SKKN Phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa” để hình thành bộ câu hỏi trắc nghiệm khi dạy học Lịch sử 12, bài 12 sách giáo khoa cơ bản

SKKN Phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa” để hình thành bộ câu hỏi trắc nghiệm khi dạy học Lịch sử 12, bài 12 sách giáo khoa cơ bản

Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy học của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, làm sao để các em yêu thích môn lịch sử, học môn lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn?

 Cũng như các môn học khác, môn lịch sử có nhiệm vụ và chức năng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử cũng góp phần phát triển tư duy, trí thông minh sáng tạo của học sinh.

 Đặc biệt trong năm học (2016 – 2017), Bộ Giáo dục đã thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá học sinh đối với môn lịch sử, đó là chuyển từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Vậy một vấn đề trăn trở đặt ra là giáo viên phải nhanh chóng đổi mới cách dạy để làm sao giúp học sinh học và làm bài thi trắc nghiệm tốt hơn, nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn. Giáo viên đổi mới cách dạy nhưng phải làm sao cho học sinh vẫn nắm được qui luật vận động và phát triển của lịch sử thế giới và dân tộc. Đồng thời phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

 

docx 26 trang thuychi01 6912
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa” để hình thành bộ câu hỏi trắc nghiệm khi dạy học Lịch sử 12, bài 12 sách giáo khoa cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
PHƯƠNG PHÁP CHỐT KIẾN THỨC “CHÌA KHÓA” ĐỂ HÌNH THÀNH BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHI DẠY HỌC LỊCH SỬ 12, BÀI 12 SÁCH GIÁO KHOA CƠ BẢN”
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Lịch sử 
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
	Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy học của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, làm sao để các em yêu thích môn lịch sử, học môn lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn?
	Cũng như các môn học khác, môn lịch sử có nhiệm vụ và chức năng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử cũng góp phần phát triển tư duy, trí thông minh sáng tạo của học sinh.
	Đặc biệt trong năm học (2016 – 2017), Bộ Giáo dục đã thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá học sinh đối với môn lịch sử, đó là chuyển từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Vậy một vấn đề trăn trở đặt ra là giáo viên phải nhanh chóng đổi mới cách dạy để làm sao giúp học sinh học và làm bài thi trắc nghiệm tốt hơn, nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn. Giáo viên đổi mới cách dạy nhưng phải làm sao cho học sinh vẫn nắm được qui luật vận động và phát triển của lịch sử thế giới và dân tộc. Đồng thời phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
	Từ yêu cầu và thực tế đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh có thể hệ thống, khái quát được kiến thức qua từng phần, từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử một cách dễ dàng hơn để từ đó các em có thể vận dụng vào làm bài trong kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm.
	Vậy làm thế nào để học sinh có thể ghi nhớ, hệ thống kiến thức, khái quát được từng phần, từng thời kỳ, từng giai đoạn lich sử, để từ đó học sinh vận dụng vào việc làm bài kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiêm. Có rất nhiều biện pháp như sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi. Nhưng việc giáo viên chốt được những từ, cụm từ mang tính chất “chìa khóa” cho mỗi phần, mỗi mục của bài học sẽ giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng vào làm bài thi trắc nghiệm tốt hơn.
	Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng dạy – học môn lịch sử, giúp học sinh nhanh chóng tiếp cận và làm quen với cách kiểm tra đánh giá mới, tôi xin trình bày về một số kinh nghiệm về PHƯƠNG PHÁP CHỐT KIẾN THỨC “CHÌA KHÓA” ĐỂ HÌNH THÀNH BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHI DẠY HỌC LỊCH SỬ 12, BÀI 12 SÁCH GIÁO KHOA CƠ BẢN”.
BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM (1919 – 1925)
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Đánh giá thực trạng việc dạy và học chương trình Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
	- Xây dựng hệ thống kiến thức “chìa khóa” và bộ câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Với SKKN Phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa”, đối tượng mà tôi nghiên cứu là tất cả các bài học môn Lịch sử trong chương trình THPT, nhưng trong phạm vi của đề tài tôi nghiên cứu cụ thể bài 12 - Sách giáo khoa Lịch sử 12 Cơ bản “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925”. 
- Đối tượng tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh trường THPT NHư Thanh, trong ôn luyện thi THPT Quốc gia. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để thực hiện và hoàn thành SKKN này, tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu như sau:
Thông qua thực tiễn dạy học cho học sinh lớp 12, dự diờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo hình thức thi trắc nghiệm.
Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới về phương pháp dạy học, ôn thi lịch sử ở trường phổ thông theo hình thức trắc nghiệm.
Thu thập những thông tin phản hồi của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với hinhf thức thi trắc nghiệm khách quan.
1.5. Những điểm mới của SKKN
	SKKN đã xây dựng được những phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa” trong dạy học lịch sử để phục vụ cho việc dạy học Lịch sử hiện nay, đáp ứng nhu cầu đổi mới kì thi THPT Quốc gia theo hình thức thi trắc nghiệm.
	Sau khi áp dụng phương pháp này, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức cơ bản của SGK, dễ dàng làm được các bài tập trắc nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Thực hiện phương châm đổi mới thay sách “Nghe là quên, nhìn là nhớ, thực hành là hiểu”, bởi vậy, việc sử dụng sơ đồ, chốt được kiến thức “chìa khóa” để từ đó hình thành bộ câu hỏi trắc nghiệm trong các bài dạy và học lịch sử là vô cùng cần thiết.
	Chốt được kiến thức “chìa khóa” trong dạy học các môn nói chung và môn lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp dạy học có vai trò quan trọng vào việc hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học đề ra của Bộ giáo dục và Đào tạo. Do đó, cải tiến phương pháp dạy học lịch sử theo hệ thống sơ đồ hóa kiến thức, sử dụng kiến thức “chìa khóa” nhằm để nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông là phương pháp không thể không áp dụng vào quá trình dạy học môn lịch sử.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
	Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế đối với cả giáo viên và học sinh đang giảng dạy lịch sử khối 12 và học sinh khối 12 của Trường THPT Như Thanh – Thanh Hóa.
2.2.1. Tình trạng thực tế trước khi thực hiện đề tài.
* Về phía giáo viên:
	Tôi đã đi dự giờ một số đồng nghiệp trong tổ và nhận thấy: Một số giáo viên đã chuẩn bị giáo án chi tiết, tỉ mỉ, công phu, sử dụng nhiều kênh hình trong tiết học, đã tổ chức giờ dạy thành công, thu hút được sự tập trung của học sinh, học sinh hiểu bài và trả lời rất tốt các câu hỏi trắc nghiệm sau mỗi mục, mỗi phần, mỗi bài học.
 	Tuy nhiên, có một số đồng nghiệp vẫn tổ chức giờ dạy theo phương pháp truyền thống, không sử dụng kênh hình, sơ đồ, bảng dữ liệu, niên biểu, chưa chốt được kiến thức “chìa khóa”. Phương pháp giảng dạy chưa mang tính chủ động và khơi dậy được tính sáng tạo của học sinh, dẫn đến giờ học không mang lại hiệu quả tốt. Học sinh nắm bài còn kém, khả năng khái quát hóa, ghi nhớ kiến thức còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi làm các bài tập trắc nghiệm.
* Về phía học sinh:
	Khi tiến hành khảo sát thực tế tôi thấy rằng các em học khối xã hội rất chú ý đến bài học, việc tiếp thu kiến thức, khái quát kiến thức và làm các bài tập trắc nghiệm tốt hơn. Các em học sinh theo khối tự nhiên tỏ ra thờ ơ với tiết học, việc tiếp thu kiến thức bị hạn chế. Khi được hỏi vì sao việc học tập lịch sử của các em không tốt? Vì sao các em không có khả năng ghi nhớ và khái quát hóa vấn đề, việc trả lời các câu hỏi của các em rất chậm? Câu trả lời thường xoay quanh các nguyên nhân chính sau:
	+ Lịch sử thế giới có nhiều nội dung, kiến thức đan xen, lịch sử Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn với những nét hết sức riêng biệt.
	+ Các tiết học lịch sử khô khan, không hấp dẫn nên các em không thích học.
	+ Chưa có phương pháp phù hợp nên dù dành nhiều thời gian học nhưng kiến thức vẫn quên rất nhanh, không có cái nhìn khái quát, hiệu quả đạt được kém.
2.2.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
	* Về phía giáo viên:
	Qua việc đi dự giờ một số đồng nghiệp trong nhóm Lịch sử của tổ Sử - Địa - GDCD, tôi tổng hợp được số liệu sau:
+ Có 60% giáo viên trong nhóm lịch sử có phương pháp giảng dạy học tích cực, hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin. Tiết học có sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh để cùng tìm ra kiến thức. Với những tiết học như vậy đã giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm ở phần khái quát, củng cố.
	+ Còn lại 40% giáo viên trong nhóm chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, vẫn tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống là thầy giảng, trò chép, thiếu sự tương tác với học sinh, ít sử dụng các đồ dung dạy học như: sơ đồ, bảng dữ liệu, niên biểu và các phương tiện dạy học, chưa nhấn mạnh, chưa chốt được những đơn vị kiến thức mang tính chất “chìa khóa”. Do vậy, ở các tiết học này, sự tiếp thu kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế, việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của học sinh chưa nhanh, chưa chính xác.
* Về phía học sinh:
	Trước khi triển khai phương pháp này, Tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát khả năng trả lời trắc nghiệm môn Lịch sử của học sinh lớp 12 với thời gian 45 phút và thu được kết quả như sau:
Đầu năm học 2016 – 2017
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm trung bình
Điểm dưới trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
41
2
5
29
71
10
24
0
0
12A4
44
0
0
20
45,5
15
34,1
9
20,4
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
2.3.1 Các biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng làm các bài tập trắc nghiệm khi dạy học bài 12 – Sách giáo khoa Lịch sử cơ bản 12
* Đối với học sinh:
	+ Học sinh phải đọc trước các bài 12 trong sách giáo khoa lịch sử cơ bản lớp 12, chuẩn bị tất cả các câu hỏi .
	+ Trong giờ học phải chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, không tiếp thu kiến thức máy móc, phải có suy nghĩ.
	+ Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức truyền thụ, học sinh phải biết tự tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện, phân tích những nội dung chính của từng bài để tìm thấy mối liên hệ giữa các kiện lịch sử trong một bài học và trong một thời kỳ lịch sử.
	+ Học sinh biết sử dụng sơ đồ, bảng dữ liệu, niên biểu để trình bày chi tiết nội dung của bài 12 – sách giáo khoa cơ bản lớp 12.
* Đối với giáo viên.
	+ Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học trước khi lên lớp: giáo án, bản đồ, tranh ảnh và đặc biệt là sơ đồ, bảng dữ liệu, niên biểu để hệ thống hóa kiến thức.
	+ Khi giảng bài phải kết hợp nhiều phương pháp và kết hợp với liên hệ kiến thức cũ.
	+ Phải tìm hiểu và nắm vững những kiến thức mang tính chất “chìa khóa” ở mỗi mục, mỗi phần của bài học.
	+ Câu hỏi trắc nghiệm phải đi từ dễ đến khó, nếu đặt câu hỏi quá khó sẽ làm cho học sinh căng thẳng. Nếu câu hỏi khó, giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề.
	+ Trong lúc suy nghĩ trả lời, giáo viên không nên hối thúc học sinh, có thể gợi ý cho học sinh để tạo không khí thoải mái.
	+ Khi học sinh trả lời, giáo viên phải nhận xét câu hỏi của học sinh, nếu thiếu có thể cho một học sinh khác trả lời bổ xung hoặc giáo viên trình bày cụ thể.
	+ Từ kiến thức học sinh và giáo viên xây dựng nên, hình thành sơ đồ tư duy giúp học sinh nhanh chóng tìm ra một đáp án đúng nhất.
2.3.2. Cách thức tiến hành
	Qua một thời gian thực hiện phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa” trong dạy học lịch sử, tôi nhận thấy rằng các em có sự hứng thú cao trong học tập và chất lượng bộ môn được nâng lên rõ rệt. Nhưng về bản thân giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống kiến thức cơ bản ở mỗi mục, mỗi phần và mỗi bài.
	Trong bài 12 – sách giáo khoa Lịch sử cơ bản lớp 12, mỗi mục giáo viên phải chốt được kiến thức cơ bản nhất gọi là kiến thức “chìa khóa”, sau đó hệ thống hóa lại bằng những câu hỏi trắc nghiệm. Qua đó để học sinh nắm được một cách tổng thể các nội dung, các sự kiện của từng mục và của cả bài học. Điều này giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, đồng thời hiểu được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử trong cùng một bài học. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể định hướng cho học sinh phương pháp ôn tập bài cũ và làm tốt các bài tập trắc nghiệm.
	Phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa” để hình thành bộ câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học bài 12 – sách giáo khoa cơ bản lớp 12 được tiến hành như sau:
	+ Học sinh đọc trước bài học.
	+ Lập sơ đồ của bài 12 trong sách giáo khoa cơ bản Lịch sử lớp 12.
	+ Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai từng mảng kiến thức được khái quát trên sơ đồ, cung cấp kiến thức chìa khóa cho học sinh ở từng mục, từng nội dung của bài học.
+ Dựa vào kiến thức “chìa khóa”, giáo viên hình thành hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh trả lời.
2.3.3. Vận dụng cụ thể.
	Trong bài 12 - PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925 - sách giáo khoa Lịch sử 12 cơ bản, có các mục cụ thể như sau:
I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
1. Những chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân pháp.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.
II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 – 1925.
Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài ( hướng dẫn học sinh đọc thêm).
Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Các nội dung này là sự kế tiếp chương trình lớp 11 vì thế khi học tập học sinh không chỉ nắm vững kiến thức từng mục, từng bài cụ thể mà còn phải tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện trước đó, trong từng bài và trong cả thời kỳ để từ đó có cái nhìn khái quát về sự vận động phát triển lịch sử Việt Nam trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX.
Khi dạy các bài học nằm trong thời kỳ lịch sử này, giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp để đạt hiệu quả bài học, không phải mục nào cũng có thể chốt được kiến thức chìa khóa mà phải tùy vào kiến thức cụ thể của từng mục mà ta có thế hướng dẫn học sinh, chốt được kiến thức cơ bản mang tính chất “chìa khóa” sao cho phù hợp và đảm bảo được mối liên hệ giữa các sự kiện và nội dung của toàn bài hay cả một thời kỳ.
Để chốt được kiến thức “chìa khóa” và từ đó hình thành nên bộ câu hỏi trắc nghiệm cho từng mục, từng nội dung và của cả bài, giáo viên nên bắt đầu từ những câu hỏi gợi mở định hướng nhận thức cho học sinh. Học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học và sách giáo khoa để trả lời, từ đó sẽ tạo nên sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh làm cho giờ học thêm sinh động, sôi nổi và việc tiếp thu ghi nhớ kiến thức của học sinh cũng được dễ dàng hơn. Điều này được vận dụng cụ thể như sau:
Bài 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 
TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925
I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp:
	Nội dung kiến thức của mục này cụ thể như sau:
a. Hoàn cảnh:
+ Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị ở Véc xai để chia lại thế giới, Cách mạng XHCN Tháng 10 Nga thắng lợi, Quốc tế cộng sản ra đời, nhiều Đảng cộng sản được thành lập
Như vậy ở phần này, kiến thức cơ bản mang tính chất chìa khóa là những thuận lợi và khó khăn của thế giới tác động tới tình hình nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Để kiểm tra được nhận thức của học sinh, tôi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Ý nào sau đây của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng không thuận lợi tới cách mạng nước ta:
A. Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
B. Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (1919)
C. Sự ra đời của Đảng cộng sản Pháp (1920)
D. Các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị ở Véc xai để chia phần.
	Bằng kiến thức đã được giáo viên cung cấp, học sinh sẽ nhanh chóng tìm ra đáp án là . Đồng thời ghi nhớ một cách sâu sắc hơn những nhân tố thuận lợi và khó khăn của thế giới tác động đến tình hình nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Tại Pháp: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, để củng cố địa vị của Pháp trên trường quốc tế, một mặt Pháp đẩy mạnh sản xuất trong nước, mặt khác Pháp tiến hành khai thác ở các thuộc địa trong đó có Việt Nam.
Sau khi giảng nội dung này, giáo viên chốt kiến thức “ chìa khóa” như sau:
+ Nguyên nhân pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt Nam là do nền kinh tế Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Mục đích việc khai thác thuộc địa của Pháp là: để bù đắp những thiệt hại của chiến tranh và khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới tư bản.
Để khắc sâu được hai nội dung này, giáo viên sử dụng hai câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Nguyên nhân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương là:
A. Muốn phát triển kinh tế Đông Dương.	
B. Việt Nam có nguồn tài nguyên dồi dào.
C. Nước Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề.	
D. Việt Nam có nguồn nhân công rồi rào.
? Mục đích cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Việt Nam là:
A. Muốn phát triển kinh tế Đông Dương.	
B. Muốn phát triển kinh tế Việt Nam.
C. Để bù đắp những thiệt hại của chiến tranh và khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới tư bản.
D. Để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Pháp – Việt Nam.
Bằng kiến thức “chìa khóa” mà học sinh được giáo viên cung cấp, học sinh sẽ nhanh chóng tìm ra đáp án là 
b. Nội dung: 
Giáo viên phải chốt được:
	+ Thời gian: từ 1919 – 1929.
	+ Trọng tâm đầu tư: nhằm vào hai ngành là nông nghiệp và công nghiệp. Trong đó lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất là ngành nông nghiệp.
+ Trong nông nghiệp: Cướp ruộng đất của nông dân ta để lập đồn điền, thì biện pháp “Cướp ruộng đất của nông dân” là kiến thức cơ bản chìa khóa trong nông nghiệp.
+ Trong công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ (than và khoáng sản). Ở đây “Tập trung khai thác mỏ” là kiến thức “chìa khóa”.
+ Trong thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, thì “độc chiếm thị trường” là kiến thức “chìa khóa”. Giáo viên có thế nhấn mạnh một nguyên tắc không thay đổi của Pháp trong cả hai cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ 2 ở Đông Dương – Việt Nam đều là “ không phát triển công nghiệp nặng” nhằm mục đích cột chặt nền kinh tế Việt Nam, biến thị trường Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp và nền kinh tế Việt Nam phải lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp.
+ Tài chính: nắm độc quyền ngân hàng Đông Dương, tăng thuế. Đây đều là hai đơn vị kiến thức mang tính chất chìa khóa
+ Trong giao thông vận tải: được phát triển (đường bộ, thủy, sắt).
	Để học sinh ghi nhớ, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Đông Dương là:
A. 1897 – 1913.	 B. 1918 – 1929.	 C. 1919 – 1929. 	D. 1914 – 1929.
? Trọng tâm đầu tư của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 là:
A. Nhằm vào 2 ngành nông nghiệp và công nghiệp. 
B. Phát triển công nghiệp nặng.
C. Khai thác mỏ. 
D. Cướp ruộng đất của nông dân.
? Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất là:
A. Nông nghiệp.	B. Công nghiệp nặng.	
C. khai thác mỏ.	D. công nghiệp dệt.
? Trong lĩnh vực công nghiệp, Pháp tập trung chủ yếu vào việc:
A. Công nghiệp điện nước.	B. Công nghiệp nặng.	
C. khai thác mỏ.	D. công nghiệp dệt.
? Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, Pháp đầu tư phát triển các ngành ngoại trừ
A. Công nghiệp điện nước.	B. Công nghiệp nặng.	
C. khai thác mỏ.	 D. công nghiệp dệt.
? Một nguyên tắc nhất quán của Pháp trong cả 2 lần tiến hành khai thác trong lĩnh vực công nghiệp là:
A. Chỉ phát triển công nghiệp điện nước. B. Không phát triển công nghiệp nặng.
C. Chỉ phát triển công nghiệp nhẹ.	 D. Chỉ phát triển công nghiệp dệt.
? Thưc dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai thác mỏ vì:
A. Đem lại lợi nhuận cao và vốn đầu tư không nhiều.
B. Than là nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ cho công nghiệp nước Pháp.
C. Việt Nam có trữ lượng than đá lớn.
D. Việt Nam có nhiều ruộng đất.
? Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương do ai vạch ra:
A. Đờ cu.	B. Ca tơ ru.	C. Đu me.	D

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_chot_kien_thuc_chia_khoa_de_hinh_thanh_bo_c.docx