SKKN Rèn luyện một số kỹ năng thực hành về các biện pháp tu từ Tiếng Việt: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Học tiếng Việt và dạy học tiếng Việt tưởng chừng đơn giản, vì nó là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ mà từ thuở lọt lòng ai ai cũng biết. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện dạy học cho bài bản, khoa học thì không phải ai cũng làm được. Bởi vì, với giáo viên, có thể một phần là chủ quan, phần khác là ngại đầu tư vào phân môn Tiếng Việt. Với học sinh, do nhận thức có hạn, các em chỉ nghĩ làm thế nào để giải quyết được trong phần đọc hiểu của đề thi Quốc gia. Còn chủ yếu sẽ chú ý phần làm văn, viết văn, học tác phẩm văn học.
Tất nhiên, thi cử, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy – học là một vấn đề mấu chốt, được chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 5/8/2015 định hướng: “Đánh giá kết quả học tập phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt của môn học đối với từng lớp học, cấp học; tập trung đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe, qua đó đánh giá năng lực tư duy; khuyến khích những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, hạn chế kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc”. Bắt đầu từ năm học 2014-2015, theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì thi THPT Quốc gia đã được tổ chức trong toàn quốc. Đề thi môn Ngữ văn theo yêu cầu của kì thi Quốc gia có nhiều điểm khác biệt.
Với mục tiêu đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực trên cả hai phương diện tiếp nhận và tạo lập văn bản, đề thi môn Ngữ văn hiện nay cấu trúc gồm 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn. Trong đó, phần đọc hiểu là một hướng tiếp cận mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và chiếm 3/10 tổng số điểm bài thi. Trong đó một phần của đọc hiểu là kiểm tra tiếng Việt, những hiểu biết về các phương pháp, phương tiện tạo giá trị nhận thức và thẩm mĩ cho văn bản.
Bởi đây là một phần quan trọng trong đề thi, cùng với mong muốn dạy học phải là sự năng động và sáng tạo, giờ học phải đạt hiệu quả và hấp dẫn, sôi nổi, nên tôi mạnh dạn đưa vào sáng kiến kinh nghiệm này những suy nghĩ của chủ quan, mang tính chất chiêm nghiệm cá nhân để nhằm trao đổi một phương pháp, một cách thức rèn luyện học sinh thực hành nhằm giúp các em học sinh đạt kết quả tốt hơn trong bài thi THPT QG.
Tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình dạy học xin được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện một số kỹ năng thực hành về các biện pháp tu từ Tiếng Việt: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm”, nhằm thay đổi không khí của một giờ Tiếng Việt, giúp học sinh làm tốt một phần trong mục Đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Học tiếng Việt và dạy học tiếng Việt tưởng chừng đơn giản, vì nó là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ mà từ thuở lọt lòng ai ai cũng biết. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện dạy học cho bài bản, khoa học thì không phải ai cũng làm được. Bởi vì, với giáo viên, có thể một phần là chủ quan, phần khác là ngại đầu tư vào phân môn Tiếng Việt. Với học sinh, do nhận thức có hạn, các em chỉ nghĩ làm thế nào để giải quyết được trong phần đọc hiểu của đề thi Quốc gia. Còn chủ yếu sẽ chú ý phần làm văn, viết văn, học tác phẩm văn học. Tất nhiên, thi cử, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy – học là một vấn đề mấu chốt, được chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 5/8/2015 định hướng: “Đánh giá kết quả học tập phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt của môn học đối với từng lớp học, cấp học; tập trung đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe, qua đó đánh giá năng lực tư duy; khuyến khích những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, hạn chế kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc”. Bắt đầu từ năm học 2014-2015, theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì thi THPT Quốc gia đã được tổ chức trong toàn quốc. Đề thi môn Ngữ văn theo yêu cầu của kì thi Quốc gia có nhiều điểm khác biệt. Với mục tiêu đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực trên cả hai phương diện tiếp nhận và tạo lập văn bản, đề thi môn Ngữ văn hiện nay cấu trúc gồm 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn. Trong đó, phần đọc hiểu là một hướng tiếp cận mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và chiếm 3/10 tổng số điểm bài thi. Trong đó một phần của đọc hiểu là kiểm tra tiếng Việt, những hiểu biết về các phương pháp, phương tiện tạo giá trị nhận thức và thẩm mĩ cho văn bản. Bởi đây là một phần quan trọng trong đề thi, cùng với mong muốn dạy học phải là sự năng động và sáng tạo, giờ học phải đạt hiệu quả và hấp dẫn, sôi nổi, nên tôi mạnh dạn đưa vào sáng kiến kinh nghiệm này những suy nghĩ của chủ quan, mang tính chất chiêm nghiệm cá nhân để nhằm trao đổi một phương pháp, một cách thức rèn luyện học sinh thực hành nhằm giúp các em học sinh đạt kết quả tốt hơn trong bài thi THPT QG. Tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình dạy học xin được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện một số kỹ năng thực hành về các biện pháp tu từ Tiếng Việt: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm”, nhằm thay đổi không khí của một giờ Tiếng Việt, giúp học sinh làm tốt một phần trong mục Đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Đề tài mang tính bao quát về các biện pháp tu từ tiếng Việt nói chung, nhưng tôi vận dụng nó trong một tiết học cụ thể, chọn một đơn vị tu từ cụ thể: Ngữ âm. II. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất: trên cơ sở những kiến thức lý thuyết đọc hiểu cần phải nắm vững, hệ thống các kỹ năng cần thiết để học sinh làm tốt phần đọc hiểu trong môn Ngữ văn nói chung và đề thi THPT Quốc gia nói riêng. Thứ hai: giúp học sinh chủ động, tự tin làm bài phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao, nhất là trong giải quyết câu hỏi về các biện pháp tu từ. Thứ ba: đưa ra một cách thức dạy học hướng tới sự thay đổi không khí cho bài thực hành Tiếng Việt. Thứ tư: đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữ văn trong quá trình hướng dẫn học sinh thao tác thực hành, dạy bài thực hành Tiếng Việt. III. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những ngữ liệu trong SGK, Sách bài tập, trong tiết học cụ thể: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM; rèn luyện kĩ năng nhận biết các dạng câu hỏi đọc hiểu; rèn luyện kĩ năng trình bày câu trả lời phần đọc hiểu; rèn luyện kĩ năng trình bày bài viết khoa học, đủ đầy. IV. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về những kiến thức lý thuyết liên quan đến dạy bài thực hành và rèn luyện kĩ năng thực hành, nhằm hướng tới giải quyết một phần của mục đọc – hiểu trong đề thi Ngữ văn. - Nghiên cứu thực nghiệm: tiến hành kiểm tra, đánh giá tại hai lớp 12C3, 12 C5. - Thống kê toán học: qua bài kiểm tra, đánh giá giáo viên thống kê kết quả để đánh giá năng lực của học sinh. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Học tiếng Việt là để nhằm hướng tới mục đích giao tiếp: Phải kết hợp chặt chẽ giữa việc lĩnh hội kiến thức lí thuyết ngôn ngữ với việc luyện tập thực hành giao tiếp, cần giải quyết hợp lí giữa việc dạy kiến thức ngôn ngữ lần lượt từ các đơn vị bậc thấp đến bậc cao, từ dễ đến khó (ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp- văn bản- phong cách) với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không tuân theo trình tự đó. Vì vậy, để đạt được mục đích giao tiếp, có lúc phải sắp xếp lại trình tự ngữ liệu cho phù hợp với giao tiếp trong thực tế. Thực hành tiếng Việt là áp dụng lí thuyết vào các trường hợp cụ thể, từ đó rút ra những bài học trong ứng dụng, giao tiếp thực tiễn. Việc dạy tiếng về bản chất và mục đích mang tính thực hành rõ rệt. Nguyên tắc thực hành cần được quán triệt trong suốt quá trình dạy học ở tất cả các khâu từ tìm hiểu bài, giới thiệu bài mới, bài học, ghi nhớ và bài tập và nhất là luyện tập. Khi dạy thực hành, cần chú ý tới hai cách thức tiếp cận: đi từ ví dụ cụ thể, đến rút ra kết luận, hai là: từ nhắc lại lí thuyết đến áp dụng vào bài tập. Thực hành để hiểu sâu lí thuyết, và để sử dụng vào thực tiễn giao tiếp, vận dụng trong bài thi Quốc gia. Hơn nữa, trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn hiện nay, phần đọc hiểu thường có hình thức cho một văn bản và yêu cầu thí sinh dựa vào văn bản đó để trả lời các câu hỏi đọc hiểu. Mục đích của các câu hỏi nhằm đánh giá xem người đọc có hiểu văn bản không. Hiểu ở đây trước hết là phải nắm đúng, nắm đủ thông tin của văn bản; hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của văn bản; cao hơn là phải hiểu sâu văn bản (nhất là văn bản văn học) tức là hiểu những gì không nói trên câu chữ văn bản; hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, phát hiện được những nội dung, ý nghĩa mà người khác chưa/không thấy; thậm chí có khi nằm ngoài ý đồ của tác giả Cái này một phần có liên quan đến hiểu biết Tiếng Việt, các biện pháp tu từ. Với mục đích dạy tốt bài thực hành, và để vận dụng kĩ năng thực hành trong đề thi Quốc gia, tôi vận dụng vào một tiết dạy cụ thể: Các biện pháp tu từ ngữ âm tiếng Việt. II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Khi dạy học Ngữ văn, các thầy cô đều được trang bị nhận thức về vấn đề phải “công bằng” với các phân môn Đọc văn, Làm văn, tiếng Việt được quy định trong chương trình. Nhưng thực tế dạy học, nhiều thầy cô giáo chỉ chú ý các tiết Đọc văn, Làm văn, tiếng Việt, Lí luận văn học ít chú ý tới. Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đại học, Cao đẳng đã xuất hiện phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn. Năm học 2014 – 2015, Bộ GD & ĐT chính thức công bố phương án tổ chức một kì thi chung - THPT Quốc gia. Đây là một bước tiến mới mang tính chất đột phá trong đổi mới giáo dục. Xuất phát từ xu hướng đổi mới: từ kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ) chuyển sang kiển tra đánh giá năng lực đọc – hiểu của học sinh (tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản). Đây cũng là hướng tiếp cận với xu thế chung của thế giới. Nội dung kiến thức để làm dạng đề này lại nằm rải rác ở chương trình và phụ thuộc rất lớn vào khả năng đọc hiểu của học sinh, chưa có một tài liệu chính thống nào cung cấp phương pháp, kĩ năng và xâu chuỗi vấn đề lại để hướng dẫn học sinh làm dạng bài này một cách có hệ thống. Nhiều thầy cô giáo và học sinh còn chưa tự tin khi làm phần Đọc hiểu. Thực tế này bắt buộc nhiều thầy cô giáo phải nhìn lại vẫn đề dạy học Tiếng Việt và dạy thực hành. Cùng với thực tế chung của các trường THPT trong cả nước, trường THPT Lê Hồng Phong cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Về phía giáo viên: các giáo viên luôn yêu thích, say mê, tâm huyết với nghề. Song trong quá trình hướng dẫn học sinh làm phần đọc hiểu vẫn, nhiều giáo viên chưa trang bị cho học sinh một cách hệ thống những kĩ năng cần thiết phải có từ việc nhận diện các dạng câu hỏi, cách trình bày câu hỏi, bài viết hay phân bố thời gian hợp lí. Về phía học sinh: chưa phân biệt được các dạng câu hỏi đọc hiểu, kĩ năng làm bài còn yếu. Nói riêng một phần nho nhỏ trong đề thi, tôi thấy các em còn mắc rất nhiều: hiểu và trình bày về biện pháp tu từ, tác dụng của biện pháp tu từ còn rất lúng túng. Năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công dạy 2 lớp: 12C3, 12C5. Sau khi làm bài số 1 theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, tôi nhận thấy học sinh chưa có kĩ năng làm bài phần đọc hiểu. Số lượng bài đạt mức điểm yếu và trung bình chiếm đa số, điểm khá ít, còn điểm giỏi không có. Trong đó gần như việc phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ, các em bị mất điểm. Khảo sát kết quả cụ thể ở 2 lớp 12C3, 12C5 với tổng số học sinh 68 trong bài thực hành về các biện pháp tu từ Tiếng Việt nói chung khi ôn thi Đọc hiểu đề thi Quốc Gia, tôi thu được kết quả sau: Điểm Số HS 0.0 – 0,25 0,25 – 0,5 0,5 – 0,75 0,75 - 1.0 28 41.1% 36 52.9% 4 6.0% 0 0.0% Từ thực trạng trên, để giảng dạy đạt hiệu quả hơn, tôi đã tìm tòi nghiên cứu, mạnh dạn đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài thực hành về các biện pháp tu từ. Tôi áp dụng cho một bài học cụ thể: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM. III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 1. Hệ thống các biên pháp tu từ cần trang bị cho học sinh Đề bài đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh có cấu trúc gồm 2 phần: - Phần 1: Đề đưa ra một văn bản: văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích. Xu hướng sẽ là một văn bản mới nằm ngoài sách giáo khoa. - Phần 2: Đề đưa ra các câu hỏi ở 4 mức độ nhận thức từ thấp đến cao: nhận biết (Biết) – thông hiểu (Hiểu) – vận dụng thấp – vận dụng cao. - Trong phần hai, thường thì đề thi có một câu hỏi phát hiện một vài biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của nó. Nhận diện các biện pháp nghệ thuật * Một số phép tu từ ngữ âm: - Phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài: một số câu văn có lúc nhịp ngắn và nhịp dài. Nhịp ngắn diễn tả cái náo nức hay dữ dội; nhịp dài thường diễn tả cảm xúc hay nối tiếp của nhịp ngắn một cách cụ thể hơn. - Hài thanh: phối hợp thanh bằng và thanh trắc. - Tính chất đóng, mở của âm tiết. - Phép điệp: thuộc vào phép tu từ ngữ âm gồm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh. * Một số phép tu từ từ vựng: Các phép tu từ từ vựng Khái niệm So sánh Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình (giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động), gợi cảm (có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc) cho sự diễn đạt. Nhân hóa Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Hoán dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi (có nét tương cận) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Điệp từ (ngữ) - Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ (ngữ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. - Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp từ (ngữ). Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp từ (ngữ). Chơi chữ Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Nói quá (thậm xưng) Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng tính biểu cảm. Nói giảm nói tránh Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. * Một số phép tu từ cú pháp: - Phép liệt kê: là thủ pháp sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hoặc cụm từ cùng loại để diễn đạt trọn vẹn sâu sắc những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. - Phép lặp cú pháp: là cách lặp đi lặp lại một kiểu câu nhằm nhấn mạnh và tạo sắc thái biểu cảm cho ý cần diễn đạt. - Câu hỏi tu từ: là thủ pháp nghệ thuật nhằm diễn tả cảm xúc và biểu đạt niềm tin, sự xác nhận chắc chắn trước một đối tượng, một sự việc. - Phép chêm xen: là bộ phận xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó. Nó có thể nằm ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu. Khi nói, khi đọc, nó được tách ra bằng ngữ điệu; khi viết, nó được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. * Một số biện pháp nghệ thuật khác: - Phép đảo: đảo trật tự cú pháp, đảo ngữ để nhấn mạnh nội dung được đảo lên trước. - Phép đối: là biện pháp tạo nên những câu văn, câu thơ có hai vế đối xứng giữa những từ ngữ tương ứng về số lượng tiếng, về từ loại và về ý nghĩa của các tiếng, các từ và cả về kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu của mỗi vế. 2. Chuẩn bị điều kiện để thực hiện - Chuẩn bị của GV: + Để xây dựng bài giảng giáo viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần phải giáo dục, kĩ năng nào phải rèn luyện, giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học; + Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình huống phát sinh trước giờ dạy học; + Chuẩn bị phương tiện dạy học SGK, SGV, bài soạn, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS; + Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh. - Chuẩn bị của học sinh: + Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới; + Chuẩn bị thái độ, tâm thế. III. Bài thiết kế dạy học thực hành Tiết 31- Tiếng Việt: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: Nắm được một số phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản và có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1. Thiết kế bài học (văn bản soạn thảo và Power Point) III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Chỉ ra một biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của nó trong câu thơ sau: Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. (Xuân Diệu, Đây mùa thu tới) Dự kiến trả lời: Nhân hóa : Luồng run rẩy Nhánh khô gầy, xương mỏng manh. Gợi ra vẻ đẹp cụ thể, sinh động của thiên nhiên, người đọc hình dung được cái rét, cái run, cái lạnh như thấm vào từng chiếc lá, ngọn cây, thiên nhiên như có hồn, mang sắc thái của tâm trạng con người, với những cảm giác tinh vi. Sử dụng nhân hóa, XD vừa thể hiện được cái mới trong cảm nhận về thiên nhiên, vừa thể hiện được cái mới trong cách quan sát và miêu tả. Cho điểm hs. 3. Tiến trình bài học Giáo viên chuyển tiếp, giới thiệu bài mới: Tu từ là biện pháp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (âm, tiếng, từ, câu) để tạo ra sắc thái thẩm mĩ cho văn bản, thực hiện tốt các mục đích giao tiếp. Việc sử dụng các biện pháp tu từ tạo ra vẻ đẹp thẩm mĩ, góp phần tạo hiệu quả biểu đạt: tư tưởng, cảm xúc, hình tượng. Các biện pháp tu từ được chia thành nhiều loại: tu từ ngữ âm, tu từ về từ, ngữ nghĩa, tu từ về cú pháp, tu từ về văn bản. Tu từ ngữ âm là biện pháp khai thác các yếu tố ngữ âm như nhịp điệu, âm, vần, thanh để phục vụ cho việc thể hiện nội dung cảm xúc, nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Câu văn xuôi thông thường không quá chú trọng bởi vần điệu, nhịp điệu, nhưng không phủ nhận tầm quan trọng của nó trong một số các trường hợp hoặc hoàn cảnh cụ thể, thể loại cụ thể. Những lúc như thế, nhịp điệu và âm hưởng có tác dụng lớn lao. Thơ (văn vần) rất cần tính hình tượng và sự thể hiện cảm xúc nên điệp âm, điệp vần, điệp thanh là những biện pháp có tác dụng tích cực. Phép tu từ ngữ âm có nhiều, trong đó tiết học hôm nay chúng ta tập trung vào hai trường hợp: tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu (văn xuôi) và điệp âm, điệp vần, điệp thanh (cho thơ). HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I - Thao tác 1: Câu hỏi nhắc lại lí thuyết, mở rộng kiến thức. + Nhịp điệu và âm hưởng được tạo ra do những yếu tố nào? Tạo âm hưởng nhịp điệu có tác dụng gì? (dự kiến: sự ngắt nhịp, sự phối hợp âm thanh, hòa phối ngữ âm của từ, thanh điệu; Tác dụng: tạo sự hài hòa cân đối, sức hấp dẫn, sức thuyết phục) + Có những loại nhịp nào, đặc điểm của âm, thanh điệu? Thao tác 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Tổ chức lớp học thành 3 nhóm lớn, kê bàn thành ba nhóm khác nhau. Dùng phiếu học tập , hai hs một phiếu cho học sinh cả ba nhóm giải quyết bài tập 1. Sau 6 phút, gọi học sinh đại diện trình bày và hs khác nhận xét, bổ sung. Hướng dẫn HS tìm hiểu Bài tập 1 Bài 1: Nhận xét: Bài tập 1: Yêu cầu (SGK) Gợi ý? - Đoạn văn trên có mấy nhịp? Nhịp dài, nhịp ngắn có tác dụng như thế nào? - Âm tiết kết thúc mỗi nhịp có tính chất mở hay đóng, thuộc nhóm thanh bằng hay thanh trắc? Tác dụng của nó? - Cách phối hợp thanh, âm, vần, nhịp như thế nào ( với các phép tu từ lặp cú pháp, lặp từ), tác dụng của nó? Giáo viên chốt lại vấn đề - Hướng dẫn HS tìm hiểu Bài tập 2 Bài 2: Tương tự bài 1, gợi ý cho các em làm ở nhà. Điều gì nổi bật về nghệ thuật trong đoạn văn này? Phân tích tác dụng của: + Nhịp điệu: ngắt nhịp, (Nhịp điệu khi nhanh, khi chậm thể hiện điều gì ?) + Sự phối hợp với phép đối, với vần, với lặp (từ, cú pháp, nhịp điệu) - Hướng dẫn HS tìm hiểu Bài tập 3 Bài 3: Phân tích: + Nhịp điệu, âm hưởng (Cách ngắt nhịp của đoạn văn như thế nào? Ba câu đầu, câu 3, câu cuối? Tạo nên âm hưởng gì?) + Phối hợp với các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối, điệp từ, câu Thao tác 3: Giáo viên hỏi chung: - Nhận xét về tác dụng của việc tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu văn? - Từ bài học, hãy rút ra kinh nghiệm khi làm văn, viết bài? Hs trả lời và rút ra kết luận * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh. - Thao tác 1: Hướng dẫn hs hiểu về điệp âm, điệp vần, điệp thanh. GV nhắc lại khái niệm và đặc điểm của từng phép điệp ngữ âm bằng sơ đồ hóa trên máy chiếu. Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài tập. Tổ chức HS thành 3 nhóm làm việc độc lập, mỗi nhóm thảo luận và giải quyết 1 bài trên giấy khổ lớn. Nhóm trưởng một nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Bài 1 (Nhóm 1): Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm đầu: a. Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông b. Làn ao lóng lánh bóng trăng loe GV bổ sung:Phu âm (l) là âm lưỡi, khi phát âm phải bật từ trên xuống và mở ra. Khuôn âm diễn tả trạng thái nửa nọ nửa kia, đi trong một số cụm: lóng lánh, lập lòe, leo lét, lúng liếng, lung linh - 4 lần điệp (l) =>Hoa lựu - 4 lần điệp (l) => ánh sáng với vũ điệu của nó đang choán lấy kháp bề mặt không gian, tán loang choán lấy mặt nước. Hướng dẫn tìm hiểu bài tập 2. Bài 2, nhóm 2: Vần nào lặp lại nhiều nhất? Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó? Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời Mùa đông còn hết em ơi Mà con én đã gọi người sang xuân! (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân) Hướng dẫn tìm hiểu bài tập 3. Bài 3, nhóm 3 Bài 3: Phân tích các yếu tố ngữ âm và tác dụng của nó trong việc biểu đạt sự hiểm trở của núi rừng, sự vất vả gian lao của cuộc hành quân người lính: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Quang Dũng, Tây Tiến) - Nhịp điệu - Sự phối hợp các thanh bằng trắc. - Các yếu tố từ ngữ - Phép lặp cú pháp. Tha
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ren_luyen_mot_so_ky_nang_thuc_hanh_ve_cac_bien_phap_tu.doc