SKKN Rèn luyện kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn 8

SKKN Rèn luyện kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn 8

Dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, đặc biệt là phần văn bản thực sự là vấn đề khó. Khó đối với cả người dạy và khó đối với cả người học. Cái khó này có thể do nhiều yếu tố quy định, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Một trong những yếu tố đó chính là việc lâu nay chúng ta vẫn thường coi môn văn không phải là một môn nghệ thuật đặc biệt, khiến cho cả thầy và trò sa vào những thao tác máy móc khuôn mẫu: Kiểm tra bài cũ, giáo viên giảng, trò nghe ghi chép, củng cố, dặn dò. Hiệu quả một giờ dạy cuối cùng có đủ ý là được, một giờ dạy công thức. Và như vậy môn Văn đã bị thủ tiêu tính nghệ thuật . Cần phải hiểu rằng: "Văn trong nhà trường vừa mang tính nghệ thuật ngôn từ vừa mang tính chất một môn học. Văn học nhưng là văn trong nhà trường (Phan Trọng Luận – Phương pháp dạy học văn) [1].

Do vậy đến lúc này chúng ta cần có một quan điểm đúng đắn: Coi trọng dạy học môn Ngữ văn (phần văn bản) là một môn học nghệ thuật, phải làm sao để tổ chức hướng dẫn học sinh cảm nhận, tiếp cận cho được chức năng thẩm mĩ của tác phẩm. Thông qua chức năng thẩm mĩ, học sinh tự nhận thức được quy luật tình cảm và "tự bị cảm hoá", "tự được giáo dục". Để làm được điều này bên cạnh những biện pháp như: Khởi động giờ học, giảng giải, giảng bình, kết thúc giờ học tất yếu phải dựa vào một hệ thống câu hỏi cảm thụ hợp lý.

Hiện nay đổi mới phương pháp giảng dạy trong bộ môn Ngữ văn đang là vấn đề cấp thiết nóng hổi. Trong đó xây dựng cho được một hệ thống câu hỏi tiếp cận tác phẩm văn chương vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính nghệ thuật, tạo hứng thú cho học sinh từng bước đi sâu vào cảm thụ được tác phẩm văn học như bóc dần từng cánh hoa để tìm thấy nhụy hoa là một yêu cầu mang tính quyết định tới sự thành bại của giờ dạy - học văn.

 

docx 13 trang thuychi01 9422
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
1
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
1. Cơ sở lí luận
2
2. Thực trạng vấn đề
2
3. Các sáng kiến kinh nghiệm để giải quyết vấn đề
3
4 Qua điểm cơ bản về phương thức sử dụng câu hỏi cảm thụ khi dạy học
5
5. Thực nghiệm.
6
6. Kết quả
7
III. Kết luận
8
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 	Dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, đặc biệt là phần văn bản thực sự là vấn đề khó. Khó đối với cả người dạy và khó đối với cả người học. Cái khó này có thể do nhiều yếu tố quy định, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Một trong những yếu tố đó chính là việc lâu nay chúng ta vẫn thường coi môn văn không phải là một môn nghệ thuật đặc biệt, khiến cho cả thầy và trò sa vào những thao tác máy móc khuôn mẫu: Kiểm tra bài cũ, giáo viên giảng, trò nghe ghi chép, củng cố, dặn dò. Hiệu quả một giờ dạy cuối cùng có đủ ý là được, một giờ dạy công thức. Và như vậy môn Văn đã bị thủ tiêu tính nghệ thuật . Cần phải hiểu rằng: "Văn trong nhà trường vừa mang tính nghệ thuật ngôn từ vừa mang tính chất một môn học. Văn học nhưng là văn trong nhà trường (Phan Trọng Luận – Phương pháp dạy học văn) [1].
Do vậy đến lúc này chúng ta cần có một quan điểm đúng đắn: Coi trọng dạy học môn Ngữ văn (phần văn bản) là một môn học nghệ thuật, phải làm sao để tổ chức hướng dẫn học sinh cảm nhận, tiếp cận cho được chức năng thẩm mĩ của tác phẩm. Thông qua chức năng thẩm mĩ, học sinh tự nhận thức được quy luật tình cảm và "tự bị cảm hoá", "tự được giáo dục". Để làm được điều này bên cạnh những biện pháp như: Khởi động giờ học, giảng giải, giảng bình, kết thúc giờ họctất yếu phải dựa vào một hệ thống câu hỏi cảm thụ hợp lý.
Hiện nay đổi mới phương pháp giảng dạy trong bộ môn Ngữ văn đang là vấn đề cấp thiết nóng hổi. Trong đó xây dựng cho được một hệ thống câu hỏi tiếp cận tác phẩm văn chương vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính nghệ thuật, tạo hứng thú cho học sinh từng bước đi sâu vào cảm thụ được tác phẩm văn học như bóc dần từng cánh hoa để tìm thấy nhụy hoa là một yêu cầu mang tính quyết định tới sự thành bại của giờ dạy - học văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương nhằm áp dụng cụ thể vào cấp học và tập trung vào việc thử xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình. 
3. Đối tượng nghiên cứu
	Rèn luyện kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn 8.
 4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết gồm:
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp nhằm hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 	Phương pháp khảo sát; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống kê, phân loại.
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
5. Những điểm mới của SKKN.
 Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương nhằm áp dụng cụ thể vào cấp học và tập trung vào việc thử xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình. 
 Trong đề tài này phạm vi nghiên cứu của tôi giới hạn ở việc: Chỉ tìm hiểu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương ở chương trình Ngữ văn THCS. Trong đó chọn hai tác phẩm tiêu biểu ở SGK Ngữ văn 8 để thử xây dựng hệ thống câu hỏi chính nhằm giúp học sinh cảm thụ hiệu quả các văn bản nghệ thuật này. Sau đó tiến hành dạy thử 2 tiết thực nghiệm để nhằm đánh giá được hiệu quả của những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ .
II. NỘI DUNG
Cơ sở lí luận. 
Ngữ văn là môn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học. Văn học dùng chất liệu hiện thực kết hợp nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả. Vì vậy dạy văn học là khai thác nghệ thuật ngôn từ để làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả.
 	Từ đó, dạy văn học người giáo viên phải đảm bảo được đặc điểm trên của môn học: phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đó cảm nhận được điều nhà văn muốn gửi đến người đọc. Mặc khác thông qua việc học những tiết văn học, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả.
Thực trạng vấn đề.
Vấn đề "Những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ trong giờ học tác phẩm văn chương" đang là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. ở như phạm vi cho phép các tác giả đó đã xem xét nghiên cứu vấn đề ở những mức độ khác nhau và đạt được những thành tựu rất đáng kể. Trong số đó đặc biệt phải kể đến cuốn "Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương" của TS Nguyễn Viết Chữ - Giảng viên trường ĐHSP Hà Nội [2]. Trong cuốn sách này tác giả đã tập trung vào nghiên cứu về mặt lí thuyết các hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương khá hệ thống. Tuy vậy tác giả cũng chỉ mới giải quyết vấn đề trên ở góc độ vĩ mô, chung cho tất cả các cấp học. Việc đưa phạm vi nghiên cứu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ trong dạy học tác phẩm văn chương ở chương trình Ngữ văn THCS, và việc vận dụng nó vào từng bài khác nhau trong cấp học này tác giả chưa đặt ra và cũng chưa giải quyết được thấu đáo.
 Bên cạnh đó trong thực tế giảng dạy ở trường TH & THCS Đông Anh tôi nhận thấy trong những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn không nhiều. Một phần do chính các em (là học sinh lớp đại trà) nên ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Một phần do thiếu chất văn trong giờ học văn, giáo viên chưa tạo được những giờ học thực sự hứng thú, lôi cuốn. Đặc biệt việc đặt câu hỏi đang nhiều lúc, nhiều khi mang tính tuỳ hứng, câu hỏi đôi khi còn chung chung, quá dài, quá khó hoặc quá dễ. Nội dung của câu hỏi thường nghiêng về phía khai thác nội dung ý nghĩa văn học, đưa nội dung phản ánh thành mục tiêu số một của văn học, do đó chưa quan tâm đúng mức đến sự cảm thụ của học sinh. Vì vậy dẫn đến hiện tượng học sinh chưa thích học văn, hoặc thờ ơ với môn văn học.
Chính vì những lý do trên bản thân tôi đã chọn đề tài: "Những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh lớp 8 Trường TH & THCS Đông Anh." để nghiên cứu.
Các sáng kiến kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.
 Những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương ở bậc THCS.
 3.1. Hệ thống câu hỏi cảm xúc:
Đây là một hệ thống câu hỏi tìm ra những phản ứng trực giác của học sinh khi bị tác động bởi nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban đầu. Nó đi sâu vào cảm xúc thẩm mĩ. Trả lời hệ thống câu hỏi này học sinh xác định được cảm xúc của mình khi đọc xong tác phẩm, thể hiện được ấn tượng ban đầu của mình trước hình thức nghệ thuật hay nội dung trực tiếp có tính chất vật chất của tác phẩm. Hệ thống này gồm hai loại câu hỏi sau:
 a . Câu hỏi cảm xúc vật chất:
Loại câu hỏi này thiên về những rung động vật chất của học sinh trước sự tác động của số phận nhân vật trong văn xuôi và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ. Với loại câu hỏi này buộc học sinh phải bộc lộ được trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, yêu, thích, căm ghét, sợ hãiở dạng trực giác.
Ví dụ: Sau khi đọc xong tác phẩm:
- Tâm trạng em thế nào ?
- Em thương nhân vật nào nhất ?
- Em sợ nhân vật nào nhất ?
- Nhân vật (A) hay (B) gợi ở em ấn tượng gì ?
- Em có thấy buồn không ?
- Cái chết của nhân vật có làm em ngạc nhiên không ?
- Nhân vật nào gợi cho em xúc động mạnh nhất ?
 b. Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật:
Loại câu hỏi này thường hướng về những rung động ban đầu của học sinh bởi tác động của hình thức nghệ thuật ở tác phẩm: ngữ điệu, nhạc tính trong thơ, cấu trúc độc đáo trong văn xuôi.
 Ví dụ: 
 - Sự lặp lại của một số khổ thơ (dòng thơ) trong bài gợi cho em ấn tượng gì?
- ấn tượng của em khi lượng âm tiết thay đổi đột ngột giữa các dòng thơ ?
- Em thấy buồn, lo lắng hay vui khi nhìn thấy chi tiết a (hay b) lại xuất hiện ở cuối tác phẩm?
3. 2. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng:
Hệ thống câu hỏi này thiên về sự hình dung của học sinh. Những câu hỏi giúp học sinh xác nhận sự hình dung của mình dưới tác động của hình tượng văn học. Hệ thống này gồm hai loại: Tái hiện và tái tạo.
 a. Câu hỏi hình dung tưởng tượng, tái hiện:
Câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải xác định được bức tranh nghệ thuật trong tâm hồn mình khi đọc tác phẩm.
Ví dụ:
- Trong suốt cuộc đời nhân vật giai đoạn nào gợi cho em ấn tượng mạnh nhất ? Hãy minh hoạ bằng lời?
- Em hình dung như thế nào về hình ảnh nhân vật ở cuối bài thơ ? Hãy tả cho các bạn nghe?
 b. Câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo:
Loại câu hỏi này đi sâu vào những bức tranh nghệ thuật - bộ phận sắc sảo tinh tế có tính chất phát hiện sáng tạo. Có thể gợi ý định hướng trong những chi tiết của cuộc đời nhân vậy ở những thời điểm mang nhiều thông tin và dụng ý nghệ thuật; những dòng thơ đặc biệt, những cao trào tâm trạng gay cấn, điểm nút trong mâu thuẫn kịch. Trả lời được những câu hỏi đó sẽ thể hiện được sự rung động và sự mẫn cảm trong cảm thụ của học sinh.
Ví dụ: 
- Em hình dung như thế nào về cái chết của nhân vật? Hãy tả lại.
- Em hình dung về hình ảnh chúa sơn lâm qua câu thơ: "Ta bước chân cỏ sắc"?
- Hãy tưởng tưởng lại cảnh cuối bài thơ?.
 3.3 Hệ thống câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức tác phẩm:
Trả lời được hệ thống câu hỏi này học sinh thể hiện rõ mức độ hiểu tác phẩm, hệ thống này có 2 hệ thống nhỏ sau:
a. Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm:
 a. Kể lại được: Mức độ này đòi hỏi học sinh phải nhớ đối với văn xuôi hoặc thơ có cốt truyện; phải thuộc đối với thơ. Đây là mức độ đơn giản bước đầu của việc hiểu nội dung.
Ví dụ:
- Sự kiện nào đáng nhớ nhất trong cuộc đời nhân vật? (ở đây có thể sử dụng kèm theo phương pháp đọc diễn cảm khi trả lời câu hỏi).
- Câu thơ hay đoạn thơ nào làm em xúc động nhất? Hãy đọc diễn cảm câu thơ, khổ thơ đó?
- Kể tóm tắt về cuộc đời của nhân vật?
- Có mấy sự kiện đáng nhớ của cuộc đời của nhân vật này?.
 b. Phân tích lý giải.
Loại câu hỏi này ở mức độ cao hơn. Người trả lời đã tìm ra được mối tương quan của sự kiện, biến cố trong cuộc đời của nhân vật, hoặc những biến đổi của tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ. Người trả lời đi tới những đối chiếu, so sánh, quy nạp, phân tích chúng. 
Ví dụ: 
- Tại sao tác phẩm có tên như vậy? 
- Cái chết của nhân vật có làm em ngạc nhiên không? Tại sao?.
 c. Phát biểu quan điểm:
Mức độ câu hỏi này thường được tiến hành ở lớp học sinh lớn. Nó sẽ giúp học sinh thể hiện được khiếu thẩm mỹ của bản thân.
Ví dụ:
- Ai có lỗi trong nỗi đau khổ của nhân vật?
- Em có tin nhân vật đó sẽ trở thành người tốt được không?
- Nhân vật A đáng thương hay đáng ghét? Tại sao?
3.4. Hệ thống câu hỏi hiểu biết hình thức tác phẩm:
Loại câu hỏi này đi sâu vào khám phá các chi tiết nghệ thuật và cấu trúc của tác phẩm.
a. Câu hỏi chi tiết hình thức:
Là loại câu hỏi thiên về những chi tiết hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Dựa vào những đặc trưng thể loại, những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm mà đặt câu hỏi.
Ví dụ: 
- Trong những lời độc thoại của Lão Hạc câu nào đáng nhớ? 
- Trong cuộc đối thoại của Mèn và Choắt có câu nào đáng nhớ? Vì sao?.
 b. Câu hỏi về cấu trúc hình thức của tác phẩm:
Loại câu hỏi này giúp học sinh khám phá cấu trúc của tác phẩm, ở giai đoạn này là đi tìm mối liên hệ giữa các chi tiết, các cấu trúc độc đáo mà nó đóng góp thật sự trong việc hình thành ý nghĩa hay tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Ví dụ:	- Tiếng gà trưa ở đầu và cuối bài thơ có khác nhau không?
 - Việc lặp lại khổ thơ đầu ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì?.
 4. Quan điểm cơ bản về Phương thức sử dụng câu hỏi cảm thụ khi dạy học
Qua thực tế bản thân tôi nhận thấy việc vận dụng hệ thống câu hỏi định hướng cảm thụ tác phẩm này là hết sức linh hoạt. Sự linh hoạt này được hiểu là:
- Thứ tự của các câu hỏi không cố định khi vận dụng vào tiết, bài khi dạy học trên lớp. Cùng là câu hỏi cảm xúc nhưng có thể hỏi ở đầu và cuối giờ học, dựa trên sự thay đổi tình cảm của học sinh trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm.
- Khi đặt câu hỏi không nên tuyệt đối hoá ranh giới giữa các loại câu hỏi, mà có câu mang tính chất tổng hợp của hai ba loại câu hỏi khác.
- Khi tổ chức giờ dạy bằng việc vận dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ, không phải chờ học sinh xung phong phát biểu, mà bất kỳ học sinh nào trong lớp cũng phải tham gia.
- Số lượng câu hỏi nhiều hay ít phụ thuộc vào từng tác phẩm, thậm chí cả tình hình cụ thể của giáo viên và học sinh, của tiết học, miễn sao câu hỏi phải kích thích được vào những điểm sáng thẩm mỹ của tác phẩm.
- Hệ thống câu hỏi cảm thụ phải được triển khai tổ chức gắn liền với các hoạt động khác như: đọc diễn cảm, giảng bình
 5. Thực nghiệm
a. Mục đích:
áp dụng những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ đã đưa ra vào giảng dạy tác phẩm cụ thể để xác định tính hợp lý, khả năng kích thích hứng thú đối với học sinh, và hiệu quả đạt được trong quá trình cảm thụ tác phẩm.
b. Nội dung:
Dạy hai tiết thực nghiệm:
- Tiết 1: Văn bản: Lão Hạc. 
- Tiết 2: Văn bản: Ông Đồ.
 c. Tổ chức thực nghiệm:
- Tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp 8A trường TH & THCS Đông Anh
- Lớp gồm: 33 học sinh.
- Nội dung bài dạy: Tập trung vào tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai tác phẩm nêu trên theo hệ thống câu hỏi cảm thụ như đã nêu ở phần II 
 Văn bản: Lão Hạc (Nam Cao).
+ Em hãy kể tóm tắt cuộc đời và số phận của Lão Hạc từ khi con trai lão bỏ đi làm cao su? (Câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm).
+ Sau khi đọc xong tác phẩm, cái chết của Lão Hạc có làm em ngạc nhiên không? Tại sao? (câu hỏi cảm xúc vật chất).
+ Em hình dung về hình ảnh và tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó như thế nào ? Hãy kể lại ? (câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo).
+ Lời độc thoại và những nét ngoại hình nào thể hiện rõ nhất tâm trạng đau đớn hối hận của Lão Hạc ? Từ đó em đánh giá về con người này như thế nào ? (câu hỏi tái tạo – quan điểm). 
+ Em hình dung về cái chết của Lão Hạc ở cuối tác phẩm ra sao? Hãy kể lại (câu hỏi hình dung tái tạo).
+ Theo em tại sao Lão Hạc phải chết ? (câu hỏi phân tích)
+ Trong những lời độc thoại và đối thoại của Lão Hạc theo em câu nào đáng nhớ nhất? (câu hỏi hiểu biết hình thức nghệ thuật).
+ Trong lời độc thoại của nhân vật ông Giáo, theo em câu nào đáng nhớ nhất ? Vì sao ? (câu hỏi hình thức nghệ thuật – phân tích).
+ Em nhận thấy giữa cuộc đời, phẩm chất của chị Dậu và Lão Hạc có những điểm nào tương đồng ? (câu hỏi phân tích – quan điểm).
 Văn bản: Ông Đồ ( Vũ Đình Liên).
+ Sau khi đọc xong bài thơ em có tâm trạng như thế nào ? (câu hỏi cảm xúc vật chất).
+ Em hãy hình dung về hình ảnh ông Đồ ngồi viết chữ trong ngày tết ở: 
- Hai câu thơ đầu ? (câu hỏi tưởng tượng tái hiện).
- Hai câu thơ cuối ? (câu hỏi tưởng tượng tái hiện).
+ Những chi tiết về hình ảnh ông Đồ ngồi viết chữ đã gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảnh của nhân vật ? (câu hỏi phân tích).
+ Em thích câu thơ nào nhất ? Tại sao ? (câu hỏi chi tiết nghệ thuật).
+ Hãy cảm nhận hình dung về tâm tư của tác giả khi đọc khổ thơ cuối cùng của bài thơ (đặc biệt là câu hỏi cuối cùng) ? (câu hỏi tưởng tượng tái hiện).
6. Kết quả và hiệu qủa của thực trạng trên.
 Bảng tổng hợp về biểu hiện cảm tính thái độ tích cực hứng thú học tập của học sinh trong giờ học. 
a.
* Tiết 1: Văn bản: Lão Hạc.
 Câu hỏi 
Thái độ HS
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Số HS hứng thú xung phong xây dựng bài
23/33
21
25
24
26
21
26
25
19
Số HS chưa hứng thú
13/33
15
11
12
10
15
10
11
17
* Tiết 2: Văn bản: Ông Đồ.
 Câu hỏi
Thái độ HS
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Số HS hứng thú xung phong xây dựng bài
26/33
20
22
25
26
Số HS chưa hứng thú
10/33
16
14
11
10
b. Bảng tổng hợp mức độ cảm thụ của học sinh về tác phẩm được tìm hiểu (thông qua các câu hỏi trả lời của học sinh với hệ thống câu hỏi cảm thụ đặt ra).
* Tiết 1: Văn bản: Lão Hạc.
 Câu hỏi
Thái độ HS
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Số HS được tham gia trả lời
3
4
3
2
2
5
3
4
3
Cảm thụ và trả lời lan man
1
1
2
1
1
2
2
2
2
Cảm thụ và trả lời đạt yêu cầu trở lên
2
3
1
1
1
3
1
2
1
* Tiết 2: Văn bản: Ông Đồ.
 Câu hỏi
Thái độ HS
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Số HS được tham gia trả lời
3
4
3
4
3
Cảm thụ và trả lời lan man
1
2
1
2
2
Cảm thụ và trả lời đạt yêu cầu trở lên
2
2
2
2
1
 Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương nhằm áp dụng cụ thể vào cấp học và tập trung vào việc thử xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình. 
III. KẾT LUẬN
 - Từ bảng tổng hợp a ta dễ dàng nhận thấy so với giờ dạy theo cách truyền thống, khi áp dụng giảng dạy bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ số lượng học sinh có thái độ phản ứng tích cực trước tác phẩm đã tăng lên đáng kể. Nhiều em đã tích cực xung phong trả lời câu hỏi đặt ra. Vì vậy ta có thể kết luận qua hệ thống câu hỏi cảm thụ đã góp phần kích thích được hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh 
- Từ bảng tổng hợp b về kết quả cảm thụ tác phẩm thông qua các câu trả lời của học sinh cũng có thể nhận thấy:
+ ở những câu hỏi cảm xúc đa số học sinh được tham gia đánh giá đã xác định được những cảm xúc khá rõ nét.
+ ở những câu hỏi hình dung tưởng tượng số học sinh trả lời đạt yêu cầu trở lên (tỏ ra cảm thụ đạt và tốt về tác phẩm) cũng khá nhiều.
+ ở câu hỏi hiểu tác phẩm học sinh đã tích cực góp ý kiến. Các ý kiến đã tỏ ra hiểu được nội dung tác phẩm ở các mức độ khác nhau, tuy vậy câu trả lời thường chưa trọn vẹn và chưa đủ ý.
Từ kết quả trên có thể khẳng định hệ thống câu hỏi cảm thụ đã thực sự tác động mạnh đến học sinh đòi hỏi các em phải tích cực động não. Nó đã góp phần dẫn dắt học sinh cảm thụ tác phẩm khá tốt. Mặc dù vậy cũng phải thừa nhận đối với học sinh nông thôn, đặc biệt là học sinh lớp đại trà, cụ thể như học sinh trên địa bàn xã Đông Anh do nhiều yếu tố khác nhau tác động (đặc biệt là vốn từ vựng Tiếng Việt còn nghèo). Do vậy các câu hỏi hình dung tưởng tượng, phân tích đối với các em thường diễn ra phản ứng chậm, câu trả lời diễn đạt chưa thật mạch lạc, rõ ràng. Điều này có thể được khắc phục ở học sinh của những vùng miền khác có điều kiện học tập tốt hơn.
Như vậy đề tài đã đề xuất khá cụ thể những cách thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương ở chương trình ngữ văn THCS, cũng như phương thức sử dụng trong quá trình dạy học phần văn bản ở mỗi tiết, bài. Qua phần dạy thực nghiệm đã khẳng định được có thể vận dụng khả thi hệ thống câu hỏi này vào dạy học để góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh. Hơn thế nữa nó cũng góp phần kích thích được những suy nghĩ sáng tạo độc lập trong cảm nhận giá trị thẩm mỹ ở mỗi văn bản nghệ thuật khi được học của học sinh, từ đó khơi dậy được ở các em tình yêu, sự khao khát được đến với môn học nghệ thuật này.
Đó là những suy nghĩ của riêng bản thân cá nhân tôi về một biện pháp cụ thể trong việc đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn THCS. Nhìn chung vấn đề cơ bản là quen thuộc, nhưng cũng có những điểm khá mới mẻ. Vì vậy rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo chân thành của BGH Trường, của Phòng giáo dục Huyện, từ phía các bạn đồng nghiệp. 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Đông Sơn, ngày 19 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Lê Thị Mai Thắng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học văn. Tác giả Phan Trọng Luận.
Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương. Tác giả Nguyễn Văn Chữ.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ki_nang_xay_dung_he_thong_cau_hoi_cam_thu_cho.docx