SKKN Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn 12 Trường THPT Trung An, năm học 2017-2018

SKKN Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn 12 Trường THPT Trung An, năm học 2017-2018

Để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục trong tình hình mới thì việc tiến hành đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng. Trong đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của người học được đặc biệt chú trọng. Để đáp ứng những yêu cầu đó, trong những năm học vừa qua, Tổ Văn trường Trung học phổ thông Trung An đã tích cực tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá.Trong số đó, phương pháp thảo luận nhóm đã được các giáo viên sử dụng thường xuyên và hình thức thuyết trình cũng được chúng tôi tổ chức cho học sinh thực hiện trong một số tiết học. Qua dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn của tổ, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình đã mang lại những những tiết học sinh động, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh đó trong quá trình áp dụng, chúng tôi vẫn còn gặp những khó khăn hoặc những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Với mong muốn khắc phục những khó khăn, hạn chế đó và để dạy học Ngữ văn theo hướng tích cực cũng như nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, năm học 2017-2018 tôi đã nỗ lực tìm nhiều biện pháp để áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình vào giảng dạy Ngữ văn các lớp 12C4, 12C5, 12C6. Qua những gì đã nghiên cứu, học hỏi từ đồng nghiệp và vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào thực tế, bản thân tôi cảm thấy tâm đắc và rút ra được nhiều bài học bổ ích.

docx 7 trang haihuy29 15/08/2023 9453
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn 12 Trường THPT Trung An, năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn 12 Trường THPT Trung An, năm học 2017-2018
2. Quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận: Số 28/QĐ-THPTTA ngày 02/4/2018 của Hiệu trưởng trường THPT Trung An.
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
 Phan Ngọc Điệp
11-7-1981
 Tổ trưởng tổ Văn
Trường THPT Trung An
 Thạc sĩ 
Văn học Việt Nam
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018
5. Nội dung sáng kiến:
Để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục trong tình hình mới thì việc tiến hành đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng. Trong đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của người học được đặc biệt chú trọng. Để đáp ứng những yêu cầu đó, trong những năm học vừa qua, Tổ Văn trường Trung học phổ thông Trung An đã tích cực tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá.Trong số đó, phương pháp thảo luận nhóm đã được các giáo viên sử dụng thường xuyên và hình thức thuyết trình cũng được chúng tôi tổ chức cho học sinh thực hiện trong một số tiết học. Qua dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn của tổ, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình đã mang lại những những tiết học sinh động, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh đó trong quá trình áp dụng, chúng tôi vẫn còn gặp những khó khăn hoặc những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Với mong muốn khắc phục những khó khăn, hạn chế đó và để dạy học Ngữ văn theo hướng tích cực cũng như nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, năm học 2017-2018 tôi đã nỗ lực tìm nhiều biện pháp để áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình vào giảng dạy Ngữ văn các lớp 12C4, 12C5, 12C6. Qua những gì đã nghiên cứu, học hỏi từ đồng nghiệp và vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào thực tế, bản thân tôi cảm thấy tâm đắc và rút ra được nhiều bài học bổ ích. Với những gì đã biết và đạt được, tôi xin mạnh dạn chia sẻ đến quý đồng nghiệp qua đề tài: Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn 12 Trường THPT Trung An, năm học 2017-2018.
Để thực hiện sáng kiến Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn 12 Trường THPT Trung An, năm học 2017-2018, chúng tôi đã tiến hành theo các bước sau:
Đầu tháng 9 năm 2017: chọn đề tài, nghiên cứu thêm tài liệu về phương pháp thảo luận nhóm và hình thức tổ chức thuyết trình. Trên cơ sở lí thuyết và kinh nghiệm đã áp dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong những năm học qua, bản thân tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và thuyết trình cho các lớp sẽ áp dụng trong năm học 2017-2018 như: hình thức tổ chức thảo luận, thuyết trình; bài học, đơn vị kiến thức áp dụng; xây dựng các tiêu chí đánh giá: hình thức cộng điểm thưởng, cho điểm miệng, đánh giá quá trình bằng cách lấy 1 cột điểm hệ số 1;
Giữa tháng 9: Hướng dẫn học sinh các bước tiến hành thảo luận nhóm, thuyết trình, thông qua các tiêu chí đánh giá. Tiến hành thực dạy tại 3 lớp 12C4, 12C5, 12C6
Đầu tháng 11: Lấy ý kiến thăm dò học sinh lần 1. Qua phân tích ý kiến từ phiếu thăm dò học sinh và đánh giá từ thực tế áp dụng, giáo viên điều chỉnh một số nội dung, hình thức tiến hành thảo luận nhóm và thuyết trình cho phù hợp hơn, tìm thêm những biện pháp để hỗ trợ những khó khăn mà học sinh gặp phải khi tiến hành thảo luận nhóm và thuyết trình;
Cuối tháng 12: cho học sinh tổng kết điểm thưởng học kì I và tiến hành cộng điểm khuyến khích cho các em. Sơ kết rút kinh nghiệm hoạt động thảo luận nhóm và thuyết trình trước lớp. Cung cấp cho học sinh phiếu đáng giá hoạt động thảo luận nhóm và thuyết trình bằng cách lấy một cột điểm hệ số 1 ở học kì II;
Đầu tháng 3 năm 2018: phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh lần 2 và phiếu thăm dò ý kiến giáo viên; phân tích ý kiến, thống kê ý kiến từ phiếu thăm dò; hoàn thành và báo cáo chuyên đề Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn tại tổ bộ môn;
Giữa tháng 3: tiến hành đánh giá bằng hình thức cho điểm hoạt động thảo luận nhóm và thuyết trình học kì II của học sinh tại 3 lớp dạy (theo các tiêu chí đã xây dựng); viết sáng kiến.
Qua thực tế áp dụng, chúng tôi đánh giá: điều kiện để áp dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn cũng khá thuận lợi. Trước hết về cơ sở vật chất, tuy điều kiện hiện tại ở nhiều trường chưa thật sự lí tưởng (không gian phòng học còn chật, gây khó cho việc sắp bàn ghế cho việc ngồi thảo luận nhóm thuận lợi) nhưng giáo viên vẫn thực hiện được bằng cách bố trí nhóm theo không gian lớp học. Khi tiến hành hoạt động nhóm, học sinh cũng không gặp nhiều khó khăn vì các em đã được làm quen với hình thức học tập này ở lớp dưới và với những môn học khác. Đối với hình thức thuyết trình, học sinh đã được làm quen và rèn luyện kĩ năng trình bày vấn đề qua một số bài học như: Trình bày một vấn đề (Ngữ văn 10), Lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ văn 10), Lập luận trong văn nghị luận (Ngữ văn 10), Phát biểu theo chủ đề (Ngữ văn 12), Phát biểu tự do (Ngữ văn 12)nên các em sẽ không gặp nhiều khó khăn khi phải trình bày một vấn đề sao cho mạch lạc, có hệ thống. Bên cạnh đó với đối tương học sinh THPT, nhất là học sinh 12, các em đã trưởng thành, có được những kinh nghiệm, vốn sống về giao tiếp, ứng xử và sự tự tin, các em có nhiều điều kiện thuận lợi để thể hiện quan điểm, ý kiến bản thân và trình bày một vấn đề thuyết phục. Hơn nữa do đặc trưng của môn học, việc tổ chức cho học sinh thuyết trình một số nội dung, bài học là rất phù hợp. 
Để áp dụng thành công hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau: 
Trước hết, giáo viên cần nắm vững quy trình tiến hành thảo luận nhóm và thuyết trình. Trong thảo luận nhóm, giáo viên đóng vai trò tổ chức, định hướng, tham gia đánh giá đi đến kết luận; học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công trách nhiệm cho các thành viên, tiến hành giải quyết nhiệm vụ, báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, tham gia nhận xét và phản biện. Đối với hình thức thuyết trình, giáo viên là người đưa ra vấn đề thuyết trình, gợi ý học sinh chọn lựa nội dung thuyết trình, nơi tìm nguồn tư liệu. Học sinh cần lựa chọn nội dung thuyết trình, tìm nguồn tư liệu, dẫn chứng, xây dựng đề cương, tiến hành thuyết trình sau đó lắng nghe ý kiến đóng góp, thắc mắc và phản biện, giải đáp. Đối với nội dung thuyết trình là báo cáo kết quả thảo luận của nhóm thì bài thuyết trình được dựa trên kết quả thảo luận nhóm.
Thứ hai, tổ chức nhóm phù hợp. Số lượng nhóm, số lượng thành viên trong nhóm và thời gian thảo luận phải phụ thuộc vào số lượng học sinh trong lớp hoặc vấn đề thảo luận nảy sinh từ nội dung bài học. Với vấn đề thảo luận có tính chất phức tạp, chứa nhiều nội dung cần làm sáng tỏ, hoặc có nhiều cách lí giải chúng ta nên chia nhóm 4, nhóm 5 hoặc 6 học sinh, thời gian thảo luận khoảng 5 đến 7 phút. Với thời gian và cấu trúc nhóm đó, các em sẽ có thể bàn luận, lí giải sâu rộng hoặc chia nhau đảm nhận những vấn đề khác nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao phó. Với bài tập lập dàn ý, luyện tập, giáo viên có thể chia nhóm theo tổ, thời gian làm việc nhóm khoảng từ 10 đến 15 phút.Với vấn đề thảo luận có tính chất đơn giản hơn có thể sử dụng nhóm 2 học sinh và thời gian thảo luận trong khoảng 3 phút. 
Thứ ba, sử dụng các kĩ thuật trong dạy học hợp tác. Sau khi chia nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để chọn nhóm trưởng, thư ký hoặc tự bầu ra nhóm trưởng. Giáo viên có thể chỉ định nhóm trưởng, thư ký luân phiên để khắc phục tình trạng chỉ có một học sinh chuyên trách nhiệm vụ này. Hình thức giao nhiệm vụ: Các nhóm trong lớp cùng thảo luận một nội dung, 2 hoặc 3 nhóm thảo luận một nội dung, mỗi nhóm đảm nhận một nội dung. Giáo viên có thể sử dụng những kĩ thuật như: khăn trải bàn, các mảnh ghép trong hình thức tổ chức thảo luận của học sinh.
Thứ tư, cách đưa ra câu hỏi, nội dung thảo luận nhóm và thuyết trình. Nội dung thảo luận có thể là câu hỏi tự luận ngắn, tình huống cần giải quyết, bài tập, lập dàn ý cho đề văn. Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong tiết học hoặc ngoài giờ học. Đối với những nội dung khó, đòi hỏi phải có sự tìm hiểu, tham khảo tài liệu, giáo viên nên cho học sinh hoạt động ngoài tiết học. Lưu ý: câu hỏi thảo luận phải có tính vấn đề, cần đặt ra được vấn đề trọng tâm của bài học và phải là câu hỏi khó, vấn đề khó cần sự hợp tác của các thành viên.
Thứ năm, cần tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận hoặc tiến hành thuyết trình. Sau khi người học thảo luận hoặc xây dựng xong bài thuyết trình, giáo viên cần tổ chức cho các em báo cáo. Đối với những vấn đề tương đối khó cần phát huy thêm vai trò, năng lực của những học sinh dạng khá, giáo viên có thể để tự thành viên nhóm xung phong hoặc theo sự phân công của nhóm. Nhưng thông thường, để phát huy vai trò của tất cả các học sinh trong nhóm cũng như để tránh thái độ thiếu hợp tác, trông chờ, ỉ lại của một vài cá nhân vào các thành viên khác thì giáo viên nên là người chỉ định. Để trình bày kết quả thảo luận có nhiều hình thức khác nhau như: Thuyết trình miệng, viết trên bảng, trình bày trên khổ giấy lớn, trình bày qua máy chiếuHoặc có sự kết hợp các hình thức với nhau. Tùy nội dung thảo luận, giáo viên có thể quy định hình thức trình bày kết quả hoặc gợi ý để các em lựa chọn hình thức phù hợp. Khi cho các nhóm trình bày, với những nội dung, chủ đề khác nhau cho từng nhóm thì nhất thiết các nhóm đều phải trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhưng nếu là chủ đề giống nhau, không nhất thiết các nhóm đều trình bày, giáo viên có thể chỉ định cho một nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung. Hoặc các nhóm khác chỉ trình bày khi ý kiến, quan điểm của nhóm khác với nhóm trước đó. Tương tự với hình thức thuyết trình, nếu là những nội dung khó, giáo viên có thể cho học sinh xung phong, còn lại thì cũng nên chỉ định.
Tiếp theo, cần phát huy vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ học sinh trong quá trình thảo luận, thuyết trình. Giáo viên cần thể hiện vai trò hướng dẫn của mình ngay từ đầu năm học. Hướng dẫn cho các em từ quy trình thảo luận nhóm, các hình thức báo cáo kết quả thảo luận, vai trò của nhóm trưởng, thư kícho đến đưa ra những thống nhất về việc quy định người đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, hình thức phản biện, cách đánh giá bằng nhận xét, điểm số. Hướng dẫn học sinh cách xây dựng bài thuyết trình, yêu cầu của bài thuyết trình và một số biện pháp để tạo sự lôi cuốn, thuyết phục. Bên cạnh đó, trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên cần quan sát, hỗ trợ học sinh bằng cách đưa ra các gợi ý giúp các em giải quyết những khó khăn, bế tắc, nhắc nhở các em tham gia tích cực hay có những can thiệp và định hướng đúng đắn khi các em xảy ra những tranh luận căng thẳng, bất đồng ý kiến. Với hoạt động thuyết trình, giáo viên có thể đưa những gợi ý để các em lựa chọn nội dung phù hợp hoặc chỉ dẫn cho các em nơi có thể tìm nguồn tư liệu tham khảo, hướng các em hướng triển khai dàn ý cho bài thuyết trình của mình.
Cuối cùng cần khuyến lệ học sinh tích cực tham gia thảo luận nhóm và thuyết trình bằng hình thức đánh giá. Sau phần báo cáo kết quả thảo luận hoặc thuyết trình, giáo viên cần yêu cầu các học sinh tự nhận xét, đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. Ngoài việc nhận xét về nội dung, hình thức trình bày kết quả của nhóm, học sinh trong lớp có thể đặt ra những câu hỏi, nội dung phản biện cho nhóm báo cáo hoặc cho người thuyết trình giải đáp.Để khích lệ các em hoạt động nhóm và thuyết trình tích cực, giáo viên cần khen thưởng những nhóm thảo luận, những học sinh thuyết trình tốt, động viên, khuyến khích để tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể áp dụng nhiều hình thức như nhận xét, biểu dương, cho điểm thưởng, điểm miệng, cho điểm đánh giá hoạt động cả quá trình.
Sau gần một năm áp dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực Ngữ văn 3 lớp 12C4, 12C5, 12C6, chúng tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp:
Thứ nhất, giáo viên đã thực hiện việc dạy học theo hướng tích cực, lấy người học là trung tâm, phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo người học, tạo được bầu không khí học tập sôi động, thân thiện. Qua đó, chất lượng học sinh 3 lớp giảng dạy cũng được nâng lên đáng kể. 
Thứ hai, khi áp dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình, các em đã rèn luyện được nhiều kĩ năng cơ bản như hợp tác, thuyết trình, giao tiếpPhát triển được những năng lực chung và năng lực chuyên biệt, đặc biệt là năng lực hợp tác và năng lực cảm thụ thẩm mỹ văn học. Các em đã trưởng thành hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, bày tỏ ý kiến, quan điểm bản thân. Đa số các em đều cảm thấy hứng thú với phương pháp học Văn này.
Thứ ba, khi sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình, ngoài việc thực hiện được nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên còn đáp ứng được yêu cầu đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá. Không còn chỉ khuôn theo việc trả bài miệng, làm bài kiểm 15 phút, 1 tiết mà giáo viên còn tiến đến đánh giá bằng hình thức nhận xét, cộng điểm thưởng, đánh giá quá trình. Điều này sẽ tạo nên sự đa dạng trong hình thức kiểm tra đánh giá và đánh giá được nhiều mặt của học sinh, giúp các em tiến bộ và hoàn thiện hơn về nhiều mặt. 
Thống kê chất lượng bộ môn đầu năm: 
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
12C4 (39 HS)
0%
10,25%
58,70%
31,05%
0%
12C5 (40 HS)
0%
7,5%
55%
37,5%
0%
12C6 (39 HS)
0%
10,21%
58,9%
28,33
2,56%
Thống kê điểm thưởng học kì I (thưởng tối đa 3 điểm)
Lớp
Cộng 1 điểm thưởng
Cộng 2 điểm thưởng
Cộng 3 điểm thưởng
12C4 (39 HS)
25,64%
46,15%
28,20%
12C5 (40 HS)
20%
50%
30%
12C6 (39 HS)
20,51%
51,28%
28,20%
Thống kê điểm đạt của học kì II bằng hình thức đánh giá quá trình (một cột điểm hệ số 1, dựa theo các tiêu chí đã xây dựng)
Lớp
Từ 0 đến 4 điểm
Điểm 5, 6
Điểm 7, 8
Điểm 9, 10
12C4 (39 HS)
0%
5,12%
74,35%
20,51%
12C5 (40 HS)
0%
2,5%
70%
27,5%
12C6 (39 HS)
0%
5,12%
56,41%
38,46%
Thực hiện dạy cho giáo viên tổ dự giờ và báo cáo chuyên đề Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực Ngữ văn, tôi đã nhận được sự đồng thuận và đánh giá cao của các thành viên trong tổ. Chúng tôi cũng đã tiến hành thảo luận và rút ra được nhiều điều bổ ích khi áp dụng phương pháp dạy học này.
6. Tính hiệu quả:
Qua áp dụng và kiểm chứng từ thực tiễn sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn 12 Trường THPT Trung An, năm học 2017-2018, chúng tôi đánh giá việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc dạy học không chỉ với môn Ngữ văn mà với nhiều bộ môn khác:
Thứ nhất, chúng ta đã thực hiện được việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, qua đó đáp ứng yêu cầu về đổi mới và xu hướng thời đại;
Thứ hai, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Qua học tập bằng hình thức hợp tác và tích cực, người học không chỉ được trang bị những kiến thức sâu, rộng về môn học mà phát huy được tính tích cực, chủ động, tự lực của bản thân.
Thứ ba, góp phần quan trọng trong việc định hướng phát triển những năng lực cơ bản cho người học như: hợp tác, giao tiếp. Người học thường xuyên được luyện tập kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội. Bên cạnh đó trong quá trình phát biểu trước nhóm và thuyết trình trước lớp, các em còn có điều kiện rèn luyện khả năng ngôn ngữ, biết lắng nghe, chấp nhận và phản bác ý kiến người khác, biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình. Tập tính kiên nhẫn, lịch sự khi giao tiếp. Điều này không chỉ phục vụ tốt việc học tập của học sinh mà nó còn có ý nghĩa quan trọng khi các em bước vào đời, trong quá trình làm việc, ứng xử với người xung quanh.
Việc áp dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình cũng thuận lợi, không gây tốn kém và cũng không quá khó, giáo viên bằng năng lực và kinh nghiệm của mình có thể thực hiện được. 
Với những gì đã nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, linh hoạt và kiểm chứng, tôi tin rằng đề tài: Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn 12 Trường THPT Trung An, năm học 2017-2018 sẽ là một tài liệu quý cho đồng nghiệp không chỉ trong tổ bộ môn mà còn với các tổ bộ môn khác khi dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm và thuyết trình. Những kinh nghiệm quý báu của bản thân được chia sẻ trong đề tài nếu được đồng nghiệp vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp chắc chắn sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp. 
7. Phạm vi ảnh hưởng:
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trước hết trong dạy Ngữ văn trường THPT Trung An. Việc thử nghiệm và kiểm chứng hiệu quả của Sử dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình trong dạy học tích cực môn Ngữ văn 12 của bản thân đã được các thành viên tổ nhất trí cao. Qua dạy dự giờ cho các thành viên dự và báo cáo dưới hình chuyên đề trong tổ, các thành viên đều đánh giá cao. Bản thân và tổ bộ môn đánh giá phương pháp thảo luận nhóm và thuyết trình có thể được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy môn Ngữ văn, đặc biệt với đối tượng học sinh THPT, nhất là học sinh 12.
Bên cạnh đó, điều kiện áp dụng hình thức thảo luận nhóm và thuyết trình cũng thuận lợi và phù hợp cho việc dạy học tích cực và với nhiều đối tượng học sinh. Khi áp dụng hình thức này với 3 lớp 12C4, 12C5, 12C6 mặc dù các em học theo chương trình cơ bản, trình độ các em cũng chỉ thuộc loại khá, trung bình, yếu, nhưng các em cũng đã tích cực tham gia, bản thân các em cảm thấy khá hứng thú, tinh thần phối hợp làm việc với giáo viên khá tốt, chất lượng bộ môn cũng được cải thiện đáng kể. Vì vậy, tôi thiết nghĩ sáng kiến này có thể được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy Ngữ văn 12 tại các trường trong khu vực. Ngoài ra, các giáo viên tổ bộ môn khác tại trường và các đơn vị trường bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng một cách linh hoạt cho phù hợp đặc trưng bộ môn mình. Điều đó sẽ đem lại những tiết học thật sinh động, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cần Thơ, ngày 25 tháng 3 năm 2018
Người mô tả sáng kiến
Phan Ngọc Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_hinh_thuc_thao_luan_nhom_va_thuyet_trinh_trong.docx