SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục tỉnh Thanh Hoá

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục tỉnh Thanh Hoá

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên trước yêu cầu mới của xã hội, giáo dục nước ta cần có những bước đột phá, cần tiếp tục được hoàn thiện, nhiều vấn đề được đặt ra như chất lượng giáo dục - đào tạo; cải cách giáo dục ở các bậc học; phân luồng học sinh sau khi học xong ở mỗi cấp; xây dựng đội ngũ giáo viên; chính sách đầu tư cho các vùng miền, trong đó có nội dung quan trọng từ trước đến nay chúng ta rất quan tâm đó là vấn đề "Xã hội hoá giáo dục".

Xã hội hoá giáo dục (XHHGD) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện ở hai nội dung chính: Một là giáo dục phát triển quy mô, đa dạng loại hình trường lớp, đa dạng hình thức học để đáp ứng nhu cầu học tập của người học, với nội dung và phương pháp giáo dục đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống. Hai là huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình giáo dục đồng thời đóng góp công sức, vật chất và tiền của cùng nhà nước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cho hoạt động giáo dục.

 Hiện nay, Nhà nước đã dành một tỷ lệ kinh phí khá lớn để đầu tư cho giáo dục đào tạo, chương trình kiên cố hoá trường lớp đã đem lại sự đổi thay to lớn về cơ sở vật chất trường học. Tuy nhiên, sự đầu tư đó chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu ngày càng cao về điều kiện cho dạy và học. Phương pháp giáo dục mới đòi hỏi tăng cường các phương tiện hỗ trợ như thiết bị thí nghiệm, thiết bị nghe nhìn, trình chiếu, máy tính, thư viện, phương tiện cho hoạt động văn nghệ, thể thao và vui chơi. Trường lớp không chỉ cần phòng học mà còn cần các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, khuôn viên, vườn hoa, cây cảnh, trường lớp học hai buổi cần có phương tiện phục vụ ăn ngủ cho học sinh. Vì vậy sự chung tay đóng góp của cộng đồng và của gia đình người học càng trở nên quan trọng. Mặt khác, đời sống của nhân dân đã nâng cao, một bộ phận dân cư có đời sống khá, mong muốn con mình được học tập và sinh hoạt ở trường lớp có điều kiện vật chất khá hơn.

 

doc 17 trang thuychi01 5630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. Phần mở đầu
2
B. Phần nội dung
3
I. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tỉnh Thanh Hóa trong những năm vừa qua
3
1. Những kết quả đạt được
3
2. Những tồn tại và yếu kém
5
3. Nguyên nhân của kết quả đạt được và tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục
7
3.1. Nguyên nhân đạt được những kết quả
7
3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém 
8
II. Kế hoạch thực hiện xã hội hóa giáo dục tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020
8
1. Quan điểm và định hướng chung
8
2. Mục tiêu 
9
4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020
10
4.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và cung cấp thông tin về xã hội hoá giáo dục để nâng cao nhận thức cho toàn xã hội
10
4.2. Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và quản lý Nhà nước về giáo dục
10
4.3. Đa dạng hoá chương trình, hình thức đào tạo 
11
4.4. Tăng cường nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước 
12
4.5. Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh.
12
C. Phần kết luận
13
Tài liệu tham khảo
14
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên trước yêu cầu mới của xã hội, giáo dục nước ta cần có những bước đột phá, cần tiếp tục được hoàn thiện, nhiều vấn đề được đặt ra như chất lượng giáo dục - đào tạo; cải cách giáo dục ở các bậc học; phân luồng học sinh sau khi học xong ở mỗi cấp; xây dựng đội ngũ giáo viên; chính sách đầu tư cho các vùng miền, trong đó có nội dung quan trọng từ trước đến nay chúng ta rất quan tâm đó là vấn đề "Xã hội hoá giáo dục".
Xã hội hoá giáo dục (XHHGD) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện ở hai nội dung chính: Một là giáo dục phát triển quy mô, đa dạng loại hình trường lớp, đa dạng hình thức học để đáp ứng nhu cầu học tập của người học, với nội dung và phương pháp giáo dục đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống. Hai là huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình giáo dục đồng thời đóng góp công sức, vật chất và tiền của cùng nhà nước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cho hoạt động giáo dục.
	Hiện nay, Nhà nước đã dành một tỷ lệ kinh phí khá lớn để đầu tư cho giáo dục đào tạo, chương trình kiên cố hoá trường lớp đã đem lại sự đổi thay to lớn về cơ sở vật chất trường học. Tuy nhiên, sự đầu tư đó chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu ngày càng cao về điều kiện cho dạy và học. Phương pháp giáo dục mới đòi hỏi tăng cường các phương tiện hỗ trợ  như thiết bị thí nghiệm, thiết bị nghe nhìn, trình chiếu, máy tính, thư viện, phương tiện cho hoạt động văn nghệ, thể thao và vui chơi. Trường lớp không chỉ cần phòng học mà còn cần các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, khuôn viên, vườn hoa, cây cảnh, trường lớp học hai buổi cần có phương tiện phục vụ ăn ngủ cho học sinh. Vì vậy sự chung tay đóng góp của cộng đồng và của gia đình người học càng trở nên quan trọng. Mặt khác, đời sống của nhân dân đã nâng cao, một bộ phận dân cư có đời sống khá, mong muốn con mình được học tập và sinh hoạt ở trường lớp có điều kiện vật chất khá hơn.
Sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, vận động của Hội Khuyến học, của Hội cha mẹ học sinh đã huy động được những nguồn lực to lớn hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. Nhiều gia đình ở nông thôn hiến đất để mở rộng diện tích trường. Nhiều doanh nghiệp ủng hộ hàng trăm triệu đồng xây dựng trường lớp. Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ tiền, vật liệu và nhân công làm tường rào, sân trường, cổng trường. Bà con nông thôn các vùng ủng hộ tre gỗ, cát sỏi, ngày công để làm thêm lớp học, làm nhà bán trú cho học sinh và nhà ở giáo viên. Các thầy, cô giáo cũng góp từ đồng lương hạn hẹp của mình để tham gia đóng góp cùng nhân dân. Những đóng góp nói trên đã tạo nên nguồn lực to lớn bổ sung cùng sự đầu tư của nhà nước, góp phần làm nên những thành tựu quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Trong những năm qua, công tác XHHGD ở tỉnh ta đã góp phần tích cực trong việc phát triển về quy mô mạng lưới trường lớp, về chất lượng, hiệu quả giáo dục và xây dựng xã hội học tập; cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục được tăng cường, từng bước đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. 
Với ý nghĩa quan trọng và những nội dung cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục đã và đang đặt ra cho mỗi chúng ta phải có nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ và toàn diện hơn về giáo dục và đào tạo. Với lý do đó tôi chọn đề tài: " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục tỉnh Thanh Hoá" với hy vọng góp một tiếng nói chung trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.
B. PHẦN NỘI DUNG
	I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TỈNH THANH HÓA TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.
1. Những kết quả đạt được
- Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên, do đó nhu cầu học tập của nhân dân ở tất cả các vùng miền trong tỉnh ngày càng cao. Nắm bắt kịp thời những chủ chương đổi mới giáo dục và đào tạo và triển khai đồng bộ chủ trương xã hội hoá giáo dục, giáo dục tỉnh ta đã tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường trọng điểm, trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng; sắp xếp lại mạng lưới GD-ĐT, chủ trương dân chủ hoá được triển khai trên các mặt tuyển sinh, công tác lập kế hoạch, quản lý giáo dục và bổ nhiệm CBQL giáo dục; tăng cường quan hệ và hợp tác trên nhiều mặt với các tỉnh bạn và các tổ chức Quốc tế. Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục ở địa phương, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân được tiếp nhận giáo dục cũng như đóng góp vật chất, tài chính cho GD & ĐT, tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi.
- Nhận thức của nhân được nâng lên, tiềm năng và nguồn lực to lớn của các địa phương trong tỉnh bước đầu được phát huy; khu vực ngoài công lập phát triển với những loại hình và các phương thức hoạt động như thành lập cơ sở tư thục mới; chuyển từ bán công sang công lập và tư thục. Khu vực công lập đã có nhiều đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đang dần chuyển mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. XHHGD góp phần đáng kể vào phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh ta trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020 của Đảng.
- Đa dạng hoá các hình thức học tập và loại hình trường lớp giúp cho hàng vạn học sinh có điều kiện tiếp tục học tậo ở các trường phổ thông. Các trường ngoài công lập đã góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu và khả năng, điều kiện có hạn về tài chính và trong phát triển giáo dục. Đây là kết quả quý giá lớn nhất của phát triển giáo dục nước ta trong những năm qua.
- Xã hội hoá giáo dục được coi là một giải pháp chiến lược để phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước. Trong những năm qua, công tác XHHGD đã góp phần ổn đinh và phát triển quy mô giáo dục; tăng thêm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học tốt hơn và xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi, lành mạnh góp phần làm chuyển biến và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục do nhân dân và các tổ chức kinh tế, xã hội đóng góp ước tính khoảng hơn 25% tổng ngân sách chi cho giáo dục. Cơ sở vật chất, trường lớp nhiều nơi nhờ đó được tăng cường. Năm 2014, tỷ lệ phòng học kiên cố toàn tỉnh đạt 84%, tăng 3% so với năm 2010 (trong đó: Mầm non đạt tỷ lệ 63,9%, Tiểu học đạt 89,4%, THCS đạt 94,9%, THPT đạt 88,4%, GDTX đạt 54,4%). Có được kết quả trên, một phần là nhờ hàng năm các tổ chức kinh tế- xã hội và nhân dân trong tỉnh đã đóng góp tiền, nguyên vật liệu, nhân công. Năm 2010, tổng nguồn vốn là 306.300 triệu đồng, trong đó: Trái phiếu Chính phủ đã giải ngân 251.348/262.689 triệu đồng, đạt 95%; vốn ngân sách tỉnh và nhân dân đóng góp: 54.952 triệu đồng. Năm 2011: 100.836 triệu đồng, trong đó: Trái phiếu Chính phủ đã giải ngân 68.923 triệu đồng, đạt 48%; vốn ngân sách tỉnh và nhân dân đóng góp: 31.913 triệu đồng đạt 89%. Ngoài ra giáo dục Thanh Hoá còn thực hiện chương trình chia khó vùng cao, mỗi cán bộ, CNVC toàn ngành đóng góp ủng hộ 01 ngày lương xây dựng được 16 nhà ở cho giáo viên (64 phòng) và 03 công trình nước sạch cho các trường, với tổng kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ và chính quyền, phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đang được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự ủng hộ của nhân dân. Trong các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất là tiêu chuẩn rất quan trọng, xã hội hoá đã huy động được sự đóng góp vật chất to lớn của nhân dân, phụ huynh học sinh và các tổ chức các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, Kết thúc năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 946 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó: Mầm non 267 trường, Tiểu học 476, THCS 162, THPT 21) đạt 34,6% và tăng 88 trường so với năm học 2014-2015. 
- Xã hội hoá giáo dục đã hình thành nhiều loại hình quỹ khuyến học, khuyến tài được hình thành từ tỉnh đến huyện, xã, nhiều nơi đến thôn và dòng họ, tạo cơ hội học tập, học tập tốt hơn cho hàng nghìn học sinh. Trong 5 năm qua toàn tỉnh đã đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho Ngành Giáo dục là 515 tỷ đồng. Trong đó đã vận động các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, ủng hộ tiền, hiện vật xây dựng cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị dạy học được trên 165 tỷ đồng; Riêng Hội Khuyến học các cấp vận động được hơn 81 tỷ; ủng hộ qua các xã, các trường được 84 tỷ; vận động nhân dân hiến tặng gần 2 ha đất xây dựng trường, lớp học; vận động được 312.265 cuốn sách giáo khoa cho học sinh nghèo và gần 200.000 cuốn sách tham khảo cho Thư viện trường; trao tặng hàng chục vạn cuốn vở, hàng ngàn bộ quần áo, hàng trăm chiếc xe đạp cho học sinh các gia đình nghèo hoặc bị thiên tai và hơn 300 chiếc ti vi cho giáo viên vùng khó v.v.
	Hội Khuyến học đã vận động trong 5 năm được trên 263 tỷ đồng để cấp học bổng cho gần 20 vạn lượt học sinh, sinh viên và khen thưởng cho gần 1,2 triệu lượt học sinh, sinh viên, 46.000 giáo viên giỏi
- Xây dựng phong trào học tập sôi nổi trong cán bộ, nhân dân khắp các vùng trong cả nước, nhất là thanh thiếu niên; việc học tập có mặt ở mỗi gia đình và trong mọi cộng đồng dân cư, không chỉ học văn hoá, ngoại ngữ, tin học mà còn cả việc học kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ môi trường, y tế cộng đồng  tại các trung tâm học tập cộng đồng. Thanh Hoá đã sớm triển khai xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) từ cuối năm 2001, toàn tỉnh có 637/637 xã, phường thị trấn có Trung tâm HTCĐ, trong đó có tới 60% Trung tâm hoạt động được cả 5 nội dung (cung cấp thông tin, giáo dục pháp luật; chuyển giao công nghệ, khuyến nông khuyến ngư; hướng nghiệp dạy nghề; bổ túc văn hoá, tin học, ngoại ngữ và các chuyên đề về văn hoá xã hội), có gần 200 Trung tâm hoạt động 4 nội dung. Theo đánh giá ban đầu thì có khoảng 95% số Trung tâm HTCĐ hoạt động có hiệu quả, tác động tốt đến các mặt chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, trong đó có nhiều trung tâm hoạt động xuất sắc, năng động phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội - văn hoá ở cơ sở.
- Nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục và xã hội hoá giáo dục đã có những chuyển biến cơ bản, đó là: Giáo dục được coi là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đầu tư cho giáo dục đã được xác định là đầu tư cho phát triển, giáo dục được đặt lên vị trí quốc sách hàng đầu; đa số đã nhận thức muốn phát triển giáo dục phải huy động sự tham gia của toàn xã hội dưới sự tổ chức và quản lý của Nhà nước; cùng với trường công lập cần đẩy mạnh phát triển các loại hình trường ngoài công lập chủ yếu là tư thục, dân lập, các cơ sở giáo dục 100% vốn do các tổ chức, cá nhân đầu tư.
- Công bằng xã hội trong học tập được phát huy, XHHGD đã góp phần phát triển giáo dục, ổn định chính trị - xã hội, tạo niềm tin vào chế độ chính trị, vào Đảng và Nhà nước. Đồng thời vừa phát huy nội lực, khai thác các nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục, vừa tạo cơ hội công bằng cho các tầng lớp xã hội.
- Chất lượng giáo dục ở một số trường phổ thông ngoài công lập khá tốt. Nhiều trường trung học phổ thông dân lập có cơ sở vật chất và trang bị tương đối hiện đại, tương đương như các trường công lập (THPT Dân lập Lý Thường Kiệt, THPT Dân lập Triệu Sơn, THPT Hoằng Hoá, Tiểu học Đông Bắc Ga, Mầm non Hoạ Mi Thành phố Thanh Hoá,...).
- Các cơ sở ngoài công lập cũng đã tạo thêm cơ hội học tập và ổn định đời sống cho hàng ngàn người, tận dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ở các trường công lập, hoặc những người đã được nghỉ BHXH. Đa số các cơ sở giáo dục ngoài công lập đã cơ bản đảm bảo được chất lượng dịch vụ, cân đối được thu chi tài chính. Nhiều cơ sở có tích luỹ, đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn.
2. Những tồn tại và yếu kém
- Nhận thức về xã hội hoá giáo dục của các nhà quản lý giáo dục và của nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa nhìn nhận đúng vai trò của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội trong việc tham gia vào các hoạt động của giáo dục, còn định kiến với giáo dục ngoài công lập. Vẫn còn có quan điểm khác nhau của các cấp, các ngành ở một số vấn đề về quan hệ sở hữu, phạm vi, mức độ, quy mô, loại hình giáo dục, văn bản về đầu tư vốn, về quản lý, về lợi nhuận và phi lợi nhuận, lợi ích kinh tế của các cá nhân tham gia xã hội hoá giáo dục .v.v
- Nhận thức về xã hội hoá giáo dục còn phiến diện. Không ít người nghĩ rằng xã hội hoá giáo dục chỉ là biện pháp tạm thời nhằm huy động sự đóng góp thêm về tài chính của nhân dân trong khi ngân sách Nhà nước còn eo hẹp. Một số người lại hiểu xã hội hoá giáo dục theo chiều hướng tư nhân hoá giáo dục. Ở những vùng khó khăn nhiều người lại cho rằng không thể có điều kiện để xã hội hoá giáo dục và do đó chỉ thụ động, ỷ lại chờ sự hỗ trợ của Nhà nước là chính.
- Một số ngành hữu quan cũng chưa quan tâm, tạo điều kiện để các trường ngoài công lập phát triển. Dư luận xã hội cũng chưa thật ủng hộ, tin tưởng, vẫn còn tâm lý phân biệt giữa trường ngoài công lập và trường công lập. 
- Một số đơn vị, cơ sở giáo dục-đào tạo chưa làm tốt công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về XHHGD để xã hội hiểu và tham gia tích cực các hoạt động của giáo dục; đồng thời chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ trong việc huy động nhân dân đóng góp để tăng cường cơ sở vật chất trường học, dẫn đến việc thực hiện các khoản thu trong trường học sai quy định,...
- Việc phân cấp để thực hiện nhiệm vụ XHHGD chưa đầy đủ và chưa hợp lý để tạo quyền tự chủ, năng động cho địa phương và cơ sở. Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước còn chậm và chưa đồng bộ.
- Công tác quản lý XHHGD còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện. Việc triển khai thực hiện XHHGD còn chậm và nhiều lúng túng. Chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục các cấp chưa làm tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện XHHGD.
- Việc thành lập các trường ngoài công lập còn mang tính tự phát, thiếu điều tra khảo sát kỹ càng, thiếu chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy và học, điều đó dẫn đến tình trạng một số cơ sở ngoài công lập không duy trì được quy mô ban đầu, nhiều cơ sở ngoài công lập không đạt được chất lượng như xã hội mong muốn, cụ thể là:
- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhìn chung còn nhỏ bé, cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ giảng dạy còn thiếu nhiều và kém chất lượng, phân tán ở nhiều địa điểm, không phù hợp với môi trường giảng dạy.
- Các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia vào quá trình XHHGD còn hạn chế, tiềm năng trí tuệ trong xã hội vẫn chưa được phát huy đầy đủ.
- Một số cơ chế chính sách xã hội hoá còn chưa thật sự phát huy tác dụng hoặc chưa được các ngành, các cấp hướng dẫn cụ thể.
- Việc huy động vốn và vay vốn của các cơ sở ngoài công lập đề đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, cơ chế chưa phù hợp, chưa bình đẳng ở các bậc học, cấp học; tỷ lệ lãi suất vốn vay cho các cơ sở giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất còn cao.
- Việc thực hiện chính sách đất đai và cơ sở vật chất còn phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương, nên phạm vu, tác dụng của chính sách còn hẹp, ở thành phố việc các cơ sở ngoài công lập xin được giao đất là rất khó khăn; việc ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước hầu như chưa thực hiện được. Nhiều huyện, thị chưa mạnh dạn giao đất cho tư nhân xây dựng cơ sở ngoài công lập.
- Chính sách về nhân lực cho xã hội hoá còn chậm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Cán bộ, nhân viên của các cơ sở ngoài công lập chưa thật sự được bình đẳng như các cơ sở công lập, chưa được các ngành các cấp, các địa phương xem xét tôn vinh, khen thưởng kịp thời.
- Nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập còn ỷ lại vào việc sử dụng lực lượng giáo viên có sẵn hoặc hợp đồng với số cán bộ công chức, giáo viên đang làm việc trong các đơn vị công lập mà chưa quan tâm đúng mức đến việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí sử dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên riêng cho mình.
- Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung củng cố và phát triển các cơ sở công lập để phát huy vai trò nòng cốt, thực hiện chính sách đối với những người có công, những người thuộc diện chính sách, trợ giúp người nghèo và những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tuy vậy, việc đầu tư còn dàn trải, chưa tới ngưỡng để tạo bước phát triển cơ bản nên hiệu quả còn thấp.
- Việc hỗ trợ của Nhà nước cho các cơ sở ngoài công lập còn hạn chế cả về cơ chế chính sách cả về nguồn lực thực tế.
- Việc triển khai kế hoạch của một số huyện, thi xã còn chậm, nhiều địa phương chưa xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện XHHGD trên địa bàn, để có cơ sở tham mưu với cấp uỷ và chính quyền có chủ trương chỉ đạo thực hiện và có những chính sách cần thiết phù hợp với thực tế của địa phương tạo điều kiện cho việc thực hiện XHH ở từng xã phường và trường học.
3. Nguyên nhân của kết quả đạt được và tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục
3.1. Nguyên nhân đạt được những kết quả
- Trước hết là xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá các hoạt động giáo dục, đi đôi với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật kịp thời nên đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục nói chung, các cơ sở giáo dục ngoài công lập nói riêng hoạt động có hiệu quả.
- Về công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương chính sách : Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, ngành Giáo dục- Đào tạo và các ban ngành, các địa phương trong tỉnh đã quan tâm chú trọng thực hiện công tác quán triệt chủ trương chính sách về XHH đến cán bộ, giáo viên, học sinh; đây là một chủ trương lớn, vừa mới và liên quan đến quyền lợi của cán bộ giáo viên, học sinh và nhân dân.
- Các địa phương, nhà trường và xã hội nói chung đều hiểu XHHGD không chỉ là việc huy động các nguồn lực cho giáo dục mà quan trọng là thực hiện mục tiêu làm cho toàn xã hội quan tâm đến giáo dục và mọi người đều được hưởng thành quả giáo dục; thống nhất nhận thức việc thực hiện chuyển đổi các trường công lập, bán công sang trường tư thục là thực hiện theo chính sách XHHGD của Đảng, Nhà nước; các trường sẽ cố gắng làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt để cán bộ, giáo viên và học sinh có nhận thức đúng.
- Tỉnh đã chỉ đạo các ngành các cấp thực hiện nhiệm vụ được giao, bước đầu đã chủ động ban hành kế hoạch thực hiện và chính sách cụ thể của địa phương hỗ trợ các điều kiện cần thiết và một phần kinh phí trong một thời gian nhất định để các trường có điều kiện nhất định đỡ khó khăn trong những năm đầu chuyển đổi.
3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém 
Nguyên nhân chủ quan:
- Việc phối hợp trong tổ chức thực 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_xa_hoi_hoa.doc