SKKN Sử dụng công thức giải nhanh dựa trên sự bảo toàn điện tích giải các bài toán khó trong đề thi THPT QG

SKKN Sử dụng công thức giải nhanh dựa trên sự bảo toàn điện tích giải các bài toán khó trong đề thi THPT QG

Với xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay đối với nhiều bộ môn nói chung và bộ môn hoá học nói riêng là tăng cường việc kiểm tra trắc nghiệm trong việc đánh giá kết quả học sinh. Vì vậy việc định dạng bài tập để chọn ra cách giải nhanh các bài tập hoá học là điều hết sức cần thiết.

Với hình thức thi trắc nghiệm, việc tìm ra lời giải nhanh cho các bài tập tính toán trong đề thi là điều hết sức quan trọng, nó góp phần không nhỏ đến kết quả thi Đại học, Cao đẳng của các em.

Tuy nhiên, việc giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học lại không hề đơn giản chút nào ! Nếu không nắm được “bí quyết” thì trong thời gian 50 phút, các em khó có thể hoàn thành bài thi của mình một cách tốt nhất. Trước thực tế đó qua kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy tôi đã đúc kết, rút ra kinh nghiệm và viết nên đề tài “Sử dụng công thức giải nhanh dựa trên sự bảo toàn điện tích để giải các bài toán khó trong đề thi THPT QG”

 

doc 20 trang thuychi01 8541
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng công thức giải nhanh dựa trên sự bảo toàn điện tích giải các bài toán khó trong đề thi THPT QG", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
*************
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI:
 SỬ DỤNG CÔNG THỨC GIẢI NHANH DỰA TRÊN SỰ BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH GIẢI CÁC BÀI TOÁN KHÓ TRONG ĐỀ THI THPT QG
 Người viết 	: Nguyễn Quế Sơn
	 Chức vụ	: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Hóa Học
 THANH HÓA NĂM 2018
 MỤC LỤC
 Trang 
Phần I: Mở đầu2
1.1. Lí do chọn đề tài.2
1.2. Mục đích nghiên cứu..2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.2
1.4.Phương pháp nghiên cứu.2
Phần II. NỘI DUNG....3
2.1. Cơ sở lý luận...3
2.2. Thực trạng vấn đề...........3
2.3. Các biện pháp tiến hành..3
2.3.1. Cơ sở của phương pháp....4
2.3.2. Phân dạng bài tập và ví dụ minh họa....4
2.3.2.1. Xây dựng công thức ..4
2.3.2.2. Xây dựng công thức ..7
2.3.2.3. Xây dựng công thức ..11
2.3.2.4. Xây dựng phương pháp giải bài toán: Kim loại tác dụng với dung dịch muối..14
2.4. Kết quả15
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......17
3.1. Kết luận...17
3.2. Kiến Nghị17
 Bài tập vận dụng18
Tài liệu tham khảo..19
 Phần I: MỞ ĐẦU
 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay đối với nhiều bộ môn nói chung và bộ môn hoá học nói riêng là tăng cường việc kiểm tra trắc nghiệm trong việc đánh giá kết quả học sinh. Vì vậy việc định dạng bài tập để chọn ra cách giải nhanh các bài tập hoá học là điều hết sức cần thiết.
Với hình thức thi trắc nghiệm, việc tìm ra lời giải nhanh cho các bài tập tính toán trong đề thi là điều hết sức quan trọng, nó góp phần không nhỏ đến kết quả thi Đại học, Cao đẳng của các em.
Tuy nhiên, việc giải nhanh bài tập trắc nghiệm Hóa học lại không hề đơn giản chút nào ! Nếu không nắm được “bí quyết” thì trong thời gian 50 phút, các em khó có thể hoàn thành bài thi của mình một cách tốt nhất. Trước thực tế đó qua kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy tôi đã đúc kết, rút ra kinh nghiệm và viết nên đề tài “Sử dụng công thức giải nhanh dựa trên sự bảo toàn điện tích để giải các bài toán khó trong đề thi THPT QG”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Thực tiễn chứng minh cách tốt nhất để có thể hiểu và vận dụng kiến thức đã học là giải bài tập. Thực tế cho thấy, thường các em học sinh chỉ làm được các bài tập quen thuộc và lúng túng khi gặp các bài tập mới mặc dù không khó do các em không nhìn ra được dạng toán, chưa biết vận dụng các phương pháp để giải toán. Với thực trạng đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập cũng như trong các kì thi.
Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng công thức giải nhanh dựa trên sự bảo toàn điện tích để giải các bài toán khó trong đề thi THPT QG” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các em học sinh 11, 12 và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Xây dựng tổng quát cách giải bài tập khi sử dụng “Sử dụng công thức giải nhanh dựa trên sự bảo toàn điện tích để giải các bài toán khó trong đề thi THPT QG” .
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
 Phần II: NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VIII, 1997) khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”.
Các quan điểm trên đây đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục (2005). Điều 28.2 viết: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
 Chính vì thế, các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh đã có nhiều thay đổi, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ về phương pháp giảng dạy. Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, trong khoảng thời gian tương đối ngắn (trung bình 1,25 phút/câu), các học sinh phải giải quyết một lượng câu hỏi và bài tập tương đối nhiều, trong đóbài tập toán hóa chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Số liệu thống kê từ các đề thi minh họa vừa qua cho thấy bài tập toán hóa chiếm tỉ lệ khoảng 40% tổng số câu hỏi trắc nghiệm của đề thi. Do đó việc tìm ra các phương pháp giúp giải nhanh bài toán hóa học có một ý nghĩa hết sức quan trọng, “Sử dụng công thức giải nhanh dựa trên sự bảo toàn điện tích để giải các bài toán khó trong đề thi THPT QG” cũng không nằm ngoài xu hướng này.
 Đối với các bài tập học sinh cần nắm vững được các phản ứng diễn biến theo chiều hướng nào, bài nào cần chia trường hợp và bài nào không cần chia trường hợp. Nhưng với việc sử dụng công thức giải nhanh dựa trên sự bảo toànđiện tích thì học sinh không còn quá bận tâm đến điều này, tốc độ làm bài được cải thiện rõ rệt. 
 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 Hiện nay để giải quyết bài toán hóa, học sinh thường phát triển theo hai xu hướng: Một là sử dụng phương pháp truyền thống với việc viết và tính theo phương trình hóa học, phương pháp này tương đối dể hiểu nhưng tốc độ làm bài không cao, không phù hợp với yêu cầu thời gian trong hình thức thi trắc nghiệm. Hai là sử dụng các công thức tính nhanh, cách này cải thiện đáng kể về mặt thời gian, nhưng phần lớn học sinh khi áp dụng lại không hiểu rõ bản chất của các quá trình hóa học.
 Xuất phát từ các cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụngcông thức giải nhanh dựa trên sự bảo toàn điện tích để giải các bài toán khó trong đề thi THPT QG” nhằm giúp cho các em học sinh có một công cụ để giải nhanh các bài toán khó trong các đề thi, đặc biệt là các bài toán khó trong đề thi THPT QG. 
2.3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
 2.3.1. Cơ sở của phương pháp.
- Cơ sở của phương pháp là định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập, điện tích được bảo toàn. Suy ra trong phân tử hợp chất ion hoặc dung dịch chất điện li, tổng giá trị điện tích dương bằng tổng giá trị điện tích âm.
- Hệ quả của định luật bảo toàn điện tích:
Ʃ nđiện tích của các ion dương = Ʃ nđiện tích của các ion âm 
2.3.2. Xây dựng các công thức và các ví dụ minh họa
2.3.2.1. Xây dựng công thức 
• Xét phản ứng: Cho từ từ dung dịch axit (chứa H+) vào dung dịch chứa muối cacbonat hoặc chứa cả muối hiđrocacbonat (chứa CO32- hoặc chứa cả CO32- và HCO3-).
Bản chất phản ứng là: H+ sẽ chuyển hết ion CO32- thành HCO3-, sau đó chuyển HCO3- thành CO2.
H+ + CO32- → HCO3-
H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O
Nếu H+ không đủ để chuyển hết các ion này thành khí CO2 thì áp dụng bảo toàn điện tích trong phản ứng và bảo toàn nguyên tố C, ta có:
 Dưới đây là các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí(ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là 
 A. V=22,4(a-b). B. V=11,2(a-b). 
 C. V=11,2.(a+b)2a. D. V=22,4(a+b).
 (Trích Đề thi tuyển sinh Đại Học khối A năm 2016)[6]
 Hướng dẫn giải
 Bản chất phản ứng khi cho từ từ dung dịch chứa HCl vào dungdịch Na2CO3 là: H+ sẽ chuyển hết ion CO32- thành HCO3-, sau đó chuyển HCO3- thành CO2. Khi cho nước vôi trong dư vào X thì thấy kết tủa, chứng tỏ trong X còn chứa ion HCO3- và H+ đã phản ứng hết.
Phương trình phản ứng:
 H+ + CO32- → HCO3- (1)
H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O (2)
HCO3- + OH- + Ca2+ → CaCO3 ↓ + H2O (3)
Từ bản chất phản ứng và các thông tin đề cho cũng như yêu cầu của đề bài ta có thể đưa ra các cách giải sau:
•Cách 1: Sử dụng phương trình ion rút gọn
(1), (2), (3) là các phản ứng trao đổi ion, đây là dấu hiệu rất rõ ràng chứng tỏ bài tập này có thể sử dụng phương trình ion rút gọn để tính toán.
 H+ + CO32- → HCO3- (1)
Mol: b ← b → b
 H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O (2)
Mol: a-b → a-b → a-b
Theo các phản (1), (2),ta thấy: = (a-b) mol 
•Cách 2: Sử dụng bảo toàn điện tích trong dung dịch X và bảo toàn nguyên tố C
Như đã phân tích ở trên, dung dịch X ngoài ion Na+, Cl- còn có ion HCO3-.
Áp dụng bảo toàn điện tích cho dung dịch X và bảo toàn nguyên tố C, ta có:
•Cách 3: Sử dụng công thức 
Áp dụng công thức trên suy ra: =(a-b) .
Ví dụ 2: Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3(TN1), thu được V lít CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3vào dung dịch chứa b mol HCl(TN2) thì thu được 2V lít CO2. Biết các thể tích khí đo ở cung điều kiện nhiệt độ và áp suất. Mối liên hệ giữa a và b là
 A. a = 0,8b. B. a = 0,35b. C. a = 0,75b. D. a = 0,5b.
 (Trích Đề thi thử lần 1-THPT Cẩm Khê – Phú Thọ,năm học 2016-2017) )[6]
 Hướng dẫn giải
 Ở TN1: H+ sẽ chuyển hết ion CO32- thành HCO3-, sau đó chuyển một phần HCO3- thành CO2. Sử dụng kết quả ở trên, ta có: .
 Ở TN2: CO32- phản ứng với H+ để giải phóng CO2. Áp dụng bảo toàn điện tích trong phản ứng và bảo toàn nguyên tố C, ta có:
Ví dụ 3: Cho từ từ 450ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3, thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 197 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch X lần lượt là
 A. 02M và 0,15M. B. 0,2M và 0,3M. 
 C. 0,3M và 0,4M. D. 0,4M và 0,3M.
 (Trích Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2015)[6]
 Hướng dẫn giải
 Theo giả thuyết:
 1.0,45 = 0,45 mol;
 Áp dụng công thức , ta có: 
Áp dụng bảo toàn nguyên tố C, ta có: 
Ví dụ 4: Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 300 ml dung dịch Na2CO3 1M, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là 
 A. 2,24 lít; 39,4 gam. B. 2,24 lít; 62,7 gam. 
 C. 3,36 lít; 19,7gam. D. 4,48 lít; 39,4 gam.
 (Trích Đề thi thử Đại học lần 2- THPT chuyên Đại Học Vinh,2017-2018)[8]
 Hướng dẫn giải
Trong dung dịch hỗn hợp các axit có:
 Trong dung dịch Na2CO3 có:
 Khi cho từ từ H+ vào dung dịch chứa CO32-, áp dụng công thức: , 
ta có: 
Áp dụng bảo toàn nguyên tố C cho toàn bộ quá trình phản ứng và bảo toàn nhóm SO42-, ta có:
2.3.2.2. Xây dựng công thức .
• Xét bài toán sau: Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch chứa đồng thời NaOH, Ba(OH)2. Biết Tìm mối quan hệ giữa 
Vì nên OH- đã hết và phản ứng tạo ra cả hai muối CO32- và HCO3-. Như vậy, ion OH- đã được thay thế bởi các ion CO32- và HCO3-. Áp dụng bảo toàn điện tích và bảo toàn nguyên tố C, ta có kết quả sau:
Mở rộng ra,đối với phản ứng của SO2 với dung dịch kiềm, tạo ra cả muối axit và muối trung hòa, ta cũng có: 
 Dưới đây là các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2( ở đktc) vào500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
 A. 9,85. B. 11,82. C. 17,73. D. 19,70.
 (Trích Đề thi tuyển sinh Đại học khối A, năm học 2014-2015)[6]
 Hướng dẫn giải
•Cách 1: Sử dụng phương trình ion rút gọn:
 Theo giả thuyết, ta có:
Do nên phản ứng tạo ra cả muối axit HCO3- và muối trung hòa CO32-
Phương trình phản ứng:
 CO2 + 2OH- → CO32- + H2O (1)
Mol: x → 2x → x
 CO2 + OH- → HCO3- (2)
Mol : y → y → y
 Ba2+ + CO32- → BaCO3 (3)
Từ (1) và (2) ta có: 
Vì nên mol BaCO3 tính theo mol CO32-, ta có: 
•Cách 2: Sử dụng công thức 
Theo giả thuyết, ta có:
Do nên phản ứng tạo ra cả muối axit HCO3- và muối trung hòa CO32-
Sử dụng công thức , ta có: 
Vì nên mol BaCO3 tính theo mol CO32-, ta có:
Ví dụ 2: Dung dịch A chứa đồng thời các chất tan: NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Khi dẫn 0,336 lít khí CO2 hoặc 1,456 lít khí CO2 vào V ml dung dịch A đều thu được kết tủa có số gam bằng nhau( các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).Thể tích V là
A. 200. B.300. C. 240. D. 150.
 (Trích Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2010)[6]
 Hướng dẫn giải
 Theo giả thuyết, lượng CO2 tham gia phản ứng khác nhau nhưng lại thu được lượng kết tủa như nhau, chứng tỏ: Khi cho 0,336 lít CO2 (0015 mol) vào dung dịch A(TN1) chỉ tạo kết tủa BaCO3. Còn khi cho 1,456 lít CO2 (0,065 mol) vào dung dịch A(TN2) đã có hiện tượng hòa tan kết tủa BaCO3 để tạo ra Ba(HCO3)2.
 Như vậy,ở TN2 ion OH- đã phản ứng hết và lượng CO32- tạo ra ở hai thí nghiệm là như nhau.
 Trong dung dịch A, ta có: 
Ở TN1: Áp dụng bảo toàn nguyên tố C, ta có:
Ở TN2: Áp dụng công thức và bảo toàn nguyên tố C, ta có:
 0,4V = 0,08 V = 0,2 lít = 
Ví dụ 3: Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 thì thu được 19,7 gam kết tủa (TN1). Mặt khác, sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chưa a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH thì thu được 39,4 gam kết tủa (TN2). Giá trị của V và a tương ứng là:
A. 6,72 và 0,1. B. 5,6 và 0,2. C. 8,96 và 03. D. 6,72 và 0,2
 (Trích Đề thi Chuyên Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội lần 3-2015)[5]
 Hướng dẫn giải
 Cùng một lượng CO2, phản ứng với hai dung dịch kiềm khác nhau nhưng có chứa lượng Ba(OH)2 như nhau, ở TN1 thu được lượng kết BaCO3 (0,1 mol), ít hơn lượng kết tủa BaCO3 (0,2 mol) ở TN2. Suy ra ở TN1 đã có hiện tượng hòa tan kết tủa, ở TN2 có thể chưa có hoặc đã có hiện tượng hòa tan kết tủa.
Nếu ở TN2 đã có hiện tượng hòa tan kết tủa thì: 
 . Trường hợp này không thỏa mãn vì nên không có hiện tượng hòa tan kết tủa.
Như vậy, ở TN2 chưa có hiện tượng hòa tan kết tủa. Suy ra ion Ba2+ trong Ba(OH)2 đã chuyển vào kết tủa. Ta có: 
Ví dụ 4: Cho V lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1,0M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại?
 A. 2,24 lít ≤ V ≤ 6,72 lít. B. 2,24 lít ≤ V ≤ 5,6 lít. C. 2,24 lít ≤ V ≤ 8,96 lít. D. 2,24 lít ≤ V ≤ 4,48 lít.
(Trích Đề thi thử Đại học lần 4-THPT Quỳnh Lưu 1- Nghệ An, năm 2011)[8]
 Hướng dẫn giải
 Theo giả thiết, ta có: 
Khi sục CO2 vào X, để tạo thành lượng kết tủa lớn nhất thì
 tạo thành ≥ = 0,1 mol.
Ta có: 
Suy ra: Khi thì tạo thành ≥ 0,1 mol và lượng kết tủa cực đại.
2.3.2.3. Xây dựng công thức 
• Xét phản ứng của dung dịch axit (HCl, HNO3, H2SO4: axit mạnh) với dung dịch chứa ion [Al(OH)4]-. Bản chất của phản ứng là: H+ lấy OH- để tạo ra H2O. Nếu H+ lấy 1 nhóm OH- trong [Al(OH)4]- thì sẽ tạo ra Al(OH)3 còn nếu lấy cả 4 nhóm OH- thì sẽ tạo ra Al3+.
Vậy áp dụng bảo toàn điện tích trong phản ứng và bảo toàn nhóm OH-, ta có kết quả sau:
Nếu là phản ứng của dung dịch axit với dung dịch chứa ion OH- và [Al(OH)4]- 
thì ta có: 
Đối với phản ứng của dung dịch axit (HCl, HNO3, H2SO4: axit mạnh) với dung dịch chứa ion [Zn(OH)4]2-, tương tự ta có:
Nếu là phản ứng của dung dịch axit với dung dịch chứa ion OH- và [Zn(OH)4]2- 
thì ta có: 
 Dưới đây là các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Cho 200ml dung dịch Y gồm Ba[Al(OH)4]2 0,1M và NaOH 0,1M tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 0,78 gam kết tủa. Số mol HNO3 tối đa cần dùng là
 A. 0,15. B. 0,13. C. 0,18. D. 0,07.
 ( Trích Đề thi tuyển sinh Đại học khối A 2010)[6]
 Hướng dẫn giải
Nhận xét: Do nên còn một lượng ion nhôm nằm trong dung dịch ở dạng [Al(OH)4]- dư hoặc Al3+.
Như vậy, phản ứng có thể xảy ra theo hai hướng khác nhau:
Hướng (1): H+ trung hòa hết OH-, sau đó chuyển [Al(OH)4]- thành 0,01 mol Al(OH)3. Trường hợp này lượng H+ phản ứng ít nhất.
Hướng (2): H+ trung hòa hết OH- và chuyển hết [Al(OH)4]- trong dung dịch thành Al(OH)3, sau đó hòa tan bớt Al(OH)3 để cuối cùng còn 0,01mol Al(OH)3. Trường hợp này H+ phản ứng là nhiều nhất. Theo yêu cầu của bài, ta tính toán lượng H+ theo hướng (2).
•Cách 1: Sử dụng phương trình ion rút gọn
 H+ + OH- → H2O (1) 
 Mol: 0,02 ← 0,02
 H+	+ [Al(OH)4]- → Al3+ + H2O	 (2)
 Mol: 0,04 ← 	0,04 → 0,04
 3H+	+ Al(OH)3 → Al3+ + 3 H2O	 (3)
 Mol: 0,09 ← 0,03
Theo thuyết và các phản ứng (1), (2), (3), ta có: 
•Cách 2: Sử dụng công thức : 
Ví dụ 2: Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3(trong đó oxi hiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2(đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
 A. 54,6. B. 10,4 C. 23,4 D. 27,3
 (Trích Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2013)[6]
 Hướng dẫn giải
 Khi cho hỗn hợp X vào nước xảy ra các phản ứng: K, Na, Ba tác dụng với nước giải phóng H2 và tạo thành dung dịch kiềm (1), Al2O3 tan hết trong kiềm tạo thành [Al(OH)4]- (2).
Áp dụng bảo toàn điện tích trong H2O và bảo toàn H trong nhóm OH- của nước, ta có: trong HOH = Áp dụng bảo toàn O, ta có:
 Trong phản ứng của Al2O3 với OH-, ta có:
 Al2O3 + 2OH- + 3H2O → 2[Al(OH)4]-
 Mol: 035 → 0,7 → 0,7
Suy ra: Trong dung dịch Y có 0,7mol [Al(OH)4]- và (1,2 – 07) = 0,5 mol OH-. Khi cho 2,4 mol H+ vào dung dịch Y, sẽ xảy ra phản ứng trung hòa ion OH- và phản ứng với ion [Al(OH)4]- để tạo ra kết tủa:
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100m thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300ml hoặc 700ml thì đều thu dduowccj a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
 A. 23,4 và 56,3. B. 23,4 và 35,9. 
 C. 15,6 và 27,7. D. 15,6 và 55,4. 
 (Trích Đề thi Chuyên Nguyễn Trãi-Hải Dương lần 3-2016) [5] 
 Hướng dẫn giải
 Khi cho 100ml dung dịch HCl 1M(0,1 mol) vào dung dịch X thì bắt đầu có kết tủa, chứng tỏ trong X có chứa 0,1 mol OH-. Như vậy, trong X có OH-, [Al(OH)4]- và Na+. 
 Khi cho 300 ml HCl 1M(0,3 mol) hoặc 700 ml HCl 1M(0,7 mol) thì có 0,1 mol H+ phản ứng với 0,1 mol OH-, còn lại 0,2 mol H+ hoặc 0,6 mol H+ phản ứng với [Al(OH)4]- tạo ra lượng kết tủa như nhau. Chứng tỏ: Khi dùng 0,2 mol H+ phản ứng với ion [Al(OH)4]- thì [Al(OH)4]- chưa kết tủa hết, còn khi dùng 0,6 mol H+ phản ứng với ion [Al(OH)4]- thì [Al(OH)4]- chuyển hết thành kết tủa sau đó kết tủa bị tan một phần.
Trong phản ứng của 0,2 mol H+ với [Al(OH)4]-, ta có: 
Trong phản ứng của 0,6 mol H+ với [Al(OH)4]-, ta có:
 Áp dụng bảo toàn điện tích cho dung dịch X, ta có:
 Áp dụng bảo toàn nguyên tố đối với Na, Al, ta có:
2.3.2.4. Xây dựng phương pháp giải bài toán: Kim loại tác dụng với dung dịch muối.
 Dạng này ta chỉ cần tư duy theo hướng “ chiến thắng thuộc về kẻ mạnh” nghĩa là các anion (Cl-; NO3-, SO42-) sẽ được phân bổ theo thứ tự từ kim loại mạnh nhất (Mg) tới kim loại yếu nhất (Ag). Bên cạnh đó ta có thể cần áp dụng thêm các định luật bảo toàn đặc biệt là BTKL và sự di chuyển điện tích. Tóm lại tư duy để xử lý dạng toán này là:
- Xét hệ kín gồm các kim loại và anion.
- Phân bố anion cho các kim loại trong hệ từ Mg tới Ag.
- Áp dụng các định luật bảo toàn (BTKL) cần nếu.
- Có thể cần chú ý tới sự di chuyển (thay đổi điện tích). 
Dưới đây là các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 005 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là
 A. 3,6. B. 2,86. C. 2,02. D. 4,05. 
 (Trích đề thi THPT Quốc Gia 2016-Bộ Giáo Dục) [6] 
 Hướng dẫn giải
 Hệ kín của chúng ta gồm Mg, Zn, Cu, NO3-
Ta có: . Chú ý: Trong bài toán này có sự di chuyển điện tích từ NO3- thành OH- (Trong bài toán này ta chưa cần sử dụng tới hướng tư duy phân bổ điện tích âm NO3-cho Mg 
Ví dụ 2: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch chứa CuCl2 0,4M và FeSO4 0,4M. Sau một thời gian thu được dung dịch X và hỗn hợp chất rắn nặng 25 gam. Lọc tách chất rắn rồi cho 14,4 gam Mg vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 29,8 gam chất rắn xuất hiện. Giá trị của m là
A. 32,0. B. 27,3. C.26,0.	D. 28,6.
 (Trích đề thi THPT Đại Học Sư Phạm Hà Nội-Lần 4-2015)[7]
 Hướng dẫn giải
Hệ kín của chúng ta gồm và . Theo bài ra, ta có: 
NMg= 0,6 → phần điện tích âm sẽ thuộc toàn bộ về Mg2+ 
Ví dụ 3: Cho m gam Mg vào dung dịch có 0,12 mol FeCl3 sau phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
 A. 2,16. B. 4,32. C. 5,04. D. V=2,88.
 (Trích đề thi Chuyên Trần Đại Nghĩa-TPHCM-Lần 1-2016)[7] 
 Hướng dẫn giải
 Ta thấy mFe = 0,12.56 = 6,72 > 3,36 nghĩa là anh chàng Mg không ôm hếtđược các nàng Cl- nên trong dung dịch sẽ có anh Fe2+ nữa.
2.4. KẾT QUẢ 
Qua thực nghiệm của nhiề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cong_thuc_giai_nhanh_dua_tren_su_bao_toan_dien.doc