SKKN Một số kinh nghiệm chủ nhiệm lớp có khuyết tật ở trường THPT Bắc Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm chủ nhiệm lớp có khuyết tật ở trường THPT Bắc Sơn

Trong xã hội, bên cạnh học sinh em bình thường luôn tồn tại một bộ phận học sinh em khiếm khuyết về thể chất hoặc rối loạn những chức năng nhất định. Đó là học sinh em khuyết tật. Sự gia tăng dân số, kéo theo số học sinh khuyết tật ngày càng tăng. Nếu như trong xã hội lạc hậu, sự nghèo đói, sự thiếu hiểu biết, thiếu chăm sóc là nguyên nhân dẫn đến học sinh khuyết tật thì trong xã hội văn minh, sự lạm dụng các chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong chế biến thực phẩm nạn ô nhiễm môi trường, sự tác động của các chất, tia phóng xạ lại là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ học sinh khuyết tật ngày càng tăng.

Do nhiều lý do khác nhau, đại bộ phận học sinh khuyết tật ít được hoặc không được ra lớp hoặc đến lớp một thời gian sau đó lại bỏ học.

Ở Việt Nam, vấn đề người khuyết tật và học sinh khuyết tật được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Điều này được thể hiện qua một số văn bản sau:

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ Nhà nước tạo điều kiện cho học sinh em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”.

- Điều 16, pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1998 quy định: “Việc học tập của học sinh tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật tại các gia đình”.[1]

 

doc 19 trang thuychi01 5593
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chủ nhiệm lớp có khuyết tật ở trường THPT Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội, bên cạnh học sinh em bình thường luôn tồn tại một bộ phận học sinh em khiếm khuyết về thể chất hoặc rối loạn những chức năng nhất định. Đó là học sinh em khuyết tật. Sự gia tăng dân số, kéo theo số học sinh khuyết tật ngày càng tăng. Nếu như trong xã hội lạc hậu, sự nghèo đói, sự thiếu hiểu biết, thiếu chăm sóc là nguyên nhân dẫn đến học sinh khuyết tật thì trong xã hội văn minh, sự lạm dụng các chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong chế biến thực phẩm nạn ô nhiễm môi trường, sự tác động của các chất, tia phóng xạ lại là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ học sinh khuyết tật ngày càng tăng.
Do nhiều lý do khác nhau, đại bộ phận học sinh khuyết tật ít được hoặc không được ra lớp hoặc đến lớp một thời gian sau đó lại bỏ học.
Ở Việt Nam, vấn đề người khuyết tật và học sinh khuyết tật được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Điều này được thể hiện qua một số văn bản sau:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ Nhà nước tạo điều kiện cho học sinh em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”.
- Điều 16, pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1998 quy định: “Việc học tập của học sinh tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật tại các gia đình”.[1] Ghi chú:
Đoạn: “Việc học tập... tại các gia đình” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1.
Đoạn: “Thực tế những năm gần đây.... học sinh khuyết tật ” tác giả tham khảo từ TLTK số 3.
Đoạn : “Quá trình giáo dục hòa nhập.... bạn bè cùng trang lứa” tác giả tham khảo từ TLTK số 3.
Các đoạn còn lại do tác giả tự viết ra
Thực tế những năm gần đây việc huy động học sinh khuyết tật ra lớp học hòa nhập luôn được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là quản lý, giáo dục số học sinh này như thế nào cho có hiệu quả vẫn là mối quan tâm trăn trở của các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong các nhà trường hiện nay là một vấn đề rất quan trọng. Không ai khác ngoài lực lượng đội ngũ cán bộ giáo viên nói chung, trong đó giáo viên chủ nhiệm nói riêng là nòng cốt đã góp phần làm nên sự thành công trong công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật [3].
Quá trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật là việc làm vất vả mà 
người giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành. Khi nhà trường, giáo viên nói chung
giáo viên chủ nhiệm nói riêng sử dụng các giải pháp, biện pháp giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho  khuyết tật. Tạo cơ hội cho các em khuyết tật giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa [2].
Tuy nhiên, hiện nay công tác giáo dục hoà nhập cho khuyết tật vẫn còn gặp nhiều khó khăn : 
Giáo viên chủ nhiệm có quá nhiều áp lực, nhiều việc phải hoàn thành phải bắt nhịp với sự đổi mới, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật, đại đa số chú trọng chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, các phong trào, dường như họ ít chú trọng còn xem nhẹ đến công tác giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, thậm chí có giáo viên chủ nhiệm suy nghĩ chưa đúng đắn: “Trong lớp có khuyết tật học hoà nhập như có thêm gánh nặng”, khi phân công chuyên môn giáo viên chủ nhiệm không muốn nhận lớp có học sinh khuyết tật học hoà nhập... Năm học 2016- 2017 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 10A4, trong lớp có một em khuyết tật ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn vì bản thân là một giáo viên trẻ kinh nghiệm chưa nhiều nên cũng phải cố gắng tìm tòi và học hỏi để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một GVCN.
 Xuất phát từ nhiều nguyên nhân trên, tôi trăn trở và chọn đề tài:
 “ Một số kinh nghiệm chủ nhiệm lớp có khuyết tật ở trường THPT BẮC SƠN ”. 
Tôi hy vọng sau khi thực hiện đề tài này sẽ có hiệu quả thiết thực, giúp giáo 
viên chủ nhiệm biết vận dụng linh hoạt sẽ góp phần làm tốt công tác giáo dục hoà 
nhập cho học sinh khuyết tật hàng năm nhà trường
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm tìm ra các giải pháp chủ yếu để phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm nhằm làm tốt hơn công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật, góp phần phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho,đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. 
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập.
 - Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật . Đề ra những giải pháp hữu hiệu giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật, để đạt được kết quả cao hơn như mong muốn của các em, phụ huynh , nhà trường và của toàn xã hội. Từ đó giúp nhà trường định hướng, có kế hoạch, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện những biện pháp giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho khuyết tật.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tương nghiên cứu:
- GVCN và có lớp học sinh khuyết tật đang học hòa nhập tại lớp 10A4 trường THPT BẮC SƠN.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật ở lớp 10A4 trường THPT BẮC SƠN
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục hòa nhập và một số văn bản Nhà nước liên quan đến đề tài để tạo cơ sở cho lý luận.
1.4.2. Phương pháp quan sát:
Thông qua việc dự giờ, kiểm tra về kết quả dạy và học của giáo viên và .
1.4.3. Phương pháp điều tra:
Dùng phiếu điều tra, thăm dò, phỏng vấn giáo viên và nhằm tìm ra thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học.
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Nghiên cứu hồ sơ giáo viên, giáo án để rút ra những kết luận cần thiết cho đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2.1.1 Khái niệm chung về học sinh khuyết tật:
Học sinh khuyết tật là những học sinh em do những tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn những chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động vui chơi, học tập, lao động.
Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế chức năng ở học sinh khuyết tật biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều dạng khác nhau, có những dạng chính sau:
- Khuyết tật thính giác (khiếm thính)
- Khuyết tật thị giác (khiếm thị)
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật ngôn ngữ
- Khuyết tật tâm thần, thần kinh
Ngoài ra còn có những dạng khuyết tật khác có thể có ở học sinh em như hành vi xa lạ, học sinh mắc các bệnh mãn tính như động kinh, bệnh về timgây cho học sinh những khó khăn về học tập [2]. Ghi chú:
Ở mục 2.1.1:Đoạn: “Học sinh khuyết tật là.... khó khăn về học tập ” tác giả tham khảo từ TLTK số 2.
Ở mục 2.1.2: Tác giả tham khảo từ TLTK số 3
2.1.2 Khái niệm mô hình giáo dục hòa nhập:
- Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó học sinh khuyết tật cùng học với học sinh em bình thường, trong trường phổ thông tại nơi học sinh sinh sống.
- Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm tích cực đánh giá đúng học sinh khuyết tật mọi học sinh em khuyết tật đều có những năng lực nhất định. Từ đó người ta tập trung quan tâm tìm kiếm những cái mà học sinh khuyết tật có thể làm được. Cũng quan điểm giáo dục này cộng đồng xã hội cần tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động và hòa nhập xã hội, tạo niềm tin lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt mức chất lượng cao nhất mà năng lực của mình cho phép[3].
2.1.3. Bản chất của giáo dục hòa nhập:
- Giáo dục cho mọi đối tượng , không có sự tách biệt giữa học sinh với nhau đều được tôn trọng và có giá trị như nhau.
- Học tại nơi thuộc khu vực mình đang sống.
- Được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi.
- Với những khả năng khác nhau được học theo nhóm.
- Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hòa nhập đạt kết quả cao nhất.
- Lập kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp [2], [3] Ghi chú:
Ở mục 2.1.3: Tác giả tham khảo ở TLTK số 2 và số 3.
Ở mục 2.2: Đoạn “Bản thân em Phạm Quốc Dương ... sùi bọt mép” tác giả tham khảo ở TLTK số 6
Các đoạn còn lại tác giả tự viết ra
.
 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
a. Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ngành, hàng năm đã tổ chức 
các đợt tập huấn, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn về lĩnh vực giáo dục hòa nhập 
cho học sinh khuyết tật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán, có nhiều bài viết, tài liệu đã được đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cho giáo viên chủ 
nhiệm tham khảo, vận dụng. Đảng và Nhà nước rất quan tâm chế độ, chính sách của giáo viên trong công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
 - Công tác tuyên truyền, động viên của Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể ngày càng quan tâm hơn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có khuyết tật học 
hòa nhập, chỉ đạo sâu sát trong các buổi sinh hoạt chuyên môn về các giải pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm giáo dục học sinh. 
 - Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, cha mẹ học sinh khuyết tật và có nhiều tài liệu để tìm hiểu, tham khảo, tra cứu. 
 - Một số giáo viên chủ nhiệm ngày càng thể hiện vai trò trách nhiệm cao hơn, tận tụy, yêu thương khuyết tật, tâm huyết với công tác giáo dục hòa nhập 
cho học sinh khuyết tật. Thường xuyên tự học tự rèn và sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật của nhà trường hàng năm. 
* Khó khăn: 
- Từ khi thành lập trường đến nay đây là năm học đầu tiên có khuyết tật tham gia học tập tại trường. Một số giáo viên chủ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật, khi nhận công tác chủ nhiệm có khuyết tật chưa thực sự vui vẻ, hào hứng, ngại nhận nhiệm vụ xem như có thêm gánh nặng. 
- Đời sống nhân dân ở đây phần lớn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, đại đa số họ sống chủ yếu là nghề làm nông, một số hộ dân là người các dân tộc thiểu số, hộ nghèo trình độ học vấn, nhận thức còn hạn chế, nhiều gia đình có con em diện khuyết tật nhưng cha mẹ vẫn phải đi làm ăn xa, gửi con cho người thân.
- Bản thân em Phạm Quốc Dương có khuyết tật tâm thần, thần kinh nhiều lúc không kiểm soát được lời nói và hành động của bản thân có nhiều khi sùi bọt mép[6] , vì thế lúc nào cũng phải mang thuốc bên mình để uống kịp thời. Khi ngồi học em thường viết rất chậm, nói chậm, không rõ chữ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của em. Đi học không chuyên cần, không đáp ứng được các lĩnh vực, môn học và hoạt động giáo dục: Năng lực, Phẩm chất. Đặc biệt em không kiểm soát hành vi sinh hoạt cá nhân nên giáo viên chủ nhiệm rất vất vả, chất lượng học tập của các em rất thấp còn rất thấp.
- Nhận thức của gia đình: Họ thường mặc cảm tự ti về việc mình có đứa con khuyết tật, họ không muốn cho con đến trường, thậm chí có phụ huynh còn dấu con mình ở trong nhà, ngại tiếp xúc với người ngoài.
- Nhà trường: Phần lớn giáo viên đều cho rằng giáo dục học sinh khuyết tật không phải là trách nhiệm của giáo viên phổ thông mà đây là trách nhiệm của gia đình và các trung tâm giáo dục chuyên biệt bởi họ không được đào tạo để dạy học sinh khuyết tật. Hay nói cách khác họ không có chuyên môn để dạy đối tượng này.
- Nhận thức của người lớn thay đổi kéo theo sự thay đổi trong nhận thức của , phần lớn học sinh đã có sự quan tâm thực sự, xuất phát từ tình cảm chân thành với học sinh khuyết tật nhưng vẫn còn một số ít học sinh cũng quan tâm nhưng do tò mò nhiều hơn là giúp đỡ, cá biệt vẫn còn trường hợp một vài cá nhân trêu chọc, xa lánh học sinh khuyết tật.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại:
- Số giáo viên giảng dạy học sinh khuyết tật chưa được đào tạo chuyên sâu để giảng dạy học sinh khuyết tật, trong trường chỉ có 01 cán bộ giáo viên được tập huấn công tác giáo dục học sinh khuyết tật do Sở giáo dục tổ chức và sau đó về tập huấn lại cho giáo viên do đó về kinh nghiệm giảng dạy học sinh khuyết tật không có, hơn nữa những đồ dùng dạy học dành riêng cho học sinh em khuyết tật không có, cho nên rất hạn chế trong việc truyền thụ kiến thức cho các em.
2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM LỚP CÓ HỌC SINH KHUYẾT TẬT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP 10A4 TRƯỜNG THPT BẮC SƠN .
2.3.1. Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường:
 a) Tiếp nhận khuyết tật đến học.
 b) Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho người khuyết tật được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng. 
 c) Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho khuyết tật theo đơn vị lớp.
 d) Phối hợp chặt chẽ  với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho khuyết tật.
 e) Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao chuyên môn về giáo dục cho khuyết tật: 
Đầu năm học, nhà trường cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu để nắm vững mục tiêu yêu cầu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy khuyết tật và các văn bản quy định về giáo dục hòa nhập khuyết tật.
Tổ chức các chuyên đề về hoạt động giáo dục khuyết tật, giao cho giáo viên có kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm để báo cáo cho tổ, khối, hoặc Hội đồng sư phạm tích luỹ thêm kinh nghiệm nhằm góp phần thiết thực vào việc xây dựng môi trường giáo dục, tập thể giáo viên hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm, trách nhiệm chăm sóc giáo dục khuyết tật.Sắp xếp tạo điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng giáo viên giảng dạy hòa nhập khuyết tật do ngành tổ chức.
 f) Đối với việc phân công phân nhiệm:
Khi lựa chọn và phân công chuyên môn nhà trưởng cần chú ý tới đặc điểm năng lực chuyên môn, phẩm chất, thái độ của mỗi giáo viên tham gia dạy khuyết tật đồng thời phải tham khảo sự tín nhiệm, tin yêu của đồng nghiệp và của . Ý thức trách nhiệm, tính linh hoạt, sáng tạo và chủ động của người tham gia làm cơ sở để lựa chọn.
2.3.2 Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và lập kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật:
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục hòa nhập, là người trực tiếp điều hành hoạt động dạy học hòa nhập nên hiểu rõ nhất nhu cầu và năng lực của từng học sinh khuyết tật để xây dựng mục tiêu giáo dục phù hợp với từng học sinh, là người tổ chức các mối quan hệ tốt giữa bình thường với khuyết tật [3] Ghi chú; 
Ở mục 2.3.2: Đoạn ” Giáo viên chủ nhiệm...... mối quan hệ tốt giữa bình thường với khuyết tật” tác giả trích từ TLTK số 3
 chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập đối với người giáo viên cần phải:
2.3.2.1. Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của khuyết tật:
Để làm được điều này, giáo viên chủ nhiệm cần phải tổng hợp thông tin về khuyết tật từ nhiều yếu tố:
- Thông qua y tế để xác định mức độ nặng nhẹ của khuyết tật.
- Thông qua nhóm hỗ trợ cộng đồng và gia đình để tìm hiểu những thông tin về nhu cầu và năng lực của cá nhân khuyết tật .
- Nội dung tìm hiểu về năng lực và nhu cầu khuyết tật gồm có:
+ Sự phát triển về thể chất: Sự phát triển cân đối về cơ thể, khả năng vận động, đặc biệt là khả năng tự lao động phục vụ.
+ Khả năng về ngôn ngữ giao tiếp: đó là khả năng về nghe, nói, vốn từ
+ Khả năng nhận thức: Khả năng ghi nhớ, tư duy, khả năng hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh.
+ Quan hệ xã hội: Đó là các hành vi ứng xử, tình cảm, khả năng hội nhập cộng đồng.
+ Môi trường sinh sống: được sống trong môi trường ăn ở, vệ sinh, chăm sóc, giáo dục như thế nào.
Cụ thể: Bản thân em Phạm Quốc Dương có khuyết tật tâm thần, thần kinh nhiều lúc không kiểm soát được lời nói và hành động của bản thân có nhiều khi sùi bọt mép vì thế lúc nào cũng phải mang thuốc bên mình để uống kịp thời. Khi ngồi học em thường viết rất chậm, nói chậm, không rõ chữ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của em. Đi học không chuyên cần, không đáp ứng được các lĩnh vực, môn học và hoạt động giáo dục: Năng lực, Phẩm chất. Đặc biệt em không kiểm soát hành vi sinh hoạt cá nhân
2.3.2.2. Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục:
* Xây dựng mục tiêu:
Khi xây dựng mục tiêu cho học sinh khuyết tật GVCN cần phải căn cứ vào:
- Bản thân : kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống đã có, những gì cần đáp ứng.
- Điều kiện và nguyện vọng gia đình hoc sinh.
- Điều kiện của địa phương, nhà trường, lớp học.
Khi xây dựng mục tiêu cho khuyết tật cần chú ý các nội dung sau:
- Mục tiêu hòa nhập xã hội
- Mục tiêu kiến thức về các môn học.
- Mục tiêu về hành vi ứng xử giao tiếp.
- Mục tiêu giáo dục hành động tự phục vụ.
- Mục tiêu phát triển các khả năng.
Khi xây dựng mục tiêu cho khuyết tật GVCN cần kết hợp với phụ huynh nhóm hỗ trợ cộng đồng, y tế,cùng xây dựng càng chi tiết càng tốt.
Mục tiêu cho khuyết tật có thể là dài hạn (hoặc năm hoặc là nhiều năm) nhưng cũng có thể là mục tiêu ngắn hạn (học kỳ, tháng, tuần)
* Lập kế hoạch:
Khi xây dựng mục tiêu xong, căn cứ vào mục tiêu, GVCN tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục. Kế hoạch giáo dục cần được xây dựng dựa vào điểm mạnh của . Vì chỉ có thể phát triển tốt khi sử dụng thế mạnh của mình.
 GVCN lập kế hoạch giáo dục khuyết tật ngay từ đầu năm học, cụ thể: 
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HỌC SINH KHUYẾT TẬT
 Họ và tên: Phạm Quốc Dương
 Ngày, tháng, năm sinh: 16/09/2000
 Khuyết tật chính: Thần kinh , tâm thần
 Họ và tên bố: Phạm Quốc Bính Năm sinh: 1969
 Nghề nghiệp: Bộ đội
 Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Qúy Năm sinh: 1978
 Nghề nghiệp: Giáo Viên
 Địa chỉ gia đình: Làng Ràm- Quang Trung- Ngọc Lặc-Thanh Hóa
 Điện thoại liên lạc: 01683242574
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC SINH
Điểm mạnh:
Về mặt nhận thức, giao tiếp thì đó là một khá bình thường, dù khả năng tư duy của em không bằng những khác vì trí tuệ phát triển kém. Em rất ngoan ngoãn lễ phép và hoà đồng với tất cả các bạn bè. Em sống khá nội tâm, nhạy cảm và tế nhị, biết thương yêu với bạn bè cùng cảnh ngộ, biết giúp đỡ nhau để thích nghi với cuộc sống.
2. Khó khăn: 
- Do em có khuyết tật tâm thần, thần kinh nhiều lúc không kiểm soát được lời nói và hành động của bản thân có khi sùi bọt mép vì thế lúc nào cũng phải mang thuốc bên mình.. Khi ngồi học, em thường viết rất chậm, nói chậm, không rõ chữ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của em.
- Mới vào lớp 10 nên còn chưa quen trường, quen lớp và các bạn mới vì thế nên em rất nhút nhát, không hòa nhập cùng các bạn.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MỤC TIÊU NĂM HỌC
Mục tiêu 
Hạnh kiểm
Học tập 
Kỹ năng xã hội 
Chăm sóc SK và PHCN (nếu cần)
Cả năm 
Tốt
TB
Như bình thường 
Không
Học kỳ I 
Tốt
TB
Như bình thường 
Không
Học kỳ II 
Tốt
TB
Như bình thường 
Không
1. Kiến thức:
Giúp em lĩnh hội được kiến thức, được học tập trong môi trường hoà nhập phục hồi chức năng, học văn hoá và cố gắng biết một số nghề để hội nhập với xã hội.
Tiếp thu được các kiến thức cơ bản ở tất cả các môn.Đảm bảo tính vừa sức về nội dung, phương pháp giáo dục.
2. Kỹ năng xã hội:
	- Giáo dục cho cho tính tự giác và tự trọng tạo cho các em niềm tin vào cuộc sống cũng như khả năng hội nhập cộng đồng xã hội. Nội dung giáo dục mang tính tổng thể, phù hợp với khó khăn, thuận lợi của .
	- Giao tiếp tốt được với giáo viên và các bạn khác, hòa đồng với tập thể. Biết tự phục vụ bản thân như ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, chải tóc gọn gàng
	- Biết chấp hành nội quy của nhà trường như: đến lớp đúng giờ, ngồi học nghiêm túc, ghi chép bài đầy đủ,đi học thường xuyên.
 - Có thể kiểm soát được các hành vi của bản thân để có thể tham gia một và hoạt động tập thể ở lớp.
3. Chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng
	- Nhà trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần để tham gia học tập có hiệu quả nhất.
	- Giáo viên chủ nhiệm chủ động gần gũi, quan tâm, chia sẻ để có thêm niềm tin vào cuộc sống.
	- Miễn cho em trực nhật, các hoạt động ngoại khóa, các bài thi đoàn tham gia không bắt buộc.
	- Trong lớp, trong trường cần gần gủi, giúp đỡ những khó khăn của bạn trong cuộc sống.
	- Sắp xếp cho em ngồi bàn trên kè

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chu_nhiem_lop_co_khuyet_tat_o_truong.doc
  • docChu nhiem THPT - Vu Thi Thuy - THPT Bac Son - Ngoc Lac (Bia).doc