SKKN Sử dụng kĩ thuật tư duy 5w 1h nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập và nâng cao năng lực làm bài thi trắc nghiệm cho học sinh áp dụng cho chương II (phần 2) Lịch sử 12 cơ bản

SKKN Sử dụng kĩ thuật tư duy 5w 1h nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập và nâng cao năng lực làm bài thi trắc nghiệm cho học sinh áp dụng cho chương II (phần 2) Lịch sử 12 cơ bản

Dạy học là quá trình lao động và sáng tạo. Trong quá trình dạy học, người giáo viên viên luôn nỗ lực sáng tạo, tìm kiến, áp dung những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng bài học, thu hút sự chú ý, thái độ học tập tích cực và phát huy năng lực của học sinh. Thước đo cho cả quả trình dạy học là kết quả đạt được của học sinh qua các kì thi. Tất cả giáo viên dạy lớp 12 đều đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, điểm số bài thi của học sinh trong kì thi THPT quốc gia.

Môn Lịch sử được chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm là một sự thay đổi cần thiết và phù hợp tình hình giáo dục hiện nay của nước ta, cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Thi trắc nghiệm đã thực sự “giải thoát” cho môn lịch sử. Trước khi có quyết định thi trắc nghiệm môn Lịch sử trong kì thi THPT quốc gia và xét điểm tuyển sinh Đại học, không phải học sinh quay lưng với môn Lịch sử. Các em vấn thích học sử. Giờ học Lịch sử các em vấn tích cực xây dựng bài. Phim, tranh ảnh tư liệu, những buổi sinh hoạt ngoại khoá vẫn được các em hào hứng đón nhận. Nhưng các em sợ thi Lịch sử. Sợ vì kiến thức Lịch sử khó nhớ, dễ quên; làm bài tự luận phải tư duy, sắp xếp ý, phải có nhiều dẫn chứng cụ thể, phải lập luận, phải viết thành bài. Với bài thi trắc nghiệm, học sinh thoát khỏi những khó khăn trên. Các em chỉ phải ghi nhớ, hiểu về các sự kiện, vấn đề lịch sử, biết phân tích, so dánh, đánh giá, loại trừ để lựa chọn các đáp án đúng. Vì thế tỷ lệ học sinh đăng kí thi tổ hợp môn Xã hội: Lịch sử, Địa lý- Giáo dục công dân vượt trội so với tổ hợp các môn tự nhiên.

 

docx 15 trang thuychi01 50012
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kĩ thuật tư duy 5w 1h nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập và nâng cao năng lực làm bài thi trắc nghiệm cho học sinh áp dụng cho chương II (phần 2) Lịch sử 12 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG KĨ THUẬT TƯ DUY 5W 1H
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC 
LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM CHO HỌC SINH 
ÁP DỤNG CHO CHƯƠNG II (PHẦN 2)
 LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN
Người thực hiện: Hoàng Thị Thoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử 
THANH HOÁ NĂM 2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Dạy học là quá trình lao động và sáng tạo. Trong quá trình dạy học, người giáo viên viên luôn nỗ lực sáng tạo, tìm kiến, áp dung những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng bài học, thu hút sự chú ý, thái độ học tập tích cực và phát huy năng lực của học sinh. Thước đo cho cả quả trình dạy học là kết quả đạt được của học sinh qua các kì thi. Tất cả giáo viên dạy lớp 12 đều đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, điểm số bài thi của học sinh trong kì thi THPT quốc gia.
Môn Lịch sử được chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm là một sự thay đổi cần thiết và phù hợp tình hình giáo dục hiện nay của nước ta, cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. 
Thi trắc nghiệm đã thực sự “giải thoát” cho môn lịch sử. Trước khi có quyết định thi trắc nghiệm môn Lịch sử trong kì thi THPT quốc gia và xét điểm tuyển sinh Đại học, không phải học sinh quay lưng với môn Lịch sử. Các em vấn thích học sử. Giờ học Lịch sử các em vấn tích cực xây dựng bài. Phim, tranh ảnh tư liệu, những buổi sinh hoạt ngoại khoá vẫn được các em hào hứng đón nhận. Nhưng các em sợ thi Lịch sử. Sợ vì kiến thức Lịch sử khó nhớ, dễ quên; làm bài tự luận phải tư duy, sắp xếp ý, phải có nhiều dẫn chứng cụ thể, phải lập luận, phải viết thành bài. Với bài thi trắc nghiệm, học sinh thoát khỏi những khó khăn trên. Các em chỉ phải ghi nhớ, hiểu về các sự kiện, vấn đề lịch sử, biết phân tích, so dánh, đánh giá, loại trừ để lựa chọn các đáp án đúng. Vì thế tỷ lệ học sinh đăng kí thi tổ hợp môn Xã hội: Lịch sử, Địa lý- Giáo dục công dân vượt trội so với tổ hợp các môn tự nhiên.
Tuy nhiên, 40 câu hỏi trắc nghiệm trong một đề thi phổ rộng trên toàn bộ chương trình lịch sử 12, thậm chí cả chương trình Lịch sử THPT. Vì thế học sinh phải nhớ, phải hiểu một lượng kiến thức đồ sộ. Ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức (60%), một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà các phương án trả lời khá giống nhau. Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp ứng. 
Để đáp ứng những yêu cầu trên, giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy và học. Bản thân tôi đã nỗ lực tìm tòi, đổi mới và tìm được những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiệu quả. Tôi mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm với tên đề tài: Sử dụng kĩ thuật tư duy 5W 1H nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập và nâng cao năng lực làm bài thi trắc nghiệm cho học sinh, áp dụng cho Chương II phần II Lịch sử 12 cơ bản
2. Mục đích nghiên cứu
 Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghịêm, tôi không đi sâu vào vấn đề lý luận mà chủ yếu vận dụng kĩ thật tư duy 5W 1H vào quá trình dạy học và hướng học học sinh chuẩn bị bài, củng cố,ôn tập. Mục đích của việc sử dụng là nhằm:
- Giúp học sinh hiểu nguyên tắc tư duy sử học từ đó biết cách học bài Lịch sử phù hợp, hiệu quả.
- Cụ thể hoá bài học thành hệ thống câu hỏi giúp học sinh dễ dễ học, dễ nhớ, nhớ lâu
- Hiểu logích giữa các yếu tố trong 1 sự kiện, vấn đề lịch sử; hiểu được mối liên hệ giữa các vấn đề, sự kiện
- Biết phân tích để hiểu bản chất, đánh giá đúng về sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
Nhờ đó các em có đủ năng lực trả lời câu hỏi ở cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao; có được kết quả bài thi trắc nghiệm cao nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài SKKN được rút ra trên lĩnh lực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực ghi nhớ, tư duy khi học môn Lịch sử, lớp 12, nâng cao hiệu quả làm bài thi trắc nghiệm
4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong quá trình nghiến cứu đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử
Phương pháp logích,
Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp tổng kết thực tiễn, 
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận
Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant's Child” của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau:
I have six honest serving-men
They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.
Tạm dịch:
Tôi có 6 người đầy tớ trai trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When 
Và How và Why và Who.
What? (Cái gì?), Who? (Ai?) Where? (Ở đâu?), When? (Khi nào?), Why? (Tại sao?), How? ( thế nào?), tất yếu xuất hiện khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ, nghiên cứu về một vấn đề, 1 sự kiện, một hành động, hay một cuốn sách. Với khoa học Lịch sử, 6 dạng câu hỏi trên cũng chính là nguyên tắc tư duy về một vấn đề, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Khi vận dụng vào tư duy vấn đề lịch sử, 6 từ để hỏi trên cho ta các dạng câu hổi sau: 
WHAT? Bài này học về vấn đề gì? Sự kiện này có tên gọi là gì?
What else? Còn vấn đề gì nữa trong bài? Kế tiếp sự kiện này là sự kiện gì khác xảy ra? 
WHERE? Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?
WHEN? Sự kiện lịch sử này xảy ra khi nào?
WHY? Tại sao sự kiện đó xảy ra? Tại sao thất bại? Tại sao thắng lợi? 
WHO? Sự kiện này gắn với vai trò của ai? Do ai thực hiện? chống lại ai? 
HOW? 
How many? Sự kiện đó diễn ra với bao nhiêu hoạt động?
How do you +V? Sự kiện diễn ra bằng cách nào? 
How can + S + Vo? Sự kiện đó đạt được mức độ nào? 
How +Adj + tobe? Tính chất của sự kiện?
How do you feel? Cảm nhận, đánh giá về sự kiện, vấn đề lịch sử đo như thế nào?
 Dạy học với kĩ thuật 5W1H vừa giúp học sinh tích cực suy nghĩ để trả lời câu hỏi, mặt khác trang bị cho các em một dạng công thức để tự học, tư tự duy.
Cơ sở thực tiễn
 Trong thực tế, học sinh chỉ thực sự tích cực học bài khi được giao nhiệm vụ và hiểu được cách thức thực hiện nhiệm vụ. vì thế việc dạy học không chỉ truyền thụ kiến thức mà phải dạy cho học sinh cách học. Những câu hỏi giúp học sinh hiểu được nhiệm vụ của các em cần phải suy nghĩ cái gì. Trả lời các câu hỏi 5W 1H là nguyên tắc tư duy của bất kì bài học nào, vấn đề cụ thể nào. 
Học sinh chỉ có thể nhớ nhanh, nhớ lâu khi các em tích cực chủ động tìm tòi, tranh luận để rút ra hiểu bài và lĩnh hội kiến thức. Với phương pháp học truyền thống, học sinh bị động tiếp nhận nội dung bài học từ giáo viên, sau đó học thuộc ồng một cách máy móc. Vì thế mà học sinh luôn cảm thấy sợ môn Lịch sử vì luôn bị quá tải lượng thông tin cần thuộc. Với kĩ thuật tư duy 5W 1H và sơ đồ tư duy quá trình lĩnh hội kiến thức là quá trình học tập tích cực của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kiến thức bài học được phân chia rành mạch rõ ràng trong trật tư logích của bài học. Nhờ đó học sinh dễ hiểu bài, dễ nhớ, dễ thuộc.
Mặt khác, đổi mới hình thức thi cử hiện nay thì việc đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với hình thức thi là vô cùng quan trọng. Khác với câu hỏi tự luận truyền thống, câu hỏi trắc nghiệm không cần học sinh phải trình bày, lập luận, phân tích đánh giá dài dòng nhưng chỉ vào 1 số các vấn đề, mỗi đề chỉ khoảng 5 câu, tương ứng với 5 vấn đề, bài thi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải có kiến thức phổ rộng toàn chưng trình để trả lời 40 câu. Dó đó yếu tố “ăn may” giảm đi, học sinh không thể học tủ mà buộc phải nắm được kiến thức toàn bộ chương trình. Hơn nữa, dề thi có 60% câu hỏi ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, 40 % vận dụng, đánh giá. Để làm được bài, học sinh phải có kiến thức bao quát, kiến thức cụ thể; vừa nhớ máy móc, vừa hiểu, đánh giá,vừa vận dụng giải quyết tình huóng thực tiễn. 
Câu hỏi trắc nghiệm cũng không nằm ngoài 6 dạng câu hỏi 5W1H. Câu hỏi ở mức độ nhận biết tương ứng với câu hỏi WHAT, WHEN, WHERE, WHO,?
 Câu hỏi ở mức độ thông hiểu thường tương ứng với câu hỏi WHY? 
Câu với hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao tương ứng với các câu hỏi HOW
Đối học sinh lớp 12, phần lớn gia đình và cá nhân không có máy tính kết nối Internet, trong điều kiện sống ở nông thôn, sách giáo khoa gần như là tài liệu học tập duy nhất. Mặt khác yêu cầu kiến thức cho đề thi trắc nghiệm THPT quốc gia cũng không nằm ngoài sách giáo khoa. Vì vậy chỉ cần giáo viên sử dụng nhuần nhuyễn và giúp các em vận dụng tốt 2 kĩ thuật 5W 1H và sơ đồ tư duy để khai thác sách giáo khoa sẽ là giải pháp tốt nhất nâng cao kết quả học tập và thi cư. 
Năm học 2016-2017 tôi đã sử dụng kĩ thuật 5W 1H trong hầu hết các bài dạy. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ trình bày kinh nghiệm thực tiễn ở chương II phần II lịch sử lớp 12: Việt Nam từ năm1930 đến 1945
 2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Giải pháp 1: Sử sụng kĩ thuật tư duy 5W 1H cho việc chuẩn bị bài mới của học sinh.
Sau mỗi tiết học đều có nội dung hướng dẫn học bài. Thông thường giáo viên chỉ yêu câu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi cuối mục, cuối bài. Điều này chỉ giúp học sinh hiểu được các mục riêng rẽ mà không thấy được logích kiến thức toàn bài mặc dù sách giáo khoa Lịch sử 12 đã được viết theo logich vấn đề. Việc sử dụng các câu hỏi tư duy 5W 1H có tác dụng hiểu rõ nhiệm vụ cụ thể phải làm. Khi trả lời các câu hỏi, các em vừa có được kiến thức cụ thể, vừa nắm được logic giữa các đơn vị kiến thức trong bài, hiểu khái quát nội dung bài học, vừa đưa ra những đánh giá nhận xét thể hiện ý kiến cá nhân của mình.
Ban đầu áp dụng kĩ thuât này, giáo viên nên chọn các bài đơn giản chỉ về một vấn đề; phải nêu câu hỏi cụ thể và hướng dẫn các em đọc sách trả lời. Khi đã quen, giáo viên không cần nêu câu hỏi và hướng dẫn nữa, các em đã có sẵn “công thức” để học bài. 
Đối với những bài có từ 2 nội dung trở lên, giáo viên nên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung.
Trong quá trình học sinh chuẩn bị bài ở nhà sẽ nảy sinh những tình huống sau: 
Có những câu hỏi các em không trả lời được. Chính điều đó sẽ làm nảy sinh tình huống có vấn đề: các em muốn biết, muốn hiểu, có nhu cầu được giáo viên dạy về vấn đề đó. Nhờ đó học sinh sẽ tích cực lắng nghe, chủ động học tập trong giờ học.
Các em có những câu hỏi mới. Những câu hỏi mới thường là những câu hỏi hay, đi vào bản chất của vấn đề, những thắc mắc, sau khi có sự so sánh với các sự kiện, vấn đề đã học thể hiện sự ham học hỏi, thái độ tích cực học tập của học sinh. 
Giải pháp 2: Sử dụng kĩ thuật tư duy 5W 1H trong giờ học
	Kĩ thuật tư duy 5W1H được sử dụng trong giờ dạy với phương pháp vấn đáp, xê-mi-na
	Phương pháp vấn đáp: Những câu hỏi: WHAT, WHERE, WHEN, WHO tương đối dễ, câu trả lời ngắn gọn, giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời và cho điểm. Nên dành cho những em học lực trung bình, yếu để khuyến khích các em tích cực học tập. 
Câu hỏi WHY, là những câu hỏi khó hơn, nội dung trả lời gồm nhiều ý, dài hơn, vì thế nên chọn phương pháp thảo luận, xê-mi-na giữa các nhóm, hoặc cả lớp. Giáo viên có thể mời học sinh xung phong lên bảng trình bày sản phẩm của mình. Sau đó, các học sinh khác góp ý bổ sung, hoàn chỉnh nội dung câu trả lời. 
Dạng câu hỏi HOW khá phong phú, có đủ các mức độ dễ và khó. Câu hỏi về tính chất là câu khó nhất. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn các em phân tích, so sánh để tìm ra câu trả lời. 
Với những câu hỏi, thắc mắc nảy sinh trong quúa trình chuẩn bị bài của học sinh, giáo viên yêu cầu cả lớp suy nghĩ . Mời các câu trả lời từ các học sinh khác. Giáo viên cùng với học sinh cùng rút ra kết luận
Giải pháp: Sử dụng kĩ thuật tư duy 5W1H để ôn tập, củng cố bài học
 	Sử dụng kĩ thuật tư duy 5W1H là một thế mạnh để khái quát hoá bài học, củng cố kiến thức. Các câu hỏi 5W 1H giúp cụ thể hoá kiến thức đã học giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ; thiết lập mối liên hệ giưa các đơn vị kiến thức, giúp khái quá hoá nội dung toàn bài. 
	Giáo viên nên dành một khoảng thời gian cuối tiết học để củng cố nội dung bài. Các câu hỏi 5W1H được sử dụng để học sinh nhắc lại kiến thức đã học. Giáo viên cần sử dụng kết hợp với sơ đồ tư duy trình chiếu trên bảng đề học sinh trực quan tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức.
Sử dụng kĩ thuật tư duy vào chương II: Việt Nam từ năm 1930-1945
BÀI 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935.
Bài này tương đối khó, có nhiều đơn vị kiến thức; giữa các vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 
Sau khi học xong bài 13, giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 14 bằng hệ thống các câu hỏi:
	Tiết 1: Phong trào cách mạng 1930-1931
WHAT?: Bài 14 chúng ta sẽ học về nội dung gì gì?
Căn cứ vào tiêu đề của bài HS trả lời Phong trào cách mạng 1930-1935.
Giáo viên giải thích: phong trào cách mạng 1930-1935 có thể chia thành 2 giai đoạn: phong trào cách mạng 1930-1931 và thời kì phục hồi lực lượng cách mạng 1932-1935. Giai đoạn 2 đã được giảm tải, không học
	Vậy là bài 14 có 2 nội dung: Phong trào cách mạng 1930-1931 và Hôi nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng Mười năm 1930.
Các em về nhà chuẩn bị từng nội dung trên theo các câu hỏi:
Phong trào cách mạng 1930-1931
Câu 1: (WHERE) Phong trào diễn ra ở đâu? 
Câu 2: (WHEN?) Phong trào diễn ra vào thời gian nào?
Câu 3(WHO?) Lãnh đạo phong trào là lực lượng nào? Động lực là ai? Chống ai để làm gì?
Câu 4: WHY?: Tại sao phong trào bùng nổ?
Câu 5: (HOW many?): Nêu các phong trào tiêu biểu. Phong trào diễn ra với các hình hình thức đấu tranh chủ yếu nào?
Câu 6: (How can + S+Vo?)kết quả đạt được? 
(Câu 5, 6 học sinh trình bày ngắn gọn sản phẩm của nhóm trên giấy Ao)
Câu 7: (How do you feel?) nhận xét, đánh giá của em về phong trào? 
Học xong tiết 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định nhiệm vụ tiết 2 bằng cách yêu cầu các em trả lời 2 câu hỏi sau: 
Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931 bằng văn kiện nào?
Luận cương Chính trị tháng Mười năm 1930
Qua nội dung bài đã học, em nhận thấy còn nội dung quan trọng gì chúng ta chưa tìm hiểu ở tiết hôm nay?
Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930là Xô Viết Nghệ Tĩnh
Giáo viên phân công lớp thành 2 nhóm tìm hiểu 2 vấn đè này theo hệ thống câu hỏi 5W 1H
Nhóm 1: Tìm hiểu Luận cương Chính trị tháng Mười năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương
Luận cương ra đời khi nào? ở đâu?
Tại sao Luận cương ra đời
Ai là người soạn thảo?
Nội dung cơ bản của Luận cương ?
Hãy nhận xét vè Luận cương ?So với Cương lĩnh đầu tiên Luận Cương có ưu điểm và hạn chế gì?
Nhóm 2: Hoàn thành các câu hỏi về Xô Viết Nghệ Tĩnh
Xô Viết Nghệ Tĩnh được thành lập khi nào? ở đâu?
Tại sao Xô viết được thành lập ở Nghệ Tĩnh
Ai thành lập Xô Viết
Những việc làm của Xô Viết 
Em có nhận xét gì về Xô Viết Nghệ -Tĩnh 
Bước 2: Dạy học trên lớp
Tiết 1: Phong trào cách mạng 1930-1931
Hoạt động 1: khái quát về phong trào cách mạng 1930 1931
PP: Vấn đáp
Hình thức: cá nhân, cả lớp
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh thuộc nhóm 1 trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà:
WHEN? Phong trào diễn ra vào thời gian nào?
WHERE: Phong trào diễn ra ở đâu?
WHO? Lãnh đạo phong trào là lực lượng nào? Động lực là ai?
Bước 2: mời các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: giáo viên chốt ý
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?
PP: thuyết trình
Hình thức cá nhân, nhóm,cả lớp
Bước 1: GV mời 1 học sinh nhóm 1 xung phong 1 lên bảng trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà 
WHY?: Tại sao phong trào bùng nổ?
Bước 2: các học sinh khác bổ sung
Bước 3: giáo viên chốt ý:
Học sinh có thê nêu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933. Giáo viên cần hướng dẫn các em từ những kiến thức đó rút ra nguyên nhân bùng nổ phong trào. 
Hoạt động 3: Diễn biến phong trào diễn 
PP: đàm thoại, trao đổi
Hình thức: cá nhân, nhóm
Bước 1: đối chiếu sản phẩm (đáp án câu 5,6.) của nhóm 1 với bảng thông tin phản hồi của giaó viên
Bước 2: đàm thoại, trao đổi giữa giáo viên và học sinh
Bước 3: giáo viên chốt ý, học sinh ghi bài
Hoạt động 4: Kết quả, ý nghĩa của phong trào
PP: vấn đáp, gợi mở
Bước 1: Học sinh trả lời các câu hỏi:
- Phong trào đã đạt được những kết quả như thế nào? 
- Phong trào có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
_ Nhận xét của em về phong trào?
Bước 2: Học sinh trả lời
Bước 3: giáo viên chốt ý
- Phong trào có nhiều điểm mới so với các phong trào đấu tranh trướckhi có Đảng
+ Phong trào thu hút đông đảo quần chúng cả nước tham gia.
+ Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
+ Nhằm trúng 2 kẻ thù chính: đế quốc, phong kiến
+ Diễn ra với nhiều hình thức, cao nhất là khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ - Tĩnh.
Phong trào đấu tranh trong những năm 1930-1931 là phong trào cách mạng đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
Phong trào chứng tỏ lịch sử đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản, lựa chọn sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tiết 2: Luận cương chính trị tháng Mười năm 1930
	Xô Viết Nghệ - Tĩnh
Giáo viên tổ chức hoạt động xêmina
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu Luận Cương Chính trị tháng Mười năm 1930:
Bước 1: Đại diện nhóm 1 trình bày sản phẩm chung
Bước 2: Nhóm 2 phản biện
Bước 3: giáo viên chốt ý
Hoạt động 2: Tìm hiểu Xô viết Nghệ - Tĩnh
Bước 1: Đại diện nhóm 3trình bày sản phẩm chung
Bước 2: Nhóm 4 và các nhóm khác phản biện
Bước 3: giáo viên chốt ý
BÀI 15 PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 -1939
 Học sinh chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi 5W 1H
 (WHAT?) Câu 1: Bài 15 nói về sự kiện gì? 
 (WHEN?) Câu 2: Phong trào diễn ra vào thời gian nào?
(WHERE?): câu 3: phong trào diễn ra ở đâu? (quy mô)
WHO? Câu 4: Lãnh đạo là lực lượng nào? Lực lượng tham gia là ai? Chống ai để làm gì?
(WHY?)Câu 5: Tại sao phong trào diễn ra?
(HOW?)Câu 6: Phong trào diễn ra với những hoạt động cụ thể nào?
 Câu 7: Phong trào đạt được mức độ như thế nào? (so với mục tiêu đề ra)
Câu 8: Nhận xét đánh giá của em về phong trào?
Câu 9: Tính chất của phong trào? (so với phong trào cácch mạng 1930 -1931phong trào 1939-1945 có đặc điểm gì khác biệt?)
GV gợi ý học sinh sánh phong trào dân chủ 1936-1939 với phong trào cách mạng 1930-1931về mục tiêu, nhiệm vụ; hình thức đấu tranh; kết quả đạt đượcđể rút ra nhận xét, đánh giá.
Dạy học trên lớp: giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, gợi mở giúp học sinh trả lời các câu hỏi trên để hoàn thành nội dung bài học.
BÀI 16
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945).
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
Đây là bài dài nhất, khó nhất của chương II cũng như của chương trình Lịch sử 12. Bài học được phân phối trong 3 tiết. Bài học gồm 2 nội dung
Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) với đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời
Nội dung 2 khá đơn giản nên giáo viên chuyển thành bài tập về nhà cho học sinh. 
Nội dung 1 khó, kiến thức nặng tính lí luận, nhiều chỗ chồng chéo. Giáo viên dạy học trên lớp bằng các phương pháp vấn đáp, gợi mở, trực quan, thuyết trình. Phần củng cố giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi 5W 1H để củng cố và hướng dẫn ôn tập giúp hoc sinh nắm được khái quát nội dung toàn bài, biết phân cách thành các đơn vị kiến thức đồng thời hiểu được mỗi liên hệ giữa các đơn vị kiến thức để dễ học, dễ làm bài tập trắc nghiệm. Hệ thống câu hổi củng cố cụ thể như sau:
Thời gian diễn ra phong trào?
Địa bàn?
Do ai lãnh đạo?
Tại sao phong trào diễn ra?
Phong trào diễn ra như thế nào?
Phong trào diễn ra thành 4 giai đoạn:
+ 1939-1940: phong trào dân chủ chuyển sang đâu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc
+ 1941- trước 9/31945: chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám
+ từ 9/3 đến 13/8/1945: khởi nghĩa từng phần
+ 14/8 đến 30/8/1945: Tổng khởi nghĩa tháng Tám
Mỗi giai đoạn học sinh cần trả lời các câu hỏi 
	1: Chủ trương của đảng trong giai đoạn. là gì?
2. Tại sao Đảng đề ra chủ trương đó?
3. Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng như thế nào?
4. Kết quả đạt được như thế nào?
	Vì bài rất dài, rất nhiều đơn vị kiến thức nên giáo viên nên sử dụng các câu hỏi 5W 1H kết hợp với sơ đồ tư duy để vưa rút gọn kiến thức vừa thể hiện được mối liên hệ giữa các ý trong bài học giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. 
III. KIỂM NGHIỆM
Sau khi áp dụng các giải pháp đã nêu trên trong quá trình dạy học, ca nhận tôi nhận thấy:
Học sinh có thái độ học tập tích cực, chủ động hơn, yêu thích bộ môn Lịh sử hơn.
Các giờ học sổi nổi, hoạt động học 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_ki_thuat_tu_duy_5w_1h_nham_phat_huy_tinh_tich_c.docx