SKKN Sử dụng bảng biểu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh trong môn Địa lí THCS

SKKN Sử dụng bảng biểu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh trong môn Địa lí THCS

Môn Địa lí ở trường THCS là một môn học riêng với mức độ yêu cầu của môn học: ngoài việc học sinh phải nắm được đặc điểm của khoa học Trái Đất (lớp 6),về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của thế giới, các châu lục, các quốc gia điển hình trong từng khu vực của một châu lục (Địa lí- lớp 7) hay của một nước cụ thể (Địa lí Việt Nam- lớp 8, 9) Môn Địa lí cấp THCS còn đòi hỏi mức độ tư duy tương đối cao để tìm ra mối liên hệ Địa lí giữa các thành phần tự nhiên với kinh tế- xã hội; mối quan hệ của các yếu tố trong từng thành phần. Yêu cầu về kĩ năng: tính toán, sử lý số liệu; kĩ năng đọc, nhận xét bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để thực hành, để quan sát thực tế hoặc vận dụng kiến thức từ tìm hiểu, quan sát thực tế, kĩ năng thực hành để giải quyết một vấn đề, để trình bày một vấn đề có liên quan cần tìm hiểu của môn học. Từ những vấn đề đã tìm hiểu được, yêu cầu học sinh trình bày được thái độ thông qua những đánh giá- tìm ra những mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề hoặc ảnh hưởng của những vấn đề đó và tìm các giải pháp cho vấn đề tìm hiểu hoặc các vấn đề liên quan đến đối tượng tìm hiểu.

 Với các yêu cầu cơ bản trên, hiện nay phần lớn giáo viên bộ môn Địa lí trong huyện Thạch Thành đã tích cực nắm bắt nội dung chương trình, đầu tư nghiên cứu về chuyên môn, áp dụng các phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong gia đoạn mới. Điều này được thể hiện rất rõ qua sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ giáo viên qua các kì hội thảo chuyên đề, qua thi khảo sát, thi giáo viên giỏi các cấp. Đặc biệt sự chuyển biến trên thể hiện rõ ở việc số học sinh yêu thích môn học ngày càng tăng; chất lượng học sinh đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn của các đợt kiểm tra, thi học sinh giỏi đã phản ánh được điều đó.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực đáng kể trên, song không thể phủ nhận một điều: vẫn còn tồn tại trong bộ phận giáo viên cách nghĩ, cách làm: cho rằng môn Địa lí chỉ cần học thuộc, học tủ để thi lấy điểm số là đủ. Đối với phụ huynh, khi có con em chọn thi học sinh giỏi môn Địa lí hoặc thi tốt nghiệp, thi Đại học có môn Địa lí đều có tâm lí chung cho rằng đây là môn học thuộc vì vậy thường có thái độ xem thường và nhiều phụ huynh tỏ thái độ không đồng tình cho con phát triển ở môn học này .

 

doc 24 trang thuychi01 14302
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng bảng biểu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh trong môn Địa lí THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
 Nội dung
Trang 
1
 Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3-4
1.4
Phương pháp nghiên cứu
4
2
 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
5
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5
2.3
 Các SKKN
7
2.4
 Hiệu quả của SKKN
20
3
Kết luận, kiến nghị
21
3.1
 Kết luận
21
3.2
Kiến nghị
23
Tài liệu tham khảo
24
Phụ lục
24
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
	Môn Địa lí ở trường THCS là một môn học riêng với mức độ yêu cầu của môn học: ngoài việc học sinh phải nắm được đặc điểm của khoa học Trái Đất (lớp 6),về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của thế giới, các châu lục, các quốc gia điển hình trong từng khu vực của một châu lục (Địa lí- lớp 7) hay của một nước cụ thể (Địa lí Việt Nam- lớp 8, 9)Môn Địa lí cấp THCS còn đòi hỏi mức độ tư duy tương đối cao để tìm ra mối liên hệ Địa lí giữa các thành phần tự nhiên với kinh tế- xã hội; mối quan hệ của các yếu tố trong từng thành phần. Yêu cầu về kĩ năng: tính toán, sử lý số liệu; kĩ năng đọc, nhận xét bảng số liệu, bản đồ, biểu đồKĩ năng vận dụng kiến thức đã học để thực hành, để quan sát thực tế hoặc vận dụng kiến thức từ tìm hiểu, quan sát thực tế, kĩ năng thực hành để giải quyết một vấn đề, để trình bày một vấn đề có liên quan cần tìm hiểu của môn học. Từ những vấn đề đã tìm hiểu được, yêu cầu học sinh trình bày được thái độ thông qua những đánh giá- tìm ra những mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề hoặc ảnh hưởng của những vấn đề đó và tìm các giải pháp cho vấn đề tìm hiểu hoặc các vấn đề liên quan đến đối tượng tìm hiểu. 
	Với các yêu cầu cơ bản trên, hiện nay phần lớn giáo viên bộ môn Địa lí trong huyện Thạch Thành đã tích cực nắm bắt nội dung chương trình, đầu tư nghiên cứu về chuyên môn, áp dụng các phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong gia đoạn mới. Điều này được thể hiện rất rõ qua sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ giáo viên qua các kì hội thảo chuyên đề, qua thi khảo sát, thi giáo viên giỏi các cấp. Đặc biệt sự chuyển biến trên thể hiện rõ ở việc số học sinh yêu thích môn học ngày càng tăng; chất lượng học sinh đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn của các đợt kiểm tra, thi học sinh giỏi đã phản ánh được điều đó. 
Mặc dù có những chuyển biến tích cực đáng kể trên, song không thể phủ nhận một điều: vẫn còn tồn tại trong bộ phận giáo viên cách nghĩ, cách làm: cho rằng môn Địa lí chỉ cần học thuộc, học tủ để thi lấy điểm số là đủ. Đối với phụ huynh, khi có con em chọn thi học sinh giỏi môn Địa lí hoặc thi tốt nghiệp, thi Đại học có môn Địa lí đều có tâm lí chung cho rằng đây là môn học thuộc vì vậy thường có thái độ xem thường và nhiều phụ huynh tỏ thái độ không đồng tình cho con phát triển ở môn học này .
Vẫn còn tồn tại cách nghĩ, cách làm như trên một phần họ cho rằng làm như vậy là đáp ứng được nguyện vọng của phần lớn phụ huynh và học sinh trong việc ưu tiên thời gian và tâm trí cho những môn học chính. Đồng thời dạy học đối phó như thế còn giúp giáo viên đỡ mất thời gian công sức nghiên cứu, tìm tòi. chính việc làm và suy nghĩ trên của giáo viên và phần lớn phụ huynh cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ý thức ỷ lại, lười học, lười suy nghĩ của phần lớn học sinh đối với việc học nói chung đối với bộ môn nói riêng.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều giáo viên chưa chú ý đến yêu cầu ở trang 3 của “ Phân phối chương trình trung học cơ sở” trong đó có nội dung: “ Điểm cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động” 
	Ngoài ra, để thực hiện được một số yêu cầu trên chúng ta cần phải khắc phục những hạn chế cơ bản sau:
- Sự chênh lệch về trình độ của học sinh theo vùng miền.
- Giáo viên sử dụng phương pháp thiên về yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc làm cho học sinh thấy nhàm chán, thiếu tích cực, không phát huy được khả năng, năng lực của học sinh. Hoặc giáo viên có sử dụng phương pháp, đồ dùng dạy học tiên tiến, áp dụng công nghệ thông tin xong còn mang tính hình thức, áp đặt máy móc.
- Học sinh chưa tìm ra cách học, thiếu tính tự giác, ỷ lại.
- Nhận thức của phần lớn phụ huynh và xã hội còn thiên về việc chỉ quan tâm đến kết quả của con em sau mỗi bài kiểm tra đánh giá trên giấy mà chưa khuyến khích trong vấn đề con em tìm ra cách học, phương pháp học tập một cách thường xuyên.
	Trong khi đó, mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới được thể hiện qua luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: 
“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.(1.1-tr 12 TL) 
	Vì vậy, việc bồi dưỡng phương pháp học tập, hướng dẫn cách học cho học sinh để đạt được yêu cầu môn học, khắc phục một số nguyên nhân trên và đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Vì thế tôi chọn đề tài: Sử dụng bảng biểu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh trong môn Địa lí THCS
1.2 Mục đích nghiên cứu:
	Việc chọn đề tài bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh thông qua việc: Sử dụng bảng biểu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh trong môn Địa lí THCS nhằm thể hiện một số mục đích sau:
- Đưa ra cách làm, hiệu quả của phương pháp, tính ứng dụng và phạm vi ứng dụng của phương pháp sử dụng bảng biểu cho những môn khác; với các đối tượng học sinh theo vùng miền; với các dạng bài, các mức yêu cầu của môn học.
- Xác định, đánh giá lại phương pháp: sử dụng bảng biểu để tiếp tục phát huy ưu điểm của phương pháp đồng thời tranh thủ các ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn phương pháp sử dụng bảng biểu để phương pháp này đạt được tính ứng dụng cao hơn nữa.
- Thông qua việc chọn đề tài nghiên cứu để đề xuất những ý kiến cần thiết đồng thời là tiếng nói của bản thân trong việc đáp ứng phần nào yêu cầu giáo dục của địa phương, của ngành giáo dục. Qua đề tài, giúp bản thân có thêm động lực để tiếp tục nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ bản thân góp phần nâng cao kết quả giáo dục đôí với bộ môn nói riêng với mục tiêu giáo dục nói chung, đáp ứng nguyện vọng của các cấp trong việc đào tạo con người giai đoạn mới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài nghiên cứu: Sử dụng bảng biểu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh trong môn Địa lí THCS bản thân đã chọn nhằm hướng tới bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh thông qua các vấn đề sau:
- Cách sử dụng bảng biểu đối với giáo viên và học sinh
- Tác dụng của bảng biểu đối với phương pháp, thái độ học của học sinh và kết quả đạt được.
- Tính ứng dụng của bảng biểu trong môn học với các mức độ yêu cầu của môn học và các dạng bài cơ bản.
- Kết quả đạt được khi áp dụng: Sử dụng bảng biểu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới.
1.4 Phương pháp nghiên cứu :
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
+ Lựa chọn nội dung viết đề tài nghiên cứu dựa trên tính thiết thực, phù hợp với thực tế giáo dục địa phương, với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới; đảm bảo đề tài đã được rút ra từ quá trình công tác, đã được kiểm nghiệm.
+ Lựa chọn tên đề tài nghiên cứu phù hợp với nội dung nghiên cứu
+ Lên đề cương về các bước thực hiện viết đề tài nghiên cứu
+ Hệ thống lại ưu, nhược điểm của vấn đề nghiên cứu
+ Tìm hướng khắc phục hạn chế và hướng nhân rộng ưu điểm của vấn đề nghiên cứu thông qua trao đổi với tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường để vấn đề nghiên cứu có tính ứng dụng hiệu quả, phù hợp với môn học
+ Tìm các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu: đổi mới phương pháp dạy học; Luật giáo dục; Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh; thành tựu giáo dục
- Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Điều tra qua gặp gỡ, tiếp xúc với phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ huynh (có thể tranh thủ các cơ hội gặp gỡ phụ huynh) để trao đổi về những chuyển biến của học sinh trong thái độ, tinh thần học tập, cách học tập, để hiểu thái độ của phụ huynh trong việc học và với kết quả học tập đạt được của học sinh. Tiếp nhận sự phản ánh của phụ huynh để đề ra hướng khắc phục hoặc phát huy trong thời gian tới nhằm giải quyết vấn đề đưa ra.
+ Thông qua các giờ dạy, qua các hoạt động tiếp xúc với học sinh để nhận biết sự chuyển biến về thái độ của học sinh; qua trao đổi trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để thu thập thông tin phản hồi từ đồng nghiệp về điểm tích cực , hạn chế và giải pháp của phương pháp. Từ đó có cơ sở xác định ảnh hưởng của SKKN đến phong trào giáo dục trong nhà trường và địa phương; xác định hướng mở rộng nghiên cứu đề tài trong thời gian tới.
- Sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng đại trà, thi học sinh giỏi các cấp để thống kê mặt tích cực, hạn chế trước và sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu để xác định thực trạng và đưa ra kết luận cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
+ Đưa ra thông số về tỉ lệ kết quả kiểm tra đánh giá trước và sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy nhằm minh chứng cho vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, sát thực.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận:
Trong môn Địa lí, việc hình thành các mối quan hệ Địa lí là rất quan trọng thì trong dạy học, mối quan hệ giữa việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới ở nhà với việc học trên lớp của học sinh; mối quan hệ giữa việc tổ chức hướng dẫn của giáo viên với việc học của học sinh cũng tương tự như vậy. Vì vậy trong quá trình dạy học , việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà là một việc làm không thể thiếu trong các môn học nói chung, môn Địa lí nói riêng.
Việc chuẩn bị bài mới ở nhà một cách khoa học, nhanh, đạt kết quả tốt sẽ giúp học sinh chủ động khi tham gia các hoạt động học trên lớp. Vì vậy nó góp phần không nhỏ cho sự thành công của một tiết học, giúp giáo viên và học sinh khắc phục được giới hạn 45 phút một tiết học trên lớp và làm tốt hơn, rõ hơn yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, trong đó có năng lực tự học.
Việc sử dụng bảng biểu để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới, đặc biệt là việc phát huy phần rèn luyện kỹ năng, trong đó có nhóm kỹ năng: đọc phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu đối với học sinh các lớp 7,8,9 là một hình thức rất khoa học, rễ làm, nhanh gọn mà hiệu quả đạt được không phải là nhỏ.Căn cứ theo từng dạng bài, nhóm bài của môn học Địa lí và căn cứ vào đối tượng học sinh, mức độ nhận thức của học sinh để giáo viên có các dạng hướng dẫn chuẩn bị bài mới bằng hệ thống câu hỏi; bằng hệ thống bảng biểu hoặc áp dụng cả hai hình thức trên.
2.2. Thực trạng 
Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới là một yêu cầu bắt buộc trong phần chuẩn bị giáo án lên lớp của giáo viên. Mục này hầu như trong tất cả các giáo án lên lớp đều tuân thủ nhưng trong thực tế giảng dạy, mục này ít được chú trọng và đôi khi bị bỏ qua. Để khắc phục điều này:
1/ Về phía giáo viên:
- Chưa thực sự coi trọng phần “Hướng dẫn chuẩn bị bài mới” cho học sinh cuối mỗi tiết học một cách thường xuyên, thường mới chỉ dừng lại ở các tiết dự giờ thao giảng, một số tiết học được cho là khó như ôn tập và trước các tiết kiểm tra.Thông thường giáo viên mới thực hiện tương đối thường xuyên phần kiểm tra bài cũ, chú trọng và nghiên cứu sâu nội dung tiết dạy trên lớp được thể hiện trên giáo án và việc làm thực tế.
-Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trong đổi mới phương pháp và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thể hiện ở việc đôi khi bỏ qua khâu này hoặc chỉ dặn dò chung chung bằng lời cuối mỗi tiết học.
-Chưa thực sự đầu tư nghiên cứu sâu cho tiết dạy tới, công tác chuẩn bị cho tiết dạy chưa chu đáo từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị cho đến khâu lên lớp, nhiều giáo viên còn chủ quan cho đây là phần phụ không cần thiết vì nó không phải là nội dung kiến thức chính của bài học đang diễn ra trực tiếp trên lớp nên còn thời gian thì hướng dẫn không còn thời gian thì bỏ qua.
-Chưa linh hoạt trong cách hướng dẫn chuẩn bị bài mới dẫn tới hiệu quả tự học của học sinh chưa cao thể hiện ở việc học sinh thiếu tự tin, nhiều khi còn sợ ở phần rèn luyện kỹ năng khai thác bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê...
 	- Kinh phí đầu tư cho việc bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học thường mới chỉ dừng lại cho những thiết bị dạy học có thời gian lâu dài hoặc có chức năng sử dụng cho nhiều môn học như máy tính, máy chiếu..Tiền “học chỉ” được cấp cho giáo viên chưa tương xứng với việc yêu cầu chi phí cho các vật dụng giấy in, mực in.. của giáo viên khi lên lớp cũng là một nguyên nhân dẫn tới giáo viên hạn chế thấp nhất mức độ đầu tư thường xuyên cho việc mua bút vết bảng phụ, giấy in, phô tô các giấy tờ, tài liệu... cho học sinh . 
 	2/ Học sinh:
	-Số học sinh lười học, chưa có động cơ học tập còn chiếm một tỉ lệ tương đối lớn thể hiện ở việc chưa học bài, làm bài tập thường xuyên, học bài, làm bài đối phó. Thiếu ý thức chủ động học hỏi, ỷ lại cho sự kèm cặp của phụ huynh, sự kiểm tra của thầy cô và nhắc nhở của ban cán sự lớp.
	-Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức tới việc học của con em, vẫn còn nhiều học sinh thiếu đồ dùng học tập là một trong những nguyên nhân khiến các em chưa tích cực học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
	- Phần lớn các phụ huynh có nhận thức sai lầm trong việc định hướng con em trong học tập: cho môn Địa lí là môn phụ, không cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm ở nhà, hạn chế đầu tư thời gian cho việc học bộ môn này chỉ cần học trên lớp là đủ. Thậm chí có những phụ huynh khi con em xin được thi học sinh giỏi bộ môn Địa lí đã thẳng thừng từ chối và ngăn cản không cho con ôn và thi môn này. Đây cũng là nguyên nhân khiến các em rụt rè không dám thể hiện khả năng của mình và ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần học tập cũng như thái độ học tập đối với bộ môn Địa lí nói riêng, một số môn học khác nói chung.
	Với những nguyên nhân cơ bản trên dẫn tới kết quả việc học bài chuẩn bị bài mới của học sinh chưa cao.Việc tự tin, tích cực trong các hoạt động học tập của học sinh hiệu quả chưa cao. 
Chất lượng học tập bộ môn cuối năm chưa thật cao, việc hình thành phát triển các kỹ năng Địa lí còn thấp.
Việc học sinh chưa thành thạo kỹ năng dẫn tới tâm lí ngại hoặc lo sợ, không tự tin khi gặp bài học, bài tập hay bài thực hành có kỹ năng khai thác bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu hoặc việc hệ thống kiến thức trong các tiết ôn tập. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ thiếu chính xác, thao tác chậm làm ảnh hưởng tới tiến độ bài giảng của giáo viên trên lớp.
Cũng với lí do đó mà không ít giáo viên né tránh việc cho học sinh đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu...hoặc tâm lý lo ngại khi dạy dạng bài ôn tập, thực hành. Đặc biệt trong giờ thao giảng có người dự hoặc thao giảng cụm, thường giáo viên chỉ cho học sinh nêu đặc điểm chung, khái quát cũng như thực hiện các kỹ năng thấp thường mới dừng ở mức độ phát hiện như: đọc, tìm các đối tượng Địa lí. Đôi khi giáo viên sử dụng phương án cung cấp kiến thức một cách áp đặt làm hạn chế khả năng tư duy, kỹ năng khai thác biểu đồ, bản đồ, mô tả tranh ảnh....của học sinh.
 	Chính những nguyên nhân trên nên kết quả giờ dạy thấp, giáo viên thường bị “cháy” giáo án, học sinh chưa thật sự tích cực hoạt động để tiếp thu kiến thức, khả năng tư duy bài chưa cao, tiết học rời rạc dẫn đến học sinh không thật sự chú ý học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống có nhiều hạn chế. Từ đó nhiệm vụ của giáo viên phải giúp các em hiểu và tích cực hơn trong việc chuẩn bị bài mới ở nhà một cách nghiêm túc, hiệu quả .
 Kết quả của thực trạng trên: 
Việc kiểm tra học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà qua việc đọc bài mới, đọc bản đồ, khai thác bản đồ, bảng số liệu...trên lớp của học sinh các lớp 6,7,8,9 qua đánh giá các năm học từ 2008- 2011 như sau: số học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà một cách thường xuyên: mới dừng ở con số từ 2 đến 6 em tương ứng với tỉ lệ chưa đến 20%. Số học sinh chuẩn bị không thường xuyên lên tới từ 50 đến 70 %.Số học sinh không chuẩn bị bài hoặc chuẩn bị đối phó ở mức độ thường xuyên là từ khoảng 30%.
Kết quả cụ thể từ thực trạng trên như sau:
KQ
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2008-2009
2%
15,5%
51%
25,5%
6%
2009-2010
3,5%
18%
49%
24,5%
5%
2010-2011
4%
18%
50%
24%
4%
Xuất phát từ thực trạng học sinh chưa tích cực trong việc chuẩn bị bài mới ở nhà và thực trạng học sinh còn yếu về kĩ năng, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế hoặc ngược lại.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí, trước thực trạng trên, bản thân đã cố gắng tìm tòi áp dụng các phương pháp dạy học theo phương pháp đổi mới:
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; Bồi dưỡng phương pháp tự học; Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh bằng việc tăng cường đầu tư cho phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới. Trong đó đặc biệt lưu ý việc sử dụng bảng biểu ở một số dạng bài cụ thể để giúp học sinh nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu để khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh và đã thu được một số kết quả học tập đáng kể góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí. 
2.3. Một số giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện:
1/ Một số giải pháp:
 	Để thực hiện được việc: Sử dụng bảng biểu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh trong môn Địa lí THCS phải dựa trên mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung của môn học với mục tiêu và nội dung giáo dục ở từng khối lớp, từng đối tượng học sinh; dựa vào mức độ nhận thức của học sinh và căn cứ theo từng dạng bài để có cách xây dựng bảng biểu phù hợp và có hiệu quả. 
Qua quá trình dạy bản thân tôi đã áp dụng việc sử dụng bảng biểu ở những dạng bài và sử dụng một số giải pháp sau đây vào phần nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới như sau:
1. Tìm hiểu các dạng bài trong chương trình Địa lí THCS để có các dạng bảng biểu phù hợp với mỗi dạng bài, phù hợp với đối tượng học sinh, khả năng nhận thức của học sinh.
`	2. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung bài mới để thiết kế bảng biểu phù hợp với nội dung, chú ý tính khoa học của bảng biểu. Kịp thời hướng dẫn và yêu cầu học sinh chuẩn bị một cách cụ thể cho tiết học sau vào cuối tiết học đang diễn ra trên lớp.
	3. Hiểu rõ mối quan hệ của việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở tiết học này với việc học sinh thực hiện việc học tập có đạt hiệu quả ở tiết học sau mang tính dây chuyền, để từ đó không xem nhẹ phần hướng dẫn chuẩn bị bài mới bằng việc căn thời gian cho từng phần giáo án, lên phương án hoạt động cụ thể trong giáo án tránh trường hợp cháy giáo án dẫn đến không thực hiện được hết nội dung giáo án ảnh hưởng tới hiệu quả tiết học sau.
4. Đánh giá chất lượng chuẩn bị bài mới của học sinh một cách khách quan, sử dụng cách đánh giá khéo léo mang tính tích cực: động viên được tinh thần của học sinh nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và phát hiện được các trường hợp chuẩn bị mang tính đối phó và có hình thức xử lý khéo léo, phù hợp.
2/ Biện pháp tổ chức thực hiện:
	Để lựa chọn bảng biểu phù hợp với nội dung của tiết học sau, đảm bảo được yêu cầu đối với học sinh: tích cực, chủ động tìm hiểu, hoàn thành nội dung của bảng biểu một cách hiệu quả cần phải chú ý thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu nội dung các dạng bài trong chương trình Địa lí THCS để có các dạng bảng biểu phù hợp với mỗi dạng bài, phù hợp với đối tượng học sinh, khả năng nhận thức của học sinh.
Môn Địa lí THCS bao gồm những kiến thức về Địa lí đại cương (Lớp 6); các môi trường Địa lí (lớp 7) Địa lí thế giới (Thiên nhiên và con người ở các châu lục)ở lớp 7,8 và Địa lí Việt Nam (lớp 8,9).Trong đó:
 + Ở lớp 6-là lớp đầu cấp: các em được tìm hiểu về địa lí đại cương- kiến thức mang tí

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_bang_bieu_huong_dan_hoc_sinh_chuan_bi_bai_moi_n.doc