SKKN Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán để giải bài toán về tính chất của dung dịch chứa H+, NO3- Ở mức độ vận dụng cao trong đề thi THPT quốc gia nhằm mục đích giải nhanh các bài toán này và phát triển tư duy của học sinh
Từ khi tốt nghiệp ra trường tham gia công tác giảng dạy ôn thi THPT quốc gia nhiều năm tôi nhận thấy tâm lý học sinh rất ngại đọc, ngại làm những bài toán dài trong đề thi, đặc biệt là các bài toán đó ở mức độ vận dụng cao thì tâm lý học sinh càng ngại vì thời gian làm bài không nhiều. Trong số các bài toán ở mức độ vận dụng cao trong đề thi THPT quốc gia có bài toán trọng tâm mà năm nào cũng xuất hiện là bài toán về tính chất của dd chứa H+ và NO3-, mặt khác bài toán này học sinh được bắt đầu học và làm ở chương 2 trong sách giáo khoa hóa học 11. Trong quá trình dạy học nhiều năm tôi có sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán để giải các bài toán dài và khó để nhằm mục đích giải nhanh được các bài toán đó, đồng thời phát triển tư duy cho học sinh, bên cạnh đó còn khắc phục được vấn đề tâm lý trên của học sinh. Biện pháp sơ đồ hóa bài toán có thể áp dụng giải nhanh được rất nhiều bài toán trong đề thi THPT quốc gia và tôi nhận thấy rằng biện pháp này rất phù hợp để giải bài toán về tính chất của dung dịch chứa H+ và NO3- .
Nhằm mục đích giúp học sinh đạt được điểm cao trong các kỳ thi, đồng thời phát triển tư duy cho học sinh, tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của bản thân tới đồng nghiệp thông qua đề tài: Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán để giải bài toán về tính chất của dung dịch chứa H+, NO3- ở mức độ vận dụng cao trong đề thi THPT quốc gia nhằm mục đích giải nhanh các bài toán này và phát triển tư duy của học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA BÀI TOÁN ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN VỀ TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH CHỨA H+, NO3- Ở MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NHẰM MỤC ĐÍCH GIẢI NHANH CÁC BÀI TOÁN NÀY VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA HỌC SINH. Người thực hiện: Lê Thị Hồng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT triệu sơn 4 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa Học THANH HÓA NĂM 2019 NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3 2.3.1. Một số giải pháp hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp sơ đồ hóa. 3 2.3.2. Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán để giải một số bài toán. 3 2.3.2.1. Bài toán 1: Kim loại tác dụng với dung dịch H+; NO3-. 3 2.3.2.2. Bài toán 2: Hợp chất tác dụng với dd chứa H+, NO3-. 6 2.3.3. Một số bài toán giải tương tự 9 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 10 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 15 3.1. Kết luận 15 3.2. Kiến nghị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 Danh mục viết tắt: BTE: Bảo toàn electron. BTKL: Bảo toàn khối lượng. BTNT: Bảo toàn nguyên tố. BTĐT: Bảo toàn điện tích. THPT: Trung học phổ thông . 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Từ khi tốt nghiệp ra trường tham gia công tác giảng dạy ôn thi THPT quốc gia nhiều năm tôi nhận thấy tâm lý học sinh rất ngại đọc, ngại làm những bài toán dài trong đề thi, đặc biệt là các bài toán đó ở mức độ vận dụng cao thì tâm lý học sinh càng ngại vì thời gian làm bài không nhiều. Trong số các bài toán ở mức độ vận dụng cao trong đề thi THPT quốc gia có bài toán trọng tâm mà năm nào cũng xuất hiện là bài toán về tính chất của dd chứa H+ và NO3-, mặt khác bài toán này học sinh được bắt đầu học và làm ở chương 2 trong sách giáo khoa hóa học 11. Trong quá trình dạy học nhiều năm tôi có sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán để giải các bài toán dài và khó để nhằm mục đích giải nhanh được các bài toán đó, đồng thời phát triển tư duy cho học sinh, bên cạnh đó còn khắc phục được vấn đề tâm lý trên của học sinh. Biện pháp sơ đồ hóa bài toán có thể áp dụng giải nhanh được rất nhiều bài toán trong đề thi THPT quốc gia và tôi nhận thấy rằng biện pháp này rất phù hợp để giải bài toán về tính chất của dung dịch chứa H+ và NO3- . Nhằm mục đích giúp học sinh đạt được điểm cao trong các kỳ thi, đồng thời phát triển tư duy cho học sinh, tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của bản thân tới đồng nghiệp thông qua đề tài: Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán để giải bài toán về tính chất của dung dịch chứa H+, NO3- ở mức độ vận dụng cao trong đề thi THPT quốc gia nhằm mục đích giải nhanh các bài toán này và phát triển tư duy của học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nội dung chương trình môn hóa ở trường THPT, các bài toán về dd chứa H+, NO3- trong các đề thi, đặc biệt là trong các đề thi THPT quốc gia của các năm để cho học sinh thấy được tầm quan trọng của bài toán, bên cạnh đó đưa ra biện pháp để giải quyết bài toán này một cách tối ưu, giúp học sinh hiểu và sử dụng thành thạo biện pháp sơ đồ hóa bài toán nhằm mục đích nâng cao điểm số trong các kỳ thi đồng thời phát triển tư duy của bản thân học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Cách sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán giúp học sinh nhìn nhanh ra vấn đề trong bài toán về dung dịch chứa H+,NO3- để giải quyết bài toán một cách nhanh nhất, đồng thời có thể mở rộng áp dụng để giải một số bài toán khác. Để sử dụng được biện pháp này hiệu quả giáo viên phải nghiên cứu và cung cấp thêm cho học sinh các công cụ làm bài tập, đó là các định luật bảo toàn bao gồm: bảo toàn khối lượng, bảo toàn elechtron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích, ngoài ra còn phải kết hợp linh động với một số biện pháp khác như qui đổi, chọn lượng chất đặc biệt học sinh phải nắm vững tính chất của các chất (kim loại, muối, hidroxit, phi kim, oxit kim loại) và tính chất của dung dịch chứa H+, NO3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo liên quan, nghiên cứu chương trình giáo khoa của bộ môn. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua việc dạy và học môn hóa học ở trường THPT, bản thân rút ra một số nhận xét và phương pháp giải toán giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài. - Phương pháp kiểm chứng sư phạm: Tiến hành dạy và kiểm tra khả năng ứng dụng của học sinh, minh chứng cho thấy khả năng giải quyết vấn đề nhanh gọn của học sinh trong giải bài toán. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Bài tập về tính chất của dd chứa H+,NO3 trong đề THPT quốc gia của Bộ GD và ĐT nhiều năm gần đây đều được lựa chọn đưa vào mức độ vận dụng cao. Đề bài của các bài toán thường là dài, nhiều dữ kiện nên làm học sinh cảm thấy phức tạp và cảm thấy khó nên sinh ra tâm lý ngại không muốn làm chưa kể đến không bài nào có dữ kiện giống bài nào. Các bài tập này trong sách giáo khoa thì đều ở mức độ đơn giản, nên không khái quát được vấn đề và không phát triển tư duy của học sinh một cách tốt nhất. Thông thường các bài toán ở mức độ vận dụng cao cần rất nhiều các bước tư duy, học sinh cần phải nắm vững các công thức tính toán về khối lượng, nồng độ, số mol, nồng độ mol, nồng độ phần trăm, các định luật bảo toàn, cùng với việc phải biết phân tích, phát hiện nhanh vấn đề của bài toán để tìm ra phương án giải bài toán một cách nhanh nhất. Do đó tôi đã sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán để chuyển đề bài của bài toán sang dạng sơ đồ trước khi tiến hành giải nó nhằm mục đích cho học sinh nhìn nhận bài toán một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn từ đó phát hiện ra vấn đề của bài toán nhanh hơn, biết nên sử dụng các số liệu nào trước, số liệu nào sau, nên áp dụng định luật gì hay sử dụng phương pháp gì cho phù hợp nhất với từng bài toán cụ thể. Khi tôi sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán này tôi thấy học sinh cảm thấy hứng thú với các loại bài tập này, học sinh không còn ngại các bài toán khó và dài nữa. Một khi học sinh sử dụng thành thạo rồi học sinh sẽ phát triển tư duy tới các mức độ cao hơn như rút ngắn quá trình giải toán bằng viết sơ đồ bài toán một cách ngắn gọn nhất hoặc có thể bỏ qua bước viết sơ đồ, đồng thời có thể áp dụng biện pháp này để giải một số bài toán khác ở cùng mức độ. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Sau hơn 10 năm thi trắc nghiệm mà Bộ GD & ĐT áp dụng vào kỳ thi tuyển sinh đại học và bây giờ là kỳ thi THPT quốc gia thì mức độ phân hóa trong đề thi ngày càng cao, điều này càng thể hiện rõ trong đề thi của Bộ khi tiến hành gộp kỳ thi tuyển sinh đại học và kỳ thi tốt nghiệp THPT thành một kỳ thi chung từ năm học 2014 – 2015. Các bài toán mà trong đề thi dùng ở các mức độ vận dụng cao đều là những bài toán khá dài và thường là các bài toán tổng hợp cần rất nhiều kiến thức cùng với các kỹ năng tính toán. Bên cạnh đó tôi nhận thấy đa số học sinh ở những lớp tôi dạy qua các năm đều có vấn đề tâm lý chung là đều ngại làm các bài toán dài mà lại còn khó. Chỉ có một số ít học sinh có mục tiêu thi vào các trường như các trường Học viện an ninh, Học viện cảnh sát, Học viện quân y, Bách khoa, Ngoại thương, một số trường đại học Y (như y Hà Nội, y Thái Bình, y Huế,...) mới nhiệt tình làm các bài tập này, còn lại đa số lấy lý do trường mình thi vào không yêu cầu đạt đến điểm đó lại càng không hứng thú giải quyết các bài toán ở mức độ vận dụng cao. 2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1.Một số giải pháp hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp sơ đồ hóa Để giải nhanh các bài toán bằng biện pháp sơ đồ hóa điều đầu tiên học sinh sẽ phải được học, vận dụng thành thạo về các định bảo toàn (BTKL; BTE; BTNT; BTĐT) cùng một số pp giải nhanh (phương pháp qui đổi, pp chọn lượng chất,...) và các công thức tính toán cần thiết bao gồm cả kỹ năng tính toán và một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là khả năng tư duy của học sinh. Muốn học sinh sử dụng thành thạo các định luật bảo toàn ngay từ lớp 10 tôi đã luyện cho học sinh giải các bài toán bằng các định luật bảo toàn thông qua các chuyên đề bài tập hóa học 10 (chuyên đề bài tập về phản ứng oxi hóa khử, chuyên đề bài tập về nhóm halogen, chuyên đề bài tập về nhóm oxi lưu huỳnh) đồng thời tôi cũng bắt đầu hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ bài toán từ các bài toán đơn giản đến phức tạp và như vậy khi lên đến lớp 11 học sinh sẽ thành thạo trong việc chuyển hóa các đề bài của bài toán sang dạng sơ đồ hóa khiến bài toán trở nên dễ hiểu hơn từ đó phát hiện vấn đề của bài toán nhanh chóng hơn. Bài toán về tính chất của dung dịch chứa H+, NO3- là một trong số các bài tập trọng tâm của chương trình hóa học lớp 11 và trong đề thi THPT quốc gia hàng năm. Khi dạy bài tập này tôi hướng dẫn học sinh các bài toán này bằng biện pháp sơ đồ hóa các bài toán và giải quyết các bài toán này bằng các định luật bảo toàn. Biện pháp này sẽ duy trì trong suốt quá trình học của học cho đến khi kết thúc chương trình THPT. Tôi xin nói rõ biện pháp này thông qua giải một số bài toán về tính chất của dd H+, NO3- ở mức độ vận cao trong đề thi. 2.3.2. Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa bài toán để giải một số bài toán. 2.3.2.1. Bài toán 1: Kim loại tác dụng với dd chứa H+ và NO3-. Ví dụ 1: Cho 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch chứa H2SO4 0,6M và NaNO3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 69,52 gam rắn khan. Giả sử thể dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol/l của Fe2(SO4)3 trong dung dịch Y là A. 0,04M. B. 0,025M. C. 0,05M. D. 0,4M. Lời giải * Nhận xét bài toán: Đây là bài toán thuộc mức độ vận dụng cao. Khi đọc bài toán này học sinh sẽ băn khoăn sẽ không biết về sắt(II) hay sắt(III) hay về cả hai hay khiến cho học sinh thấy khó hình dung nên xử lý bài toán bắt đầu từ đâu và khi sơ đồ hóa bài toán này thì học sinh sẽ nhìn ra vấn đề ngay. * Sơ đồ hóa bài toán và giải: Bước 1: Phân tích sơ đồ và ý nghĩa của các số liệu: - Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy chúng ta cho cả hai muối sắt (II) và sắt (III) xuất hiện và như vậy khi chúng ta tính toán số mol của hai muối có thể bằng 0 tức là không có mặt của muối đó và không có ion NO3- trong Y vì số mol của NO và NO3- bằng nhau. - Căn cứ vào mục đích của đề bài yêu cầu là đi tính nồng độ mol của muối sắt(III) vậy chúng ta phải tìm được số mol của muối sắt (III) và thể tích của dd Y, nhìn vào sơ đồ ta sẽ thấy thể tích dd Y chính bằng thể tích của dd ban đầu. - dd Y không có H+ dư điều đó chứng tỏ H+ đã tham gia vào quá trình oxi hóa khử hết nên từ số mol NO chúng ta sẽ tính được số mol H+ => thể tích dd Y => số mol BaSO4 như vậy với hai số liệu còn lại chúng ta sẽ dùng BTNT thiết lập hệ để tìm số mol của Fe và Cu ban đầu. - Tiếp theo chúng ta sẽ dùng định luật BTE và BTĐT cho dd Y để tìm số mol của muối sắt (III). Bước 2: Tiến hành giải chi tiết bài toán (áp dụng cho thời gian đầu học sinh bắt đầu học). - Ta có => => số mol của BaSO4 = 0,24 mol. - Xét 69,52 gam hỗn hợp rắn khan ta được hệ sau: - Đặt số mol của Fe2+ và số mol của Fe3+ lần lượt là x, y mol. Bảo toàn nguyên tố Fe ta có x+ y = 0,08 (I) Bảo toàn e ta có 2x +3y + 0,09.2 = 3. 0,12 (II) Từ (I) và (II) => x = 0,06 mol ; y = 0,02 mol - Xét dung dịch Y có * Cũng bài toán này với học sinh đã làm thành thạo thì hoàn toàn giải bằng sơ đồ và cụ thể như sau: Nhìn từ sơ đồ bài toán ta có: => Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M,thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư ,thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là: A. 30,05. B. 34,10. C. 28,70. D. 5,4. Lời giải: - Giải chi tiết bằng sơ đồ + Nhận xét bài toán:Ở bài toán này việc đầu tiên học sinh phải nhận định được về sắt (II) vì tổng số mol e nhường đi của Fe và Cu lớn hơn rất nhiều so với tổng e nhận cuả N+5. Khi đó ta có sơ đồ như sau: + Dựa vào BTNT chúng ta điền luôn số liệu của các ion trong dd X và số mol AgCl. + Nhìn vào sơ đồ ta thấy ngay vấn đề nếu muốn tìm khối lượng kết tủa chỉ cần tìm a và để tìm a thì có thể dùng BTE cho giai đoạn sau hoặc BTE toàn bài khi đó chúng ta sẽ phảo tìm số mol NO mà chúng biết số mol H+ thì chúng ta sẽ tính được NO. + BTĐT cho dd X: mol => số mol NO lúc sau là: mol + BTE cho giai đoạn dd Y tác dụng với dd AgNO3 ta có: 0,05 = 0,0125.3 + a => a=0,0125 => m = 0,0125.108 + 0,2.143,5 = 30,05 gam - Giải vắn tắt hoàn toàn bằng sơ đồ. Nhìn vào thành phần của các ion có trong dd X ta dùng BTĐT tính luôn số H+ dư trong dd X (bấm máy) và điền vào sơ đồ luôn, sau đó cũng tính luôn số mol NO lúc sau dựa vào công thức mol (bấm máy tính luôn và viết số liệu vào sơ đồ). Cuối cùng cũng BTE giai đoạn sau ta tính được a = 0,0125 mol => m = 30,05 gam. - Khi luyện đến mức bỏ qua sơ đồ: vì AgNO3 dư nên cuối cùng thì H+ sẽ hết. Từ đề bài ta số liệu là: Tiến hành BTE cả quá trình ta có: mol 2.3.2.2. Bài toán 2: Hợp chất có tính khử tác dụng với dd chứa H+ và NO3-. Ví dụ 1: Cho 49,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,88 mol H2SO4 (loãng), sau phản ứng chỉ thu được khí NO và dung dịch Y. Dung dịch Y thu được có thể hòa tan tối đa 0,42 mol Fe hoặc hòa tan tối đa 0,38 mol Cu, đều có tạo khí NO và dung dịch sau phản ứng không có ion NO3–. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong X gần nhất với A. 38% B. 30%. C. 25%. D. 19%. Lời giải: * Nhận xét: Bài toán này thuộc mức độ vận dụng cao. Khi chuyển đề bài này sang dạng sơ đồ hóa thì học sinh sẻ dễ hình dung được vấn và biết nên bắt đầu xử lý số liệu từ đâu, dùng định luật bảo toàn gì. * Đối với lần đầu hướng dẫn học sinh thì chúng ta giải chi tiết như sau: Bước 1: Viết sơ đồ phân tích số liệu. Khi viết xong sơ đồ, nhìn vào sơ đồ thì chúng ta sẽ thấy ngay được nên xử lý bài toán bắt đầu từ dữ kiện dd Y tác dụng với Cu, Fe. Dựa vào sự chênh lệch số mol chúng ta tính được H2 và H+ tiếp tới BTĐT cho dd Z chúng ta tìm được số mol của Fe3+, sau đó giải quyết nốt phần còn lại. Bước 2: Tiến hành giải bài toán chi tiết bằng sơ đồ. Y có thể hoà tan được Cu và Fe sinh ra NO Còn dư H+ và trong Y Dung dịch Y gồm: Fe3+, H+, và Y hoà tan tối đa 0,42 mol Fe nhưng chỉ hoà tan tối đa 0,38 mol Cu, sự chênh lệch này là do Cu không tác dụng với H+ tạo H2, đặt Z là dung dịch sau khi Y phản ứng với Cu => số mol H2 = 0,42-0,38=0,04 mol nH+ dư trong Z = 0,08 mol BTĐT cho dd Z trong BTE cho quá trình trong Y Bán phản ứng khối lượng chất tan trong Y BTNT.H BTKL Bán phản ứng Vậy * Cũng bài toán này với học sinh đã làm thành thạo thì hoàn toàn giải bằng sơ đồ và cụ thể như sau: - Sau đó tiến hành BTE cho quá trình trong Y (thao tác chỉ bấm máy). - BTĐT cho dd Y ta tính được số mol H+ trong Y chỉ bấm máy và điền luôn số liệu vào sơ đồ. - Sau đó tiến hành BTNT H ta tính được số mol H2O = 0,64 mol - Tiếp theo BTKL để tính khối lượng NO => số mol NO. - cuối cùng dùng công thức kinh nghiệm về tính số mol H+ phản ứng ta tính được số mol Fe3O4 => đáp số. Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 12,54 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na2CO3 và Fe(OH)2 trong 126 gam dung dịch HNO3 22%, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối và thoát ra 2,016lít hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (đktc), có tỉ khối so với H2 là 59/3. Cô cạn Y được hỗn hợp muối Z, nung Z trong chân không tới khối lượng không đổi, thu được chất rắn T có khối lượng giảm 17,14 gam so với Z. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong Y gần nhất với A. 5,0% B. 5,4% C. 5,8% D. 6,2% Lời giải: * Nhận xét: Bài toán cũng là bài toán thuộc mức độ vận dụng cao nên việc sơ đồ hóa bài toán sẽ khiến bài toán trở nên rõ dàng hơn, cụ thể hơn vì chúng ta sẽ nhìn thấy sự chuyển hóa các chất là như thế nào để xử lý một cách nhanh nhất. * Viết sơ đồ bài toán, điền số liệu vào sơ đồ và tiến hành giải bài toán. BTE mol. Vậy C%Fe(NO3)3 trong Y . Phương trình (*) là chìa khóa bài này và độ giảm khối lượng được tính như sau: - Với NaNO3 chỉ là sự tách loại 1 nguyên tử O tạo NaNO2 Giảm 16u cho mỗi NaNO3. - Với NH4NO3 thì khi phân hủy tạo N2O và H2O nên toàn bộ đã bay mất. - Với Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3 đặc điểm chung là đều phân hủy thành các hợp chất có cùng hóa trị là MgO và Fe2O3. Ta xem như 1 gốc NO3- chuyển thành 0,5 gốc O2- (BTĐT) Giảm 54u cho mỗi NO3-. - Với Fe(NO3)2 thì đặc biệt hơn vì thay đổi hóa trị thành Fe2O3, ta xem như FeO1,5 thì chênh lệch M là chẵn. 2.3.3. Một số bài toán giải tương tự. Ví dụ 1: Hòa tan hết 2,42 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn trong dung dịch chứa HNO3 và NaHSO4, thu được 784 ml (đktc) hỗn hợp khí Y có khối lượng bằng 0,63 gam và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối trung hòa. Biết các khí được đo ở đktc, khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là : A. 13,13 B. 15,34 C. 17,65 D. 19,33 Ví dụ 2: Hòa tan hết 5,65 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn trong dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4, thu được 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có khối lượng bằng 0,84 gam và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối trung hòa. Biết các khí được đo ở đktc, khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là : A. 21,47 B. 21,01 C. 19,78 D. 19,05 Ví dụ 3: Hòa tan hết 9,2 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch chứa 0,06 mol HNO3 và 0,52 mol HCl thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm H2 và NO và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối trung hòa. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu gần nhất là: A. 18% B. 19% C. 20% D. 21% Ví dụ 4: Hòa tan hết 14,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn trong dung dịch chứa 0,09 mol HNO3 và 0,51 mol HCl thu được 0,17 mol hỗn hợp khí Y gồm H2 và NO và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối trung hòa (không chứa muối Fe3+). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu gần nhất là: A. 46% B. 49% C. 51% D. 56% Ví dụ 5: Cho 40,77 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO3)2 và FeCO3 vào dung dịch chứa a mol HNO3 và b mol NaHSO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 14,58 gam hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O, CO2 (trong đó số mol CO2 và N2O bằng nhau). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng 10,125. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được 19,26 gam một kết tủa duy nhất. Giá trị a/b gần nhất với A. 0,11 B. 0,12 C. 0,13 D. 0,14 Ví dụ 6. Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe3O4, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3. Hòa tan hoàn toàn 37,82 gam X trong dd chứa x gam KNO3 và 0,76 mol HNO3, sau phản ứng, thu được dd Y chỉ chứa muối và 0,05 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho NH3 dư vào Y thu được 27,14 gam kết tủa. Mặt khác, cho 53,2 gam KOH (dư) vào Y thu được kết tủa Z và dung dịch T. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 28 gam chất rắn. Cô cạn T và nhiệt phân hoàn toàn chất rắn thu được 90,08 gam rắn khan. Giá trị của x gần nhất với A. 14 B. 16 C. 12 D. 18 Ví dụ 7: Cho 23,616 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgCO3 và Al(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,72 mol H2SO4 và 0,08 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO, N2O và H2 (với số mol H2 là 0,128 mol). Dung dịch Y có thể phản ứng tối đa với 64 gam NaOH, sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 18,24 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của H2 trong Y gần nhất với A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Ví dụ 8: Hòa tan hoàn toàn 15,15 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3, Zn(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,07 mol HNO3 và 0,415 mol H2SO4 sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 2,54 gam hỗn hợp khí Z gồm CO2 (a mol), N2O (b mol), N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He là 127/18. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 21,46 gam kết tủa và 0,672 lít kh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_bien_phap_so_do_hoa_bai_toan_de_giai_bai_toan_v.docx