SKKN Sử dụng kiến thức liên môn Địa lí và GDCD trong dạy học Địa lí 12 để góp phần phát huy năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên

SKKN Sử dụng kiến thức liên môn Địa lí và GDCD trong dạy học Địa lí 12 để góp phần phát huy năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên

Dạy học tích hợp liên môn là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, Bộ GD –ĐT tiếp tục chỉ đạo các cở sở tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “ tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần tiếp tục được ưu tiên.

Như chúng ta đã biết, mỗi môn học trong Nhà trường phổ thông nói chung cũng như môn Địa lí và GDCD nói riêng đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng và phẩm chất cho học sinh; Đồng thời giúp học sinh vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn của học sinh chưa thật sự hiệu quả dẫn tới việc không phát huy được hết tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong các môn học thuộc lĩnh vực khoa học Xã hội. Nguyên nhân là do các môn học này chưa thật sự gây được hứng thú cho học sinh, ngoài ra các em chưa biết cách tổng hợp hoặc chưa có ý thức trong việc tổng hợp, vận dụng kiến thức của các môn học với nhau khi vận dụng các kiến thức đã học, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống; làm cho các em ngại tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm học chúng tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí và GDCD làm cho hiệu quả hai môn học được nâng cao, đồng thời tạo cho học sinh thói quen tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội nơi các em và gia đình sinh sống.

docx 62 trang Thu Kiều 07/10/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kiến thức liên môn Địa lí và GDCD trong dạy học Địa lí 12 để góp phần phát huy năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỊA LÍ VÀ GDCD 
 TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ĐỂ GÓP PHẦN PHÁT HUY 
NĂNG LỰC TÌM HIỂU VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG 
 KINH TẾ - XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT
 Ở ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN 
 LĨNH VỰC : ĐỊA LÍ
 NĂM HỌC 2022 - 2023
 1 MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài............................................................................................1
3. Tính mới của đề tài............................................................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............2
1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................2
1.1. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn .......................................2
1.1.1. Khái niệm về dạy học liên môn...................................................................2
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học.......3
1.2. Lí luận chung về dạy học phát triển năng lực................................................4
1.2.1. Năng lực ......................................................................................................4
1.2.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực...............................................4
1.2.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực..............................................6
2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................6
2.1. Vai trò của môn Địa lí và môn GDCD hiện nay ............................................6
2.2. Thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã 
hội thông qua giảng dạy liên môn Địa lí và GDCD trong môn Địa lí 12 ở trường 
THPT hiện nay ......................................................................................................7
2.2.1. Thuận lợi......................................................................................................7
2.2.2. Khó khăn .....................................................................................................8
2.2.3 Khảo sát tính cấp thiết của đề tài..................................................................9
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM VỀ SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỊA LÍ 
VÀ GDCD TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ĐỂ GÓP PHẦN PHÁT HUY NĂNG 
LỰC TÌM HIỂU VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CHO 
HỌC SINH THPT Ở ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN ............................13
 1 2.2.5. Kết quả khảo sát ........................................................................................43
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................45
1. Kết luận ........................................................................................................... 45
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 47
2.1. Đối với Sở GD - ĐT và Nhà trường.............................................................47
2.2. Đối với Giáo viên .........................................................................................47
2.3. Đối với học sinh ...........................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................49
 3 .
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Dạy học tích hợp liên môn là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và 
Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi 
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ 
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của 
học sinh, Bộ GD –ĐT tiếp tục chỉ đạo các cở sở tăng cường bồi dưỡng nâng cao 
năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng 
cường năng lực dạy học theo hướng “ tích hợp, liên môn” là một trong những vấn 
đề cần tiếp tục được ưu tiên.
 Như chúng ta đã biết, mỗi môn học trong Nhà trường phổ thông nói chung 
cũng như môn Địa lí và GDCD nói riêng đều đóng vai trò quan trọng trong việc 
hình thành kiến thức, kĩ năng và phẩm chất cho học sinh; Đồng thời giúp học sinh 
vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc 
sống. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức môn học vào thực 
tiễn của học sinh chưa thật sự hiệu quả dẫn tới việc không phát huy được hết tính 
tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong các môn học thuộc 
lĩnh vực khoa học Xã hội. Nguyên nhân là do các môn học này chưa thật sự gây 
được hứng thú cho học sinh, ngoài ra các em chưa biết cách tổng hợp hoặc chưa có 
ý thức trong việc tổng hợp, vận dụng kiến thức của các môn học với nhau khi vận 
dụng các kiến thức đã học, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn 
cuộc sống; làm cho các em ngại tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội của địa 
phương. Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm học chúng tôi nhận thấy việc vận 
dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí và GDCD làm cho hiệu quả hai môn học được 
nâng cao, đồng thời tạo cho học sinh thói quen tìm hiểu và tham gia vào các hoạt 
động kinh tế - xã hội nơi các em và gia đình sinh sống. Chính vì vậy chúng tôi đã 
mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: “Sử dụng kiến thức liên môn Địa lí và 
GDCD trong daỵ học Địa lí 12 góp phần phát huy năng lực tìm hiểu và tham gia 
các hoạt động kinh tế - xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên ”
 2. Mục đích của đề tài
 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và bổ 
sung thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
 Góp phần tạo hứng thú trong môn học GDCD và môn Địa lí; khắc sâu kiến 
thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh.
 Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế 
xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên
 3. Tính mới của đề tài
 Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Phạm 
Hồng Thái nói riêng và các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên nói
 1 .
 Theo từ điển giaó dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng 
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau 
trong cùng một kế hoạch dạy học.
 Dạy học những kiến thức liên quan từ hai môn trở lên theo phương pháp tích 
hợp gọi là dạy học tích hợp liên môn. Khi dạy học tích hợp liên môn, chủ đề bài 
học sẽ bao gồm những kiến thức liên quan đến nhiều môn học (từ 2 môn trở lên). 
Những kiến thức này thể hiện trong ứng dụng của những kiến thức môn học liên 
quan trong cùng một hiện tượng, quá trình tự nhiên hay xã hội
 Ví dụ như lồng ghép giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường trong bài Chính 
sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (bài 12 –GDCD 11) Khi dạy bài Sử dụng và 
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Bài 14 – Địa lí 12)
 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy
học
 a. Đối với học sinh
 Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động
hơn, kích thích hứng thú học tập của HS, các em hào hứng khi tham gia tiết học; từ 
đó phát huy tính tích cực của HS.
 Dạy học liên môn giúp học sinh trở nên năng động hơn, biết tư duy vận dụng 
các môn học khác nhau vào trong cuộc sống, tăng cường tư duy tổng hợp, khả 
năng tự nghiên cứu, tự học tốt hơn. Học sinh học kiến thức một cách linh hoạt, vận 
dụng theo cách riêng của mình.
 Dạy học liên môn cũng góp phần hình thành cho HS thói quen khi xem xét 
một vấn đề phải đặt trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề ở 
nhiều khía cạnh khác nhau.
 Ngoài ra, khi vận dụng các kiến thức liên môn còn giúp HS tiết kiệm thời gian 
học tập vì các em không phải học đi học lại cùng một nội dung ở những môn học 
khác nhau nữa. Điều đó không những tạo quá nhiều áp lực, gây tẻ nhạt trong việc 
học mà thay vào đó làm tăng khả năng chủ động, tự giác trong học tập.
 Đặc biệt, với việc dạy học tích hợp liên môn là một trong những mục tiêu 
giáo dục toàn diện giúp giúp học sinh ngày càng hoàn thiện, trưởng thành hơn và 
trở thành người có ích cho xã hội.
 b. Đối với giáo viên
 Với việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn còn giúp thầy cô dễ 
dàng tổng hợp kiến thức, tinh giản nội dung, tập trung nội dung trọng yếu dễ hình 
dung và không bị trùng lặp.
 Các giáo viên giảng dạy những môn học có liên quan có thể chủ động tương 
tác, phối hợp và hỗ trợ nhau trong quá trình giảng dạy đem lại hiệu quả giáo dục 
tốt nhất.
 3 .
năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho HS 
năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
 Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định 
hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là 
sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học.
 Dạy học theo tiếp cận Dạy học theo định hướng phát 
 kiến thức triển năng lực
Mục tiêu Mục tiêu dạy học được mô tả Kết quả học tập cần đạt được mô 
 không chi tiết và không nhất tả chi tiết và thể quan sát, đánh 
 thiết phải quan sát, đánh giá giá được thể hiện mức độ tiến bộ 
 được. của HS một cách liên tục
Nội dung Việc lựa chọn nội dung dựa Lựa chọn những nội dung nhằm
 vào các khoa học chuyên đạt được kết quả đầu ra đã quy
 môn, không gắn các tình định, gắn với các tính huống
 huống thực tiễn. Nội dung thực tiễn. Chương trình chỉ quy
 được quy định chi tiết trong định những nội dung chính,
 chương trình. không quy định chi tiết.
Phương pháp GV là người truyền thụ tri - GV chủ yếu là người tổ chức, 
dạy học thức, là trung tâm của quá hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh 
 trình dạy học. HS tiếp thu thụ hội tri trức. Chú trọng sự phát 
 động những những tri thức triển khả năng giải quyết giải 
 được quy định sẵn. quyết vấn đề, khả năng giao 
 tiếp,..
 - Chú trọng sử dụng quan điểm, 
 phương pháp và kĩ thuật dạy học 
 tích cực, các PPDH thí nghiệm, 
 thực hành
Hình thức Chủ yếu dạy lí thuyết trên lớp Tổ chức học tập đa dạng: chú ý
dạy học học các hoạt động xã hội, ngoại
 khoá, nghiên cứu khoa học, trải
 nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng
 dụng công nghệ thông tinvà
 truyền thông trong dạy học.
Đánh giá kết Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng
quả học tập dựng chủ yếu dựa trếnự ghi lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ
của người nhớ và tái hiện nội dung đã trong quá trình học tập, chú
học học trọng khả năng vận dụngtrong
 các tình huống thực tiễn
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_kien_thuc_lien_mon_dia_li_va_gdcd_trong_day_hoc.docx
  • pdfHoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Mĩ Dung -THPT Phạm Hồng Thái - Địa lí.pdf