SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT

SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT

Nhận định về vai trò to lớn của người thầy, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến sức lực trí tuệ cho đời”. Và nhà giáo dục lừng danh Xukhomlinxki cũng đồng quan điểm khi cho rằng: “Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người”.Trên những kiến giải sâu sắc này, tôi cho rằng giáo viên dạy Ngữ văn có những lợi thế nhất định trong việc thẩm thấu thế giới tâm hồn, lý tưởng sống hướng học sinh đến Chân -Thiện - Mỹ không chỉ thông qua những bài giảng mà còn thông qua việc truyền tải những kiến thức xã hội rộng lớn đa diện và đa chiều.

Hiện nay dưới sức mạnh của truyền thông, mọi tin tức xã hội trong nước và thế giới được cập nhật và lan truyền với tốc độ nhanh, độ bao phủ lớn. Song truyền thông cũng như con dao 2 lưỡi: nó có thể khiến người ta đồng tình cũng có thể khiến người ta phản đối; nó có thể khiến người ta yêu thương lại cũng có thể khiến người ta căm phẫn; nó có thể khiến người ta cảnh giác nhưng nó cũng có thể khiến người ta học tập biến thành một trào lưu; nó có thể khiến chúng ta khát vọng hòa bình, yên ổn nhưng nó cũng có thể khiến người ta reo rắc thù hận trong biển tin tức ấy nhiệm vụ của người thầy phải luôn là người dẫn đường, là người định hướng, là người gieo hạt để các em học sinh có cái nhìn đúng đắn, tin yêu, lạc quan về cuộc đời.

 

docx 16 trang thuychi01 5131
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhận định về vai trò to lớn của người thầy, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến sức lực trí tuệ cho đời”. Và nhà giáo dục lừng danh Xukhomlinxki cũng đồng quan điểm khi cho rằng: “Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người”.Trên những kiến giải sâu sắc này, tôi cho rằng giáo viên dạy Ngữ văn có những lợi thế nhất định trong việc thẩm thấu thế giới tâm hồn, lý tưởng sống hướng học sinh đến Chân -Thiện - Mỹ không chỉ thông qua những bài giảng mà còn thông qua việc truyền tải những kiến thức xã hội rộng lớn đa diện và đa chiều.
Hiện nay dưới sức mạnh của truyền thông, mọi tin tức xã hội trong nước và thế giới được cập nhật và lan truyền với tốc độ nhanh, độ bao phủ lớn. Song truyền thông cũng như con dao 2 lưỡi: nó có thể khiến người ta đồng tình cũng có thể khiến người ta phản đối; nó có thể khiến người ta yêu thương lại cũng có thể khiến người ta căm phẫn; nó có thể khiến người ta cảnh giác nhưng nó cũng có thể khiến người ta học tập biến thành một trào lưu; nó có thể khiến chúng ta khát vọng hòa bình, yên ổn nhưng nó cũng có thể khiến người ta reo rắc thù hậntrong biển tin tức ấy nhiệm vụ của người thầy phải luôn là người dẫn đường, là người định hướng, là người gieo hạt để các em học sinh có cái nhìn đúng đắn, tin yêu, lạc quan về cuộc đời.
200 năm trước trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai theo học, tổng thống Mỹ Abraham Linconln đã có những mong mỏi vô cùng chính đáng nhưng cũng đặt trọng trách lớn lao trên đôi vai người thầy và đến hôm nay nó vẫn giữ nguyên tính thời sự - đó là nhà trường không chỉ dạy chữ mà còn phải dạy kĩ năng sống, những nhận thức làm người thông qua hiểu biết xã hội: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết thà bị điểm kém vẫn hơn là gian lận trong thi cử, biết chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng, xin hãy dạy cháu biết mỉm cười ngay cả khi buồn bã, rằng không có sự xấu hổ nào trong những giọt nước mắt - Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị và hung hăng, đó là những điều làm người ta dễ bị đánh bại nhất - Hãy dạy cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo - biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những sự ngọt ngào đầy cạm bẫy - xin hãy dạy cho cháu có sức mạnh ngoảnh mặt làm ngơ trước đám đông đang gào thét và không chạy theo thời thế, nhưng đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng và đi đến cùng con đường của mình”.
Cũng trong Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa 8) về “Phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020” đã nhấn mạnh: “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên. Cần coi trọng cả 3 mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục, lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc, của Đảng. Ngăn chặn xu hướng mờ nhạt tư tưởng chính trị, xa rời định hướng XHCN. Quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục nhân cách đạo đức, kỹ năng và phương pháp làm việc, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng. Bồi dưỡng cho thanh thiếu niên khát vọng mãnh liệt về xây dựng Đất nước giàu mạnh”. Đến Nghị quyết số 29 – NQ/TW Hội nghị lần thứ 8, BCH TW khóa XI Giáo dục và đào tạo vẫn được quan tâm và trở thành quốc sách hàng đầu: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắng với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Cả 2 nghị quyết của Đảng đều là những định hướng rõ ràng, cụ thể, sâu sắc cho những người làm công tác giáo dục, trong đó nhấn mạnh đến kĩ năng nhận thức và những hiểu biết xã hội.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh khi viết đoạn văn Nghị luận xã hội còn nhiều lúng túng: chưa đảm bảo về mặt cấu trúc, kiến thức xã hội còn mỏng, cách hành văn còn gặp nhiều lỗi về câu từ về cấu trúc ngữ pháp, cách kiến giải, cách lập luận chưa đủ độ sâu, chưa thuyết phục người đọc người nghe. Và cũng bắt đầu từ kì thi THPT QG năm 2017 việc viết đoạn văn nghị luận xã hội chiếm 2 điểm trong cấu trúc đề thi. Vì thế vô hình chung việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội là vô cùng cần thiết.
Từ những lý do trên tôi mạnh dạn tìm đến đề tài “ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này nhằm đạt được một số mục đích sau:
Giúp học sinh hứng thú với môn học, chủ động trong việc tìm hiểu và lĩnh hội tri thức.
Giúp học sinh nâng cao những hiểu biết xã hội, nhìn nhận và thẩm định và đánh giá một vấn đề bằng sự khách quan, tinh tế. Đồng thời nâng cao khả năng biện luận xã hội, bảo vệ quan điểm của mình.
Giúp học sinh bắt kịp xu thế của thời đại, cập nhật với tin tức, tình hình trong nước và thế giới.
Rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. Qua khảo sát thực tế về việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT, từ đó có cái nhìn tổng thể về việc dạy và học, để có thể đề xuất đóng góp ý kiến.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Những đối tượng nghiên cứu này được xâu chuỗi từ hệ thống các bài giảng trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT:
+ Tiết 98: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận (SGK lớp 10, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục)
+ Tiết 8: Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận (SGK lớp 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục)
+ Tiết 113: Tóm tắt văn bản nghị luận (SGK Ngữ văn 11, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục)
+ Tiết 116: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận (SGK Ngữ văn 11, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục)
+ Tiết 13: Nghị luận về một hiện tượng đời sống (SGK Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục)
+ Tiết 46: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (SGK Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục)
+ Tiết 78: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận (SGK Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục)
Tiết 84, 87: Diễn đạt trong văn nghị luận (SGK Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp trao đổi thực nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khái niệm về đoạn văn hiện nay cũng hình thành nhiều cách hiểu khác nhau:
Cách hiểu thứ nhất: Đoạn văn được dùng với ý nghĩa để chỉ sự phân đoạn nội dung, phân đoạn ý của văn bản. Mỗi văn bản bao gồm nhiều đoạn văn: Đoạn mở đầu văn bản, những đoạn khai triển văn bản, đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn phải có sự hoàn chỉnh nhất định nào đó về mặt ý, về mặt nội dung. Nhưng thế nào là một nội dung, một ý hoàn chỉnh thì không có tiêu chí để xác định rõ ràng. Một văn bản tùy theo người đọc cảm nhận mà phân chia ra thành các đoạn, sự phân chia có thể không thống nhất giữa người đọc: Có người chia theo ý lớn, có người chia theo ý nhỏ. Ý lớn là đoạn bài có hai hoặc ba ý nhỏ được triển khai từ ý lớn, bao gồm hai hoặc ba đoạn văn ngắn, mỗi đoạn văn ngắn là một ý nhỏ, các đoạn này hợp ý với nhau thành một ý lớn; ý nhỏ là ý được triển khai từ ý lớn, về mặt nội dung chỉ triển khai theo một phương diện, một hướng cụ thể, mỗi ý nhỏ là một đoạn. [3]
Cách hiểu thứ hai: Đoạn văn là sự phân chia văn bản thành những phần nhỏ, hoàn toàn dựa vào dấu hiệu hình thức: Một đoạn văn bao gồm những câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng.[4]
Cách hiểu thứ ba: là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được quy ước bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh gồm có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.[1]
Trong ba cách hiểu trên thì cách hiểu thứ ba được người viết xem là cơ sở để triển khai hoạt động dạy và học. Và cũng từ đây hình thành một khái niệm về Đoạn văn nghị luận xã hội: Là đoạn văn bàn về các vấn đề xã hội, chính trị, đời sống. Qua đó người viết luận bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để người ta nhận ra chân lý đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận xã hội là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng linh hoạt các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánhRõ ràng để viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) thành công không phải là một điều đơn giản đối với học sinh THPT, nó đòi hỏi quá trình rèn luyện, tiếp thu kiến thức vững vàng, sự chiêm nghiệm và suy tư và đó chính là các em đã và đang hình thành kĩ năng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực tiễn trong quá trình giảng dạy Đoạn văn nghị luận xã hội ở trường THPT, giáo viên và học sinh gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
Trước hết đây là kiểu bài mở, học sinh có thể tự tin bày tỏ quan điểm của mình, thể hiện vốn hiểu biết xã hội. Và người dạy truyền cảm hứng bằng việc hỏi đáp, kể những câu chuyện bên lề cuốc sống để hướng học sinh đến nhận thức, chia sẻ một vấn đề. Có thể nói rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội là giữa người học và người dạy có sự tương tác sôi nổi. Từ bài viết của cá nhân học sinh, người dạy có thể hiểu được phần nào tâm sinh lý độ tuổi, lý tưởng, quan niệm sống, ước mơ, hoài bão để kịp thời động viên, khích lệ, uốn nắn với mục tiêu cao cả là tạo ra một thế hệ thanh niên của thời đại mới: Luôn tự trọng, tự tin, hướng thiện, yêu thương và trách nhiệm với tất cả công việc mình làm.
Tuy vậy cũng tiềm tàng không ít những khó khăn. Cụ thể, nhiều học sinh chưa nắm được khái niệm về đoạn văn nghị luận xã hội, các em thường mắc một lỗi chung đó là triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh và dung lượng luôn vượt qua yêu cầu của đề ra. Vì các em nghĩ rằng viết dài dù không hay thì điểm vẫn sẽ cao hơn viết ngắn.
Bên cạnh đó, những kiến giải, lập luận chưa đủ sức thuyết phục, dẫn chứng đưa ra còn nghèo nàn, chưa mang tính toàn dân phổ cập.
Ngoài ra, khi các em nghị luận về những mặt trái trong đời sống xã hội lại thường có tư tưởng bi quan, tiêu cực, thường vội vàng kết luận cho rằng đó là những hiện tượng phổ biến, báo động
Mặt khác, những tin tức, hiện tượng trong đời sống xã hội các em lại thường không lưu tâm, không để ý cho dù các em đang sống trong một thế giới hiện đại với mạng Internet, mạng xã hội facebook, zalo cập nhật liên tục hàng ngày, hàng giờ. Và vô hình chung chúng ta có một thế hệ học sinh đang sống trong một môi trường sống nghèo tri thức xã hội, bị tụt hậu, sống trong một biển thông tin mà vẫn bị mù thông tin.
Nếu chúng ta nhìn ra nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới, chúng ta mới cảm nhận sâu sắc nền giáo dục ưu việt của họ: Học sinh rất giàu kĩ năng sống, bao gồm: kĩ năng đối phó với những thảm họa thiên nhiên, kĩ năng sinh tồn trong hoàn cảnh nguy hiểm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hiểu tiếng nói từ trái tim, kỹ năng về sức khỏe sinh sản, kĩ năng tranh luận, diễn thuyết trước đám đôngThiết nghĩ, đó đều là những hành trang trang bị cần thiết cho học sinh về kiến thức xã hội. Bởi những câu chuyện tưởng như đơn giản diễn ra quanh ta lại là những bài học cuộc sống vô cùng hữu ích đối với sự trưởng thành của mỗi chúng ta. Tôi xin đơn cử những đề thi đại học ở Trung Quốc họ đã ra rất thành công khi đánh thẳng vào tâm lý nhận tức của người viết, mà nền tảng từ những câu chuyện rất đời thường: “Một cậu bé lên xe bus và xin tài xế dừng xe chờ mẹ mình một chút, vài phút sau vẫn chưa thấy bà mẹ đâu, hành khách phàn nàn to tiếng, cậu bé bắt đầu khóc. Một lúc sau người mẹ xuất hiện, tất cả mọi người đều im bặt - mẹ cậu bé là người khuyết tật. Hãy viết đoạn văn về chủ đề này.” (Đề thi của tỉnh Phúc Kiến) [5]. Tương tự như vậy, đề thi dành cho 5 tỉnh thành là Giang Tô, Thiểm Tây, Hồ Bắc, Hà Nam, Sơn Tây cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm: “ Một người cha vừa lái xe vừa nói chuyện điện thoại trên đường cao tốc. Con gái đã liên tục nhắc nhở nhưng ông không nghe. Người con liền gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát đến người cha bị khiển trách. Việc này gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng. Hãy viết một lá thư cho người cha, con gái hoặc cảnh sát”[5].Vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học, giúp các em học sinh THPT hình thành kỹ năng viết thành công một đoạn văn nghị luận xã hội.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp chung
Muốn đi vào vận dụng, thực hành yêu cầu đầu tiên chính là phải nắm vững lý thuyết. Và giải pháp chung, đó là: cung cấp hệ thống lý thuyết vững vàng để viết đoạn văn nghị luận theo trình tự cụ thể sau:
- Căn cứ vào tỷ lệ điểm và thời gian làm bài của môn Ngữ văn, học sinh nên giành cho câu Nghị luận 30 phút (vì câu trong đề này chiếm 2,0 điểm ở mức độ vận dụng cao).
- Đoạn văn phải đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức: Viết liền mạch, có một đến hai câu mở đoạn, sau đó là các câu thân đoạn và cuối cùng là một đến hai câu kết đoạn.
- Triển khai viết đoạn:
+ Phần mở đoạn nên chọn cách vào trực tiếp, tránh dài dòng, lan man.
+ Phần thân đoạn cũng là phần trọng tâm cần phải đảm bảo yêu cầu; giải thích vấn đề nghị luận; bàn bạc vấn đề được nêu ra (bằng cách trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó tại sao đúng, tại sao sai? Biểu hiện vấn đề trong thực tế như thế nào?) Đồng thời lật lại hoặc bổ sung, mở rộng vấn đề; cuối cùng là phần rút ra bài học về nhận thức và hành động.
+ Phần kết đoạn có thể dùng phần bài học được rút ra
- Vấn đề nghị luận xã hội theo cấu trúc đề thi minh họa là một câu được rút ra từ ngữ liệu đã cho ở phần Đọc - hiểu, chủ yếu xoay quanh hai dạng thức là: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bởi vậy các em có thể linh hoạt sử dụng lý lẽ và dẫn chứng ở trong chính bài Đọc - hiểu để viết đoạn văn nghị luận xã hội thành công. Ngoài kiến thức lý thuyết, yếu tố cần thiết với các em học sinh là cần trang bị những tri thức cuộc sống đã và đang diễn ra hàng ngày hàng giờ từ trong nước đến trên thế giới, thông qua các phương tiện thông tin truyền thông.
2.3.2. Giải pháp cụ thể
a/ Giải pháp 1: Thông qua mỗi một bài giảng Ngữ văn trong chương trình THPT, giáo viên luôn hướng các em khái quát thành các vấn đề xã hội vừa khắc sâu bài học, vừa thể hiện được cái nhìn của người học khi đánh giá một vấn đề, một hiện tượng và đây cũng chính là một nguồn dẫn chứng phong phú khi các em tiến hành thao tác bình luận và chứng minh trong đoạn văn Nghị luận xã hội.
Ví dụ: 
- Kết thúc những trích đoạn “Trao duyên”, “Chí khí anh hùng”, “Nỗi thương mình” trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du các em đều cảm nhận sâu sắc trái tim nhân đạo thống thiết của nhà thơ, bênh vực và bảo vệ quyền sống chính đáng của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Thấy được nhãn quan tiến bộ của tác giả, từ hơn 200 năm trước đã vượt lên những quan niệm phong kiến khắt khe để viết về cô gái làm nghề kĩ nữ với niềm cảm thông, xót xa và sự trân trọng
- Kết thúc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, thông điệp mà nhà văn gửi đến là những vấn đề đa diện và đa chiều: Cuốc sống con người sau chiến tranh, nạn bạo hành gia đình, tấm lòng đức hy sinh của người vợ người mẹ, những phát hiện của người nghệ sỹ về cuộc đời và nghệ thuật
- Kết thúc truyện ngắn “Ông già và biển cả” của Hê - Minh - Uê, nhà văn hướng mỗi chúng ta hãy đừng bao giờ từ bỏ ước mơ và khát vọng chính đáng, nhà văn cũng đặt ra những vấn đề quan thiết trong thời đại ông sống đó là: sự vô tình của con người với con người, là hành trình của người lao động vô danh, là hành trình theo đuổi ước mơ cho đến khi nó đạt được có thể cách nhau một khoảng cách rất xa
b/ Giải pháp 2: Luôn lồng ghép kể những câu chuyện ngắn gọn từ cổ chí kim cho các em học sinh nghe, là bài học kinh nghiệm mang tính giáo dục, là đạo lý cần phải ghi nhớ trong hành trình cuộc đời.
Ví dụ:
- “ Có một người cha mang các con rời khỏi nơi ở thành La Mã tới một thị trấn nơi ngoại vi thành phố. Ở nơi đó cha con cùng trèo lên chiếc thang lưng chừng nhà thờ, và người cha lên tiếng: “Các con hãy nhìn xuống dưới kia mà xem”. Đứa con kiễng chân nhìn xuống chỉ thấy các thôn xóm, trang trại bao quanh thành La Mã, những con đường chằng chịt như mắt lưới và con đường nào cũng chạy tới quảng trường La Mã. Người cha tiếp: “Nhìn rõ không con thân yêu của cha?”. Và ông lại lên tiếng: “Mọi quảng trường đều hướng tới quảng trường La Mã”. Với cuộc sống của con người cũng vậy. Một khi con đường bản thân đã định không đạt tới mục đích của mình, con hãy thử bằng con đường khác xem sao!”. Mỗi khi trước ngã ba đường, gặp những điều khó khăn, chúng ta hãy nhớ tới câu chuyện này. Để không bao giờ bi quan và tuyệt vọng.”[7]
- “ Một đồng chí bộ đội nữa hy sinh. Anh bị một vết thương xuyên đâm thấu bụng. Sau cuộc mổ tình trạng không tốt mà xấu dần, có lẽ vì một sự chảy máu trong, do miếng mảnh không tìm thấy cọ xát làm đứt mạch máu nào đó. Sau hội chẩn, ý kiến chung là không đồng ý mổ lại. Riêng mình vẫn băn khoăn lưỡng lự. Cuối cùng anh đã chết – cái chết của anh làm mình suy nghĩ đến đau đầu. Anh chết vì sao? Vì sự thiếu kiên quyết của mình chăng? Rất có thể là như vậy. Nếu mình kiên quyết, ít ra 100% thì hy vọng sống của anh cũng có thể có 10%. Mình đã theo đuôi quần chúng, bỏ qua những việc nên làm. Anh chết rồi, trong túi áo trước ngực anh có một quyển sổ nhỏ trong có nhiều kiểu ảnh của một cô gái với nụ cười duyên dáng trên môi và lá thư kiên quyết sắt son chờ anh. Trước ngực anh còn có chiếc khăn nhỏ thêu dòng chứ “Đợi chờ anh”. Ơi người con gái hậu phương kia ơi! Người cô yêu sẽ không bao giờ về nữa, trên vành khăn đau đớn mà cô sẽ phải cài lên mái tóc xanh của cô nặng trĩu đau thương, chất đầy tội ác của kẻ giết người là quân đế quốc Mỹ và có cả niềm ân hận của tôi, một người thầy thuốc đã không cứu sống được anh trong khi còn có thể cứu được!”. [6]
c/ Giải pháp 3: Giáo viên cho lớp học chia theo nhóm để tìm những dẫn chứng minh họa về các chủ đề cụ thể:
- Dẫn chứng minh họa về chủ đề sự giản dị làm nên cốt cách: trích thơ của Khương Hữu Dụng viết về Bác: “ Đi làm cách mạng hai tay trắng/ Mẩu bánh mì đen, chiếc áo sờn/ Về làm chủ tịch chòm râu bạc/ Vẫn áo ka ki, dép lối mòn.”
- Dẫn chứng minh họa về tinh thần vượt khó, sự lạc quan, có khả năng truyền lửa cho những người khác: Người khuyết tật không tay không chân anh Nick Vujicic đã tốt nghiệp một trường đại học danh giá của nước Mỹ, trở thành nhà diễn thuyết lay động hàng triệu con tim người nghe.
- Dẫn chứng minh họa về lối sống đẹp, cho đi mà chẳng màng nhận lại, xem tình thương là hạnh phúc của con người: Tỷ phú Bill Gates đã lập một quỹ tài chính lớn nhất hành tinh nhằm đẩy lùi và giúp đỡ người bị bệnh HIV/AIDS, ông đã viết di chúc sớm để lại 90% tài sản để giành cho các hoạt động thiện nguyện. Đó là di chúc của nhà thơ Tố Hữu : “Xin tạm biệt bạn đời yêu quý/ Chỉ có thơ thôi, một nắm tro/ Thơ tặng bạn đường, tro bón đất/ sống là cho, chết cũng là cho”.
- Dẫn chứng minh họa về tinh thần tình nguyện của thế hệ thanh niên Việt Nam: Trong chiến tranh họ đã hi sinh tuổi thanh xuân, tình nguyện viết đơn bằng máu để được ra chiến trường, họ treo mình trên những vách đá cheo leo hiểm trở để có những con đường mang tên Hạnh Phúc đến với vùng cao nguyên đá Hà Giang. Trong thời bình hôm nay họ đang nỗ lực học tập, đưa trí tuệ và bản lĩnh người Việt vươn ra trường quốc tế, tham gia hiến máu nhân đạo, tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh”, khởi nghiệp.
d/ Giải pháp 4: Giáo viên cho các em hệ thống lại những sự kiện xã hội ti

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi_cho_ho.docx