SKKN Rèn luyện kỹ năng khai thác một số bảng niên biểu trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch Sử ở trường THPT 4 Thọ Xuân

SKKN Rèn luyện kỹ năng khai thác một số bảng niên biểu trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch Sử ở trường THPT 4 Thọ Xuân

 Trong nhiều năm gần đây, tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch Sử, luôn có những câu hỏi về nội dung lập bảng niên biểu, so sánh, thống kê nhằm kiểm tra đánh giá kỹ năng hệ thống, tổng hợp, chọn lọc các kiến thức đã học của học sinh. Điều này cũng góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp hài hòa, hợp lý các phương pháp kiểm tra.

 Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Trong đó, bảng niên biểu, bảng so sánh không những mang tính chất khái quát nội dung mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức có hệ thống cho học sinh, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, bảng niên biểu, bảng so sánh còn góp phần phát triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho các em.

 Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của việc lập bảng biểu thì kĩ năng của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy, nắm được những kĩ năng cơ bản để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay. Nếu học sinh chưa hiểu bài, chưa tổng hợp được sự kiện sẽ làm mất thời gian. Do đó, yêu cầu người giáo viên biết hệ thống, biết khái quát, biết phân tích nội dung của sự kiện và phải biết hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung của bài học thông qua lập niên biểu trong các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết chương.

 Vì vậy, để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, đồng thời, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử của nhà trường, phát huy tính tích cực của học sinh, rèn luyện tư duy cho các em, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc phát huy hiệu quả “ Rèn luyện kỹ năng khai thác một số bảng niên biểu trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch Sử ở trường THPT 4 Thọ Xuân” để cùng trao đổi với các đồng nghiệp.

 

doc 32 trang thuychi01 7715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng khai thác một số bảng niên biểu trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch Sử ở trường THPT 4 Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. Mở đầu....................................................................................................trang 2
1.1.Lí do chọn đề tài............................................................................................. 2
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm................................................................... 4
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................... 4
2.2. Thực trạng vấn đề........................................................................................ 4 
2.3. Các giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện............................................... 5
2.3.1. Các kỹ năng và nguyên tắc khi lập niên biểu............................................. 5
2.3.2. Phạm vi sử dụng niên biểu...................................................................................... 5 
2.3.3. Cách thức tổ chức thực hiện....................................................................... 6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...........................................................19
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................20
3.1. Kết luận....................................................................................................... 20
3.2. Kiến nghị, đề xuất....................................................................................... 20
Phụ lục................................................................................................................21 
Tài liệu tham khảo........................................................................................... 29
Danh mục SKKN được giải............................................................................ 30
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Trong nhiều năm gần đây, tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch Sử, luôn có những câu hỏi về nội dung lập bảng niên biểu, so sánh, thống kê nhằm kiểm tra đánh giá kỹ năng hệ thống, tổng hợp, chọn lọc các kiến thức đã học của học sinh. Điều này cũng góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp hài hòa, hợp lý các phương pháp kiểm tra.
 Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Trong đó, bảng niên biểu, bảng so sánh không những mang tính chất khái quát nội dung mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức có hệ thống cho học sinh, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, bảng niên biểu, bảng so sánh còn góp phần phát triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho các em.
 Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của việc lập bảng biểu thì kĩ năng của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy, nắm được những kĩ năng cơ bản để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay. Nếu học sinh chưa hiểu bài, chưa tổng hợp được sự kiện sẽ làm mất thời gian. Do đó, yêu cầu người giáo viên biết hệ thống, biết khái quát, biết phân tích nội dung của sự kiện và phải biết hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung của bài học thông qua lập niên biểu trong các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết chương. 
 Vì vậy, để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, đồng thời, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử của nhà trường, phát huy tính tích cực của học sinh, rèn luyện tư duy cho các em, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc phát huy hiệu quả “ Rèn luyện kỹ năng khai thác một số bảng niên biểu trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch Sử ở trường THPT 4 Thọ Xuân” để cùng trao đổi với các đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài tôi muốn hướng đến chính là khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các sự kiện lịch sử của Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1918 ở các tiết hình thành kiến thức mới, làm bài tập lịch sử, ôn tập chương, ôn tập học kì, giúp học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học để làm tốt nhất câu hỏi có nội dung lập bảng niên biểu, so sánh trong kỳ thi.
 Từ đó các em sẽ có những hiểu biết nhất định về các sự kiện tiêu biểu trong lịch sử, làm cho học sinh thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của đất nước, tôn trọng và biết ơn những nhân vật có đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc.
 Nội dung của đề tài tuy không mới, nhưng với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và tư duy tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học tập và thi cử. 
 Đề tài thiết kế, biên soạn được hệ thống các bảng biểu phù hợp với nội dung bài học, có tính hiệu quả và thực tiễn cao, giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy và học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh khối 11 tham dự kỳ thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử ở trường THPT 4 Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
1.4. Phạm vi nghiên cứu 
 Đề tài nghiên cứu về việc lập bảng so sánh, bảng niên biểu thuộc phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1918 chương trình Lịch sử lớp 11 (Chương trình chuẩn)
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các phương pháp sau: 
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử. 
- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
- Nghiên cứu, khai thác nội dung sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 - 1918
- Khai thác, sử dụng tài liệu về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 - 1918
- Dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. 
- Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh để có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý lý luận
 Nói đến sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan quy ước( lược đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu) trong dạy học Lịch sử đã không còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của loại đồ dùng dạy học này. Bởi vì đó là phương tiện dạy học quan trọng, qua đó giáo viên giúp học sinh hiểu bản chất sự kiện, là phương tiện hữu hiệu phát huy năng lực chú ý ở học sinh, rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, so sánh, khái quát hóa tổng hợp hóa ở các em.
 Bảng niên biểu, so sánh là một trong những dạng đồ dùng trực quan khá quan trọng trong dạy học Lịch sử, có khả năng hệ thống hóa các sự kiện theo thời gian, các giai đoạn của sự kiện hoặc liên hệ so sánh giữa các sự kiện. Đặc biệt với dạng niên biểu so sánh nếu được thiết kế hợp lý sẽ rèn luyện cho học sinh tư duy so sánh, từ đó có khả năng nắm vững bản chất sự kiện lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm, áp dụng vào thực tiễn.
 Đặc biệt, đối với các em học sinh giỏi, việc rèn luyện tư duy là yêu cầu hết sức cần thiết. Việc sử dụng niên biểu để thiết kế bài tập nhận thức cho học sinh là một trong những biện pháp đáp ứng được yêu cầu đó. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã thiết kế rất nhiều bảng thống kê, bảng so sánh nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn, rèn luyện thao tác tư duy so sánh, tổng hợp, khái quát cho các em, góp phần nâng cao hơn nữa kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ đó giáo dục được những tình cảm tốt đẹp, phát huy được truyền thống dân tộc, rèn ý thức trách nhiệm, tính tự lập cho mỗi học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trong thực tiễn giảng dạy ở các nhà trường phổ thông hiện nay, môn Lịch sử vẫn hay bị coi là môn học thuộc lòng với những con số, sự kiện hết sức khô khan, nặng nề. Để đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh giỏi, trong nhiều năm gần đây, tại các kỳ thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử, tỉnh Thanh Hóa luôn có phần câu hỏi kiểm tra kỹ năng thực hành như lập bảng thống kê, khái quát so sánh cho học sinh, chiếm 6.0 điểm/ 20.0 điểm.
 Tuy nhiên, nhiều giáo viên quá chú trọng đến nội dung tự luận mà chưa đầu tư đúng mức để thiết kế các bài tập nhận thức với các dạng niên biểu một cách khoa học, hiệu quả. Mặt khác, nhiều giáo viên thiết kế được bài tập với các dạng niên biểu song sử dụng chưa đúng cách, còn ôm đồm kiến thức. Hơn nữa, nếu giáo viên tự giao cho học sinh lập bảng niên biểu thì do khả năng, trình độ nhận thức của học sinh ở khu vực miền núi còn hạn chế nên việc thiết kế và sử dụng hiệu quả các bài tập với niên biểu còn lúng túng. 
 Từ thực trạng trên, để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân là một giáo viên dạy học môn Lịch sử nhiều năm ở trường phổ thông, thông qua quá trình giảng dạy, tôi cũng đã đúc rút một số kinh nghiệm, đưa ra đề tài:“ Rèn luyện kỹ năng khai thác một số bảng niên biểu trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch Sử ở trường THPT 4 Thọ Xuân”. 
2.3. Các giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.3.1. Một số kỹ năng và nguyên tắc cơ bản khi lập bảng niên biểu
 Trước hết, giáo viên phải thiết kế được dạng niên biểu phù hợp với nội dung bài học, từ đó sử dụng trong tiến trình giảng dạy. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã có sự chuẩn bị chu đáo, giành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung các bài học, xác định trọng tâm nội dung của bài học, để từ đó xem xét nội dung nào có thể thiết kế được thành các dạng niên biểu để có thể sử dụng hợp lý.
 Thứ hai, câu hỏi đưa ra cần hợp lý, trọng tâm, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và phải gây hứng thú cho học sinh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh, mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
 Thứ ba, sử dụng bảng niên biểu để thiết kế thành các dạng bài tập hợp lý nhằm rèn luyện và phát triển được tư duy của học sinh, đặc biệt đây lại là đối tượng học sinh giỏi, giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự nghiên cứu để rút ra kiến thức. Tôi đã sử dụng niên biểu ( thống kê và so sánh) để thiết kế thành bài tập ở các dạng cơ bản sau:
- Đưa sẵn mẫu niên biểu có sẵn các tiêu chí để học sinh hoàn chỉnh nội dung, trên cơ sở đó góp ý, củng cố kiến thức trong bài học.
- Đưa ra yêu cầu về vấn đề nhận thức để học sinh tự đưa ra các tiêu chí, đòi hỏi học sinh tự xác định mẫu niên biểu đồng thời hoàn chỉnh nó.
- Đưa ra dạng niên biểu có nội dung sai, nội dung còn khuyết, còn thiếu hoặc bị xáo trộn để yêu cầu học sinh chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện.
 Như vậy, tùy vào nội dung bài học và đối tượng học sinh mà giáo viên vận dụng cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất sau khi khai thác.
 Cuối cùng, nguyên tắc chung khi thiết kế, sử dụng niên biểu trong các dạng bài tập là phải đảm bảo yêu cầu cơ bản của bài học, không quá tải, lan man. Sử dụng niên biểu đúng mục đích, đúng lúc, đúng mức độ. Nội dung lập niên biểu phải rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với môi trường giảng dạy.
2.3.2. Phạm vi sử dụng niên biểu
 Niên biểu thống kê và so sánh có thể thành bài tập được tôi sử dụng linh hoạt trong tất cả các dạng bài học lịch sử như:
- Trong truyền thụ tri thức mới
- Trong củng cố kiến thức
- Trong ôn tập, tổng kết
- Trong kiểm tra, đánh giá.
 Những bài tập mà tôi thiết kế với bảng niên biểu nhằm phát huy tư duy học tập của học sinh trong các hình thức làm việc như:
- Làm việc cá nhân, tập thể
- Làm việc nhóm, cặp đôi 
2.3.3. Cách thức tổ chức thực hiện
 Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số vận dụng cụ thể được tôi sử dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 Nguyên tắc chung: Đầu tiên, tôi xác định những bảng biểu (so sánh, thống kê) phù hợp với nội dung từng bài học, từng chương. Sau đó, ở tất cả các bảng niên biểu tôi đều đưa ra câu hỏi, yêu cầu học sinh tự xác định nội dung so sánh, thống kê theo hình thức làm việc cá nhân hoặc cặp đôi. Học sinh lên bảng làm hoặc điền vào phiếu học tập. Cuối cùng, tôi và các em thảo luận, góp ý, chốt kiến thức và học sinh hoàn thiện bảng biểu vào vở học.
 Ở chương I “ Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX” gồm các bài 19 “ Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( từ năm 1858 đến trước năm 1873)” và Bài 20 “ Chiến sự lan rộng cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng” và bài 21: “ Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX” tôi đã thiết kế một số bảng niên biểu, so sánh như sau: 
Bảng 1: Lập bảng niên biểu những sự kiện chính về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ( 1858 -1884) 
Bảng 2: Lập bảng so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình Nguyễn và nhân dân ta từ năm 1858 - 1873 qua các mặt trận
Bảng 3: Lập bảng thống kê các bản Hiệp ước mà triều đình Nguyễn đã ký với thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 
Bảng 4: Lập bảng so sánh về các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX 
Bảng 5: Lập bảng so sánh hai giai đoạn của phong trào Cần Vương
Bảng 6: Lập bảng thống kê về cuộc khởi nghĩa Yên Thế 
Bảng 7: Lập bảng so sánh về phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
Bảng 8: Lập bảng so sánh phong trào chống Pháp xâm lược (1858 – 1884) với phong trào Cần Vương (1885 – 1896) 
Sản phẩm đạt được: 
Bảng 1: Lập bảng niên biểu những sự kiện chính về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ( 1858 -1884) 
Thời gian,
chiến sự
Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
Đà Nẵng 1858
- Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp -Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
- 1/9/1858, liên quân Pháp -Tây Ban Nha nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà(Đà Nẵng) mở màn cuộc xâm lược VN
Gia Định 
1859 -1860
 -Tháng 2/1859, Pháp kéo quân vào Gia Định, chiếm được thành.
- Đến năm 1860, Pháp gặp nhiều khó khăn nên ngừng mở các cuộc tiến công, chỉ để lại 1000 tên đóng trên một phòng tuyến dài 10km
Miền Đông Nam kỳ 1861-1862
- Ngày 23/2/ 1861, Pháp đã nổ súng tấn công và chiếm được đại đồn Chí Hòa
- Thừa thắng từ tháng 4/1861 đến 3/1862, Pháp mở rộng đánh chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long
Miền Đông Nam Kỳ sau Hiệp ước 1862
- Sau khi chiếm được ba tỉnh Miền Đông, Pháp tạm dừng mở rộng việc xâm chiếm để bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị, chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng, âm mưu chiếm nốt ba tỉnh Miền Tây.
Miền Tây 
(từ sau 1862 đến trước 1873)
- Năm 1867, lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước năm 1862 là vẫn ủng hộ nhân dân kháng chiến, từ ngày 20/6/1867 quân Pháp đem quân dàn trận trước thành Vĩnh Long yêu cầu chủ thành Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện.
Bắc Kỳ lần 1 (1873- 1874) 
- Chớp cơ hội triều đình nhờ giải quyết vụ Đuy-puy, ngày 5/11/1873 Gác-ni-ê đem quân ra Bắc và giở trò khiêu khích
- Sáng ngày 20/11/1873, thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Sau khi chiếm được Hà Nội, Pháp cho quân đi đánh chiếm các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình
Bắc Kỳ lần 2 ( 1882 - 1883)
- Viện cớ nhà Nguyễn không chịu thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp ước 1874
=> tháng 4/1882, quân Pháp do đại tá Ri-vie chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4/1882 chúng nổ súng tấn công và thành Hà Nội rơi vào tay giặc
- Sau đó thực dân Pháp nhanh chóng tỏa đi đánh chiếm Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định
Thuận An (Huế) 1883-1884
- 18/8/1883: Pháp tấn công thẳng vào cửa biển Thuận An-cửa ngõ kinh thành Huế
- Đến chiều 20/8/1883 Pháp chiếm toàn bộ cửa biển Thuận An - Với hai bản Hiệp ước Hác-măng(1883) và Pa-tơ-nốt( 1884) đã đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở VN. Thực dân Pháp đã mất gần 30 năm mới hoàn thành xâm lược VN
Bảng 2: Lập bảng so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình Nguyễn và nhân dân ta từ năm 1858 - 1873 qua các mặt trận 
Thời gian, chiến sự
Thái độ kháng chiến của triều đình Nguyễn
Cuộc kháng chiến của nhân dân
Đà Nẵng 1858
- Quan quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã phối hợp với nhân dân chống trả quyết liệt, anh dũng kháng chiến, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của chúng, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa, thực hiện “vườn không nhà trống”
- Kết quả: Sau 5 tháng đem quân đi xâm lược ( từ tháng 8/1858
đến tháng 2/1859), thực dân Pháp bị cầm chân ở ĐN, chỉ chiếm được Sơn Trà suốt 5 tháng => cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch
Gia Định 
1859 -1860
- Quan quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã nhanh chóng.
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào Gia định. Ông không chủ động đánh giặc mà huy động nhân dân xây dựng phòng tuyến Chí Hòa to lớn đồ sộ trong tư thế thủ hiểm
- Nhân dân chủ động đánh Pháp ngay từ khi chúng kéo vào Gia Định, bao vây, phục kích, quấy rối địch khiến Pháp phải nổ súng phá thành và rút xuống thuyền
- Dương Bình Tâm lãnh đạo nhân dân chủ động tấn công địch sở đồn Chợ Rẫy ( 7/1860) gây cho địch nhiều khó khăn
- Kết quả: Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại, Pháp phải chuyển sang kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ
Miền Đông Nam kỳ 1861-1862
- Triều đình lại tìm kế hoãn binh, quay sang bàn việc giảng hòa, vội ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) buộc triều đình phải nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh Miền Đông ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) Nhà Nguyễn đã nhu nhược, cắt đất cầu hòa, đi từng bước trên con đường đầu hàng của một vương triều lãnh đạo đất nước.
- Diễn ra mạnh mẽ, các toán nghĩa quân của Trương Định, Lê Huy chiến đấu rất anh dũng lập được nhiều chiến công. Tiêu biểu là Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng ( Hy Vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (12/1861) làm nức lòng quân dân ta
- Sau khi ba tỉnh Miền Đông rơi vào tay giặc, phong trào kháng chiến của nhân dân ngày một dâng cao
Miền Đông Nam Kỳ sau Hiệp ước 1862
- Triều đình đã ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh Miền Đông
- Nhân dân không chịu hạ vũ khí tiếp tục kháng chiến chống Pháp. 
- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định (1861-1864) ở căn cứ Gò Công. Với lá cờ “ Bình Tây đại nguyên soái” cuộc khởi nghĩa của ông đã khiến cho Pháp phải lao đao khốn đốn.
- Ngày 20/2/1864, Pháp đã điều quân lên đàn áp, Trương Định hy sinh, khởi nghĩa thất bại.
Miền Tây 
(từ sau 1862 đến trước 1873)
- Triều đình lúng túng, bạc nhược, Phan Thanh Giản đã nộp thành không điều kiện cho Pháp, sau đó còn viết thư yêu cầu các tỉnh còn lại là An Giang và Hà Tiên đầu hàng
- Như vậy chỉ trong 5 ngày từ 20-24/6/1867 thực dân Pháp đã chiếm được ba tỉnh Miền Tây NK không tốn một viên đạn.
- Sau khi ba tỉnh Miền Tây rơi vào tay giặc, phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn diễn ra rất mạnh mẽ: 
+ Một số văn thân, sỹ phu bất hợp tác với giặc, dùng thơ văn để chống Pháp như Nguyễn Đình Chiểu. 
+ Tiêu biểu là Nguyễn Trung Trực, khi bị giặc Pháp bắt đem ra chém ông đã khẳng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Bảng 3: Lập bảng thống kê các bản Hiệp ước mà triều đình Nguyễn đã ký với thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 
( Phụ lục kèm theo, trang 21)
Bảng 4: Lậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_khai_thac_mot_so_bang_nien_bieu_trong.doc