SKKN Lựa chọn, áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ trường THPT Yên Định 1 trong công tác giáo dục thể chất

SKKN Lựa chọn, áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ trường THPT Yên Định 1 trong công tác giáo dục thể chất

Cuộc sống con người bao gồm rất nhiều lĩnh vực hòa quyện, liên kết với nhau hợp thành. Một trong những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đó là lĩnh vực thể dục thể thao( TDTT).

 Từ trước đến nay, TDTT có vai trò hết sức quan trọng, không những rèn luyện sức khỏe, nâng cao năng lực cho người tập mà TDTT còn bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho họ như ý chí, lòng dũng cảm, tính trung thực TDTT là hoạt động sôi nổi, bổ ích đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, TDTT còn được coi là “ Sứ giả” của hòa bình thế giới, góp phần cho quan hệ ngoại giao ở các nước phát triển ở mức cao hơn.

 Chính sự xác định đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của TDTT mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực này. Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong đó có đoạn viết : “ Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu; mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục- tự tôi ngày nào cũng tập ”. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra nhiều chỉ thị về TDTT, trong các chỉ thị đó có đoạn nêu rõ: “ Cần phải chú trọng phát triển TDTT, từng bước hình thành trong học sinh, thanh niên sự nghiệp TDTT chuyên nghiệp, đỉnh cao ” ( Trích báo cáo chính trị của Ban bí thư Trung ương Đảng khóa VII).

 Trong nền TDTT rộng lớn đó, Điền kinh là một bộ phận quan trọng , cơ bản; là nội dung bắt buộc, chủ yếu trong công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học của nước ta. Nó là môn thể thao được nhiều người ưa thích và tham gia tập luyện. Đã có nhiều VĐV điền kinh Việt Nam đạt được nhiều thứ hạng cao ở khu vực Đông nam Á, châu Á và thế giới, cho nên bộ môn điền kinh được ngành TDTT xác định là một trong những môn mũi nhọn của TDTT Việt Nam.

 Một trong những mục tiêu đào tạo của TDTT là nâng cao thành tích, thành tích thể thao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố sức nhanh đóng vai trò rất quan trọng. Trong công tác giáo dục thể chất ở các trường học hiện nay, việc giảng dạy và giáo dục sức nhanh chiếm phần lớn.

 

doc 17 trang thuychi01 6931
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn, áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ trường THPT Yên Định 1 trong công tác giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I – MỞ ĐẦU 2
 1.1. Lí do chọn đề tài 2
 1.2 . Mục đích nghiên cứu 3
 1.3 . Đối tượng nghiên cứu 3
 1.4 . Phương pháp nghiên cứu 	 3
PHẦN II – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4
 2.1 . Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
 2.2. Đặc điểm tâm- sinh lí của nữ sinh THPT ( lứa tuổi 15- 18).	 5
 2.3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.	 6
 2.4. Lựa chọn, áp dụng các bài tập phát triển sức nhanh.	 6
2.5 .Đánh giá hiệu quả của các bài tập.	 7
PHẦN III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 12
 1. Kết luận 12
 2. Kiến nghị.	 13
 Tài liệu tham khảo. 14
PHỤ LỤC 15 
PHẦN I - MỞ ĐẦU
 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Cuộc sống con người bao gồm rất nhiều lĩnh vực hòa quyện, liên kết với nhau hợp thành. Một trong những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đó là lĩnh vực thể dục thể thao( TDTT).
 Từ trước đến nay, TDTT có vai trò hết sức quan trọng, không những rèn luyện sức khỏe, nâng cao năng lực cho người tập mà TDTT còn bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho họ như ý chí, lòng dũng cảm, tính trung thựcTDTT là hoạt động sôi nổi, bổ ích đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, TDTT còn được coi là “ Sứ giả” của hòa bình thế giới, góp phần cho quan hệ ngoại giao ở các nước phát triển ở mức cao hơn.
 Chính sự xác định đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của TDTT mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực này. Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong đó có đoạn viết : “  Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu; mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục- tự tôi ngày nào cũng tập”. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra nhiều chỉ thị về TDTT, trong các chỉ thị đó có đoạn nêu rõ: “ Cần phải chú trọng phát triển TDTT, từng bước hình thành trong học sinh, thanh niên sự nghiệp TDTT chuyên nghiệp, đỉnh cao” ( Trích báo cáo chính trị của Ban bí thư Trung ương Đảng khóa VII).
 Trong nền TDTT rộng lớn đó, Điền kinh là một bộ phận quan trọng , cơ bản; là nội dung bắt buộc, chủ yếu trong công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học của nước ta. Nó là môn thể thao được nhiều người ưa thích và tham gia tập luyện. Đã có nhiều VĐV điền kinh Việt Nam đạt được nhiều thứ hạng cao ở khu vực Đông nam Á, châu Á và thế giới, cho nên bộ môn điền kinh được ngành TDTT xác định là một trong những môn mũi nhọn của TDTT Việt Nam.
 Một trong những mục tiêu đào tạo của TDTT là nâng cao thành tích, thành tích thể thao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố sức nhanh đóng vai trò rất quan trọng. Trong công tác giáo dục thể chất ở các trường học hiện nay, việc giảng dạy và giáo dục sức nhanh chiếm phần lớn. 
 Hiện nay, trong trường THPT( trung học phổ thông), việc giảng dạy, huấn luyện phát triển tố chất sức nhanh còn một số hạn chế như : Các bài tập chủ yếu đang ở mức độ trung bình, hệ thống các bài tập chưa thật sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn, từ đó dẫn đến sự chưa động viên, kích thích hết khả năng vận động ở học sinh, bị ảnh hưởng của hiện tượng “ Hàng rào tốc độ” nên việc phát triển tố chất sức nhanh chưa tốt, gây ảnh hưởng không ít tới thành tích ở một số nội dung như : Chạy ngắn, chạy tiếp sức, bóng rổ, bóng đá, đá cầu.v.v...
 Bản thân tôi nhận thấy, hiện tại vấn đề giảng dạy và giáo dục tố chất sức nhanh trong trường THPT chưa có tài liệu nào bàn thật sâu về vấn đề này, dẫn đến việc giảng dạy, giáo dục tố chất sức nhanh trong trường THPT còn nhiều bất cập, cần phải nghiên cứu và bổ sung.
 Như vậy, việc nghiên cứu, lựa chọn các bài tập để phát triển sức nhanh là hết sức cần thiết và cần được nghiên cứu, lựa chọn kĩ càng, khoa học để áp dụng rộng rãi vào thực tiễn.
 Với lí do như vậy, là một giáo viên dạy thể dục ở trường THPT, qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh tham gia thi học sinh giỏi TDTT cấp tỉnh, tham gia thi đấu tại huyện qua các giải thể thao truyền thống, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “ Lựa chọn, áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ trường THPT Yên Định 1 trong công tác giáo dục thể chất” . Qua việc áp dụng các bài tập này vào thực tiễn, tôi thấy việc phát triển tố chất sức nhanh ở nữ sinh trường THPT Yên Định 1 được nâng lên một cách khá thuyết phục, nhất là trong công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh tham gia thi HSG TDTT cấp tỉnh. Sau đây, tôi xin được trình bày đề tài đó để các quý thầy cô quan tâm đến vấn đề này cùng tham khảo. Tôi rất mong các thầy cô góp ý, phê bình vào đề tài mà tôi đã trình bày để hệ thống các bài tập này ngày càng hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao hơn. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Từ những vấn đề đã nêu ở phần trên, bản thân tôi nhận thấy mục đích rõ ràng của việc nghiên cứu đề tài này là lựa chọn, xây dựng một số bài tập cơ bản nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ trường THPT Yên Định1, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục thể chất và thành tích thi đấu TDTT của nhà trường.
 . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
Bản thân tôi xác định, đề tài này nghiên cứu cơ sở lí luận để lựa chọn các bài tập; đặc điểm tâm- sinh lí của học sinh nữ THPT ( lứa tuổi 15- 18); việc áp dụng các bài tập được lựa chọn này vào trong thực tế và tổng kết về hiệu quả của việc áp dụng các bài tập đó so với các bài tập mà hiện nay đang sử dụng.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 a. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan tới đề tài ( bao gồm các tài liệu trình bày ở phần phụ lục)
 Qua việc tham khảo và phân tích tổng hợp các tài liệu chuyên môn giúp tôi hiểu rõ nhiệm vụ cần giải quyết về cơ sơ tâm lí - sinh lí, lí luận để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
 Để thực hiện các bài tập đã lựa chọn, tôi đã tiến hành thực nghiệm thông qua việc giảng dạy 2 nhóm học sinh nữ trường THPT Yên Định 1. Một nhóm đối chiếu và một nhóm thực nghiệm.
 Trong đó nhóm đối chiếu sẽ thực hiện các bài tập hiện nay đang sử dụng; nhóm thực nghiệm sẽ thực hiện các bài tập mới được xây dựng và lựa chọn.
 c. Phương pháp tính toán thống kê:
 Tôi đã dùng toán học thống kê để xử lí số liệu, chủ yếu bằng phương pháp so sánh.
 Các công thức chung để tính toán:
PHẦN II - NỘI DUNG 
2.1.Cơ sở lí luận lựa chọn các bài tập:
 Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Ba hình thức biểu hiện của sức nhanh là:
- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động
- Tốc độ động tác đơn
- Tần số động tác.
 Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đăc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác.
 Trong giáo dục sức nhanh, theo quan điểm sinh hóa, sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng adenozintri phôtphat (ATP) trong cơ và tốc độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh cũng như tốc độ tái tổng hợp nó. Vì vậy, bài tập phải diễn ra trong thời gian ngắn, nợ dưỡng lớn và tổng hợp ATP theo cơ chế yếm khí.
 Sức nhanh phản ứng vận động là sự đáp lại tín hiệu biết trước nhưng xuất hiện một cách đột ngột bằng động tác biết trước. Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh là tập lặp đi lặp lại các phản ứng với các tín hiệu đột ngột. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích nhằm hoàn thiện từng phần của sức nhanh trong điều kiện giảm nhẹ và hoàn thiện từng phần tốc độ động tác. 
 Phương tiện để rèn luyện sức nhanh là các bài tập đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Kĩ thuật bài tập cho phép thực hiện với tốc độ giới hạn
+Thời gian bài tập tương đối ngắn để tốc độ không bị giảm sút ở cuối bài tập
+ Phải sử dụng phương pháp lặp lại, ngoài ra còn có phương pháp trò chơi và thi đấu ngăn chặn hiện tượng “ hàng rào tốc độ”.
 Từ những vấn đề trên, tôi nhận thấy phải lựa chọn các bài tập có công suất tương đối lớn, tốc độ cao nhưng với thời gian ngắn, với những kĩ thuật động tác đã biết trước.
. Đặc điểm tâm lí - sinh lí của nữ sinh THPT( lứa tuổi 15- 18) 
- Hệ thần kinh: Kích thước não và hành tủy đã đạt đến mức của người trưởng thành. Hoạt động phân tích- tổng hợp của vỏ não tăng lên, tư duy trừu tượng đã hình thành tốt. Mức độ tiếp thu động tác đạt ở mức cao. Vì vậy, việc lựa chọn, xây dựng các bài tập mang tính khéo léo, mềm dẻo với kĩ thuật chính xác là hợp lí đối với các em.
- Trao đổi chất và năng lượng: Đã hoàn thiện, việc cung cấp năng lượng cho cơ quan hoạt động với những bài tập công suất lớn là đảm bảo. Chính vì thế, lựa chọn các bài tập với lượng vận động lớn là mang tính khoa học, đúng đắn.
- Hệ tuần hoàn: Cũng đã gần hoàn thiện. Sự hồi phục tim mạch sau những lượng vận động lớn cũng nhanh chóng hơn so với sau lượng vận động nhỏ; sự co bóp của tim và lưu thông máu đã khá mạnh mẽ. Chính vì vậy, cho phép áp dụng các bài tập với cường độ cao và khối lượng tương đối lớn.
- Hệ hô hấp: Đã phát triển khá mạnh; tần số hít thở cũng đã gần ổn định và chậm, phế nang và dung tích sống đã cao. Cơ gian sườn phát triển nhanh và cơ hoành tương đối khỏe. Với lí do đó, ngoài việc vận dụng các bài tập chuyên môn cho phép với lượng vận động lớn, cần phải hướng dẫn cho các em hít thở sâu hơn, đều hơn.
- Hệ xương: Đã phát triển gần hoàn chỉnh nhưng cần chú ý khả năng chịu tải trọng chưa cao, hạn chế về phát triển dây chằng dẫn đến các em dễ bị chấn thương trong tập luyện và thi đấu. Vì vậy, cần phải khởi động thật kĩ trước khi vào tập luyện.
- Hệ cơ: Chưa phát triển toàn diện. Vì vậy khi lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh với công suất lớn cần phải kết hợp với phát triển sức mạnh tốc độ để các em phát triển toàn diện.
- Đặc biệt, đặc điểm nổi bật nhất ở đối tượng này là khả năng vận động và chu kỳ kinh nguyệt.
 Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng sinh lí bình thường, các em nữ ở lứa tuổi này hoàn toàn có thể tham gia tập luyện và thi đấu thể thao khi khi được quan tâm đúng mức, có biện pháp đối xử cá biệt hợp lí. Trong chu kì kinh nguyệt, ở đa số các em xuất hiện cảm giác khó chịu, buồn nôn, đau đớn, khả năng hoạt động thể lực giảm xuống rõ rệt. Các bài tập phải diễn ra trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thời gian bài tập sẽ làm kéo dài thời gian hành kinh. Tuy nhiên, ở một số em, khả năng vận động không giảm mà còn tăng lên trong những ngày này nhưng cần phải quan tâm đúng mức, đối xử cá biệt hợp lí. 
- Đặc điểm tâm lí: Ở lứa tuổi này, tuy quá trình hưng phấn cao hơn ức chế nhưng các em tham gia tập luyện và thi đấu còn sự ngần ngại. Tính tự trọng của các em rất cao. Vì vậy, phải động viên, khuyến khích các em tham gia tập luyện và thi đấu một cách tích cực, sử dụng các phương pháp giảng dạy hết sức khoa học, khéo léo và tế nhị như thế mới đạt được hiệu quả cao.
 Qua tìm hiểu cơ sở lí luận, đăc điểm tâm lí- sinh lí ở trên, tôi nhận thấy với đối tượng học sinh này, để phát triển tốt tố chất sức nhanh cần vận dụng các bài tập với công suất lớn trong thời gian ngắn , những bài tập với tín hiệu đột ngột, bài tập phát triển khéo léo , mềm dẻo kết hợp với bài tập phát triển tần số, sức mạnh tốc độ.
2.3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN( Sáng kiến kinh nhiệm).
 Hiện nay, trong trường THPT, việc giảng dạy, huấn luyện phát triển tố chất sức nhanh còn một số hạn chế như : Các bài tập chủ yếu đang ở mức độ trung bình, hệ thống các bài tập chưa thật sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn, từ đó dẫn đến sự chưa động viên, kích thích hết khả năng vận động ở học sinh, bị ảnh hưởng của hiện tượng “ Hàng rào tốc độ” nên việc phát triển tố chất sức nhanh chưa tốt, gây ảnh hưởng không ít tới thành tích ở một số nội dung như : Chạy ngắn, chạy tiếp sức, bóng rổ, bóng đá, đá cầu.v.v...Những hạn chế này được thể hiện ở những chỉ số trong các bài test trắc nghiệm sức nhanh, được nêu cụ thể ở phần phụ lục.
2.4. Lựa chọn, áp dụng các bài tập phát triển sức nhanh:
Bài tập 1: Chạy xuất phát thấp 20- 30m
 + Mục đích: Phát triển sức nhanh phản ứng vận động
 + Yêu cầu: Chạy 9/10 công suất tối đa
 + Khối lượng : 3- 5 lần
 + Thời gian nghỉ giữa quãng: 1- 3 phút
Bài tập 2: Chạy tốc độ cao 10- 15- 20 – 30m
 + Mục đích: Phát triển tốc độ
 + Yêu cầu: Chạy với tốc độ tối đa
 + Khối lượng: 2 lần
 + Thời gian: nghỉ giữa quãng: 1- 3 phút
Bài tập 3: Chạy luồn zích zắc: 
 + Mục đích: Phát triển tính mềm dẻo, khéo léo
 + Yêu cầu: Chạy không làm đổ cọc, theo đúng trình tự với khả năng cao nhất.
 + Khối lượng: 2 lần
 + Thời gian nghỉ giữa: 1- 3 phút
- Bài tập 4: Các hình thức thi đua, trò chơi vận động (Bóng chuyền 6, mèo đuổi chuột)
 + Mục đích: Gây hưng phấn để hoàn thành khối lượng tập 
 + Yêu cầu: Tham gia tích cực, nhiệt tình
 + Thời gian: 10 phút.
Bài tập 5 : Nhảy dây:
 +Mục đích: Phát triển tần số, sức mạnh- tốc độ
 + Yêu cầu: Thực hiện với tần số cao nhất, đúng kĩ thuật
 + Khối lượng: 30 lần, thực hiện 2- 3 lần
 + Nghỉ giữa quãng: 1- 3 phút.
Bài tập 6: Chạy nâng cao đùi 
 + Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ, tần số
 + Yêu cầu: Thực hiện đúng kĩ thuật
 + Khối lượng: 10 lần, thực hiện 2- 3 lần
 + Thời gian nghỉ giữa: 1- 3 phút.
Bài tập 7: Chạy nâng cao đùi di chuyển 30m
 + Mục đích: Phát triển tần số, sức mạnh tốc độ
 + Yêu cầu: Tốc độ tối đa, tần số cao nhất, nâng cao đùi song song với mặt đất, đánh tay đúng kĩ thuật
 + Khối lượng: 2-3 lần
 + Thời gian nghỉ giữa: 1- 3 phút.
Đánh giá hiệu quả của các bài tập:
 Để đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển sức nhanh trên, tôi đã sử dụng phương pháp thi đua, trò chơi vận động nhằm gây cảm giác hứng thú, hưng phấn trong tập luyện cho các em.
 Các bài tập xuất phát thấp, chạy tốc độ cao tôi áp dụng phần đầu cơ bản buổi tập. Các bài tập cần có sự cố gắng, nỗ lực cao như nhảy dây, chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển với trọng lượng tương đối lớn tôi áp dụng vào phần cuối phần cơ bản của buổi tập.
 Các bài tập trên, tôi áp dụng cho các em tập luyện vào các buổi chiều thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần với thời gian 60 phút/buổi. Tỉ lệ tập chuyên môn là 60%, các trò chơi, thi đua chiếm 40% buổi tập.
 Cấu trúc một buổi tập:
 + Khởi động: Khởi động chung và chuyên môn ( 15 phút)
 + Cơ bản: Các em chơi trò chơi vận động và phát triển sức nhanh. Sau đó các em tập các bài tập chuyên môn đã lựa chọn với LVĐ ( Lượng vận động) tăng dần ( xuất phát thấp, chạy tốc độ cao, nhảy dây) (35 phút)
+ Kết thúc: Các em chạy nhẹ nhàng thả lỏng, làm các động tác hồi phục cơ thể.
 LVĐ như trên là thích hợp để phát triển sức nhanh và các tố chất kèm theo cho các em nữ sinh trường THPT Yên Định 1. Tôi căn cứ vào mạch đập, trạng thái biểu hiện của các em để điều chỉnh LVĐ một cách khoa học, hợp lí. Vì tập luyện chưa đủ LVĐ hoặc quá sức sẽ làm cho việc giáo dục và phát triển sức nhanh kém hiệu quả, không có lợi cho các em.
 Tôi đã sử dụng các phương pháp, nguyên tắc của quá trình giáo dục thể chất trong quá trình tiến hành thực nghiệm.
 Tiến hành thực nghiệm, tôi đã áp dụng đối với 2 nhóm nữ học sinh lớp 11 trường THPT Yên Định 1( các em tập luyện chọn HSG tham gia thi HSG TDTT cấp tỉnh). Trong đó nhóm đối chiếu ( kí hiệu A), nhóm thực nghiệm ( kí hiệu B).
 Mỗi nhóm gồm 10 em, trước khi bước vào thực nghiệm thì các điều kiện của 2 nhóm tương đương nhau: Sức khỏe, thành tích, số buổi tập, trình tự các buổi tập
 Nhóm đối chiếu(A) tập các bài tập phát triển sức nhanh như bình thường, nhóm thực nghiệm (B) tập các bài tập mà tôi đã lựa chọn ở trên. Tiến trình giảng dạy nhóm thực nghiệm (B) được thực hiện như sau:
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: NHÓM THỰC NGHIỆM – TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1 
Phần
 NỘI DUNG
Thời 
gian
GIÁO ÁN SỐ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Lý thuyết
1. Khái niệm, tầm quan trọng của sức nhanh
1
X
2. Hình thức tập luyên sức nhanh
1
X
Trò chơi
1. Bóng chuyền 6
4
X
X
X
X
2. Người thừa thứ 3
3
X
X
x
3. Mèo đuổi chuột
4
x
X
X
x
4. Bật cóc
2
X
X
X
5. Cướp cờ
5
X
X
X
X
X
Thực hành
+
Thể lực
1. Xuất phát thấp 30m
11
X
X
X
X
X
X
X
X
Xx
X
X
2.Chạy tốc độ cao 20-30m
11
X
X
X
X
X
X
x
X
X
X
X
3. Chạy luồn zich zăc
8
X
X
X
X
X
X
X
X
4. Nhảy dây
9
x
x
X
x
x
x
X
X
x
5. Chạy nâng cao đùi tại chỗ
8
X
X
X
x
X
X
x
x
6. Chạy nâng cao đùi di chuyển
9
x
x
x
x
X
x
x
x
x
Thảo luận
1. Về phương pháp giảng dạy
2
X
X
2. Các bài tập
2
x
x
Kiểm tra
Thi
1. Kiểm tra giai đoạn
2
x
x
2. Kiểm tra kết thúc thực hành
1
x
 Sau thời gian tập luyện từ 02/12/2017 đến 08/02/2018, tôi đã tiến hành kiểm tra thành tích của 2 nhóm thông qua các Test kiểm tra:
Xuất phát thấp 30m
Chạy 30m tốc độ cao
Chạy zichzăc 30m
 Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lí số liệu kiểm tra. Qua đó xác định được hiệu quả của các bài tập phát triển sức nhanh mà tôi đã lựa chọn và áp dụng.
 Kết quả thực nghiệm đã được xử lí và trình bày ở các bảng dưới đây:
Bảng số 1: So sánh thành tích trước và sau thực nghiệm 
chạy xuất phát thấp 30m ( n= 20)
Thời điểm
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
 Nhóm
Chỉ số
Đối chiếu
Thực nghiệm
Đối chiếu
Thực nghiệm
6’’196
6’’189
6’’032
5’’540
0,36
0,299
t (tính)
0,014
4,353
t (bảng)
2,056
2,056
- Thành tích của 2 nhóm trước khi bước vào thực nghiệm tương đương nhau. Xác định sự khác nhau về thành tích ban đầu của 2 nhóm:
 T ( tính) = 0,014
 Như vậy, giá trị t ( tính) = 0,014 < 2,056 t ( bảng) chứng tỏ sự khác nhau này không có ý nghĩa ở ngưỡng P = 5 %. 
- Sau thời gian thực nghiệm, thành tích của 2 nhóm tăng lên khác nhau:
Với t ( tính) = 4,353. Lúc đó, t ( tính ) = 4,353 > 2,056 = t ( bảng)
 Như vậy kết quả của 2 nhóm sau thực nghiệm khác nhau rất có ý nghĩa ở ngưỡng P = 5%.
Bảng 2 : So sánh sự khác nhau trước và sau thực nghiệm
chạy 30 m tốc độ cao ( n= 20)
Thời điểm
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
 Nhóm
Chỉ số
Đối chiếu
Thực nghiệm
Đối chiếu
Thực nghiệm
5’’77
5’’66
5’’65
5’’16
0,213
0,21
t (tính)
1,375
6,1
t (bảng)
2,056
2,056
- Tôi nhận thấy trước thực nghiệm 2 nhóm có thành tích đương nhau vì :
 t ( tính) = 1,375 < 2,056 = t ( bảng)
 Như vậy sự khác biệt giữa 2 nhóm về thành tích ban đầu không có ý nghĩa ( P = 5%)
- Sau thực nghiệm, tôi tính được : T = 6,1
 T ( tính) = 6,1 > 2,056 = t ( bảng)
 Điều đó cho phép kết luận thành tích của 2 nhóm có sự khác biệt rất có ý nghĩa ( P= 5 % )
Bảng 3 : So sánh thành tích trước và sau thực nghiệm
Chạy zichzăc 30m
Thời điểm
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
 Nhóm
Chỉ số
Đối chiếu
Thực nghiệm
Đối chiếu
Thực nghiệm
8’’72
8’’61
8’’35
7’’83
0,364
0,353
t (tính)
0,84
3,89
t (bảng)
2,056
2,056
 Trước thực nghiệm, 2 nhóm có thành tích tương đương nhau, sự chênh lệch không đáng kể.
Khi đó, t ( tính) = 0,84
 T ( tính) = 0,84 < 2,056 = t ( bảng)
 Nên sự khác biệt giữa 2 nhóm về thành tích ban đầu không có ý nghĩa ở ngưỡng P = 5%.
Qua thời gian thực nghiệm, tôi tính được t= 3,89
 Lúc đó : t (tính) = 3,89 > 2,56 = t(bảng)
 Chứng tỏ thành tích giữa 2 nhóm có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng P= 5%.
* Như vây, thông qua sự tính toán và so sánh kết quả các tets kiểm tra sức nhanh của 2 nhóm học sinh trước và sau thực nghiệm, tôi nhận thấy thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn thành tích của nhóm đối chiếu. Chính vì thế tôi có thể khẳng định rằng, các bài tập mà tôi đã lưa chọn và áp dụng là có kết quả tốt.
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận :
 - Sức nhanh là một trong những tố chất thể lực quan trọng và cần thiết đối với mọi người nói chung và đối với các em học sinh nói riêng. Tập luyện để phát triển sức nhanh cần sử dụng hợp lí các phương pháp và bài tập nhằm phát huy khả năng cao nhất.
- Phương pháp giáo dục và phát triển sức nhanh rất phong phú và đa dạng nhưng cần được lựa chọn, sử dụng phù hợp với các đối tượng, mục đích, điều kiện cụ thể mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
- Một số bài tập phát triển sức nhanh mà tôi đã lưa chọn, áp dụng tại trường THPT Yên Định 1 cho thấy có kết quả tốt trong việc tập luyện phát triển sức nhanh cho các em nữ học sinh THPT thông qua thành tích trung bình X trước và sau thực nghiệm :
 + Test 30m xuất phát thấp :
 Trước thực nghiệm là :	
 Nhóm đối chiếu X 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_ap_dung_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_suc_nha.doc