SKKN Củng cố, nâng cao kiến thức thực hành thí nghiệm Hóa học hữu cơ 12 thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan

SKKN Củng cố, nâng cao kiến thức thực hành thí nghiệm Hóa học hữu cơ 12 thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan

Môn Hóa học hiện nay được nhiều học sinh quan niệm là một môn học khô khan với rất nhiều lí thuyết khó hiểu, khó nhớ và không gắn liền với thực tiễn. Điều nay giải thích vì sao số lượng học sinh yêu thích bộ môn đang có phần giảm, số lượng học sinh đăng kí thi THPTQG với tổ hợp xét có môn Hóa học cũng đang giảm sút trầm trọng.

 Từ thực tiễn đó, cách dạy học bộ môn Hóa học bắt buộc phải thay đổi hướng đi phù hợp vơi yêu cầu thực tiễn. Mỗi bài học Hóa học không chỉ đơn thuần là những lí thuyết suông mà phải gắn liền với thực nghiệm để khắc sâu lí thuyết, đưa lí thuyết Hóa học trở nên dễ hiểu, dễ nhớ và được học sinh tiếp thu một cách chủ động, từ đó có sự yêu thích và đam mê học Hóa học.

 Hiện nay chương trình Hóa học đã xây dựng những bài thực hành cuối các chương, tuy nhiên việc đưa nội dung bài thực hành vào trong các bài tập trắc nghiệm nhằm khắc sâu nội dung bài học còn chưa nhiều. Từ những lí do trên tôi lựa chon đề tài “ Củng cố, nâng cao kiến thức thực hành thí nghiệm Hóa học hữu cơ 12 thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan”.

 

doc 19 trang thuychi01 11921
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Củng cố, nâng cao kiến thức thực hành thí nghiệm Hóa học hữu cơ 12 thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Môn Hóa học hiện nay được nhiều học sinh quan niệm là một môn học khô khan với rất nhiều lí thuyết khó hiểu, khó nhớ và không gắn liền với thực tiễn. Điều nay giải thích vì sao số lượng học sinh yêu thích bộ môn đang có phần giảm, số lượng học sinh đăng kí thi THPTQG với tổ hợp xét có môn Hóa học cũng đang giảm sút trầm trọng. 
	Từ thực tiễn đó, cách dạy học bộ môn Hóa học bắt buộc phải thay đổi hướng đi phù hợp vơi yêu cầu thực tiễn. Mỗi bài học Hóa học không chỉ đơn thuần là những lí thuyết suông mà phải gắn liền với thực nghiệm để khắc sâu lí thuyết, đưa lí thuyết Hóa học trở nên dễ hiểu, dễ nhớ và được học sinh tiếp thu một cách chủ động, từ đó có sự yêu thích và đam mê học Hóa học. 
	Hiện nay chương trình Hóa học đã xây dựng những bài thực hành cuối các chương, tuy nhiên việc đưa nội dung bài thực hành vào trong các bài tập trắc nghiệm nhằm khắc sâu nội dung bài học còn chưa nhiều. Từ những lí do trên tôi lựa chon đề tài “ Củng cố, nâng cao kiến thức thực hành thí nghiệm Hóa học hữu cơ 12 thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài này được thực hiện với mục đích giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các quá trình thực nghiệm, hiểu nguyên tắc và điều kiện để duy trì các phản ứng Hóa học trong thực hành trên cơ sở đó học sinh biết áp dụng những điều kiện tối ưu đó vào trong đời sống. Thông qua đó thì kiến thức lí thuyết về hóa học hữu cơ lại được củng cố một lần nữa một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, học sinh nắm bắt kiến thức hoàn toàn chủ động. 
 Tóm lại, đề tài muốn góp một tiếng nói vào phong trào đổi mới phương pháp dạy học, đưa hóa học gần với thực tiễn, bởi môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nó gắn liền với sự biến đổi các chất. Đề tài còn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo trong tình hình đất nước hiện nay.
1.3. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
 Một là: nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông.
 Hai là: nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của giáo viên cùng bộ môn để đánh giá và rút ra phương pháp giảng dạy thích hợp, đồng thời nghiên cứu hiệu quả học tập của học sinh trong suốt quá trình thực hiện giải pháp.
 Ba là: trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc áp dụng: “ Củng cố, nâng cao kiến thức thực hành thí nghiệm Hóa học hữu cơ 12 thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan”.
 Đối tượng áp dụng đề tài là học sinh lớp 12 trường THPT Lê Hoàn, cụ thể là: 
STT
Lớp
Sĩ số
Năm học
1
12A1
40
2017 - 2018
2
12A2
42
2017- 2018
3
12A5
44
2018 - 2019
4
12A6
42
2018 - 2019
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài. Đọc và khái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: chủ yếu là sách giáo khoa về bài tập hóa học lớp 12, thông qua các trang mạng chuyên môn về hóa học.
 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 1.4.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi và phân loại học sinh (Giỏi , Khá, Trung bình, Yếu, Kém) để đưa ra cách giải hợp lý cho từng đối tượng. 
 1.4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
Sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp.
 1.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ chuyên môn, và tham khảo ý kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
 1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi cho học sinh kiểm tra các kiến thức đã học so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó rút ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả của của việc dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2 1.1. Cơ sở pháp lý: 
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện chủ yếu dựa trên sách giáo khoa (SGK) hoá học 12, vì vậy SGK là cơ sở pháp lý để xây dựng đề tài. Ngoài ra còn tham khảo sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo và các tài liệu có liên quan là cơ sở cho sáng kiến kinh nghiệm.
 	2.1.2. Cơ sở lý luận: 
 Như chúng ta đã biết để học sinh thực sự hiểu về bản chất của một phản ứng Hóa học thì việc đầu tiên là học sinh phải được quan sát trực tiếp các quá trình Hóa học. 
	Trên cơ sở biết, hiểu được bản chất của phản ứng Hóa học thì học sinh mới có thể áp dụng vào giải quyết những tình huống phát sinh trong việc xử lí bài tập cũng như trong đời sống.	
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 2.1. Tình hình học sinh học bộ môn hóa của trường THPT Lê Hoàn.
Đối với học sinh THPT các em chưa có định hướng sâu sắc về nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra rằng nhiều học sinh còn học đối phó, chưa hứng thú tham gia xây dựng bài. Nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, làm sao các em có thể yêu thích học bộ môn? 
2.2. Thực trạng 
 Trong quá trình học tập học sinh ít được hoạt động, nặng về nghe giảng, ghi chép rồi học thuộc, ít được suy luận, động não. Thời gian dành cho học sinh hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư duy. Học sinh chưa được trở thành chủ thể hoạt động. Hình thức hoạt động của học sinh cũng đơn điệu, chủ yếu là nghe thầy đọc và chép vào vở, học sinh ít được động não và thường ít được chủ động tích cực. Do vậy, phương pháp học của học sinh là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và học sinh thường gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liên quan đến việc tổng hợp kiến thức đặc biệt ở mức độ vận dung và vận dụng cao.
 Các hình thức hoạt động của thầy và các phương pháp dạy mà thầy sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo. Các hiện tượng được giải thích chưa đúng nhận thức khoa học bộ môn. Đối với Hoá học, phương pháp nhận thức khoa học là giáo viên phải tập luyện cho học sinh biết giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trong học tập chính là chuẩn bị cho các em có khả năng sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 
 Trước thực trạng trên, tôi đề xuất một số biện pháp và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 2.3.1. Phân tích thí nghiệm thực hành hóa học hữu cơ 12 ( cơ bản)
 1. Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat.
 Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat:
- Tiến hành TN:
  	 + Cho vào ống nghiệm 1ml ancol etylic, 1ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc
  	 + Lắc đều, đun cách thủy 5-6 phút trong nước nóng 65-70oC.
  	+ Làm lạnh, rót thêm vào ống nghiệm 2ml dd NaCl bão hòa
- Hiện tượng: có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên dd NaCl.
C2H5OH + CH3COOH 	CH3COOC2H5 + H2O
- Giải thích: Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân 2 lớp, este nhẹ nổi lên trên bề mặt.
- Tác dụng của một số dụng cụ:
+ H2SO4: Vừa là chất hút nước, vừa là xúc tác
+ Nhiệt kế: Đo nhiệt độ sôi của chất phản ứng
 + Dung dịch NaCl: Dùng để tách este ra khỏi các chất tham gia phản ứng ( este không tan trong NaCl nổi lên trên, còn axit và ancol tan trong dung dịch NaCl).
 2. Thí nghiệm 2: Điều chế xà phòng.
 - Tiến hành thí nghiệm:
    + Cho vào bát sứ 1g mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5ml dd NaOH 40%.
    + Đun sôi nhẹ và khuấy đều, thêm vài giọt nước cất
    + Sau 8 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4-5ml dd NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
    + Để nguội.
- Hiện tượng: có lớp chất rắn nhẹ nổi lên trên mặt dd.
- Giải thích: đó là muối Na của axit béo, thành phần chính của xà phòng.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
 Trong quá trình phản ứng thêm khoảng vài phút lại thêm vài giọt nước cất để thể tích dung dịch phản ứng không thay đổi.
 3. Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.
 - Tiến hành thí nghiệm:
 + Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.
 + Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
 - Hiện tượng:
    + Lúc đầu xuất hiện kết tủa do có phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
    + Nhỏ dd glucozơ vào kết tủa Cu(OH)2 bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.
C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
 - Giải thích: Glucozo phản ứng làm tan kết tủa Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
 4. Thí nghiệm 4: Phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong NH3.
 - Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho vào ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết, cho thêm một vài giọt dung dịch NaOH 10%.
+ Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ, hơ nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (hoặc đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng) trong vài phút.
- Hiện tượng:
+ Ban đầu vẫn đục sau đó tan tạo dung dịch trong suốt.
+ Sau khi hơ nóng ống nghiệm quan sát thấy có lớp màu trắng bạc bám trên ống nghiệm.
- Giải thích:
+ Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa nên dung dịch vẫn đục sau đó tiếp tục cho NH3 tới dư vào thì kết tủa tan tạo phức nên dung dịch trở nên trong suốt.
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
+ Dung dịch AgNO3 trong NH3 đã oxi hoá glucozơ thành axit gluconic và giải phóng kim loại bạc.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O 
5. Thí nghiệm 5: Thuỷ phân saccarozơ.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch đựng saccarozơ 5%. Cho thêm vào khoảng 3 – 4 giọt H2SO4 loãng. Đun sôi trong khoảng 3 – 5 phút.
+ Ngừng đun, trung hoà hỗn hợp phản ứng bằng dung dịch NaOH 10%, thử môi trường bằng giấy quỳ tím.
+ Thực hiện phản ứng với Cu(OH)2 (giống thí nghiệm 3).
- Hiện tượng:
+ Dung dịch có màu xanh lam.
- Giải thích:
+ Dung dịch saccarozơ không có tính khử nhưng khi đun nóng với axit thì tạo thành dung dịch có tính khử là do nó bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ:
 C12H22O11 + H2O C6H12O6 	+ C6H12O6 
(saccarozơ)	 (glucozơ)	 (fructozơ)
 	Sau đó glucozơ và fructozơ hoà tan được kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Thí nghiệm 6: Nhận biết tinh bột bằng phản ứng màu với iot.
-Tiến hành thí nghiệm:
+ Pha hồ tinh bột: Cho khoảng 10 gam tinh bột vào cốc thuỷ tinhh 500 ml, thêm tiếp khoảng 300 ml nước sôi, khuấy đều, thu được dung dịch hồ tinh bột.
+ Rót ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch hồ tinh bột, cho thêm vào khoảng một vài giọt dung dịch iot. Quan sát hiện tượng.
+ Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó để nguội. 
- Quan sát hiện tượng:
+ Khi chưa đun nóng: Màu xanh tím đặc trưng xuất hiện.
+ Khi đun nóng: Màu xanh tím mất đi.
+ Sau khi đun nóng, để nguội: Màu xanh tím lại xuất hiện.
- Giải thích:
+ Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím. Phản ứng này được dùng đề nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại.
7. Thí nghiệm 7: Thuỷ phân xenlulozơ.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều cho đền khi thu được dung dịch đồng nhất. Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó đun nóng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
- Quan sát hiện tượng: Bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.
- Giải thích:
+ Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch axit nóng tạo ra glucozơ
+ Sau đó gluczơ phản ứng với AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa Ag.
 8. Thí nghiệm 8: Thử tính chất của xenlulozơ.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho 4 ml axit HNO3 vào cốc thủy tinh, sau đó thêm tiếp 8 ml H2SO4 đặc, lắc đều và làm lạnh hỗn hợp bằng nước. Thêm tiếp vào cốc một nhúm bông. Đặt cốc chứa hỗn hợp phản ứng vào nồi nước nóng (khỏang 60 – 70oC) khuấy nhẹ trong 5 phút, lọc lấy chất rắn rửa sạch bằng nước rồi ép khô bằng giấy lọc sau đó sấy khô (tránh lửa).
- Hiện tượng: Sản phẩm thu được có màu vàng. Khi đốt, sản phẩm cháy nhanh, không khói không tàn.
- Giải thích: Xenlulozơ phản ứng với (HNO3 + H2SO4) khi đun nóng cho xenlulozơ trinitrat:
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng làm thuốc súng.
9. Thí nghiệm 9: Tính chất axit - bazơ của dung dịch amino axit:
- Thí nghiệm : Nhúng quỳ tím vào các dung dịch glyxin (ống nghiệm 1), vào dung dịch axit glutamic (ống nghiệm 2) và vào dung dịch lysin (ống nghiệm 3)
- Hiện tượng: Trong ống nghiệm (1) màu quỳ tím không đổi. Trong ống nghiệm (1) quỳ tím chuyển sang màu hồng. Trong ống nghiệm (3) quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Giải thích:
- Phân tử glyxin có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên dung dịch gần như trung tính.
- Phân tử axit glutamic có hai nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên dung dịch có môi trường axit.
- Phân tử lysin có một nhóm –COOH và hai nhóm –NH2 nên dung dịch có môi trường bazơ.
 - Amino axit phản ứng với axit vô cơ mạnh cho muối, ví dụ :
 H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
Hoặc H3N+CH2COO- + HCl → ClH3NCH2COOH
- Amino axit phản ứng với bazơ mạnh cho muối và nước, ví dụ :
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
 Hoặc H3N+CH2COO- + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
 10. Thí nghiệm 10: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
 - Tiến hành thí nghiệm:
 + Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch protein 10% (hoặc lòng trắng trứng).
 + Đun nóng ống nghiệm đến khi sôi khoảng 1 phút.
 - Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.
 - Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.
 11. Thí nghiệm 11: Phản ứng màu biure.
 - Tiến hành thí nghiệm:
 + Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch protein 10%, 1ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
+ Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo phản ứng: 
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.
12. Thí nghiệm 12: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
 - Tiến hành thí nghiệm: chuẩn bị 4 mẫu vật liệu
+ Mẫu màng mỏng PE.
+ Mẫu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC.
+ Mẫu sợi len.
+ Mẫu vải sợi xenlulozơ.
Hơ nóng lần lượt các mẫu gần ngọn lửa vài phút, quan sát hiện tượng
Đốt cháy các vật liệu trên, quan sát sự cháy và mùi.
Hiện tượng: Khi hơ nóng các vật liệu:
+ PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.
+ PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.
+ Sợi len cháy có mùi khét còn vải sợi xenlulozơ cháy không có mùi.
- Giải thích:
+ PVC cháy theo phản ứng: 
(C2H3Cl)n + O2 → 2n CO2 + n H2O + n HCl
Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc.
+ PE cháy theo PTHH: (C2H2)n + 3n O2 → 2nCO2 + 2nH2O.
Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc.
+ Vải sợi xenlulozơ cháy theo phản ứng: 
(C6H10 O5 ) + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O. 
Khí thoát ra là CO2 không có mùi.
+ Sợi len là sợi bán tổng hợp hay tổng hợp trong đó có chứa nitơ, khi cháy trong không khí thì có mùi khét.
13. Thí nghiệm 13: Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm:
• Ống 1: một mẩu màng mỏng PE.
• Ống 2: ống nhựa dẫn nước PVC.
• Ống 3: sợi len.
• Ống 4: vải sợi xenlulozo hoặc bông.
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%.
+ Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát.
+ Gạn lớp nước sang các ống nghiệm khác lần lượt là 1’, 2’, 3’, 4’.
+ Axit hóa ống nghiệm 1’, 2’ bằng HNO3 20% rồi thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch AgNO3 1%.
+ Cho thêm vào ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dung dịch CuSO4 2%.
Quan sát rồi đun nóng đến sôi.
- Hiện tượng:
+ Ống 1’: không có hiện tượng gì
+ Ống 2’: xuất hiện kết tủa trắng
+ Ống 3’: xuất hiện màu tím đặc trưng
+ Ống 4’: không có hiện tượng
- Giải thích:
+ Ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng: 
(C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl 
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
+ Ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit. Có phản ứng màu với Cu(OH)2.
2.3.2. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên thí nghiệm thực hành
Câu 1:Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ bên. Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên gồm
	A. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.
	B. CH3COOH và CH3OH.
	C. CH3COOH và C2H5OH.
	D. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.
Câu 2 (Đề minh hoạ 2019). Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây: 
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. 
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
 Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch |NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nươc cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.
B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa. 
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam
Câu 4: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Y
Nước Br2
Kết tủa trắng
Z
NaHCO3
Có khí thoát ra
T
Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng
Kết tủa Ag trắng bạc
	Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
	A. Hồ tinh bột, anilin, axit axetic, metyl fomat.	
	B. Hồ tinh bột, metyl fomat, axit axetic, anilin.
	C. Hồ tinh bột, anilin, metyl fomat, axit axetic.	
	D. Anilin, hồ tinh bột, axit axetic, metyl fomat.
Câu 5:. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây: 
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. 
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. 
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH.
C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.
D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. 
Câu 6. Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:
(a) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.
(b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hoà tan hết. 
(c) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.
(d) Cho lml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch .
Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự nào sau đây (từ trái sang phải)?
A. (a), (d), (b), (c). B. (d), (b), (c), (a). 
C. (a), (b), (c), (d). D. (d), (b), (a), (c).
Câu 7. Nhỏ dung dịch iot mặt cắt của củ khoai lang, thấy xuất hiện màu
A. đen.	 B. xanh tím.	C. vàng.	D. trắng.
Câu 8. Thực hiện thí nghiệm sau:
Hiện tượng quan sát được tại cốc (c) là
A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đen. 
B. Có sự phân tách lớp gi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cung_co_nang_cao_kien_thuc_thuc_hanh_thi_nghiem_hoa_hoc.doc