SKKN Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh THPT Thường Xuân 2 qua dạy học một số tác phẩm văn học trong nhà trường

SKKN Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh THPT Thường Xuân 2 qua dạy học một số tác phẩm văn học trong nhà trường

Kỹ năng sống là một trong ba cái đích (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà mỗi môn học cần đạt được, đặc biệt là môn Ngữ văn ở trường THPT. Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở nước ta, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo hướng: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục đang chuyển từ hướng trang bị kiến thức sang hướng trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đang đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (Dự thảo lần thứ 14) đã nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh, trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Có thể khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn diện trên không thể đạt được nếu không giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống là vấn đề đặc biệt quan trọng trong mục tiêu giáo dục hiện đại. Bởi đây là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập.

doc 21 trang thuychi01 9513
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh THPT Thường Xuân 2 qua dạy học một số tác phẩm văn học trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung của sáng kiến
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.3. Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học môn Ngữ văn.
6
2.3.1. Giáo dục một số kĩ năng sống qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu).
7
2.3.2. Giáo dục một số kĩ năng sống qua bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
11
2.3.3. Giáo dục một số kĩ năng sống qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
13
2.3.4. Giáo dục kĩ năng sống qua một số tác phẩm văn học khác trong nhà trường.
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Đề nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
NÂNG CAO KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT THƯỜNG XUÂN 2 QUA DẠY HỌC MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Kỹ năng sống là một trong ba cái đích (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà mỗi môn học cần đạt được, đặc biệt là môn Ngữ văn ở trường THPT. Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở nước ta, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo hướng: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục đang chuyển từ hướng trang bị kiến thức sang hướng trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đang đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (Dự thảo lần thứ 14) đã nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh, trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Có thể khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn diện trên không thể đạt được nếu không giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống là vấn đề đặc biệt quan trọng trong mục tiêu giáo dục hiện đại. Bởi đây là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập. 
Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe mà còn gửi gắm, kí thác những tư tưởng, tình cảm, những ước mơ, khát vọng của mình. Những tư tưởng, tình cảm ấy sẽ đến với người đọc, người học bằng con đường của mối cảm hòa giữa những trái tim đồng điệu. Học sinh sẽ được khóc, được cười, được hạnh phúc hay khổ đau cùng tác giả, cùng nhân vật trong tác phẩm. Tâm hồn các em sẽ trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Tư tưởng của các em sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Tóm lại, văn học có giá trị giáo dục lớn lao, nó có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức.
 Tuy nhiên, đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng về đạo đức. Bởi vì, văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục. Vì vậy, tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền trong long người đọc, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách sống. Có lẽ, vì thế, môn Ngữ văn là một trong những bộ môn đặc thù có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
 	Từ việc nhận thức sâu sắc giá trị giáo dục và thẩm mĩ của văn học kết hợp với mục tiêu và nhu cầu giáo dục con người toàn diện như đã nói, chúng tôi đã lên kế hoạch tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào từng tiết học cụ thể, đặc biệt là tiết đọc hiểu văn bản trong nhà trường THPT và bước đầu thu được hiệu quả tương đối khả quan. Với lí do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh THPT Thường Xuân 2 qua dạy học một số tác phẩm văn học trong nhà trường. Mục đích là để giúp các em bổ trợ một số kiến thức về kỹ năng sống thông qua môn học và một phần thực tế cuộc sống liên quan đến bài học. Qua đó, có thể giúp các em có điều kiện ứng phó, thích nghi phù hợp trong cuộc sống. Đồng thời, giúp các em tiếp tục tự rèn luyện từ những bài học kĩ năng sống đã học trên lớp vào trong sinh hoạt và trong cuộc sống nói chung. Điều này còn vô cùng quan trọng vì các em là học sinh cuối cấp, các em cần có một hành trang đầy đủ để tự mình bước đi một cách vững chắc, đúng hướng trên con đường tiến về tương lai.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
 	Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua môn học và một phần thực tế cuộc sống liên quan đến bài học, giúp các em học sinh có được và nâng cao hơn nữa những bài học kĩ năng sống cần thiết, phù hợp. Từ đó, các em có thể vận dụng để ứng phó, thích nghi trước những tình huống của cuộc sống và tiếp tục tự rèn luyện trong sinh hoạt, trong cuộc sống nói chung để sống an toàn, lành mạnh ở hiện tại và tương lai.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Trong phạm vi một đề tài nhỏ, tôi chỉ xin được tập trung vào vấn đề: định hướng, rèn luyện một số kĩ năng sống cần thiết cho học sinh THPT Thường Xuân 2 qua một số tác phẩm văn học cụ thể trong chương trình Ngữ văn.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện thành công đề tài, tôi có sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 
2. Nội dung của sáng kiến
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
“Kỹ năng sống” (được nhắc đến như một thuật ngữ) là cụm từ hay “xuất hiện” những năm gần đây trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, cộng đồng. Vậy kĩ năng sống là gì? kĩ năng sống có cách phân loại như thế nào? Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống, ví dụ:
- Tổ chức y tế thế giới cho rằng: Kĩ năng sống là khả năng có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo quỹ nhi đồng Liên hợp quốc thì: Kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
 Từ những quan niệm trên cho thấy, kĩ năng sống bao gồm một loạt những kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Có thể đưa ra một nhận định chung như sau về kĩ năng sống: Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
 Ngành giáo dục nước ta đã phân loại kĩ năng sống theo 3 nhóm như sau:
- Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, gồm các kĩ năng cụ thể như sau: tự nhận thức, tự xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sợ hỗ trợ, tự trọng, tự tin...
- Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác, gồm các kĩ năng cụ thể như sau: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác...
- Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, gồm: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề...
 Các cách phân loại như trên cũng chỉ là tương đối, bởi trên thực tế, các kĩ năng sống thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau.
 	 Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến vấn đề đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường. Một số nước đã đưa kĩ năng sống thành một môn học riêng biệt, còn đa số nước thường tích hợp kĩ năng sống vào một phần nội dung của môn học, chủ yếu là các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Người giáo viên có thể sử dụng các phương pháp, các kĩ thuật dạy-học tích cực để tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Hiện nay, có một số phương pháp, kĩ thuật dạy -học tích cực thường được áp dụng như: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật "khăn phủ bàn", kĩ thuật "phòng tranh", kĩ thuật "công đoạn", kĩ thuật "mảnh ghép", kĩ thuật động não....
 Khi giảng dạy, người giáo viên cần vận dụng các kĩ thuật đó để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Một bài giáo dục kĩ năng sống thường trải qua 4 giai đoạn: Khám phá - Kết nối - Thực hành - Vận dụng.
 	Như vậy, các bước giáo dục kĩ năng sống cũng gần giống với các bước dạy - học trên lớp, đặc biệt là với các phương pháp mới đang được quan tâm hiện nay. Với các phương pháp dạy -học tích cực kết hợp với các bước giáo dục kĩ năng sống, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng kĩ năng sống vào những bài học cụ thể trong những môn học cụ thể, đặc biệt là môn Ngữ văn các cấp.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Chúng ta đều đồng ý rằng, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết, bởi thực tế cho thấy: có một khoảng cách khá xa giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: nhiều người biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, có thể bị ung thư vòm họng, ưng thư phổi... nhưng vẫn cứ hút; có những người là luật sư, công an... hiểu rõ pháp luật nhưng vẫn phạm pháp.. Đó là do họ đã thiếu kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống.
Như vậy, kĩ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, do đó, họ thường thành công hơn trong cuộc sống. Ngược lại, một cá nhân thiếu kĩ năng sống sẽ thường gặp khó khăn trong cuộc sống: khó khăn khi đưa ra quyết định, khó khăn khi ứng phó với những thử thách, khó khăn trong việc hợp tác, tạo lập các mối quan hệ...và sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, học tập, công việc...Như vậy, giáo dục kĩ năng sống không chỉ giúp cho sự phát triển của cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì thế, giáo dục kĩ năng sống trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và bức thiết đối với thế hệ trẻ. Hơn nữa, thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hịên tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực...Nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, sống ích kỉ, thực dụng, dễ phát triển lệch lạc về nhân cách. Ở các trường THPT hiện nay, đang nổi lên những vấn đề làm nhức nhối các bậc phụ huynh, các thầy cô, nhà trường và cả xã hội như: bạo lực học đường, nghiện hút, đua xe máy, ăn chơi sa đoạ, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, ...Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực ấy chính là do các em thiếu kĩ năng sống cần thiết (như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp...). Chính việc thiếu kĩ năng sống đó đã làm cho các em dễ bị lôi kéo, dễ bị kích động, va vấp, sa ngã...Vì thế, giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện được hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc. Kĩ năng sống sẽ giúp các em có khả năng ứng phó được với các tình huống của cuộc sống, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, cộng đồng; sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. 
	Đối với học sinh miền núi, đặc biệt là học sinh trường THPT Thường Xuân 2 đa số học sinh ngoan, hiền lãnh, thật thà, chất phác. Tuy nhiên, đó cũng là hạn chế của chính học sinh. Vì kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng linh hoạt và tích cực. Song, đa số học sinh ở trường THPT Thường Xuân 2 khả năng thích ứng với các tình huống còn chậm, ít nhanh nhạy, thiếu sự linh hoạt.. Bởi vì, các em ít được tiếp xúc, đối mặt với những tình huống phức tạp của cuộc sống. Hơn nữa, các em đa số là những con người thuần tính, suy nghĩ còn đơn giản nên nếu phải đối mặt với các tình huống đặc biệt thì sẽ thiếu kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Chính vì thực trạng bức thiết đó, thiết nghĩ trách nhiệm của những nhà giáo dục như chúng ta càng trở nên to lớn và nặng nề. Chúng ta không chỉ trang bị những kiến thức khoa học cần thiết mà còn phải giáo dục những kĩ năng sống cho các em, giúp các em sống tốt, sống đẹp, sống có ích hơn cho cuộc đời. Với những băn khoăn, trăn trở ấy, và với trách nhiệm của một nhà giáo dục thiếu niên, tôi đã mạnh dạn lồng ghép vào môn học của mình những bài học kinh nghiệm, những kĩ năng sống cần thiết để giáo dục học sinh trong quá trình giảng dạy. Qua thực tế giáo dục tích hợp kĩ năng sống, tôi cảm nhận được học sinh của mình có những thay đổi rõ rệt về nhận thức, cách làm việc, cách giải quyết vấn đề và cả trong giao tiếp... theo chiều hướng tích cực. Tất nhiên, việc giáo dục kĩ năng sống là cả một quá trình nhận thức, rèn luyện, tu dưỡng nên không phải trong ngày một, ngày hai là có thể thay đổi tất cả. Vì vậy, tôi mong rằng, nếu chúng ta cùng góp sức theo quy tắc góp gió làm bão, giụm cây làm rừng thì chắc chắn sẽ có tương lai tốt đẹp. 
 	 Trong khuôn khổ một đề tài nhỏ, tôi xin được đưa ra một vài phương pháp, cách thức thực hiện của bản thân trong quá trình lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số tác phẩm văn học cụ thể trong chương trình Ngữ văn THPT.
2.3. Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học môn Ngữ văn.
 Như trên đã nói, với đặc trưng là một môn KHXH và nhân văn, môn Ngữ văn có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các văn bản khác, giúp học sinh hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm con người. Đồng thời, môn Ngữ văn còn giúp bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì thế, môn Ngữ văn có những khả năng và ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 	Mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục kĩ năng sống. Vì vậy, có thể triển khai giáo dục kĩ năng sống vào môn Ngữ văn mà không phải đưa thêm một thông tin, kiến thức nào để làm nặng thêm nội dung môn học. Quá trình học tập và giảng dạy môn Ngữ văn theo hướng giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái độ, hành vi, có động lực tìm hiểu, cân nhắc các lựa chọn và quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề hiệu quả.
 	Khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một giờ học cụ thể, một bài học cụ thể, người giáo viên vẫn tiến hành theo cấu trúc bình thường như những giờ học khác, riêng việc giáo dục kĩ năng sống thì thực hiện theo 4 giai đoạn đã nói (khám phá – kết nối – thực hành – vận dụng). Có thể nói, kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống tốt sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, phù hợp. Vì thế, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.
Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với học sinh THPT bởi vì: Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Nếu không có kĩ năng sống, các em không thể thực hiện tốt được trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và quốc gia dân tộc.
 	Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, “sức đề kháng” chưa cao nên dễ bị lôi cuốn kích động. Việc giáo dục tích hợp kĩ năng sống vào tiết dạy văn vì thế trở thành một nhu cầu bức thiết. Thông qua môn Ngữ văn, học sinh được trang bị những kĩ năng cần thiết để bước vào đời. Từ đó, học sinh có cơ hội thực hành và phát huy tối đa năng lực của bản thân.
 Sau đây, tôi xin được trình bày cụ thể một số bài học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số tác phẩm văn học cụ thể trong chương trình Ngữ văn THPT. Với khuôn khổ một đề tài nhỏ, tôi chỉ xin được đưa ra một số bài học giáo dục kĩ năng sống trong 3 tác phẩm tiểu biểu là: Vội vàng (Xuân Diệu), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), trích đoạn Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
2.3.1. Giáo dục một số kĩ năng sống qua bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu).
 	Vội vàng là một bài thơ hay, tiêu biểu cho phong cách và quan niệm thơ ca của Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện rất rõ triết lí sống, quan niệm sống, khát vọng sống của nhà thơ, một khát vọng mạnh mẽ, say mê và cuồng nhiệt. Khi giảng dạy bài thơ này, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp thảo luận, tranh luận, trình bày một phút, động não... để khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời, giáo dục kĩ năng sống cho HS như: giáo dục kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giao tiếp...
2.3.1.1. Giáo dục kĩ năng tư duy sáng tạo.
 Giáo viên yêu cầu HS thảo luận, tranh luận với nhau để làm rõ triết lí sống, quan niệm sống, khát vọng sống của nhà thơ trong bài thơ. Muốn làm được điều này, HS buộc phải tư duy sáng tạo, động não để tìm hiểu qua một số phương diện như: ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu..., đặc biệt là những hình ảnh mới mẻ, độc đáo, đầy sáng tạo của bài thơ. 
 Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới. Là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng – quan điểm, sự việc, độc lập trong suy nghĩ.
 Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với những sáng kiến, biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác. Tư duy sáng tạo là một kĩ năng sống quan trọng. Với học sinh, tư duy sáng tạo được khẳng định qua học tập. Sau khi đã suy nghĩ, tranh luận, thảo luận với nhau, học sinh dễ dàng đưa ra ý kiến của mình. Các em có thể nhận thấy, bài thơ Vội vàng chính là khát vọng cháy bỏng của nhà thơ về một cuộc sống trần thế đầy tươi đẹp và xuân sắc. Nhà thơ đã triển khai điều đó qua mạch cảm xúc và luận lí rõ ràng:
- Đoạn đầu (4 câu đầu): Là khát vọng táo bạo của nhà thơ - muốn đoạt quyền năng của tạo hoá: tắt nắng đi, buộc gió lại để lưu giữ hương thơm, sắc màu cho cuộc sống. Điều này cho thấy một tình 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_thpt_thuong_xuan_2_q.doc