SKKN Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ địa lý cho học sinh trung học phổ thông miền núi cao
Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ là yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong chương trình địa lí phổ thông, đặc biệt là giúp cho các em học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi Quốc gia với môn tự chọn là môn địa lý.
Trong những năm qua mặc dù đã được các thầy cô giáo đặc biệt chú ý, thường hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ ngay từ đầu năm lớp 10 nhưng đối với học sinh của trường THPT Thường Xuân 3, khi làm các bài kiểm tra, các bài thi , vẫn còn rất nhiều em học sinh đạt điểm phần kỹ năng vẽ biểu đồ rất thấp, phần nhiều là do các em chủ quan, không cẩn thận nên vẽ không đúng, thiếu nhiều chi tiết, không đảm bảo tính mỹ thuật, vẽ chậm hoặc vẽ đi vẽ lại nhiều lần, chính vì vậy phần kỹ năng thực hành chiếm quá nhiều thời gian trong quá trình làm bài thi
Đối với học sinh lớp 12 trường THPT Thường Xuân 3 trong các kỳ thi Quốc gia môn địa lý thường được các em lựa chọn để sử dụng làm môn thi thứ 4 ngoài 3 môn bắt buộc, các em coi môn địa lý là môn có cơ hội để lấy điểm để gánh cho các môn còn lại. Nhưng trên thực tế qua các kỳ thi điểm thi môn địa lý chưa cao đặc biệt là phần kỹ năng vẽ biểu đồ các em thường mất điểm ở câu này hoặc chiếm quá nhiều thời gian từ đó phần câu hỏi lý thuyết các em không còn thời gian nên làm được rất ít.
Là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, lại trực tiếp giảng dạy môn địa lý tôi đã chỉ đạo cho giáo viên tham khảo các tài liệu, sách hướng dẫn phần kỹ năng thực hành và đầu tư nhiều thời gian vào phần kỹ năng thực hành nhưng việc áp dụng các tài liệu , sách hướng dẫn tôi thấy vẫn không hiệu quả do đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn, khả năng tư duy và tiếp thu kiến thức của các em còn chậm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, trong đó đi sâu hơn vào việc trình bày các dạng biểu đồ thường gặp theo một quy trình thống nhất, dễ hiểu, sát với chương trình, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Đây cũng sẽ là tài liệu giúp cho các thầy cô giảng dạy Địa lí ở các trường THPT miền núi cao tham khảo, vận dụng vào trong bài giảng của mình. Với học sinh miền núi đây là tài liệu hiết sức quan trọng được sủ dụng trong tất cả các bài học địa lí.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI CAO Người thực hiện: Nguyễn Quang Huy Chức vụ: Phó Hiệu trưởng SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Địa lý THANH HOÁ NĂM 2016 MỤC LỤC + Phần 1 – Mở đầu Trang 2 – 3 Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phần 2 – Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Trang 4- 17 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ddooid với hoạt động giáo dục, bản thân , đồng nghiệp và nhà trường Phần 3 - Kết luận và kiến nghị Trang 18 Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo Trang 19 Phần 1. MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ là yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong chương trình địa lí phổ thông, đặc biệt là giúp cho các em học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi Quốc gia với môn tự chọn là môn địa lý. Trong những năm qua mặc dù đã được các thầy cô giáo đặc biệt chú ý, thường hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ ngay từ đầu năm lớp 10 nhưng đối với học sinh của trường THPT Thường Xuân 3, khi làm các bài kiểm tra, các bài thi , vẫn còn rất nhiều em học sinh đạt điểm phần kỹ năng vẽ biểu đồ rất thấp, phần nhiều là do các em chủ quan, không cẩn thận nên vẽ không đúng, thiếu nhiều chi tiết, không đảm bảo tính mỹ thuật, vẽ chậm hoặc vẽ đi vẽ lại nhiều lần, chính vì vậy phần kỹ năng thực hành chiếm quá nhiều thời gian trong quá trình làm bài thi Đối với học sinh lớp 12 trường THPT Thường Xuân 3 trong các kỳ thi Quốc gia môn địa lý thường được các em lựa chọn để sử dụng làm môn thi thứ 4 ngoài 3 môn bắt buộc, các em coi môn địa lý là môn có cơ hội để lấy điểm để gánh cho các môn còn lại. Nhưng trên thực tế qua các kỳ thi điểm thi môn địa lý chưa cao đặc biệt là phần kỹ năng vẽ biểu đồ các em thường mất điểm ở câu này hoặc chiếm quá nhiều thời gian từ đó phần câu hỏi lý thuyết các em không còn thời gian nên làm được rất ít. Là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, lại trực tiếp giảng dạy môn địa lý tôi đã chỉ đạo cho giáo viên tham khảo các tài liệu, sách hướng dẫn phần kỹ năng thực hành và đầu tư nhiều thời gian vào phần kỹ năng thực hành nhưng việc áp dụng các tài liệu , sách hướng dẫn tôi thấy vẫn không hiệu quả do đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn, khả năng tư duy và tiếp thu kiến thức của các em còn chậm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, trong đó đi sâu hơn vào việc trình bày các dạng biểu đồ thường gặp theo một quy trình thống nhất, dễ hiểu, sát với chương trình, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Đây cũng sẽ là tài liệu giúp cho các thầy cô giảng dạy Địa lí ở các trường THPT miền núi cao tham khảo, vận dụng vào trong bài giảng của mình. Với học sinh miền núi đây là tài liệu hiết sức quan trọng được sủ dụng trong tất cả các bài học địa lí. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm năng cao kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh. - Giúp học sinh có khả năng nhận biết và vẽ đúng , chính xác, nhanh, đảm bảo tính mỹ thuật trên cơ sở những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua các buổi học. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : - Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là học sinh trường THPT Thường Xuân 3 Giá trị sử dụng của đề tài. - Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy địa lí lớp 12 ở các trường THPT miền núi. - Dùng cho học sinh tự nghiên cứu, học tập môn địa lí trong trường phổ thông có hiệu quả hơn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp khái quát hoá các kinh nghiệm giảng dạy địa lí THPT và kinh nghiệm giảng dạy trong những năm qua ở trường. Phương pháp này còn được thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp. - Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp khối 12 tại trường THPT Thường Xuân3 THỜI GIAN VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Đề tài được thực hiện từ tháng 9 đầu năm học 2015- 2016 hết đến cuối tháng 4 năm học 2015- 2016. - Giáo viên thực hiện soạn giảng các bài thực hành trong chương trình địa lí 12, thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên để nắm được tính hiệu quả của đề tài. Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận Việc dạy học địa lí nói chung cần đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, đây là những quy định và yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ Địa lí là căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục sau: - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học (Tính chính xác) - Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan - Nguyên tắc đảm bảo thẩm mỹ. - Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy của học sinh 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Xuất phát từ thực tiễn của học sinh trường THPT Thường Xuân 3 trong các bài kiểm tra hoặc trong các kỳ thi Quốc gia điểm thi phần kỹ năng vẽ biểu đồ các em thường mất điểm ở câu này, không cẩn thận nên vẽ không đúng, thiếu nhiều chi tiết, không đảm bảo tính mỹ thuật, vẽ chậm hoặc vẽ đi vẽ lại nhiều lần, chính vì vậy phần kỹ năng thực hành chiếm quá nhiều thời gian trong quá trình làm bài thi 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. a. Một số vấn đề cần lưu ý - Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên là phải năm và hiểu đặc điểm của từng loại và dạng biểu đồ sau đó xem xét kỹ bảng số liệu và phần yêu cầu cụ thể của đề bài. - Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất, kỹ năng tính toán, xử lý số liệu, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật - Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ, viết chì). - Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế ( giá trị tuyệt đối ) hay đơn vị %(giá trị tương đối). - Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác. - Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài. - Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ. - Ghi tên cho biểu đồ đã vẽ. b. Minh họa : KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ I. Mục tiêu. Sau bài học, học sinh có khả năng - Phân tích đề bài để xác định loại biểu đồ phù hợp - Nắm được kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ - Biết nhận xét thông qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, đề bài minh họa cho các dạng biểu đồ 2. Chuẩn bị của học sinh: dụng cụ học tập III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Vào bài mới Giáo viên giới thiệu về biểu đồ: là một phương tiện trực quan của khoa học đia lí, dùng để trực quan hóa bảng số liệu, thể hiện cụ thể các thông số về đối tượng địa lí như sự thay đổi theo thời gian, so sánh sự tương quan giữa các đối tượng địa lí... Giáo viên hỏi học sinh đã nắm được cách nhận biết vào vẽ các loại biểu đồ chưa? Sau đó bắt đầu bài học 4. Các hoạt động dạy học PHẦN I: NHẬN BIẾT SỐ LIỆU ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ CẦN VẼ Cơ cấu, tỉ trọng, tổng = 100% Nếu số liệu thô thì xử lí đưa về % 3 mốc giai đoạn năm trở xuống Biểu đồ TRÒN Trên 3 mốc giai đoạn năm trở lên Biểu đồ MIỀN à Biểu đồ TRÒN : Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể với mốc thời gian từ 03 giai đoạn năm trở xuống, và chỉ vẽ được khi số liệu có giá trị tương đối. à Biểu đồ MIỀN : Vừa Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể; vừa mô tả động thái phát triển của hiện tượng ( hay sự thay đổi cơ cấu) với mốc thời gian từ 03 giai đoạn năm trở lên. và chỉ vẽ được khi số liệu có giá trị tương đối. à Biểu đồ ĐƯỜNG : Thường được sử dụng để thể hiện một tiến trình, động thái phát triển ( biến động, sự thay đổi của 1 hay 2-3 đối tượng) qua thời gian à Biểu đồ CỘT: dùng để thể hiện động thái phát triển của 1 hay nhiều đại lượng ( đối tượng). - So sánh mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng ( đối tượng). Biểu đồ KẾT HỢP( CỘT VÀ ĐƯỜNG): thể hiện sự chênh lệch, sự phát triển của 2 hay nhiều đối tượng tương ứng với 2 đơn vị khác nhau trong cùng bảng số iệu, và thường có mối quan hệ với nhau. PHẦN II: CÁCH VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ I. Biểu đồ TRÒN: * Khi nào vẽ biểu đồ TRÒN? Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ TRÒN hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu, tỉ lệ (ít năm, nhiều thành phần). Lưu ý : Đề bài cho số liệu tuyệt đối (thực tế) phải chuyển sang số liệu tương đối ( tức đổi ra %). - Cách vẽ : + Vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đề bài, lấy mốc chuẩn là kim đồng hồ chỉ số 12. + Trước khi vẽ ghi rõ 1% = 3,6o. + Số liệu ghi trong vòng tròn phải là số liệu %. + Cần chú ý độ lớn (bán kính của các vòng tròn cần vẽ). Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của các năm 1990, 1999. Đơn vị: tỉ đồng Năm Tổng số Nông - Lâm – Ngư nghiêp CN – XD Dịch vụ 1990 131.968 42.003 33.221 56.744 1999 256.269 60.892 88.047 107.330 Bài làm : Bước 1. Chuyển giá trị tuyệt đối ( số liệu thực ) về giá trị tương đối ( %) Muốn tính % của số nào thì lấy số đó nhân cho 100 và chia cho tổng số: Tỉ trọng N-L- Ngư nghiệp năm 1990 = (%) Tỉ trọng N-L- Ngư nghiệp năm 1999 = (%) Tương tự ta có bảng số liệu sau khi chuyển đổi đơn vị thực tế ra đơn vị % như sau: Năm Nông - Lâm – Ngư nghiêp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 1990 31,8 25,2 43,0 1999 23,8 34,4 41,8 Bước 2: Vẽ biểu đồ hình tròn theo quy định ở trên ta có được biểu đồ ở dưới: Lưu ý : Phải có tên biểu đồ, chú thích và ghi năm vào mỗi biểu đồ( nếu thiếu 01 nội dung bị trừ 0,25 đ ), chú ý độ lớn bán kính vòng tròn. Bài tập 1: Cho bảng số liệu dưới đây CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƯỚC TA , NĂM 1993 VÀ NĂM 2005 ( Đơn vị : %) Loại đất Năm 1993 Năm 2005 Đất nông nghiệp 22,2 28,4 Đất lâm nghiệp có rừng 30 43,6 Đất chuyên dùng và thổ cư 5,6 6 Đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá 42,2 22 - Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu vốn đát của nước ta trong hai năm 1993 và năm 2005. - Nhận xét và giải thích nguyên nhân. Bài tập 2: Cho bảng số liệu dưới đây SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ( Đơn vị : Nghìn tấn ) Tiêu chí Năm 1995 Năm 2005 Khai thác 331,3 575,9 Nuôi trồng 7,9 48,9 Tổng cộng 339,2 623,8 - Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta trong hai năm 1995 và năm 2005. - Nhận xét và giải thích nguyên nhân. Bài tập 3: Cho bảng số liệu dưới đây GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ( Đơn vị : tỉ đồng ) Thành phần kinh tế Năm 1995 Năm 2005 Nhà nước 51990 249085 Ngoài nhà nước 25451 308854 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25933 433110 - Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong hai năm 1995 và năm 2005. Nhận xét và giải thích nguyên nhân II. Biểu đồ MIỀN: * Khi nào vẽ biểu đồ MIỀN? - Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ MIỀN hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu, tỉ lệ (nhiều năm, ít thành phần). - Khi đề bài xuất hiện một trong các cụm từ như “ thay đổi cơ cấu”, “ chuyển dịch cơ cấu” - Thường dùng để thể hiện cơ cấu về xuất nhập khẩu, cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu tổng sản phẩm.. Lưu ý : Đề bài cho số liệu tuyệt đối phải chuyển sang số liệu tương đối (tức đổi ra % như đối với xử lí số liệu của biểu đồ tròn) Cách vẽ : - Vẽ lần lượt từ dưới lên trên theo thứ tự của đề bài. - Lấy năm đầu tiên trên trục tung, chú ý phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng. - Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ đã vẽ. Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1998. Đơn vị: (%) Năm Ngành 1985 1988 1990 1992 1995 1998 Nông - Lâm – Ngư nghiêp 40,2 46,5 38,7 33,9 27,2 25,8 Công nghiệp – Xây dựng 27,3 23,9 22,7 27,2 28,8 32,5 Dịch vụ 32,5 27,6 38,6 38,9 44,0 39,5 * Đối với bài này số liệu đã ở dạng tương đối ( tức %) vì vậy hs không cần phải đổi sang giá trị % nữa mà cứ vậy vẽ biểu đồ miền. Lần lượt vẽ theo cách vẽ như trên : Nông lâm nghiệp ở dưới và trên cùng là ngành dịch vụ. Trong mỗi miền đã ghi từng ngành rồi thì không cần phải ghi chú tích ở bên ngoài Bài tập 1: Cho bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị XK&NK nước ta gđ 1990-2005 CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Năm 1990 1992 1995 1999 2005 Xuất khẩu 46,6 50,4 40,1 49,6 46,9 Nhập khẩu 53,4 49,6 59,9 50,4 53,1 Bài tập 2: Cho bảng số liệu dưới đây: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KT Ở NƯỚC TA, GĐ 1990-2005 ( Đơn vị :%) Năm 2000 2002 2004 2005 2006 Nông –lâm –ngư nghiệp 65,1 61,9 58,7 57,2 55,7 Công nghiệp - XD 13,1 15,4 17,4 18,3 19,1 Dịch vụ 21,8 22,7 23,9 24,5 25,2 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000-2006. Bài tập 3: Cho bảng số liệu dưới đây: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP , GIAI ĐOẠN 1975- 2005 Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Cây CN hàng năm 210,1 371,7 600,7 542 716,7 778,1 861,5 Cây CN lâu năm 172,8 256 470,3 657,3 902,3 1451,3 1633,6 -Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm ở nước ta, giai đoạn 1975-2005. - Nhận xét sự biến động diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm ở nước ta, giai đoạn 1975-2005. Giải thích nguyên nhân. III. Biểu đồ ĐƯỜNG: (đường biểu diễn hay còn gọi là đồ thị) * Khi nào vẽ biểu đồ ĐƯỜNG? Khi vẽ biểu đồ dường thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”,“biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát triển của nền kinh tế.... v.v qua các mốc thời gian. Cách vẽ: - Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đại lượng, trục nằm ngang thể hiện các mốc năm, các quốc gia, các vùng kinh tế.) - Trục đứng phải ghi mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong số liệu của đề bài cho. - Phải có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị. - Phải ghi danh số ở đầu cột (ví dụ: tấn, triệu, % ,..). - Phải ghi rõ gốc tọa độ, có trường hợp ta có thể chọn gốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì phải ghi rõ. - Trục định loại (X) thường là trục ngang: + Phải ghi rõ danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi, vùng , quốc gia...v.v.). + Trường hợp trục ngang (X) thể hiện các mốc thời gian (năm). Đối với các biểu đồ đường biểu diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia các mốc trên trục ngang (X) tương ứng với các mốc thời gian. - Phải ghi các số liệu lên đầu tại vị trí mỗi năm . - Mốc năm đầu tiên biểu hiện trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng. - Đối với loại biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng, phát triển mà lấy năm nào đó = 100% ta phải xử lí số liệu đưa giá trị tuyệt đối về giá trị tương đối ( %) để vẽ biểu đồ. Đối với loại biểu đồ này có nhiều đường , phải kí hiệu cho mỗi đường khác nhau và đều xuất phát từ 1 điểm tại vị trí 100%. ( ví dụ 3) Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ ĐƯỜNG thể hiện sự phát triển dân số của nước ta trong thời kỳ 1921 – 1999 Năm 1921 1960 1980 1985 1990 1993 1999 Số dân (triệu người) 15,6 30,2 53,7 59,8 66,2 70,9 76,3 Ví dụ 2: Vẽ biểu đồ ĐƯỜNG thể hiện sự phát triển dân số và sản lượng lúa ở nước ta (1981 – 1999). Năm 1981 1984 1986 1988 1990 1996 1999 Số dân (triệu người) 54,9 58,6 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 15,6 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 Ví dụ 3: Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự gia tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa trong thời gian 1975 – 1997 của nước ta. Năm 1975 1980 1985 1990 1997 Diện tích (nghìn ha) 4856 5600 5704 6028 7091 Sản lượng (nghìn tấn) 10293 11647 15874 19225 27645 Năng suất(tạ/ha) 21.2 50.8 27.8 31.9 39.0 HD: Vì đây có 3 đơn vị khác nhau nên phải đổi sang đơn vị chuẩn là đơn vị %. Cách tính như sau: Ta lấy năm mốc 1975 (năm đầu tiên) là 100%, sau đó tính % các thành phần còn lại. Diện tích trồng lúa năm 1980 là: Sl lúa năm 1980 là: Diện tích trồng lúa năm 1985 là: Sl lúa năm 1985 là Tương tự ta sẽ có bảng số liệu sau khi đã đổi 3 đơn vị khác nhau thành một đơn vị thống nhất là % như bảng số liệu sau đây: Năm 1975 1980 1985 1990 1997 Diện tích (nghìn ha) 100 115,3 117,5 124,1 146,0 Sản lượng (nghìn tấn) 100 113,2 154,2 186,8 268,6 Năng suất(tạ/ha) 100 98,1 131,1 150,4 183,9 Bài tập 1: Cho bảng số liệu dưới đây: DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chỉ số 1995 2000 2004 2005 Dân số ( nghìn người ) 16137 17039 17836 18028 S gieo trồng cây lương thực có hạt( nghìn ha ) 1117 1306 1246 1221 Sản lượng lượng thực có hạt ( nghìn tấn ) 5340 6868 7054 6518 Bình quân lương thực có hạt theo đầu người ( Kg) 331 403 396 362 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ số có trong bảng , giai đoạn 1995-2005 IV. Biểu đồ CỘT: * Khi nào vẽ biểu đồ CỘT?.hường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của ; Diện tích trồng cây công nghiệp... - Thể hiện sự tương quan về độ lớn của các đại lượng của các thành phần (hoặc qua các mốc thời gian). Cách vẽ : Cũng tương tự như cách vẽ biểu đồ đường : - Trục đứng phải ghi mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong số liệu của đề bài cho. ( đối với đề bài có 2 giá trị khác nhau thì phải có 2 trục đứng ) ví dụ 3 - Phải có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị. - Phải ghi danh số ở đầu cột (ví dụ: tấn, triệu, Kwh, con, ha...vv..). - Phải ghi rõ gốc tọa độ - Chọn kích thước biểu đồ sao cho phù hợp với khổ giấy (chiều dài trục đứng và trục ngang phải cho phù hợp). - Các cột chỉ khác nhau về độ cao, còn bề ngang của các cột thì bằng nhau. - Cột đầu tiên phải cách trục tung một khoảng (năm đầu tiên không được lấy trên trục tung) - Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của một vài cột (lớn nhất) và các cột còn lại. Ta có thể dùng thủ pháp là vẽ trục (Y) gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại. Như vậy, các cột có giá trị lớn nhất sẽ được vẽ thành cột gián đoạn, như vậy biểu đồ vừa đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ. Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng điện ở nước ta (1976 – 1994) Năm 1976 1975 1990 1994 Sản lượng điện (tỉ Kwh) 3,0 5,2 8,7 12,5 Ví dụ 2: Vẽ biểu đồ cột thể hiện SL đàn trâu, đàn bò ở nước ta qua các năm 1980, 1999. Đơn vị: nghìn con Năm 1980 1990 1999 Đàn trâu 2300 2700 3000 Đàn bò 1700 3100 4000 Bài tập 1 : Cho bảng số liệu : SỰ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ SUY GIẢM SỐ LƯỢNG LOÀI THỰC ĐỘNG VẬT NƯỚC TA SỐ LƯỢNG LOÀI Thực vật Thú Chim Bò sát lưởng cư Cá Số lượng loài đã biết 14500 300 830 400 2550 Số lượng loài mất dần - Trong đó, số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng 500 100 96 62 57 29 62 - 90 - Vẽ biểu đồ cột ( chồng ) thể hiện nội dung bảng số liệu trên V. Biểu đồ kết hợp (cột, đường ): 1. Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan. 2. Nhận biết - Bảng số liệu đã cho có 2 đối tượng hoàn toàn khác biệt, không chung đơn vị nhưng cùng thuộc một lĩnh vực như nhiệt độ và lượng mưa, diện tích và sản lượng, dân số và tỉ lệ gia tăng dân số.... 3. Cách vẽ - Vẽ 2 trục tung và 1 trục hoành, độ dài 2 trục tung như nhau - Chia khoảng giá trị ở các trục, giá trị cao nhất của 2 trục tung ở vị trí bằng nhau - Vẽ theo giá trị đã cho, các điểm giá trị của đường biểu diễn nằm ở vị trí giữa các cột, thẳng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ren_luyen_ki_nang_ve_bieu_do_dia_ly_cho_hoc_sinh_trung.doc