SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lịch sử 11 (Cơ bản)

SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lịch sử 11 (Cơ bản)

Khoa học nói chung, khoa học lịch sử nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhằm trang bị, rèn luyện cho các em kiến thức, kĩ năng, thái độ để vận dụng, ứng xử trong cuộc sống. Do vị trí, chức năng của môn lịch sử như vậy và trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Để việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên trong quá trình dạy - học phải có kiến thức sâu rộng, có kĩ năng sư phạm, đặc biệt phải có tình cảm nghề nghiệp.

 Với chương trình, sách giáo khoa lịch sử hiện hành có nhiều bài nội dung kiến thức nặng nề, khô khan, khó nhớ, khó học. Nếu giáo viên vẫn duy trì phương pháp truyền thụ một chiều, dạy kiến thức mang tính thông báo đồng loạt, nhồi nhét thông tin thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu của học sinh, học sinh hoàn toàn thụ động trong lĩnh hội kiến thức đồng thời cũng sẽ thụ động trước những khó khăn thách thức của cuộc sống. Nhất là trong bối cảnh môn lịch sử gặp nhiều khó khăn càng làm cho học sinh không hứng thú học tập hoặc hiểu kiến thức lịch sử một cách nông cạn, rời rạc, khó đạt những mục tiêu đề ra về kiến thức, thái độ, kĩ năng, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Để mang lại hiệu quả cao trong dạy học thì trong quá trình dạy học có nhiều phương pháp. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một biện pháp quan trọng nhằm làm cho bài học thêm sinh động, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, phát huy được năng lực, rèn luyện các kĩ năng học tập bộ môn. Rất cần những đồ dùng trực quan khoa học, vừa sức, kích thích tư duy và hứng thú học tập.

Qua thực tiễn dạy học tôi thấy rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan nhất là nhóm đồ dùng trực quan quy ước để dạy học ở phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) là thực sự cần thiết. Đây là phần đề cập đến cả một giai đoạn có nhiều biến động trong lịch sử dân tộc, với rất nhiều sự kiện, nhiều nhân vật. Sách giáo khoa, một số tài liệu, thư viện nhà trường cũng đã giới thiệu để giáo viên tham khảo, vận dụng, tuy nhiên chưa có tài liệu nào trình bày đầy đủ, có hệ thống hay bàn sâu về vấn đề này. Vì vậy thông qua đề tài này tôi muốn đúc kết những biện pháp mà mình đã sử dụng, góp phần phục vụ quá trình dạy học của bản thân đồng thời mong muốn đồng nghiệp quan tâm chia sẻ để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong trường trung học.

 

doc 24 trang thuychi01 8712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng dạy học tích cực ở Phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) – Lịch sử 11 (Cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu2
1.1. Lí do chọn đề tài2
1.2. Mục đích nghiên cứu2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.3
	2. Nội dung .. .3
2.1. Cơ sở lí luận ...3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng .6
2.4. Hiệu quả...19 
3. Kết luận, kiến nghị20
- Kết luận20
- Kiến nghị.21
Tài liệu tham khảo.22
 Danh mục các đề tài SKKN..23 
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài: 
Khoa học nói chung, khoa học lịch sử nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhằm trang bị, rèn luyện cho các em kiến thức, kĩ năng, thái độ để vận dụng, ứng xử trong cuộc sống. Do vị trí, chức năng của môn lịch sử như vậy và trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Để việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên trong quá trình dạy - học phải có kiến thức sâu rộng, có kĩ năng sư phạm, đặc biệt phải có tình cảm nghề nghiệp. 
 Với chương trình, sách giáo khoa lịch sử hiện hành có nhiều bài nội dung kiến thức nặng nề, khô khan, khó nhớ, khó học. Nếu giáo viên vẫn duy trì phương pháp truyền thụ một chiều, dạy kiến thức mang tính thông báo đồng loạt, nhồi nhét thông tin thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu của học sinh, học sinh hoàn toàn thụ động trong lĩnh hội kiến thức đồng thời cũng sẽ thụ động trước những khó khăn thách thức của cuộc sống. Nhất là trong bối cảnh môn lịch sử gặp nhiều khó khăn càng làm cho học sinh không hứng thú học tập hoặc hiểu kiến thức lịch sử một cách nông cạn, rời rạc, khó đạt những mục tiêu đề ra về kiến thức, thái độ, kĩ năng, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 
Để mang lại hiệu quả cao trong dạy học thì trong quá trình dạy học có nhiều phương pháp. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một biện pháp quan trọng nhằm làm cho bài học thêm sinh động, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, phát huy được năng lực, rèn luyện các kĩ năng học tập bộ môn. Rất cần những đồ dùng trực quan khoa học, vừa sức, kích thích tư duy và hứng thú học tập. 
Qua thực tiễn dạy học tôi thấy rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan nhất là nhóm đồ dùng trực quan quy ước để dạy học ở phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) là thực sự cần thiết. Đây là phần đề cập đến cả một giai đoạn có nhiều biến động trong lịch sử dân tộc, với rất nhiều sự kiện, nhiều nhân vật. Sách giáo khoa, một số tài liệu, thư viện nhà trường cũng đã giới thiệu để giáo viên tham khảo, vận dụng, tuy nhiên chưa có tài liệu nào trình bày đầy đủ, có hệ thống hay bàn sâu về vấn đề này. Vì vậy thông qua đề tài này tôi muốn đúc kết những biện pháp mà mình đã sử dụng, góp phần phục vụ quá trình dạy học của bản thân đồng thời mong muốn đồng nghiệp quan tâm chia sẻ để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong trường trung học. 
- Mục đích nghiên cứu:
	Việc tích cực sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học ở phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) nhằm giúp học sinh nắm kiến thức một cách dễ dàng, có hệ thống, giúp các em rèn luyện khả năng tự học, tự sáng tạo, tích cực chủ động trong học tập, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn.
	Việc sử dụng đồ dùng trực quan và sự kết hợp các biện pháp dạy học khác nhau khắc phục tình trạng dạy chay và lối truyền thụ một chiều, phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản dễ hiểu, làm cho giờ học lịch sử nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê lịch sử, khắc phục tình trạng ngại sử, sợ sử của học sinh hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu:
	Đề tài làm rõ việc sử dụng nhóm đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học phần 3 (Lịch sử Việt Nam 1858 – 1918) – SGK Lịch sử 11 (Cơ bản) nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; phân tích, nhận định những tác dụng của việc áp dụng biện pháp trên đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử
	Đề tài được áp dụng đối với học sinh khối 11 (Cơ bản) ở các lớp 11C1,2,3,4 năm học 2016 – 2017, sử dụng sách giáo khoa lịch sử 11 cơ bản. 
- Phương pháp nghiên cứu: 
	Để thực hiện đề tài tôi đã tiến hành các phương pháp cơ bản sau:
+ Phương pháp khảo sát, đối chiếu chất lượng, kết quả học tập của học sinh.
+ Phương pháp kiểm tra, thống kê, xử lí số liệu, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu (SGK, chuyên đề tập huấn dạy học, tài liệu tham khảo).
+ Tiến hành thao giảng dự giờ rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận: 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách dạy học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” 	 [5 – 1]
Quan điểm nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học trong đó có dạy học tích cực.
Các nhà khoa học giáo dục Việt Nam cũng đã định hướng tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là: 
“Dạy học lấy người học làm trung tâm”. 	 [29 – 2]
Trong dạy học tích cực, dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của giáo viên người học được tham gia vào quá trình hoạt động học tập từ khâu phát hiện vấn đề, tìm giải pháp cho vấn đề đặt ra, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận. Quá trình đó giúp người học lĩnh hội nội dung học tập đồng thời phát triển năng lực sáng tạo.
Đổi mới phương pháp dạy học tích cực có nghĩa là hoạt động học tập phải thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động hợp tác, trong mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò, trò – trò trong môi trường học tập thân thiện an toàn.
         Dạy học lịch sử là một hệ thống gồm nhiều phương pháp, có quan hệ gắn bó với nhau, trong đó phương pháp trực quan có một vai trò quan trọng trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia nhiều giác quan của người học, sẽ kết hợp hai hệ thống tín hiệu : tai nghe, mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời phong phú, gây hứng thú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, qua đó phát huy được tính tích cực chủ động học tập cho học sinh.
         Về mặt lí luận dạy học, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản, nhằm tạo biểu tượng cho học sinh, trên cơ sở đó hình thành khái niệm lịch sử dựa trên quan sát hiện vật trực tiếp hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Trong dạy học lịch sử, lời nói của giáo viên có vai trò rất quan trọng để tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, nhưng điều này không thể thay thế cho việc sử dụng đồ dùng trực quan. “Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh” 	 [1 – 3]
	 So với lời nói của giáo viên, các phương tiện trực quan có ưu thế hơn: tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, hiểu sâu sắc bản chất của các sự kiện lịch sử, là phương tiện hữu hiệu để hình thành các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em nắm vững các qui luật phát triển của xã hội. Thông qua các hình ảnh trực quan có tác dụng hình thành và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, cảm xúc thẩm mĩ, tình cảm của học sinh 
U-sin-xki, nhà giáo dục học Xô viết trước đây khẳng định: “Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan”. [2 – 3]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong dạy học lịch sử ở mọi cấp học, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có vai trò to lớn, thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để có hiệu quả là một vấn đề không phải đơn giản. Hiện nay, việc dạy học lịch sử ở trường THPT vẫn còn tình trạng ít sử dụng đồ dùng trực quan hoặc sử dụng mang tính hình thức. Các tiết dạy lịch sử còn chậm đổi mới, thiếu sinh động, làm cho học sinh căng thẳng, không hứng thú. Hơn nữa, trong sách giáo khoa, tài liệu lịch sử đồ dùng trực còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, một số trường học chưa có phòng chức năng, phòng thực hành bộ môn, trong đó có trường THPT Hoàng Lệ Kha. 
Đối với trường THPT Hoàng Lệ Kha, Ban giám hiệu nhà trường là những người đi tiên phong trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường đã từng bước cải thiện điều kiện cơ sở vật chất tạo thuận lợi cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời khuyến khích sự chủ động sáng tạo trong hoạt động tự làm thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh. Đối với tổ chuyên môn trong nhà trường, đã tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi, thảo luận về các biện pháp nâng cao chất lượng môn học Lịch sử. Bản thân mỗi giáo viên dạy Lịch sử có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới, đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Mặc dù có những cố gắng như vậy nhưng nhìn chung hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường chưa cao: nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế, kết quả kì thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2016 - 2017 còn thấp, điểm thi THPT Quốc gia môn Sử chưa đồng đều.
	Xuất phát từ việc nhận thấy sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học, những ưu điểm của đổi mới dạy học theo hướng tích cực cũng như sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục thôi thúc tôi tìm hiểu, tiếp cận biện pháp dạy học trên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử của nhà trường. 
	Phần 	lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) cung cấp cho học sinh những hiểu biết về một thời kì lịch sử oanh liệt của dân tộc - thời kì nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, đô hộ, xã hội Việt Nam có những biến chuyển quan trọng. Thông qua tiếp nhận kiến thức, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, ý thức đấu tranh vì độc lập của dân tộc, rút ra những bài học lịch sử, có thái độ đúng đắn đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và hòa bình, có kĩ năng ứng xử đúng đắn trong lao động, học tập, cuộc sống. Tuy nhiên ở phần này các bài học có nhiều sự kiện, được trình bày theo một mô típ, dễ gây sự nhàm chán, nặng nề cho học sinh nếu chỉ sử dụng phương pháp dạy học thụ động, một chiều. Mặt khác với thời lượng quy định cho bài học có hạn, kiến thức thì nhiều, có những vấn đề cần sự chủ động tìm hiểu, tự suy nghĩ của học sinh để nắm được các vấn đề một các toàn diện. Một số học sinh vì nhu cầu học gì thi nấy đã học theo kiểu đối phó dẫn đến việc nhận thức các vấn đề còn hạn chế. Ví dụ: Thái độ của nhân dân và triều đình trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1884), Đặc điểm của phong trào Cần vương, Điểm mới của khuynh hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
Để các bài học sinh động, gây được hứng thú cho học sinh, rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn thông qua vận dụng tri thức tổng hợp đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học. 
	Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, tôi xác định được vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, việc cần phải quan tâm sử dụng các phương tiện trực. Tôi đã cố gắng phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn, đề ra cho mình những kế hoạch và biện pháp thực hiện, đem lại những kết quả nhất định. Mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều song tôi mạnh dạn trình bày những vấn đề mà mình đã thực hiện.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng:
2.3.1. Nắm vững những dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực:
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác.
- Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích xã hội.
- Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
2.3.2. Nắm vững nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan:
- Lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học.
- Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa từng loại đồ dùng trực quan, sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc và chọn vị trí thích hợp cho các đồ dùng trực quan nhằm tạo nên hiệu quả dạy học.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức.
- Luôn kết hợp cùng phương pháp dùng lời: miêu tả, tường thuật, kể chuyện, diễn giảng, giải thích...nhằm làm rõ nội dung, ý nghĩa của sự kiện lịch sử minh họa qua các đồ dùng trực quan. 
- Định hướng nhiệm vụ cụ thể nhằm hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu nội dung bài học qua các hình ảnh trực quan.
- Sử dụng đồ dùng trực quan như là kênh thông tin hình ảnh có giá trị khoa học, thẩm mĩ và giáo dục tư tưởng cho học sinh.
        -  Đồ dùng trực quan được chia thành ba nhóm chính:
         + Nhóm đồ dùng trực quan hiện vật: bao gồm các di tích lịch sử, cách mạng, những di vật khảo cổ và những di vật của các thời kì lịch sử.
         + Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình: gồm mô hình, sa bàn và các loại phục chế khác, hình vẽ, tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử lấy chủ đề về lịch sử
         + Nhóm đồ dùng trực quan qui ước gồm: bản đồ lịch sử, lược đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu
2.3.3. Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần ba – Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918):
* Sử dụng lược đồ, tranh ảnh để hình thành kiến thức mới:
- Ý nghĩa của việc sử dụng lược đồ, tranh ảnh: 
+ Phần ba - Việt Nam (1858 – 1918) khá nhiều lược đồ tranh ảnh ở trong sách giáo khoa hoặc sử dụng phần mềm PowerPoint để trình chiếu. Đó là nguồn tư liệu quý giá phản ánh chân thực lịch sử, bởi vậy việc khai thác triệt để các lược đồ tranh ảnh sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. 
+ Trong quá trình dạy học tôi quan niệm rằng những đồ dùng đó không đơn thuần chỉ để minh họa làm cho kiến thức trở nên sinh động mà nó còn có tác dụng là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá lịch sử, học sinh có điều kiện chủ động, tích cực tham gia vào quá trình nhận thức lịch sử một cách tốt nhất. 
- Cách khai thác một số lược đồ, tranh ảnh cụ thể:
 	+ Sử dụng lược đồ để đặt và giải quyết vấn đề:
Ví dụ 1: Ở bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Khi dạy học các giai đoạn phát triển của phong trào cần vương, giáo viên có thể thực hiện như sau:
Giáo viên nêu vấn đề: Các giai đoạn của phong trào Cần vương diễn ra như thế nào và có những đặc điểm gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề bằng việc hoạt động theo nhóm: Quan sát Hình 61. Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, kết hợp theo dõi SGK rút ra nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày kết quả và rút ra kết luận về: Thời gian, lãnh đạo, lực lượng, kết quả, đặc điểm nổi bật của mỗi giai đoạn trong phong trào Cần vương. Qua quan sát lược đồ SGK học sinh thấy rằng ở giai đoạn thứ nhất của phong trào Cần vương (1885 – 1888): bùng phát mạnh mẽ, rộng khắp nhiều cuộc khởi nghĩa trên phạm vi cả nước. Giai đoạn hai, phong trào quy tụ thành những trung tâm lớn, tập trung ở Bắc Trung Kì và Bắc kì với các cuộc khởi nghĩa điển hình như Bãi Sậy, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Hương Khê.
 Ví dụ 2: Ở bài 24 – Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918): 
GV nêu vấn đề: Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1918 đã diễn ra như thế nào? Quá trình đó có gì khác so với những người đi trước? 
GV hướng dẫn học sinh trình bày trên lược đồ Hành trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc(1911 – 1914) và rút ra kết luận: Khác với các bậc tiền bối hướng con đường cứu nước sang phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản), Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp xem Pháp và các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình. Từ 1911 – 1918 Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều nước tư bản, đế quốc, thuộc địa và phụ thuộc: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuynidi, An giê ri, Đa hô mây, Xê nê gan, Công gô, Mĩ, Anh. Qua những năm bôn ba đã giúp Người nhận rõ bạn và thù: “ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man” Cách mạng tháng Mười Nga thành công, làm chấn động hoàn cầu, có ảnh hưởng quyết định đến cuộc đời hoạt động của Người.
Như vậy thông qua lược đồ các em dễ hình dung hơn về buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đồng thời cũng dễ dàng rút ra được những điểm mới trong con đường cứu nước của Người, giúp các em rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn: làm việc với tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
Với việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học này góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực cơ bản của học sinh, đó là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì việc phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống ở bất kì lĩnh vực nào. 
+ 
Lược đồ Hành trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
(1911 – 1914)
+ Giáo viên sử dụng câu hỏi mở để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các tranh ảnh, lược đồ:
Trong quá trình hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức ở trên lớp tôi đã sử dụng triệt để những tranh ảnh có trong sách giáo khoa và khai thác tranh ảnh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và để học sinh luôn tự suy nghĩ tự rút ra những kết luận trước các vấn đề giáo viên đưa ra đồng thời giúp đỡ tận tình học sinh giải quyết các câu hỏi một cách khoa học.
Ví dụ : Ở bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873):
+ Khi hỏi học sinh “Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?”. Giáo viên định hướng cho học sinh suy nghĩ kết hợp với quan sát Hình 49. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858. Với việc quan sát hình ảnh học sinh có thể trả lời được một trong những nguyên nhân Đà Nẵng là một cảng biển sâu rộng thuận lợi cho tàu thuyền của Pháp vào ra dễ dàng. 
+ Quan sát Hình 51. Trương Định nhận phong soái em có suy nghĩ gì?
HS trả lời, GV chốt ý: Qua hình ảnh Trương Định nhận phong soái chúng ta thấy được lòng yêu nước nồng nàn của người con vùng đất Quảng,quyết tâm của Trương Định trong việc tổ chức nhân dân kháng chiến, sự tin tưởng ủng hộ của nhân dân đối với Trương Định. Ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái làm cho kẻ thù khiếp sợ, cổ vũ nhân dân, trở thành hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân miền Nam.
+ Quan sát hình 54. Cửa Ô Quan Chưởng (Hà Nội) cho biết tại sao cửa ô này lại có tên như vậy? Quan sát hình 55. Nguyễn Tri Phương nêu hiểu biết của em về nhân vật này?
Từ việc quan sát và đọc tư liệu SGK học sinh biết được khi địch nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa ô Thanh Hà (sau được đổi tên thành Ô Quan Chưởng). Nguyễn Tri Phương là tổng đốc thành Hà Nội. Khi giặc đánh thành, thì ở trong thành ông đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng thương, bị giặc bắt ông khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăn cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.
Nhìn chung tranh ảnh trong sách giáo khoa của chương này có tác dụng rất lớn trong

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_do_dung_truc_quan_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_o.doc