẩn bị của giáo viên.
- Lược đồ Tây Âu, lược đồ các nước thuộc EU.
- Tranh ảnh, bảng biểu minh họa
- Lược đồ các nước sử dụng đồng Ơrô.
- Bảng số liệu thống kê
* Chuẩn bị của học sinh
- Giấy A0, bút mầu, copa, thước kẻ..
- Sưu tầm tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài học như tranh ảnh, lược đồ.
c. Hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu qua các thời kì (từ năm 1945 đến 2000).
Hoạt động 1.1. Tìm hiểu vị trí địa lí của Tây Âu. 
a. Hình thức: đàm thoại
b. Tiến trình thực hiện 
Bước 1. Học sinh quan sát lược đồ của châu Âu yêu cầu HS xác định được vị trí địa lí của Tây Âu trên lược đồ.
HỘP THÔNG TIN CHO HỌC SINH
Được cung cấp tại Phụ lục 1
Yêu cầu: 
Từ những thông tin được cung cấp và hiểu biết của mình đã gợi cho em những hiểu biết gì về vị trí địa lí của Tây Âu?
Hãy kể tên các quốc gia thuộc Tây Âu mà em biết?
Bước 2. Giáo viên và học sinh cùng bình luận và thống nhất những nét chính về vị trí địa lí của Tây Âu để có sản phẩm của học sinh.
SẢN PHẨM MONG MUỐN CỦA HỌC SINH
Vị trí địa lí của Tây Âu
- Tây Âu là một khái niệm chính trị - xã hội xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh lạnh để chỉ khu vực của châu Âu, nằm kề các nước thuộc khối Warszasa và Nam Tư về phía tây. Đây là hệ thống chính trị và kinh tế đối lập với Đông Âu - vốn là khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô từ sau CTTG II. Thuật ngữ này được dùng khi đề cập đến yếu tố kinh tế, chính trị, lịch sử hơn là nói về sự phân cách đất đai cụ thể. 
- Tên gọi Tây Âu thường gắn liền với chế độ dân chủ tự do và cũng đi đôi với khái niệm Liên minh Châu Âu. Khu vực này gồm các nước Châu Âu có thu nhập đầu người cao.
Hoạt động 1.2. Tình hình kinh tế, khoa học kĩ thuật và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu qua các thời kì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
a. Hình thức: nhóm
b. Tiến trình thực hiện
Yêu cầu: 
	Học sinh quan sát những hình ảnh dưới đây và yêu cầu trả lời câu hỏi để hoàn thành phiếu hoạt động cá nhân và nhóm về tình hình kinh tế, khoa học kĩ thuật và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu qua các thời kì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
HỘP THÔNG TIN CHO HỌC SINH
Được cung cấp tại Phụ lục 2
Yêu cầu: Từ những thông tin được cung cấp cùng những hiểu biết của học sinh để trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu hoạt động cá nhân và nhóm
Nhóm 1. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950
Nhóm 2. TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1973
Nhóm 3. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
Nhóm 4. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
* Hoàn thành phiếu học tập cá nhân
Phiếu học tập cá nhân nhóm 1
Họ và tên:.
Lớp:..
Nội dung câu hỏi
Tìm hiểu các nội dung về kinh tế, đối ngoại của Tây Âu giai đoạn 1945 – 1950
1.Tình hình kinh tế, đối ngoại Tây Âu từ 1945-1950 có những đặc điểm gì nổi bật?.........................................................................................................................
2. Nội dung kế hoạch Mácsan của Mĩ là gì ?..........................................................
3. Vì sao các nước Tây Âu phải lệ thuộc vào Mĩ ?................................................
* Sản phẩm của nhóm 1
Giai đoạn
Kinh tế - KHKT
Đối ngoại
1945-1950
* Hoàn thành phiếu học tập cá nhân
Phiếu học tập cá nhân nhóm 2
Họ và tên:.
Lớp:..
Nội dung câu hỏi
- Tình hình Tây Âu từ 1950-1973 có những đặc điểm gì nổi bật?.........................
- Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1950 – 1973?..................................................................................................
.
* Sản phẩm của nhóm 2
Giai đoạn
Kinh tế - KHKT
Đối ngoại
1950-1973
* Hoàn thành phiếu học tập cá nhân
Phiếu học tập cá nhân nhóm 3
Họ và tên:.
Lớp:..
Nội dung câu hỏi
- Tình hình kinh tế, đối ngoại của Tây Âu giai đoạn 1973 – 1991? ......
- Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản ở Tây Âu trong những năm 1973-1991 ?........................................................................................
* Sản phẩm của nhóm 3
Giai đoạn
Kinh tế - KHKT
Đối ngoại
1973-1991
* Hoàn thành phiếu học tập cá nhân
Phiếu học tập cá nhân nhóm 4
Họ và tên:.
Lớp:..
Nội dung câu hỏi
- Những nét chính về tình hình kin

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_kien_thuc_ve_lien_minh_chau_au_o_mon_dia_li_lop.doc