Biện pháp Khơi dậy ở học sinh sự hứng thú, say mê văn chương qua hình thức sân khấu hóa một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn THPT

Biện pháp Khơi dậy ở học sinh sự hứng thú, say mê văn chương qua hình thức sân khấu hóa một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn THPT

Với giải pháp Khơi dậy ở học sinh sự hứng thú, say mê văn chương qua hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học, đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, khai thác triệt để khả năng sáng tạo, năng khiếu, óc tư duy của học sinh trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Điều đặc biệt hơn nữa là giáo viên cần phải lưu ý mỗi một tác phẩm nó có hình thức, thể loại cũng như đặc thù riêng nên giáo viên cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp với hình thức, thể loại và đặc thù của nó.

Sau đây tôi xin giới thiệu một số hình thức, giải pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông:

- Giải pháp thứ nhất: Đọc phân vai.

Với giải pháp này học sinh hóa thân vào nhân vật bằng giọng đọc của mình, về phía giáo viên có vai trò hướng dẫn các em chú ý ngôn từ, hành động của nhân vật. Chẳng hạn đoạn trích "Rô - mê - ô và Giu - li - ét" của U. Sếchxpia trong chương trình Ngữ Văn 11, tập 1, vai Rô - mê - ô, Giu - li - ét, người dẫn chuyện. Ở giải pháp này, giáo viên cần lưu ý, không nên chọn học sinh nữ vào nhân vật nam và ngược lại, nếu giáo viên biết phân vai, chọn lựa những học sinh  phù hợp với nhân vật phân vai của mình như tính cách, hình thức, chất giọng thì màn đọc tác phẩm rất hấp dẫn, làm cho các em hứng thú ngay từ những phút đầu tiên tiếp nhận tác phẩm. 

- Giải pháp thứ hai:  Hát múa.

Ở giải pháp này sẽ đánh thức sự đam mê học văn của học sinh thông qua các giai điệu, đúng như mọi người thường nói âm nhạc là liều thuốc tinh thần, nó sẽ đánh thức trái tim và tâm hồn con người một cách kì diệu khi mà mọi thứ ngôn ngữ dường như bất lực. Cụ thể khi dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Từ ấy - Tố Hữu (Ngữ Văn 11, tập 2), hay bài Sóng - Xuân Quỳnh (Ngữ Văn 12, tập 1), giáo viên có thể tổ chức học sinh hát, đọc Ráp, như thế từng câu, từng chữ của tác phẩm dễ dàng tưới mát, đi sâu vào tâm hồn của các em.

doc 2 trang Phúc Hảo 19/03/2024 2091
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Khơi dậy ở học sinh sự hứng thú, say mê văn chương qua hình thức sân khấu hóa một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
* MÃ SỐ: ______________________________
1. Tên sáng kiến (giải pháp): "Khơi dậy ở học sinh sự hứng thú, say mê văn chương qua hình thức sân khấu hóa một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn THPT".
2. Mục tiêu của sáng kiến (giải pháp): Giúp học sinh đến gần hơn với môn Ngữ Văn một cách tự giác, hứng thú, và say mê. Đồng thời với hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học nó còn góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. 
3. Mô tả nội dung sáng kiến (giải pháp): 
Với giải pháp Khơi dậy ở học sinh sự hứng thú, say mê văn chương qua hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học, đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, khai thác triệt để khả năng sáng tạo, năng khiếu, óc tư duy của học sinh trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Điều đặc biệt hơn nữa là giáo viên cần phải lưu ý mỗi một tác phẩm nó có hình thức, thể loại cũng như đặc thù riêng nên giáo viên cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp với hình thức, thể loại và đặc thù của nó.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số hình thức, giải pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông:
- Giải pháp thứ nhất: Đọc phân vai.
Với giải pháp này học sinh hóa thân vào nhân vật bằng giọng đọc của mình, về phía giáo viên có vai trò hướng dẫn các em chú ý ngôn từ, hành động của nhân vật. Chẳng hạn đoạn trích "Rô - mê - ô và Giu - li - ét" của U. Sếchxpia trong chương trình Ngữ Văn 11, tập 1, vai Rô - mê - ô, Giu - li - ét, người dẫn chuyện. Ở giải pháp này, giáo viên cần lưu ý, không nên chọn học sinh nữ vào nhân vật nam và ngược lại, nếu giáo viên biết phân vai, chọn lựa những học sinh phù hợp với nhân vật phân vai của mình như tính cách, hình thức, chất giọng thì màn đọc tác phẩm rất hấp dẫn, làm cho các em hứng thú ngay từ những phút đầu tiên tiếp nhận tác phẩm. 
- Giải pháp thứ hai: Hát múa.
Ở giải pháp này sẽ đánh thức sự đam mê học văn của học sinh thông qua các giai điệu, đúng như mọi người thường nói âm nhạc là liều thuốc tinh thần, nó sẽ đánh thức trái tim và tâm hồn con người một cách kì diệu khi mà mọi thứ ngôn ngữ dường như bất lực. Cụ thể khi dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Từ ấy - Tố Hữu (Ngữ Văn 11, tập 2), hay bài Sóng - Xuân Quỳnh (Ngữ Văn 12, tập 1), giáo viên có thể tổ chức học sinh hát, đọc Ráp, như thế từng câu, từng chữ của tác phẩm dễ dàng tưới mát, đi sâu vào tâm hồn của các em.
Tương tự như vậy, những học sinh nào có khả năng về múa , khi dạy bài Xúy Vân giả dại (trích Chèo Kim Nhằm) trong SGK 10 tập 1 - Kết nối trí thức với cuộc sống, giáo viên có thể chuyển tải nó bằng ngôn ngữ cơ thể. Với cách khai thác văn bản như thế này có khả năng khơi gợi cảm xúc từ các em, giúp các em có hứng thú để tiếp cận thể loại văn học truyền thống mà học sinh phía Nam dần dần bị lãng quên. Hay là khi dạy bài Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo (Ngữ Văn 12, tập 1), giáo viên yêu cầu học sinh múa minh họa về cái chết đầy bi tráng của Lorca, thì tiết học chăc chắn sẽ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn.
- Giải pháp thứ ba: Diễn kịch 
Đây là giải pháp, phải nói đầy thú vị, và là sân chơi bổ ích đối với các em học sinh. Với giải pháp này nó không chỉ đòi hỏi giáo viên phải phát hiện, tìm tòi lựa chọn những học sinh có khả năng diễn xuất mà còn đòi hỏi học sinh trực tiếp hóa thân vào các nhân vật với những tính cách, diện mạo, những thân phận khác nhau thông qua hệ thống từ ngữ "chết " trong tác phẩm. Tuy giải pháp này cần thời gian đầu tư, nhưng các em được trải nghiệm với những cảm xúc mà các em chưa từng trải qua như khóc, cười, đau khổ, hạnh phúc,...Mặt khác các em được sống thực với tác phẩm, được trở thành một con người khác. Và khi các em thực hiện được vai diễn của mình cũng như khi các em được xem, được phiêu theo phần trình diễn thì các em sẽ thấy môn Ngữ Văn rất thú vị và lôi cuốn.
Sau đây là một số tác phẩm minh họa có thể xây dựng thành kịch: Chí Phèo - Nam Cao, Chữ người tử tù (Ngữ Văn 11, tập 1), Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Vợ nhặt - Kim Lân, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi (Ngữ Văn 12, tập 2), Huyện đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 10, tập 1,...
4. Phạm vi áp dụng: Do thời gian, điều kiện, phạm vi đề tài nên tôi chỉ khơi dậy ở học sinh sự hứng thú, say mê văn chương qua hình thức sân khấu hóa ở một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình 10, 11, 12 .
5. Thời gian áp dụng: Từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2023.
6. Hiệu quả của sáng kiến (giải pháp): Qua biện pháp "Khơi dậy ở học sinh sự hứng thú, say mê văn chương qua hình thức sân khấu hóa một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn THPT", gây được sự hứng thú ngay từ đầu cho các em, đồng thời giúp học sinh được sống với nhân vật ngày từ giây phút đầu tiên khi tiếp cận tác phẩm văn học. Theo kết quả điều tra độ hứng thú, say mê học Ngữ Văn của học sinh ở học kỳ I, kì II (bắt đầu từ tháng 01 tới tháng 3 năm 2023), năm học 2022 - 2023 đạt 90% trong tổng số các lớp mà tôi đang dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_khoi_day_o_hoc_sinh_su_hung_thu_say_me_van_chuong.doc