SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển tham gia Hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh ở trường THPT Bá Thước 3

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển tham gia Hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh ở trường THPT Bá Thước 3

“Dựng nước đi đôi với giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử.

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống “Dựng nước đi đôi với giữ nước” của dân tộc ta được phát huy cao độ trong chiến lược phát triển đất nước. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc trở thành hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

 Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Giáo dục Quốc phòng - An ninh (GDQP - AN) cho toàn dân trong đó có thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

 Tình hình quốc tế và khu vực trong những năm gần đây của thế kỉ XXI cho thấy đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra rất quyết liệt, mặt khác thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề mang tính chất toàn cầu mà bản thân mỗi nước không thể tự giải quyết được đòi hỏi có sự phối hợp đa quốc gia như bảo vệ hoà bình, ngăn chặn dịch bệnh .

 Tình hình đó làm cho nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh ngày nay đã có nhiều thay đổi về nội dung, phương thức và đối tượng.

 Yêu cầu mới về nhiệm vụ Bảo vệ tổ quốc đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả công tác Quốc phòng – An ninh bảo đảm cho đất nước luôn chủ động sẵn sàng không bị bất ngờ trong mọi tình huống. Điều đó đặt ra yêu cầu là phải tăng cường hơn nữa công tác Quốc phòng - An ninh toàn dân trong đó chú trọng đặc biệt vào thế hệ trẻ là học sinh, sinh viên.

 

doc 16 trang thuychi01 5863
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển tham gia Hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh ở trường THPT Bá Thước 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	Trang
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài	1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu	2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu	3
4. Phương pháp nghiên cứu	3
Phần II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận	4
2. Thực trạng của vấn đề	5
3. Một số biện pháp thực hiện	7
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm	14
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Nhận định chung	14
2. Những ý kiến đề xuất	14
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
“Dựng nước đi đôi với giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử.
	Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống “Dựng nước đi đôi với giữ nước” của dân tộc ta được phát huy cao độ trong chiến lược phát triển đất nước. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc trở thành hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
	Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Giáo dục Quốc phòng - An ninh (GDQP - AN) cho toàn dân trong đó có thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
	Tình hình quốc tế và khu vực trong những năm gần đây của thế kỉ XXI cho thấy đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra rất quyết liệt, mặt khác thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề mang tính chất toàn cầu mà bản thân mỗi nước không thể tự giải quyết được đòi hỏi có sự phối hợp đa quốc gia như bảo vệ hoà bình, ngăn chặn dịch bệnh ......
	Tình hình đó làm cho nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh ngày nay đã có nhiều thay đổi về nội dung, phương thức và đối tượng.
	Yêu cầu mới về nhiệm vụ Bảo vệ tổ quốc đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả công tác Quốc phòng – An ninh bảo đảm cho đất nước luôn chủ động sẵn sàng không bị bất ngờ trong mọi tình huống. Điều đó đặt ra yêu cầu là phải tăng cường hơn nữa công tác Quốc phòng - An ninh toàn dân trong đó chú trọng đặc biệt vào thế hệ trẻ là học sinh, sinh viên.
	Có thể khẳng định Giáo dục quốc phòng - An ninh là một bộ phận của giáo dục quốc dân và là môn học chính khóa trong chương trình.
	Giáo dục quốc phòng - An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh của dân tộc, các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, có ý thức cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, có các kĩ năng quân sự cần thiết  tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	Nhận rõ vai trò, vị trí của môn học, cứ hai năm một lần Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa lại tổ chức Hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh, là cơ hội để các em học sinh lớp 10, 11, 12 trong tất cả các trường THPT được giao lưu, học hỏi lẫn nhau và trau dồi, nâng cao kiến thức về môn học, đồng thời để đánh giá lại kết quả giáo dục môn học ở các nhà trường.
Một điều nhận thấy rằng, trong các đợt Hội thao cấp tỉnh môn học này bao gồm rất nhiều nội dung thi. Nhiệm vụ của giáo viên ôn luyện đội tuyển là phải chú trọng tất cả các nội dung này một cách hợp lí sao cho phù hợp với nguồn lực học sinh để nhằm đạt đươc cả số lượng và chất lượng giải như mong muốn. Trong bốn lần tổ chức Hội thao bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục Quốc Phòng - An ninh và trực tiếp huấn luyện đội tuyển nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển tham gia Hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh ở trường THPT Bá Thước 3”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích:
Thông qua nghiên cứu lí luận và thực trạng huấn luyện đội tuyển học sinh tham gia hội thao cấp tỉnh ở trường THPT Bá Thước 3, tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng huấn luyện đội tuyển môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Từ đó xác định việc áp dụng phù hợp với từng đơn vị kiến thức, từng nội dung thi đấu đồng thời đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, góp phần vào việc giúp học sinh học tập hăng say trong môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh nhằm đạt được kết quả cao nhất.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng liên quan đến vấn đề.
- Tham khảo các tài liệu về các nội dung huấn luyện.
- Tập hợp, thống kê, lựa chọn các nội dung, số liệu quan trọng.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thí, hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển tham gia Hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh ở trường THPT Bá Thước 3. 
3.2. Phạm vi:
Phạm vi nghiên cứu là việc dạy học, bồi dưỡng, huấn luyện đội tuyển tham gia hội thao môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh ở trường THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận về một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển tham gia Hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh ở trường THPT. 
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo liên quan để huấn luyện đội tuyển tham gia hội thao môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh ở trường THPT.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm, phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật, phương pháp tính toán và xử lí số liệu.
Phần II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Vị trí: 
- Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khóa trong trương trình giáo dục của cấp THPT.
- Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và niềm tự hào dân tộc của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân.
1.2. Mục tiêu:
- Về kiến thức: Có những hiểu biết ban đầu về nền Quốc phòng toàn dân - An ninh nhân dân, về truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, của quân đội, công an và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha. Có những kiến thức tối thiểu về phòng thủ dân sự, tính năng kĩ thuật, chiến thuật, một số loại vũ khí bộ binh, lựu đạn.
- Về kĩ năng: Có kĩ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ, kỹ thuật chiến thuật bộ binh, biết sử dụng súng AK hoặc CKC, lựu đạn, thực hành bắn mục tiêu cố định ban ngày. Làm được động tác từng người trong chiến đấu, có khả năng tự bảo vệ mình.
- Về thái độ: Xây dựng niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của học sinh tham gia vào các hoạt động, về công tác Quốc phòng - An ninh ở nhà trường, địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần hình thành lối sống có ý thức tổ chức kỉ luật của thế hệ trẻ học sinh.
- Hệ thống kiến thức trong chương trình môn học được cấu trúc theo hệ thống hình bậc thang từ thấp đến cao luôn có sự kế thừa và phát truyển những kiến thức và kỹ năng ở lớp dưới, là tiền đề để nhận thức tốt hơn những kiến thức và kỹ năng ở lớp trên. Mặc dù ở trong mạch nội dung kiến thức và thực hành đều có tính độc lập tương đối song tổ hợp của mỗi lớp sẽ tạo cho học sinh một mảng kiến thức tương đối cơ bản về Quốc phòng - An ninh.
- Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở cấp THPT trong giai hiện nay cần coi trọng việc giáo dục nhận thức về Quốc phòng - An ninh cho học sinh giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc gắn với lịch sử, truyền thống của địa phương, gắn liền với phần thực hành các kĩ năng quân sự, an ninh và tổ chức hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo quy định.
1.3. Nội dung chương trình: 
Chương trình huấn luyện đội tuyển tham gia Hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh là toàn bộ kiến thức trong chương trình sách giáo khoa lớp 10,11,12. Đây là một lượng kiến thức tương đối dài và rộng nó có ở cả bài lý thuyết và bài thực hành. Vì vậy việc đưa ra các biện pháp huấn luyện phù hợp đạt hiệu quả cao là rất cần thiết để học sinh có thể nắm vững những kiến thức, động tác cơ bản nhất.
1.4. Thể lệ nội dung thi:
Mỗi trường THPT thành lập một đoàn gồm học sinh lớp 10, 11, 12 (số lượng tùy vào điều lệ từng năm của Ban tổ chức), tham gia tất cả 8 nội dung theo điều lệ của ban tổ chức.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thực trạng chung:
Trường THPT Bá Thước 3 đóng trên địa bàn vùng sâu vùng xa, mặt bằng dân trí chưa cao, sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến việc học của con em mình chưa nhiều ..... Chất lượng học sinh nhìn chung còn đang thấp, bên cạnh đó cơ sở vật chất vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên qua từng năm học, nhà trường vẫn luôn quan tâm và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng học sinh giỏi tỉnh nhất là với những môn lợi thế như bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhà trường đã xây dựng được phòng học đa năng để thực hiện các bài giảng giáo án điện tử, đồng thời trang bị đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh
2.2. Thực trạng đối với giáo viên:
- Thuận lợi: Bản thân tôi được đi học lớp đào tạo chuyên nghành và nhiều lớp tập huấn do Bộ giáo dục và Sở Giáo dục đào tạo Thanh Hóa tổ chức cho giáo viên học về bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh, bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên hết sức nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và của bạn bè đồng nghiệp. Giờ dạy môn Giáo dục quốc phòng thực sự mang lại cho tôi sự cảm hứng và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn. 
- Khó khăn: Cả trường chỉ có một giáo viên bộ môn Giáo dục quốc phòng nên việc trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Giáo viên phải tự lực cánh sinh rất nhiều trong việc nghiên cứu, chắt lọc trọng tâm kiến thức và phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh để có chất lượng và hiệu quả trong dạy học. Thầy trò phải ôn luyện trong mọi hoàn cảnh khó khăn về thời tiết và địa hình. Một khó khăn nữa của giáo viên là tài liệu tham khảo, trang thiết bị đồ dùng dạy học cũng còn hạn chế, kinh nghiệm thì còn khiêm tốn mà những bài viết, những chuyên đề về vấn đề này còn quá ít ỏi.
2.3. Thực trạng đối với học sinh:
Hầu hêt các em học sinh đều là con em bố mẹ làm nông, gia đình khó khăn nên còn thiếu sự tự tin và tính chủ động. Việc tự học và đi học thêm còn rất hạn chế, ngoài giờ học các em phải phụ giúp gia đình làm việc. Các em phải đến trường trong điều kiên địa hình khó khăn, vất vả, nhà xa lại phải đi qua nhiều đèo, dốc, chất lượng đầu vào của các em và nhà trường rất thấp. 
Do khách quan các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình và do yêu cầu về lượng kiến thức của các môn học, giờ học cộng thêm áp lực từ phía không ít phụ huynh nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ và việc xác định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn này. Và thật tai hại đối với một phận nhỏ học sinh còn ngộ nhận và coi đây là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục quốc phòng – An ninh chưa cao.
3. Một số biện pháp thực hiện:
3.1. Phát hiện, lựa chọn đúng đối tượng học sinh giỏi để bồi dưỡng:
Đây là bước đầu tiên, quan trọng, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến số lượng và chất lượng giải. Nó thể hiện sự tận tâm và óc nhạy bén của người giáo viên trong việc phát huy năng lực của học sinh. Giáo viên nên lựa chọn một cách khách quan, chính xác, tránh tình trạng bỏ sót những em giỏi, hoặc chọn nhầm những em không đạt yêu cầu. Việc này nên được tiến hành qua quá trình dạy học, qua việc học sinh phát biểu ý kiến xây dựng, qua việc học sinh thực hành các động tác, qua các đợt kiểm tra, đặc biệt trước những câu hỏi khó, động tác khó, qua những tình huống khác nhằm bộc lộ được khả năng của học sinh. Từ những cơ sở đó giáo viên nên chọn những học sinh có học lực khá trở lên, có đạo đức tốt, đăc biệt phải chăm chỉ, chủ động, tích cực. Ngoài ra còn cần những tiêu chí cụ thể sau: có hứng thú với môn học, có trí nhớ tốt, thông minh, có khả năng tư duy và sáng tạo, học tốt, học đều các môn học nhất là hai môn Văn và Toán
3.2. Tổ chức Hội thao cấp trường:
	Hội thao cấp trường là một phần rất quan trọng để tuyển chọn các học sinh có khả năng, năng lực để tham gia đội tuyển Hội thao cấp tỉnh, qua Hội thao cấp trường chúng ta sẽ tuyển chọn được những học sinh ưu tú nhất, giúp cho đội tuyển có chất lượng nhất. 
Hằng năm theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học về Giáo dục quốc phòng – An ninh, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch Hội thao cấp trường, sau đó thông qua tổ và trình lãnh đạo phê duyệt. Sau khi lãnh đạo phê duyệt sẽ tiến hành tổ chức hội thao vào dịp 22/12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi đã có kết quả hội thao cấp trường thì dựa trên kết quả đó sẽ lựa chọn những học sinh xuất sắc nhất ở các nội dung để phù hợp với điều lệ của Hội thao cấp tỉnh sau đó Tổ trưởng chuyên môn bắt đầu lập kế hoạch luyện tập, phân công giáo viên chịu trách nhiệm từng môn thi.
3.3. Làm công tác tư tưởng:
Như chúng ta đã thấy một thực tế đó là một bộ phận không nhỏ học sinh có biểu hiện coi thường, xem nhẹ, không có hứng thú học tập môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh. Việc nhận thức về môn học như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của bộ môn cũng như các em tham gia đôi tuyển Hội thao cấp tỉnh đặc biệt là học sinh lớp 12 khi các em đang dành nhiều thời gian cho ôn luyện để thi THPT quốc gia. Do đó sau khi đã lựa chọn được đội ngũ thích hợp giáo viên cần gieo cho học sinh một tư tưởng vững vàng đó là sự tự tin và quyết tâm cao độ. Nên tạo cho các em một tâm thế tốt nhất để ôn luyện.
3.4. Lập kế hoạch tập luyện:
	Có một kế hoạch luyện tập khoa học sẽ giúp cho các em học sinh tập luyện đạt kết quả tốt nhất.
	Kế hoạch luyện tập phải thể hiện rõ được nội dung, thời gian, giáo viên phụ trách. Khi kế hoạch được lãnh đạo nhà trường phê duyệt thì phổ biến chi tiết đến giáo viên phụ trách và học sinh tham gia Hội thao. 
	Một điểm chú ý khi lập kế hoạch luyện tập thì thời gian không nên quá dài, tránh dàn trãi. Các nội dung cá nhân nên tập vào buổi chiều sau giờ học để không ảnh hưởng đến các môn học khác. Các nội dung tập thể thì tập luyện vào chủ nhật vì các thành viên trong đội tuyển sẽ đầy đủ không chồng chéo với các hoạt động khác của nhà trường.
3.5. Biện pháp trong huấn luyện các nội dung:
* Nội dung Đội ngũ tiểu đội:
Nội dung đội ngũ tiểu đội quan trọng nhất là chọn cho được một học sinh làm chỉ huy phải có dáng dấp quân đội, tiếng hô to, rõ, mạnh dạn và dứt khoát. Sau đó phân công trực tiếp cho em làm Tiểu đội trưởng của một tiểu đội trong lớp. Song song thì các giáo viên còn lại cũng tự tìm kiếm một tiểu đội trưởng và huấn luyện cho em đó, rồi cuối cùng chọn ra một tiểu đội trưởng tham gia Hội thao. Các chiến sĩ còn lại trong tiểu đội chúng ta lựa chọn các em có chiều cao đều nhau để khi tập hợp đội hình nhìn sẽ đẹp, đồng thời các em có dáng đi đẹp, đánh tay chuẩn được phát hiện trong quá trình học tập.
Các phương pháp huấn luyện:
- Tập đánh tay: để các em đánh tay đúng độ cao tôi dùng hai cọc gỗ và dây dù, căng dây dúng độ cao sau đó cho các em đứng tại chỗ đánh tay theo đúng độ cao của dây, ban đầu tập chậm sau đó nhanh dần và đến khi thuần thục. 
- Tập bước đúng cự li: dùng vôi kẻ các vạch có khoảng cách 60cm, sau đó tiến hành cho các em tập đi đều bước đúng với cự li đã kẻ.
	Sau khi các em đã thuần thục cả hai nội dung trên thì cho các em tập tổng hợp từ chậm cho đến nhanh dần và hoàn thiện.
* Nội dung một số hiểu biết chung về Quốc phòng - an ninh:
- Xác định vai trò của người thầy:
Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì người thầy có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học sinh để đi đến các phương pháp học tích cực. Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng, nâng cao tốt thì sẽ khó có hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lí, khoa học, sáng tạo.
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng:
Hiện nay, chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết như trong chương trình chính khóa. Giáo viên cần nắm vững nội dung, chương trình học, cần phải soạn thảo nội dung nhằm dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản, khắc sâu kiến thức cơ bản từ đó vận dụng để nâng cao dần lên. Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo các yêu cầu: cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện kĩ năng làm bài, cả ba khâu đều rất quan trọng trong đó nên chú trọng đến kĩ năng làm bài.
- Tiến hành các phương pháp ôn luyện, bồi dưỡng:
+ Truyền đạt kiến thức cho học sinh theo chủ đề và theo trình tự từ thấp đến cao, từ cơ bản đến chuyên sâu.
+ Giành thời gian cho các em tự ôn tập
+ Hướng dẫn và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh
+ Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc của học sinh.
+ Tổ chức kiểm tra, thi thử.
* Nội dung ném lựu đạn xa trúng đích:
Đặc điểm khi tập luyện và thi đấu nội dung ném lựu đạn xa trúng đích là người học cần có một thể lực thật tốt để luôn đảm bảo được tốt tất cả yêu cầu được đề ra. Như chúng ta thấy khi đi tham gia thi đấu hội thao GDQP mỗi học sinh cần phải thực hiện đầy đủ 6 lượt ném (trong đó có một lượt ném thử và năm lần ném tính điểm). Vì vậy luôn đặt ra cho vận động viên khi thi đấu là phải đảm bảo có một nền tảng thể lực thật tốt. Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và khi thi đấu môn ném lựu đạn. Các biện pháp để phát triển sức mạnh được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện như sau: 
- Bài tập 1: Ném lựu đạn xa, mục đích phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác ra tay đúng trong động tác ném lựu đạn. 
+ Chuẩn bị 5 quả lựu đạn tập, sân tập (tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường để chuẩn bị sân tập cho hợp lý).
+ Cách tập luyện: Giáo viên lần lượt cho học sinh lên, học sinh không cầm súng chỉ thực hiện động tác ném lựu đạn theo khẩu lệnh của giáo viên. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên), vung tay cho đúng góc độ và thực hiện động tác xa nhất có thể. 
- Bài tập 2: Hít đất tại chỗ, mục đích phát triển sức mạnh của cổ tay và cánh tay. 
+ Chuẩn bị: sân tập luyện.
+ Cách tập luyện: Động tác 1: hai tay chống xuống đất thực hiện động tác hít sâu thả người xuống. Động tác 2: dùng sức mạnh của cả cánh tay từ từ nâng người lên cao khỏi mặt đất đồng thời thở ra. Động tác thực hiện hai lần mỗi lượt. Nam thực hiện 2 lượt mỗi lượt 15 lần. Nữ thực hiện 2 lượt mỗi lượt 5 lần (tùy theo thời gian tập luyện để nâng dần lượng vận động). 
- Bài tập 3: Bật nhảy tại chỗ đổi chân, mục đích nhằm giúp học sinh phát triển tốt lực chân để phối hợp tốt hơn trong động tác ném lựu đạn. 
+ Chuẩn bị: sân tập luyện. 
+ Động tác tập luyện: thực hiện động tác tại bậc thềm hoặc tại chỗ đứng tư thế chân trước chân sau. Dùng sức cổ chân bật nhảy mạnh đổi chân trước ra chân sau và ngược lại, hít thở sâu khi thực hiện động tác. Động tác thực hiện hai lần mỗi lượt. Nam thực hiện 2 lượt mỗi lượt 20 lần. Nữ thực hiện 2 lượt mỗi lượt 10 lần (tùy theo thời gian tập luyện để nâng dần lượng vận động).
Nhóm các bài tập phát triển khéo léo (năng lực phối hợp vận động). Năng lực phối hợp vận động trong nội dung thi đấu ném lựu đạn cũng như trong khi học đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau. Song tuỳ theo khả năng để chúng ta có thể phát huy tốt nhất của từng cá nhân học sinh. Đặc biệt là các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có năng lực nhịp điệu trong thi đấu và thăng bằng tâm lý trong thi đấu.
Năng lực định hướng được thể hiện ở khả năng xác định hướng đi chính xác và đường đi đúng của lựu đạn tập cũng như khi thi đấu. Năng lực phân biệt vận động được thể hiện khả năng dùng sức cùng với cảm giác về sân bãi, cảm giác về khoảng cách cũng như về độ chuẩn xác để có thể đạt đươc điểm số cao nhất có thể. Học sinh khi mới tập do khả năng này còn hạn chế nên tỷ lệ ném chưa đạt điểm cao hoặc ra ngoài rất nhiều. Năng lực thích ứng, điều này thể hiện ở tâm lý thi đấu của học sinh những học sinh khi có tâm lý thi đấu vững thì thường đạt được n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_huan_luyen.doc