SKKN Rèn luyện kỹ năng trong ôn tập thi TNKQ phần dịa lý các vùng kinh tế, Địa lý 12

SKKN Rèn luyện kỹ năng trong ôn tập thi TNKQ phần dịa lý các vùng kinh tế, Địa lý 12

Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đã từng bước được đổi mới. Quá trình dạy học muốn đạt kết quả cao cần có sự thống nhất, phù hợp giữa các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức

Trước nhu cầu ngày càng cao của xã hội, quá trình dạy học không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà quan trọng hơn là phải hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt. Đối với môn Địa Lí trong nhà trường phổ thông, ngoài yêu cầu hình thành cho học sinh kiến thức cơ bản, cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết.

Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí ở THPT nói riêng còn gặp nhiều khó khăn: học sinh không học do tâm lý môn phụ, cơ sở vật chất trường lớp còn yếu nên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao, việc cập nhật kiến thức mới còn nhiều hạn chế . Môn Địa lí chỉ được quan tâm khi học sinh phải thi tốt nghiệp. Vì vậy, cả giáo viên và học sinh đều chưa thực sự chú ý đến việc dạy và học môn Địa lí.

Thực tế trong kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi THPT quốc gia của hai năm gần đây, Địa Lí lại là bộ môn có kết quả tương đối cao trong các bộ môn tự chọn và số HS chọn là môn thi thứ 4 cũng có xu hướng tăng, đặc biệt trong năm học 2016 – 2017 số lượng thí sinh đăng ký thi ban KHXH tăng đột biến. Trong đó theo cấu trúc đề thi hiện nay: Phần thực hành kĩ năng địa lí và phần địa lí các vùng kinh tế thường chiếm từ 55 - 70% tổng số điểm của bài thi.

Năm học 2016 - 2017, lần đầu tiên địa lý cùng các môn lịch sử, giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia dưới dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm. Lần đầu tiên TNKQ môn Địa Lý được đưa vào bài thi tổ hợp KHXH nên cả giáo viên và học sinh đều có tâm lý bỡ ngỡ, còn chưa nhiều kinh nghiệm trong dạy và học thi trắc nghiệm.

Vì vậy, làm thế nào để học sinh ôn thi tốt nghiệp bộ môn Địa lí đạt kết quả tốt, nhất là phần địa lí các vùng kinh tế và các kĩ năng địa lí cho HS từ đó giúp các em làm bài thi tốt, tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng trong ôn tập thi TNKQ phần dịa lý các vùng kinh tế, địa lý 12”.

 

doc 29 trang thuychi01 10896
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng trong ôn tập thi TNKQ phần dịa lý các vùng kinh tế, Địa lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
======™¶˜======
Bộ môn	: ĐỊA LÝ
Họ và tên	: LÊ HOÀNG HÀ
Chức vụ	: GIÁO VIÊN
Năm học: 2016 - 2017
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đã từng bước được đổi mới. Quá trình dạy học muốn đạt kết quả cao cần có sự thống nhất, phù hợp giữa các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức
Trước nhu cầu ngày càng cao của xã hội, quá trình dạy học không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà quan trọng hơn là phải hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt. Đối với môn Địa Lí trong nhà trường phổ thông, ngoài yêu cầu hình thành cho học sinh kiến thức cơ bản, cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết. 
Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí ở THPT nói riêng còn gặp nhiều khó khăn: học sinh không học do tâm lý môn phụ, cơ sở vật chất trường lớp còn yếu nên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao, việc cập nhật kiến thức mới còn nhiều hạn chế.. Môn Địa lí chỉ được quan tâm khi học sinh phải thi tốt nghiệp. Vì vậy, cả giáo viên và học sinh đều chưa thực sự chú ý đến việc dạy và học môn Địa lí.
Thực tế trong kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi THPT quốc gia của hai năm gần đây, Địa Lí lại là bộ môn có kết quả tương đối cao trong các bộ môn tự chọn và số HS chọn là môn thi thứ 4 cũng có xu hướng tăng, đặc biệt trong năm học 2016 – 2017 số lượng thí sinh đăng ký thi ban KHXH tăng đột biến. Trong đó theo cấu trúc đề thi hiện nay: Phần thực hành kĩ năng địa lí và phần địa lí các vùng kinh tế thường chiếm từ 55 - 70% tổng số điểm của bài thi. 
Năm học 2016 - 2017, lần đầu tiên địa lý cùng các môn lịch sử, giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia dưới dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm. Lần đầu tiên TNKQ môn Địa Lý được đưa vào bài thi tổ hợp KHXH nên cả giáo viên và học sinh đều có tâm lý bỡ ngỡ, còn chưa nhiều kinh nghiệm trong dạy và học thi trắc nghiệm.
Vì vậy, làm thế nào để học sinh ôn thi tốt nghiệp bộ môn Địa lí đạt kết quả tốt, nhất là phần địa lí các vùng kinh tế và các kĩ năng địa lí cho HS từ đó giúp các em làm bài thi tốt, tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng trong ôn tập thi TNKQ phần dịa lý các vùng kinh tế, địa lý 12”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn, cùng với thời gian, điều kiện nghiên cứu đề tài và kinh nghiệm của bản thân, khi tìm hiểu đề tài này, tôi nhằm các mục đích sau:
Nhằm giúp học sinh nắm vững và biết cách hệ thống hóa, củng cố, hoàn thiện các kiến thức địa lí phần kiến thức và rèn luyện các kĩ năng địa lí phần kinh tế vùng, giúp các em chủ động lĩnh hội tri thức, đồng thời giúp các em ôn thi tốt nghiệp một cách hiệu quả và giúp các em làm bài thi tốt nghiệp quốc gia môn Địa lí đạt kết quả tốt.
Khi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành đề tài này đã giúp tôi củng cố thêm kiến thức chuyên môn.
1.3. Đối tượng và phạm vi của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu là HS khối 12 trường THPT Thiệu Hóa 
- Phạm vi của đề tài: Căn cứ vào nội dung chương trình SGK và trình độ nhận thức của học sinh, cùng với kinh nghiệm của bản thân, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản phần địa lí các vùng kinh tế, địa lý lớp 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận:Nghiên cứu các tài liệu có liên quan rèn luyện các kĩ năng địa lí và hướng dẫn ôn thi.
Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa được sử dụng để xây dựng hệ thống nội dung của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra.
 + Phương pháp điều tra xã hội như phỏng vấn.
 + Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là sự vận dụng có chọn lọc những kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm bản thân trong quá trình học tập và tự bồi dưỡng.
- SKKN đề cập đến việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng trong ôn tập thi trắc nghiệm khách quan mà phần lớn những đề tài trước kia chỉ đề cập đến ôn tập thi tự luận. 
- Rèn luyện cho học sinh chủ động thay đổi thói quen tư duy từ tự luận sang trắc nghiệm. Để đạt điểm địa lý cao trong thi trắc nghiệm không phải dựa vào mẹo hay thủ thuật phán đoán đáp án may rủi mà chính là tư duy. Rèn luyện nhiều đề thi thử để thực hiện tốt các kỹ năng như tính toán, sử dụng phương pháp loại trừ, vẽ biểu đồ sẽ giúp các em tự tin giành kết quả cao trong kỳ thi trắc nghiệm.
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Kĩ năng địa lí
1) Học Địa lí ở THPT, HS cần phải củng cố và phát triển các kĩ năng:
 - Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, số liệu thống kê,...
- Thu thập, xử lí, trình bày các thông tin địa lí.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với HS trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán.
2) Kĩ năng địa lí trong nhà trường phổ thông được chia ra 5 mức độ:
- Bắt chước: Quan sát và cố gắng lặp lại một kĩ năng nào đó.
- Thao tác: Hoàn thành một kĩ năng nào đó theo chỉ dẫn hơn là bắt chước máy móc.
- Chuẩn hoá: Lặp lại một kĩ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn và thường được thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn.
- Phối hợp: Kết hợp nhiều kĩ năng theo một trật tự, một cách nhịp nhàng và ổn định.
- Tự động hoá: Hoàn thành một hay nhiều kĩ năng một cách dễ dàng và trở thành tự động, không đòi hỏi một sự cố gắng về thể lực và trí tuệ.
Các kĩ năng sẽ có được một cách vững chắc nhờ vào việc luyện tập thường xuyên và có kết quả trên cơ sở những hiểu biết cần thiết về kĩ năng.
2.1.2 Rèn luyện kĩ năng địa lí
Các kĩ năng cơ bản:
Các kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa.
Kĩ năng làm việc với Át lát địa lí Việt Nam.
Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê.
Kĩ năng nhận biết, vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã cho và rút ra nhận xét cần thiết.
Kĩ năng tính toán trong địa lí.
a) Kĩ năng làm việc với bản đồ
- Kĩ năng làm việc với bản đồ là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do tính chất cơ bản của kĩ năng, nên trong các đề thi môn Địa lí, việc kiểm tra kĩ năng này được thực hiện chủ yếu thông qua yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ là không thể thiếu khi học môn Địa lí.
Đối với HS lớp 12, những được thực hiện một cách thành thạo để đạt mức cao nhất của kĩ năng bản đồ là đọc bản đồ : phân tích được các mối liên hệ nhân quả, mô tả tổng hợp một lãnh thổ, một ngành, một thành phần tự nhiên....
- Muốn đọc được bản đồ, yêu cầu phải có kiến thức địa lí.
b) Kĩ năng làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam
 Quan trọng và không thể thiếu trong quá trình ôn tập môn địa lí là phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào Atlat địa lí Việt Nam. Atlat được coi là “cuốn SGK thứ hai” có rất nhiều các bản đồ, biểu đồ, các số liệu thống kê Việc sử dụng Atlat và vận dụng các kĩ năng địa lí sẽ giúp các em giảm được 50% việc học thuộc lòng bài học một cách máy móc, không có hiệu quả. Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng Atlat để tập trung kiến thức làm tốt bài thi.
- Câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trở thành phổ biến trong tất cả các đề thi môn Địa lí. Để khai thác kiến thức từ Atlát, yêu cầu HS phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng kĩ năng tư duy, trong nhiều trường hợp còn cần đến óc sáng tạo. 
c) Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê 	
- Trong đề thi tốt nghiệp môn Địa lí THPT những năm trước và kì thi THPT quốc gia năm vừa qua, câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu luôn xuất hiện. Đồng thời loại câu hỏi này còn cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận. Thông thường loại câu hỏi này yêu cầu HS phân tích bảng số liệu (nghĩa là đọc bảng số liệu) để lựa chọn ra nhận xét đúng nhất.
Trong một số trường hợp cần thiết, câu hỏi lựa chọn cần phải tính toán bảng số liệu . Trong những trường hợp này, phải có sự vận dụng các công thức và kỹ năng toán học một cách nhanh nhạy và chính xác nhất.
d) Kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ từ bảng số liệu đã cho và rút ra các nhận xét cần thiết
- Dựa vào chức năng thể hiện của biểu đồ, có thể chia ra các loại biểu đồ thể hiện quy mô, biểu đồ thể hiện sự phát triển, biểu đồ thể hiện cơ cấu, biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu, biểu đồ kết hợp. 
- Dựa theo hình dáng của biểu đồ, lại có thể chia ra biểu đồ cột (cột đơn, cụm cột, cột chồng, thanh ngang,...), biểu đồ đường (một đường, nhiều đường, ...), biểu đồ kết hợp cột và đường, biểu đồ tròn, biểu đồ vuông, biểu đồ miền.
Đề thi tốt nghiệp chủ yếu nhằm vào các dạng cơ bản, đã cho sẵn dạng biểu đồ, nên các em học sinh chỉ cần xác định chính xác loại biểu đồ sẽ được điểm tối đa.
e) Kĩ năng tính toán trong địa lí
Tính toán trong địa lí thường có các dạng khác nhau, với cách thực hiện không giống nhau. Nhưng trong thi tốt nghiệp thông thường tính toán dựa vào việc sử dụng các công thức có sẵn, ví dụ tính năng suất khi biết diện tích và sản lượng, tính mật độ dân số khi biết diện tích và dân số... 
2.1.3. Trắc nghiệm khách quan
Ngày 28/9/2016, Bộ giáo dục và đào tạo đã công bố phương án tổ chức kỳ thi THPT QG năm 2017. Trong đó có 5 bài thi, bài thi Khoa học xã hội là tổ hợp của 3 môn: Sử, Địa, Giáo dục công dân, thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.
	Trắc nghiệm khách quan có nhiều loại câu hỏi khác nhau:
v     Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions)	
v     Trắc nghiệm nhiều lựa chọn  (Multiple choise questions)
v     Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer).
v     Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để tìm hiểu về kĩ năng làm bài thực hành của HS khối 12 trường THPT Thiệu Hóa, tôi đã tiến hành khảo sát 04 lớp 12 mà tôi đã dạy trong năm học 2015 – 2016. Kết quả thu được như sau:
Với các câu hỏi kiểm tra. Đánh dấu ( X) vào lựa chọn phù hợp với bản thân em.
Bạn có biết sử dụng bản đồ, lược đồ trong học địa lí?
 Tốt Bình thường Không tốt
Kĩ năng sử dụng Át lát địa lí Việt Nam của bạn. 
 Tốt Bình thường Không tốt
Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê của bạn.
 Tốt Bình thường Không tốt 
Kĩ năng nhận dạng biểu đồ và nhận xét biểu đồ từ bảng số liệu đã cho
 Tốt Bình thường Không tốt 
Kĩ năng tính toán trong đại lí
 Tốt Bình thường Không tốt 
Bảng 1. Các kĩ năng địa lí của học sinh
 Kĩ năng
Lớp ( SS)
Tốt
Bình thường
Không tốt
HS
%
HS
%
HS
%
12C (38HS)
12
31%
16
42%
10
27%
12D (42HS)
6
14%
14
33%
22
53%
12K (40HS)
4
10%
14
35%
22
55%
12H (45HS)
5
20%
13
29%
23
51%
Với kết quả này tôi nhận thấy đa số học sinh ở trường THPT Thiệu Hóa nói chung và các lớp tôi dạy nói riêng việc thực hành các kĩ năng địa lí của HS nhìn chung còn rất yếu (có tới trên 80% HS chưa thành thạo với các kĩ năng địa lí). Tiếp tục tìm hiểu thêm thông qua phỏng vấn 60 học sinh về những kĩ năng địa lí mà em biết, tôi nhận thấy như sau:
Với kĩ năng làm việc với bản đồ và Át lát thì các em mới hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ, nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ, xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ; còn mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ, xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ, xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ,mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
Kĩ năng biểu đồ từ bảng số liệu đã cho và rút ra nhận xét cần thiết. Đối với kĩ năng này đa số học sinh biết vẽ các dạng biểu đồ nhưng còn yếu phần lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất, phần nhận xét thì không làm rõ được yêu cầu của đề.
Theo cấu trúc đề thi TNQG phần kinh tế vùng có 10 câu hỏi, phần thực hành 10 câu với các kỹ năng: biểu đồ, atlat, bảng số liệu
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Phần lớn các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp được đưa ra chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học sinh ôn tập thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và thi đại học kỹ năng ôn tập để thi tự luận.
2.4. Rèn luyện kỹ năng trong ôn tập thi TNKQ phần Địa Lý kinh tế vùng lớp 12
Năm học 2016 - 2017, lần đầu tiên Địa Lý tham gia kỳ thi THPT quốc gia dưới dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm.
Thi trắc nghiệm có thể dễ ăn điểm ở một mức độ nào đó và tránh cho thí sinh không bị điểm liệt, nhưng điểm cao đến mức độ nào còn phụ thuộc rất lớn vào sự chú ý đầu tư trong năm và kỹ năng làm bài.
Học sinh cần thay đổi thói quen tư duy từ tự luận sang trắc nghiệm. Để đạt điểm địa lý cao trong thi trắc nghiệm không phải dựa vào mẹo hay thủ thuật phán đoán đáp án may rủi mà chính là tư duy. Rèn luyện nhiều đề thi thử để thực hiện tốt các kỹ năng như tính toán, sử dụng phương pháp loại trừ, vẽ biểu đồ sẽ giúp các em tự tin giành kết quả cao trong kỳ thi trắc nghiệm.
Ngoài ra, các em cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau trong quá trình học, ôn tập. Cụ thể, chú ý nội dung giảm tải. Theo công bố của Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT 2016 - 2017, kiến thức chỉ giới hạn trong chương trình lớp 12 nên thí sinh cần chú ý ôn tập đầy đủ các kiến thức, kỹ năng của từng chương, bài trong chương trình sách giáo khoa, không sa đà vào các kiến thức khó trên chuẩn. Cũng cần chú ý các nội dung “giảm tải” mà Bộ công bố.
Đề thi theo lối trắc nghiệm có khả năng bao quát chương trình hơn, phổ kiến thức kiểm tra rộng hơn so với thi tự luận, vì thế học “tủ” là điều cấm kỵ. học sinh không được bỏ bất kỳ phần nào trong sách giáo khoa địa lý lớp 12, từ kênh chữ đến kênh hình, kể cả các bài đọc thêm, các bài thực hành.
TS cần lưu ý cấu trúc đề thi mà Bộ đã công bố. Theo đó các câu hỏi trong đề thi sẽ phân bổ theo 5 chủ đề: địa lý tự nhiên (7 câu), địa lý dân cư (3 câu), địa lý các ngành kinh tế (10 câu), địa lý vùng kinh tế (10 câu), thực hành (10 câu).
Địa lý kinh tế vùng trong ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia chiếm tương đương với 10 câu. Đây cũng là một mảng kiến thức lớn và theo đánh giá của học sinh trong quá trình học là tương đối khó vì lượng kiến thức lớn và hay bị nhầm lẫn. Để học sinh ôn thi đạt kết quả cao phần này chúng ta cần nắm vững kiến thức lý thuyết và rèn luyện nhuần nhuyễn các kỹ năng
Cũng cần tránh ngộ nhận sai lầm rằng trắc nghiệm chỉ kiểm tra được khả năng nhớ chi tiết mà không kiểm tra được các kỹ năng tư duy bậc cao. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi trắc nghiệm học sinh phải biết học đúng cách, học bao quát để nắm chắc toàn bộ nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình chứ không phải là nhồi nhét vào đầu thật nhiều chi tiết rời rạc.
2.4.1 Ôn tập phần kiến thức lý thuyết trong Địa Lý kinh tế vùng
Mục đích của việc ôn tập là hệ thống, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng nên học sinh cần ôn tập theo các chủ đề như tự nhiên Việt Nam, dân cư xã hội, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. Các em nên lập các biểu bảng tổng kết ngắn gọn để dễ ôn tập, nắm vững các nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết của mỗi chủ đề. Cũng nên dành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý sau đó thử trình bày, viết lại các vấn đề đó ra giấy rồi so sánh với tài liệu để xem mình nhớ được những gì, cái gì chưa nhớ. Đánh dấu lại phần chưa nhớ để ôn lại.
Nên trình bày các nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy (mindmap) cô đọng nhưng chứa đựng đủ các kiến thức cốt lõi cần ôn tập. Dán bản đồ tư duy ở chỗ dễ quan sát nhất của góc học tập để người học có nhiều cơ hội “chụp ảnh” và lưu nó trong trí nhớ của mình.
2.4.2 Rèn luyện kỹ năng trong ôn tập thi TNKQ 
a. Sử dụng bản đồ, atlat
Trong quá trình học, ôn tập, học sinh cần luôn sử dụng Atlat bởi Atlat là “cuốn sách thứ 2 của địa lý”, cũng là tài liệu quan trọng được sử dụng trong phòng thi. Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kỹ năng sử dụng Atlat huy động kiến thức làm bài thi đạt kết quả cao. Ngược lại, cũng cần tránh tư tưởng ỷ lại vào Atlat, bởi không rèn luyện kỹ năng khai thác Atlat thì sự lúng túng cộng với tâm lý căng thẳng trong cuộc thi sẽ làm cho các em không khai thác được nhiều các nội dung trong Atlat.
- Các yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam rất đa dạng. Trong phạm vi ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí THPT những năm trước cũng như kì thi THPT quốc gia, cần lưu ý tập trung vào các chủ điểm sau:
+ Vị trí địa lí của miền, vùng, tỉnh, trung tâm công nghiệp/thành phố lớn,... và ý nghĩa (vị trí toán học, vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế).
+ Hiểu để lựa chọn để trình bày hoặc giải thích về đặc điểm chung của tự nhiên các vùng Việt Nam (địa hình nhiều đồi núi, tác động đến cảnh quan tự nhiên và sự phát triển KT - XH; ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta; ậu, nhiệt độ và lượng mưa, sông ngòi, đất, thực vật và động vật, dân cư, dân tộc, đô thị hoá).
+ Trình bày và giải thích về một vùng kinh tế/vùng kinh tế trọng điểm (nguồn lực, tình hình phát triển kinh tế và phân bố, sự phân hóa nội vùng, các mối liên hệ liên vùng). So sánh các vùng kinh tế.
Để khai thác các kiến thức địa lí theo những chủ điểm trên, cần lưu ý kĩ thuật sử dụng các trang của Atlát Địa lí Việt Nam. Phần địa lý kinh tế vùng được sử dụng atlat của các trang: 26, 27, 28, 29
Trong rất nhiều trường hợp, HS phải chồng xếp các trang bản đồ Atlát để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể.
- Làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam, cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt, biểu đồ, số liệu... trong các trang Atlát. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung trang Atlát, hoặc bổ sung cho nội dung tờ bản đồ mà Atlát không thể trình bày rõ được.
Một số câu hỏi TNKQ sử dụng Atlat phần kinh tế vùng
- Xác định vị trí địa lý, địa điểm
Câu 1 . Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ?
A. giáp Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
B. giáp miền Hạ Lào và đông Bắc Campuchia.
C. giáp đồng bằng sông Cửu Long.
D. có vùng biển rộng lớn.
Câu 2: Căn cứ vào at lat địa lí Việt Nam, Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau đây
A. Cà Mau.	 B. Kiên Giang.	
C. Tây Ninh. 	 D. Hà Tiên.
- Trình bày, nêu đặc điểm về đặc trưng của từng vùng
Câu 1. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
A.tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
B. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu 
C. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới
D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 2. Tác động của ngành công nghiệp dầu khí đến nền kinh tế của Đông Nam Bộ được thể hiện qua
A. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá lãnh thổ của vùng
B. tạo việc làm thu nhập cao cho người lao động
C. đảm bảo an ninh quốc phòng
D. đa dạng hoá các sản phẩm của vùng.
- Nhận dạng, phân tích dữ liệu át lát
Câu 1. Dựa vào bản đồ Lâm nghiệp ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào dưới đây thuộc tây Nguyên, năm 2007 có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh ở mức cao nhất ( trên 60%)?
	A.Gia Lai, Đắk Lắk.
	B.Đắk Nông, Gia Lai.
	C.Kon tum, lâm Đồng.
	D.Đắk Lắk, Đắk Nông.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết số lượng trung tâm công nghiệp có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng/trung tâm ở vùng Bắc Trung Bộ là bao nhiêu?
	A.1
	B.2
	C.3
	D.4
 b. Phân tích bảng số liệu, nhận dạng biểu đồ
Ng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_trong_on_tap_thi_tnkq_phan_dia_ly_cac.doc