SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi liên hệ phát huy tính tích cực và chủ động cho học sinh khi giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử 10

SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi liên hệ phát huy tính tích cực và chủ động cho học sinh khi giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử 10

Như chúng ta đã biết những năm gần đây chất lượng dạy Sử và học Sử đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Trong bối cảnh đó với nhiệm vụ là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình, làm sao để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn học này trong bối cảnh mà những đòi hỏi của nghề nghiệp trong tương lai khiến rất nhiều học sinh không còn mặn mà, tâm huyết với khối C nói chung và đặc biệt là môn Lịch sử nói chung.

 Cũng như các môn học khác, môn Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học Lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo cho học sinh.

 Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng Lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.

 Người giáo viên trong dạy học Lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh.

 

doc 19 trang thuychi01 6754
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi liên hệ phát huy tính tích cực và chủ động cho học sinh khi giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN HỆ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH KHI GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ 10
 Người thực hiện : Mai Đại Chính
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
 Trang
 I. MỞ ĐẦU. 2
 `1. Lí do chọn đề tài... ......2
 2. Mục đích nghiên cứu.. ....5
 3. Đối tượng nghiên cứu......5
 4. Phương pháp nghiên cứu....5
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lý luận...5
 2. Thực trạng vấn đề. 6
 3. Giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề.......7
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối ....13
 III. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT
 1. Kết luận.. 15
 2. Kiến nghị ........15
I. MỞ ĐẦU
 1.Lí do chọn đề tài .
 Như chúng ta đã biết những năm gần đây chất lượng dạy Sử và học Sử đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Trong bối cảnh đó với nhiệm vụ là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình, làm sao để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn học này trong bối cảnh mà những đòi hỏi của nghề nghiệp trong tương lai khiến rất nhiều học sinh không còn mặn mà, tâm huyết với khối C nói chung và đặc biệt là môn Lịch sử nói chung.
 Cũng như các môn học khác, môn Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học Lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo cho học sinh.
 Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng Lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
 Người giáo viên trong dạy học Lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh.
 Đa số học sinh coi bộ môn Lịch sử là môn phụ vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở, không biết kết hợp với sách giáo khoa và không biết tìm hiểu mối liên quan giữa Lịch sử với các môn học khác... Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, không biết nêu vấn đề để thảo luận và tìm hiểu.
 Vị trí môn Lịch sử trong trường phổ thông chưa thật sự được coi trọng, cả giáo viên và học sinh đều có sự nhìn nhận chưa đúng về môn học. Thái độ học môn Lịch sử của các em học sinh còn mang tính chất đối phó với các kì thi, kiểm tra, ghi nhớ kiến thức, sự kiện lịch sử một cách máy móc, học vẹt, không hiểu sâu sa bản chất vấn đề. 
 Vậy trước thực trạng trên, nguyên nhân tại đâu? Có thể nói rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Song cần phải kể đến một số nguyên nhân rất quan trọng như:
 + Nội dung kiến thức quá nhiều trong khi thời lượng ít làm cho cả thầy và trò phải chạy theo thời gian để học hết chương trình. Quá nhiều các sự kiện học sinh phải nhớ. Điều này khiến các em “sợ” học môn Sử.
 + Phương pháp dạy học chưa có sự đổi mới thật sự. Trong giờ học, người giáo viên giữ vai trò chủ đạo, vẫn học theo lối cũ, có nghĩa là:
 Khi tiến hành bài học, giáo viên đọc cho học sinh chép đề cương của bài giảng, giáo viên tự sưu tầm tài liệu lịch sử và thông báo trình bày cho các em trong giờ học. Các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử không được trình bày một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm. Học sinh không làm việc trực tiếp với sử liệu. Người giáo viên, không tận dụng được khả năng tạo ra sự xúc động, sự rung cảm của học sinh trước các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Do đó, tác dụng giáo dục bộ môn bị hạn chế. Người học còn bị thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
 + Quan niệm coi môn Sử là môn phụ vẫn còn tồn tại phổ biến trong nhà trường, học sinh, phụ huynh học sinh và cả xã hội. Điều này đã tạo ra một sự bất bình đẳng giữa môn Sử với các môn học khác trong nhà trường. Trong khi đó, các môn học đều có nhiệm vụ trong việc góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo nội dung, sở trường và ưu thế của bộ môn mình. 
 Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa ở trường THPT đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử. Yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới Phương pháp dạy học Lịch sử ở Trường trung học phổ thông cần đạt là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Và một trong những biện pháp quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập là sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Lịch sử.
 Song việc đặt câu hỏi của giáo viên là một vấn đề không hề đơn giản, vì việc đặt câu hỏi của giáo viên vừa thể hiện kiến thức, vừa là kinh nghiệm giảng dạy, vừa là nghệ thuật.
 Qua thực tế giảng dạy những năm trước đây và dự giờ một số đồng nghiệp trong nhà trường, tôi nhận thấy hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra chủ yếu là những kiến thức đã có sẳn trong sách giáo khoa và nhiệm vụ của các em là nhìn vào sách giáo khoa để trả lời, không cần suy nghĩ, tư duy, không đặt học sinh vào tình huống có vấn đề. Hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra chủ yếu là những kiến thức đã có sẳn trong sách giáo khoa và nhiệm vụ của các em là nhìn vào sách giáo khoa để trả lời, không cần suy nghĩ và vạy kết quả là không thu hút được sự chú ý quan tâm của học sinh hay nói cách khác là không đặt học sinh vào tình huống có vấn đề cần suy nghĩ vì vạy không phát triển được tư duy sáng tạo của học sinh, không thực hiện được nhiệm vụ quan trọng của bộ môn là giúp học sinh là liên hệ những kiến thức đã học đề vận dụng vào thực tiễn.
 Thực tế trên đặt ra câu hỏi làm như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Lịch sử ? Đây là vấn đề cần sự chung tay của ngành khoa học Lịch sử, những nhà viết sách, các nhà quản lí giáo dục và sự nỗ lực, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo không ngừng của những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông.
 Từ thực tế giảng dạy trong những năm gần đây, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở nhà trường tôi thấy rõ chất lượng dạy – học bộ môn Lịch sử ở nhà trường đang có những dấu hiệu đi xuống, mà nguyên nhân là định hướng nghề nghiệp, những đòi hỏi của xã hội về nhu cầu việc làm trong tương lai khiến khiến nhiều học sinh có xu hướng “buông” bộ môn này, nhưng một nguyên nhân nữa và cũng rất quan trọng đó là từ phía giáo viên, trong bối cảnh mà đa số học sinh ngại học Lịch sử vì cho rằng lịch sử khô khan, nhàm chán và không thực tế đối với việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai thì những tiết giảng kém thuyết phục, nặng về đọc chép, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh lại càng đẩy xa hơn học sinh đối với bộ môn Lịch sử. Tôi quan niệm có thể sự phát triển của xã hội, nhu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai khiến nhiều học sinh không còn mặn mà với môn Lịch sử song trách nhiệm của người giáo viên khi lên lớp phải luôn tạo ra sức thuyết phục đối với bộ môn, khơi dạy niềm đam mê lịch sử của học sinh vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào thì bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông cũng hết sức quan trọng, đó là động lực để tôi không ngừng nỗ lực nghiên cứu tìm ra những những hướng đi mới nhằm khơi dạy niềm đam mê học sử của học sinh và một trong những giải pháp đó là việc sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh và tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng hệ thống câu hỏi liên hệ phát huy tính tích cực và chủ động cho học sinh khi giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử 10”.
2. Mục đích nghiên cứu .
 Mục đích của đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp thực hiện việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Lịch sử.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường THPT Nga Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu .
Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu hổ trợ.
 - Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề
 - Phương pháp nghiên cứu bài học lấy học sinh làm trung tâm.
 - Thao giảng, dự giờ trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy.
 - Áp dụng kinh nghiệm phương pháp mới trên lớp.
 - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung.
 5. Những điểm mới của sáng kiến
 Sáng kiến áp dụng phương pháp nghiên cứu bài học theo tình thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Bản thân lịch sử xã hội loài người và bộ môn Lịch Sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ và gây cho họ một sự hứng thú thật sự. Bởi vì qua môn học này tầm nhìn của họ đối với cuộc sống quá khứ - hiện tại - tương lai được mở rộng hơn, họ tìm thấy trong quá khứ nhiều câu trả lời xác đáng cho hôm nay và ngày mai.
Chính vì vậy mà .G.Tsecnưsepxki nhà tư tưởng dân chủ Nga thế kỷ XIX đã nói rằng: “Có thể không biết không say mê học tập môn Toán...có thể không biết hàng nghìn môn khoa học khác nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ”.
Như vậy giáo dục Lịch sử nói chung dạy Lịch Sử ở trường nói riêng ta phải làm thế nào để phát triển tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh, vậy trước hết gợi cho học sinh phải phát hiện vấn đề cần tìm hiểu, hay nói một cách khác “Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề ”. Không thấy vấn đề không giải quyết vấn đề, vì việc học tập là một hình thức của việc nhận thức khoa học, là một chuỗi các vấn đề được đặt ra và được nhận thức ở mức độ cao hơn.
Có nhiều hình thức để tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề như so sánh, phân tích, đặt câu hỏi sử dụng các loại tư liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, công nghệ thông tin
Một điểm quan trọng mà từ kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên ở trường, dạy như một công thức giáo điều rập khuôn, nếu sử dụng câu hỏi thì câu hỏi đặt ra quá đơn giản, chỉ đòi hỏi học sinh trả lời có hoặc không. Điều này không giúp ích gì trong việc tạo hứng thú cho học sinh.
Trái lại câu hỏi quá khó không vừa sức thì dễ làm các em nản chí, chính vì vậy câu hỏi phải vừa đóng vừa mở. Vì vậy việc đặt câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong giờ dạy học Lịch Sử nói riêng và các môn học khác nói chung sẽ phát huy được tính tích cực và gây hứng thú đối với học sinh.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Ở trường THPT Nga Sơn, đa số học sinh còn chưa say mê môn học Lịch Sử. Nếu học thì các em chỉ học đối phó nhưng sự say mê và hứng thú, các em học Lịch sử để lấy điểm tổng kết cuối năm chứ không phục vụ mục tiêu thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng vì cho rằng học sử thiên về lí thuyết, khó thuộc và với thực tế trên đa phần các em quên đi nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử không chỉ đơn thuần là học để thi mà còn để hiểu biết về lịch sử dân tộc và nhân loại, để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc  rồi liên hệ và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hiện nay. Đa số các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà phải lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, hay chỉ nêu một mốc thời gian mà không diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gì. Bởi vậy bản thân các em nên có một phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên.
Mặt khác giáo viên ở trường chưa tuân thủ tính logic của bộ môn, chưa cải tiến nội dung và phương pháp dạy học, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó dẫn đến học sinh nhàm chán, học một cách thụ động, dẫn đến chất lượng một số lớp còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu, kém còn nhiều.
 Để khắc phục trình trạng trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường, bản thân tôi đã nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu đưa ra các phương pháp học tập tích cực và mang lại sự hứng thú cho học sinh và tôi đã chọn đề tài: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi liên hệ, phát huy tính tích cực và chủ động cho học sinh trong giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử 10”.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Việc đặt câu hỏi trong dạy học Lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển tư duy học sinh. Song sử dụng câu hỏi và hệ thống câu hỏi như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề khó và phức tạp. Để thực hiện tốt vấn đề trên, trước hết giáo viên phải thực hiện tốt khâu soạn giáo án. 
 Trước đây chúng ta xác định mục đích, yêu cầu của bài học là “Làm cho học sinh nắm được hoặc hiểu được ..” có nghĩa là trong giờ dạy, giáo viên là trung tâm, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, nhận thông tin từ người thầy. Nhưng từ khi đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, khâu soạn giảng cũng có nhiều thay đổi, mục tiêu bài học có 3 mức dộ: biết, hiểu, vận dụng. Như vậy, chúng ta đã chuyển hoạt động của giáo viên sang hoạt động của học sinh là chính, học sinh xây dựng kiến thức cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi. Học sinh không chỉ nắm kiến thức mà còn nắm phương pháp để hiểu và vận dụng kiến thức. 
 Để đạt mục đích trên, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư cho bài soạn, đặt biệt là việc xây dựng hệ thống câu hỏi của bài dạy. Sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cưc học tập của học sinh có thể thực hiện ở tất cả các bước trong giờ dạy Lịch sử. 
 Sử dụng câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy học sinh. Vì vậy, khi tổ chức dạy học, giáo viên có thể sử dụng các dạng câu hỏi khác nhau như câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi xác định mối liên hệ giữa câu hỏi với các sự kiện, hiện tượng lịch sử, câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử này với sự kiện hiện tượng lịch sử khác cùng loại, câu hỏi liên hệ thực tiễn Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài này người nghiên cứu chỉ giới hạn nghiên cứu dạng câu hỏi mang tính liên hệ thực tiễn trong chương trình Lịch sử 10. 
 Để sử dụng câu hỏi mang tính liên hệ tôi đã quan tâm một số vấn đề sau:
 + Câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học, tính liên hệ phải rõ ràng truyền tải mục đích cụ thể.
 + Câu hỏi liên hệ phải sáng tạo, hấp dẫn, khơi dạy trí tò mò, thích khám phá của học sinh, đặt học sinh vào hoàn cảnh có vấn đề, buộc các em phải tư duy.
 + Lượng kiến thức trong bài học Lịch sử là rất nhiều và trong một bài học giáo viên cần đưa ra rất nhiều dạng câu hỏi ở các cấp độ khác nhau và dưới nhiều dạng câu hỏi khác nhau vì vậy việc sử dụng câu hỏi mang tính liên hệ tới lịch sử dân tộc hay liên hệ thực tiễn bản thân giáo viên cũng cần phải lựa chọn một cách kỹ lưỡng, không nên trong một bài học đưa ra quá nhiều câu hỏi dàn trải, lan man không có mục đích rõ ràng và sử dụng câu hỏi trong thời điểm nào cho thực sự hợp lý, đảm bảo tính Logic của bài học nhằm phát huy hiệu quả tối đa.
 + Do những câu hỏi dạng liên hệ thực tiễn không có hướng dẫn trả lời trong sách giáo khoa vì vạy để đảm bảo mục tiêu giáo dục, người giáo viên phải nghiên cứu, tham khảo các nguồn học liệu  để xây dựng hướng dẫn trả lời cho những câu hỏi này đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, có tính giáo dục.
 + Đối với những bài giáo viên sử dụng giáo án điện tử thì giáo viên khai thác thế mạnh của nó để có thể cung cấp cho học sinh nghững hình ảnh, những số liệu  để làm rõ thêm tính liên hệ thực tiễn trong bài học. Tuy nhiên cũng rất lưu ý về vấn đề thời gian tránh lạm dụng bởi kiến thức trong bài học là rất nhiều, sử dụng câu hỏi liên hệ chỉ là một nhỏ trong bài học mà thôi.
 + Vì đây là câu hỏi nhận biết và vận dụng nên giáo viên cũng không nên cầu toàn với những câu trả lời của học sinh, cần trân trọng những ý tưởng của các .
 Trong thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy tôi thường lựa chọn sử dụng dạng câu hỏi này ở thời điểm :
 + Đặt câu hỏi sau khi kết thúc các mục hoặc kết thúc bài học
 + Đặt câu hỏi phục vụ cho dạy bài mới và cho học sinh về nhà tìm hiểu. 
 Các bước tiến hành: 
Giáo viên đưa ra câu hỏi.
Học sinh nghiên cứu, thảo luận.
Học sinh trả lời.
Giáo viên bổ sung, góp ý.
 Từ thực tiễn nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi liên hệ thực tiễn một số bài trong chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 10 như sau :
 Bài 4: Các quốc gia cổ đại Phương Tây – Hy lạp và Rô ma
 Khi dạy mục 3: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma, giáo viên đặt câu hỏi: 
 Câu hỏi: Trong những thành tựu trên thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với Việt Nam? 
 Giáo viên thiết kế bài giảng theo phương pháp nghiên cứu bài học, chia thành các nhóm học tập, sau khi các nhóm thảo luận đưa ra các cách liên hệ của mình về câu hỏi nêu trên, giáo viên có thể củng cố:
 Trong những yếu tố văn hóa mà nước ta ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây thì chữ viết chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Chữ viết của Việt Nam ngày nay ra đời trên cơ sở bảng chữ cái La tinh, một thứ chữ khoa học, giễ viết. góp phần tạo điều kiện cho nền văn hóa Việt nam phát triển phong phú, đa dạng.
 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến.
 Khi dạy mục 3- Trung Quốc thời Minh – Thanh, khi cho học sinh tìm hiểu về chính sách ngoại giao,giáo viên đặt câu hỏi:
 Câu hỏi: Từ việc làm thất bại mưu đồ bành trướng nước ta trong thời kỳ này của nhà Minh – Thanh, hiện nay chúng ta nên học tập bài học kinh nghiệm gì để giải quyết vấn đề biển đảo ?
 Giáo viên thiết kế bài giảng theo phương pháp nghiên cứu bài học, chia thành các nhóm học tập, sau khi các nhóm thảo luận đưa ra các cách liên hệ của mình về câu hỏi nêu trên, giáo viên có thể củng cố: 
 Chúng ta có thể rút ra hai bài học king nghiệm:
 + Thứ nhất tiếp tục vận dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo “ Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” đẩm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền
 + Thứ hai ngoại giao khôn khéo với các ước lớn, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
 Bài 11: Tây âu thời hậu kỳ trung đại
 Mục 1 – Những cuộc phát kiến địa lí, giáo viên đặt câu hỏi 
 Câu hỏi : Các cuộc phát kiến địa lí có tác động như thế nào đối với Việt Nam ?
 Giáo viên thiết kế bài giảng theo phương pháp nghiên cứu bài học, chia thành các nhóm học tập, sau khi các nhóm thảo luận đưa ra các cách liên hệ của mình về câu hỏi nêu trên, giáo viên có thể củng cố:
 - Tác động tích cực:
 + Về kinh tế : Thuyền buôn các nước phương Tây đế buôn bán với Đại Việt ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với thương mại quốc tế , thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa trong nước phát triển, tạo nên sự hưng khởi của các đô thị.
 + Về văn hóa: Đạo thiên chúa, chữ Quốc ngữ được du nhập vào nước ta, làm cho nền văn hóa Đại Việt phông phú hơn, đa dạng hơn.
 - Tác động tiêu cực: Là điều kiện để các nước phương Tây nhòm ngó , xâm lược nước 
 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
 Sau khi cho học sinh tìm hiểu bài, giáo viên đặt câu hỏi: 
 Câu hỏi: Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em thấy mình cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ?
Giáo viên thiết kế bài giảng theo phương pháp nghiên cứu bài học, chia thành các nhóm học tập, sau khi các nhóm thảo luận đưa ra các cách liên hệ của mình về câu hỏi nêu trên, giáo viên có thể củng cố: 
 + Các em cần nhận thức r

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_he_thong_cau_hoi_lien_he_phat_huy_tinh_tich_cuc.doc