SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy học chương halogen (Hóa học10 )”

SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy học chương halogen (Hóa học10 )”

Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW với mục tiêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.” Với mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học, từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hướng dẫn, định hướng phát triển năng lực nhận thức HS, đang đặt ra thách thức lớn đối với đội ngũ GV ở trường phổ thông.

Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Quan điểm tích hợp đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới.

Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông và thực trạng giáo dục phổ thông hiện nay, vấn đề đặt ra cho bản thân GV là làm thế nào để phát huy năng lực dạy học theo hướng tích hợp? Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy học chương halogen (Hóa học10 )” góp phần đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV và nhu cầu học tập của HS.

 

doc 20 trang thuychi01 6181
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy học chương halogen (Hóa học10 )”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW với mục tiêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.” Với mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học, từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hướng dẫn, định hướng phát triển năng lực nhận thức HS, đang đặt ra thách thức lớn đối với đội ngũ GV ở trường phổ thông. 
Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Quan điểm tích hợp đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. 
Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông và thực trạng giáo dục phổ thông hiện nay, vấn đề đặt ra cho bản thân GV là làm thế nào để phát huy năng lực dạy học theo hướng tích hợp? Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy học chương halogen (Hóa học10 )” góp phần đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV và nhu cầu học tập của HS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy học tích hợp nhằm mục đích định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức mới, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức: Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp chương halogen .
- Không gian: Thực nghiệm tại THPT Hậu Lộc 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về dạy học tích hợp.
 -Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Hóa học, các sách tham khảo về phương pháp dạy Hóa học.
 - Phương pháp điều tra sư phạm
+ Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.
+ Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.
 - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Hóa học của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề,dự giờ thăm lớp.
 - Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học chương halogen ở trên lớp.
 - Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin 
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Khái niệm tích hợp
Khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng đơn giản những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết, tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. 
- Mối quan hệ giữa môn hóa học với các bộ môn khoa học tự nhiên
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau. Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Thực trạng giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc điểm cơ bản của giáo dục là định hướng nội dung, chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được qui định trong chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Người dạy chỉ chú trọng việc trang bị cho HS hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn. Năng lực học và năng lực giải quyết vấn đề thì HS thụ động, GV chủ yếu là đọc đề, phân tích, hướng dẫn cách giải
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập (sau đây gọi chung là bài tập) có vai trò quan trọng. Như các bài tập hoá học khác, nếu nắm vững được sự phân loại các kiểu điển hình và các quy luật biến hoá của bài toán, GVcó thể biên soạn những bài tập mới bằng cách vận dụng các quy luật biến hoá. Xuất phát từ những bài tập mẫu sơ đẳng điển hình, nội dung bài tập có thể biến đổi thành những dạng khác nhau. Có thể theo sáu cách sau:
Nghịch đảo giữa điều kiện (cho) và yêu cầu (tìm)
 Phức tạp hoá điều kiện
Phức tạp hoá yêu cầu
Ghép nội dung nhiều bài toán lại với nhau
Phức tạp hoá cả điều kiện lẫn yêu cầu.
Biến đổi bài tập tự luận sang bài tập trắc nghiệm khách quan và ngược lại.
Nguyên tắc trên giúp ta nắm được cơ chế biến hoá nội dung bài tập theo những hướng có mức độ phức tạp khác nhau phù hợp với từng mục đích dạy học.
Xác định địa chỉ tích hợp các kiến thức liên môn trong chương halogen thuộc chương trình SGK hóa học lớp 10 là việc làm cần thiết nhất trong quá trình dạy học tích hợp. GV cần phải xác định được đúng địa chỉ, các môn, kiến thức tích hợp từ đó mới lập ra được quy trình DHTH, và biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn có liên quan. Tìm tòi, nghiên cứu kiến thức ở các bộ môn tích hợp một cách nghiêm túc để giải thích, lập luận logic, khoa học cho các dạng câu hỏi bài tập tích hợp.
Chương
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
Kiểu tích hợp
Halogen
Vật lí
Sinh Học
Địa lí
- Khả năng hòa tan, thẩm thấu, bay hơi, tỏa nhiệt, thu nhiệt, sức căng mặt ngoài
- Quá trình trao đổi chất, tế bào, vi khuẩn, đa dạng sinh học, tính chất sinh hóa
- Địa chất, khí quyển, thủy quyển, tài nguyên, môi trường, phát triển kinh tế
Liên môn, 
Đa môn
Nội môn
2.3. 1. Bài tập định tính
2.3.1.1. Cách biên soạn. Để biên soạn và sử dụng có hiệu quả các bại tập tích hợp GV cần phải dựa trên các nguyên tắc đã xây dựng. Các bài tập tích hợp phải có tính bao quát nội dung kiến thức tích hợp, thống nhất nội dung kiến thức của các bộ môn liên quan. Vấn đề đặt ra phải có liên quan đế các bộ môn khoa học tự nhiên khác để giải quyết triệt để vấn đề hoặc làm cho vấn đề sáng tỏ dưới mọi góc độ khoa học. Các bài tập tích hợp đó có tác dụng hình thành và phát triển những năng lực gì ở HS.
Để biên soạn một bài tập tích hợp chúng ta có thể sử dụng theo sơ đồ sau:
VẤN ĐỀ
ĐẶT RA
Vật Lí
Hóa Học
Sinh Học
Địa Lý
Nhóm năng lực chung
Các năng lực chuyên biệt
Phân tích các bộ môn liên quan Hình thành các năng lực 
VẤN ĐỀ
ĐẶT RA
Có ứng dụng gì trong cuộc sống
Đóng góp gì cho bảo vệ môi trường
Đóng góp gì cho ngành kĩ thuật, xây dựng
Đóng góp gì cho kĩ năng sống
 Sau khi xác định được các bước trong nguyên tắc biên soạn các bài tập tích hợp chúng ta tiếp tục xác định mục tiêu, tác dụng, ứng dụng của bài tập trong đời sống thực tiễn qua sơ đồ sau:
2.3.1.2. Áp dụng
 Khi dạy ở chương halogen có rất nhiều kiến thức liên quan đến các vấn đề thực tiển tường gặp trong cuộc sống mà ở đó học sinh rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với kiến thức nếu chúng ta không sử dụng các kiến thức ở các bộ môn khác để làm rõ cho học sinh hiểu rõ gặp bản chất của vấn đề.
Ví dụ 1. Đêm 12/7/2011, tại nhà máy xử lý nước thuộc quận Sadr City, thủ đô Baghdad, Iraq xảy ra vụ rò rỉ khí clo khi các ống chứa khí clo được sử dụng tại nhà máy phát nổ do lỗi kỹ thuật .Theo nguồn tin Bộ Nội vụ Iraq cho biết, hơn 700 người đã phải nhập viện sau khi đám mây chứa khí clo bị rò rỉ bao phủ một khu dân cư phía Đông thủ đô Baghdad và nhiều gia đình đã rời bỏ nhà cửa do lo sợ bị nhiễm loại khí độc hại này. Tại sao clo hoặc clorua vôi được dùng để sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch, và tại sao khi ta mở vòi nước máy vẫn còn nghe mùi clo thoang thoảng?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học: Khi cho clo vào trong nước một phần clo tan trong nước có phản ứng hoá học sau:   +        +  Vì axit hipoclorơ là axit kém bền nên dễ phân hủy (khi có ánh sáng) thành axit clohidric và oxi nguyên tử tự do:  ® + 
Oxi nguyên tử có tính oxi hóa rất mạnh khả năng diệt các vi khuẩn.Tương tự khi dùng clorua vôi làm chất khử trùng ta có : +®+ 
Khi xử lý nước bằng clo đã tạo ra axit hipoclorơ () ngậm nước, đồng thời trong nước cũng chứa một lượng kiềm NaOH sẽ kết hợp với hỗn hợp axit và tạo ra hỗn hợp và, là chất có tính oxi hoá mạnh. Gốc có chứa nguyên tử oxi nên hợp chất của nó dễ thẩm thấu qua da gây tổn hại cho da.
Để đảm bảo cho quá trình khử trùng đạt được hiệu quả hoàn toàn, người ta thường tính đến một lượng clo dư thích hợp trong nước sau quá trình khử trùng. Trong hệ thống khử trùng có chứa amoniac hoặc các hợp chất có chứa nhóm amoni, lượng clo tham gia phản ứng để tạo thành cloramine được gọi là clo kết hợp, tổng hàm lượng của clo tự do dưới dạng , và , lượng clo kết hợp được gọi là clo hoạt tính khử trùng, do khả năng diệt trùng của clo tự do và clo kết hợp khác nhau mà lượng clo dư cần thiết để đảm bảo khử trùng triệt để cũng được đánh giá ở mức khác nhau. Nên khi ta mở vòi nước máy vẫn còn nghe thoang thoảng mùi clo. 
b) Về vật lí: Quá trình hủy diệt hoặc tê liệt vi sinh vật xảy ra là do khi tiếp xúc với các chất oxi hóa mạnh, sức căng mặt ngoài của thành tế bào tăng lên làm cho quá trình chất khử trùng dễ dàng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật, làm biến dạng thành tế bào. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ. 
c) Về sinh học: Clo là một nguyên tố hóa học độc hại thuộc họ halogen, được sử dụng để sản xuất chất oxi hóa, chất tẩy trắng và khử trùng. Clo trong nước máy cũng có thể phản ứng với một số chất hữu cơ lơ lửng trong nước để tạo ra một hợp chất hữu cơ có hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
d) Về địa lí: Lượng nước con người sử dụng cho sinh hoạt 2%, tưới tiêu 8%, công nghiệp 2%, sản xuất điện năng 12%. Do hoạt động tự nhiên hay nhân tạo (phá rừng, lũ lụt, sói mòn, sự thâm nhập của các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp...) mà thành phần của nước trong thuỷ quyển có thể bị thay đổi dẫn tới ô nhiễm . Nước bị ô nhiễm có thể được nhận thấy bởi có mùi khó chịu, màu, vị bất thường, không trong suốt, số lượng cá và các thuỷ sinh vật giảm, cỏ dại phát triển mạnh, nhiều mùn hoặc có váng dầu mỡ trên mặt nướcNguồn nước bị ô nhiểm gây tác hại không nhỏ đến đời sống các sinh vật nói chung và làm giảm năng suất. Clo và một số hợp chất của chúng cũng chính là tác nhân làm ô ngiểm môi trường và gây thủng tầng ozon làm thay đổi hiện trạng hệ sinh thái.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: - Clo là chất có tan trong nước. khi tan trong nước một phần nhỏ clo tác dụng được với nước. 
- Nước clo có khả năng diệt khuẩn và tẩy uế.
- Khí clo có mùi xốc.
+ Hiểu: - Phản ứng của clo trong nước:+  +  
- Vai trò của clo trong phản ứng này vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
+ Vận dụng: Giải thích được tác nhân chính khử trùng, tẩy uế của nước clo. Tại sao clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
+ Phân tích: Qua các tính chất của nhóm Halogen nói chung và của clo nói riêng, HS có thể suy luận tính chất của các nguyên tố thuộc cùng nhóm như brom, iot.
+ Đánh giá: Chất lượng nước đảm bảo sạch các vi khuẩn sau khi đã xủ lý bằng cách sục khí clo. 
+ Sáng tạo: - Học sinh nhìn nhận được tốc độ quá trình khử trùng tăng khi nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ của nước tăng, ngoài ra tốc độ khử trùng còn phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng, vì quá trình khuếch tán qua vỏ tế bào xảy ra nhanh hơn cả quá trình phân ly. Tốc độ quá trình khử trùng còn phụ thuộc vào cả hàm lượng các chất hữu cơ, các cặn lơ lửng và các chất khử khác. Khi trong nước có hàm lượng cao của các chất này thì tốc độ quá trình khử trùng sẽ giảm đi đáng kể.
- Khả năng diệt trùng của clo phụ thuộc vào hàm lượng có trong nước. Nồng độ phụ thuộc vào lượng ion H+ trong nước hay phụ thuộc vào pH của nước. HClO không phân ly là thành phần khử trùng chính trong nước, thành phần này chỉ có giá trị cao ở pH thấp, điều đó cũng nói lên rằng quá trình dùng clo để khử trùng trong nước chỉ có được hiệu quả cao khi tiến hành ở pH thấp.
b) Kĩ năng: + Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng trong thực tiển và làm các bài tập liên quan.
 + Giải thích được tác nhân chính khử trùng, tẩy uế của nước clo.
c) Thái độ: + Nhận thức được hai mặt của một vấn đề. clo vừa là chất có lợi nhưng cũng là chất có hại cho sức khỏe và môi trường.
+ Đề xuất được một số giải pháp làm giảm tác hại khi môi trường bị ô nhiểm do tác động của clo và các hợp chất của chúng.
d) Ý thức: Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống, kỷ năng sống, ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội.
e) Kĩ năng sống: Trong thực tế người ta sẽ sục clo ở bể phơi nước đã lọc sạch các chất hữu cơ, các cặn lơ lửng, và tiến hành vào ban ngày.
Không nên uống trực tiếp nước máy. Khi sử dụng cần xả nước máy ra, để một thời gian, đun sôi, để nguội trước khi uống. Sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí.
g) Trách nhiệm với cộng động: Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ và giữ vệ sinh nguồn nước. Cho HS hiểu được clo có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất. Đồng thời cảnh báo các tác hại của clo và một số hợp chất của clo đối với cuộc sống và môi trường.
Ví dụ 2. Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
 a) Về hóa học: Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng khoảng từ 4 ® 3) là môi trường axit. Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, axit clohiđric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
b) Về sinh học: Axit clohiđric có vai trò quan trọng với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Lượng axit clohiđric trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh. Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) ta mắc bệnh khó tiêu do thức ăn khó bị phân hủy, ngược lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) ta mắc bệnh ợ chua, viêm loét dạ dày. 
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy: + Nhớ: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo của axit clohiđric.
 - Tính chất vật lí,tính chất hóa học của axit clohiđric.
 - Tầm quan trọng của axit clohiđric trong cuộc sống thực tiển.
+ Hiểu: Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng khoảng từ 4 ® 3).
+ Vận dụng: Tầm quan trọng của axit clohiđric trong cuộc sống thực tiển.
Cơ chế làm giảm cơn đau dạ dày khi người bệnh sử dụng natri hiđrocacbonat (còn gọi là thuốc muối).
+ Phân tích: Các loại thức ăn, nước uống nào có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ của axit clohiđric có trong dạ dày.
+ Sáng tạo: - Liệt kê các loại thức ăn, nước uống có lợi và có hại đến dạ dày và đặc biệt là đối với người đau dạ dày.
- Có thể dùng một số loại thuốc chữa đau dạ dày trong đó có chứa muối natri hiđrocacbonat NaHCO3(còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt axit trong dạ dày. + ® + + 
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức Hóa học, Sinh học vào thực tiễn.
+ Giải thích được nguyên nhân, cơ chế và các phòng chống bệnh đau dạ dày. 
c) Thái độ
+ Nhận thức được vai trò của axit clohiđric trong cơ thể và trong cuộc sống.
+ Đề xuất được một số giải pháp ngăn ngừa, điều trị bệnh đau dạ dày ở người.
d) Ý thức: Trong dạ dày luôn duy trì môi trường axit (có độ pH tương ứng khoảng từ 4 ® 3) là môi trường tốt nhất cho quá trình hòa tan và thủy phân các thức ăn vì vậy cần thiết đưa ra chế độ ăn uống phù hợp.
e) Kĩ năng sống: Cuộc sống hiện đại càng nhiều người bị đau dạ dày nên khi biết vấn đề này thì người ta có thể tự bảo vệ cho mình. Có biện pháp phòng tránh các tác hại, rủi ro khi tiếp xúc với axit clohiđric và các vật dụng có chứa axit clohiđric (ắc quy). 
g) Trách nhiệm với cộng động: Tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng đồng hiểu được vai trò của axit clohiđric trong cơ thể nhằm bảo vệ và điều trị bệnh đau dạ dày ở người. Giúp cho HS hiểu được axit clohiđric có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất. Đồng thời cảnh báo các tác hại của axit 
Ví dụ 3. Tại sao chúng ta thường dùng dung dịch NaCl loãng để sát trùng các vết thương? Hay là tại sao dân cư ở các vùng ven biển lại ít mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học: Khi tan trong nước NaCl sẽ phân li theo phương trình 
 ® + 
b) Về vật lí : Do có sự chênh lệch nồng độ muối giữa hai bên màng sinh chất đã gây nên một áp suất thẩm thấu dẫn đến nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật chết.
Khi nước biển bay hơi trong đó có hòa tan một lượng nhỏ muối 
c) Về sinh học: Sự chênh lệch nồng độ muối ( môi trường ưu trương ) giữa hai bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu dẫn đến nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây co nguyên sinh là cho vi sinh vật mất khả năng phân chia và hấp thụ dẫn đến chúng bị tê liệt rồi chết .
Trong qua trình bay hơi của nước, có một phần nhỏ các phân tử được trộn lẫn trong nước. Trong không khí độ ẩm khá cao, hơi nước nhiều. Khi chúng ta hô hấp sẽ hít vào một lượng đã hòa tan trong hơi nước. Chính vì thế dân cư ở các vùng ven biển lại ít mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: Công thức muối ăn, tính chất vật lí, hóa học của dung dịch 
+ Hiểu:Tại sao dân cư ở các vùng ven biển lại ít mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng.
+ Vận dụng: Công dụng của trong thực tiển, vai trò của nước biển trong đời sống hằng ngày.
b) Kĩ năng: + Vận dụng được kiến thức bộ môn Sinh vào thực tiễn đời sống.
+ Giải thích được cơ chế khử trùng của nước muối.
c) Thái độ: + Nhận thức được vai trò của trong cuộc sống.
 + Đề xuất được một số giải pháp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn có hại.
d) Ý thức: Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, biết cách xử lí vết thương. 
e) Kĩ năng sống: Cơ thể chúng ta không may bị vết thương hở, tại đó các tế bào bị phân hủy là nơi các vi khuẩn rất dễ xâm nhập và trú ngụ, bởi vậy ta phải có biện pháp ngăn chặn và triệt tiêu chúng. Một trong các phương pháp đó là chúng ta sử dụng dung dịch nước muối nồng độ phù hợp. không nên pha nước muối quá mặn và dùng nước quá nóng sẽ gây tổn thương các tế bào non.
Sử dụng dung dịch để ngâm hoa quả, rau sống...trước khi dùng. Cách bảo quản gia vị như muối ăn, xúp...
g) Trách nhiệm với cộng động: Giải thích, tuyên truyền sâu rộng trong HS và trong cộng đồng vai trò của trong cuộc sống. Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần bảo vệ môi trường biển ngày càng xanh sạch đẹp. 
Ví dụ 4. Vì sao “chảo không dính” khi chiên, rán thức ăn lại không bị dính ? 
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học: Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F.
- CTPT của politetra floeti

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_va_su_dung_he_thong_bai_tap_tich_hop_cac_mon_k.doc
  • docBìa.doc
  • docMục lục.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc