SKKN Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu, góp phần nâng cao hiệu quả biểu đạt, nhằm nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn trung học phổ thông

SKKN Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu, góp phần nâng cao hiệu quả biểu đạt, nhằm nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn trung học phổ thông

Thực tế giáo dục ngày nay, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn học nhằm đáp ứng mục tiêu phổ cập THPT thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bản thân tôi thiết nghĩ, việc lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là nhiệm vụ trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng.

 Bồi dưỡng học sinh giỏi là “niềm vui nghề nghiệp” mà bất cứ người giáo viên nào cũng mong muốn được làm. Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là cơ hội để mỗi người giáo viên tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn. Qua mỗi lần bồi dưỡng học sinh giỏi, trình độ chuyên môn của giáo viên càng được củng cố và vững vàng hơn.

 Nghề giáo là nghề luôn phải buồn – vui vì nghề nghiệp. Niềm vui, nỗi buồn của người giáo viên gắn liền với niềm vui nỗi buồn của học trò. Mỗi lúc học trò thành công, thầy cô vui; học trò thất bại, thầy cô buồn. Mỗi năm ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi thầy trò luôn mong mỏi và đề ra mục tiêu cần đạt được. Nhưng kết quả đôi lúc vẫn không được như mong muốn. Số lượng học sinh đạt giải tuy năm nào cũng chiếm 80% đến 100% số học sinh dự thi nhưng chất lượng giải chưa cao. Phần lớn chỉ dừng lại ở giải khuyến khích hoặc giải ba. Đó là điều mà tôi cũng như nhiều đồng nghiệp trăn trở: Phải chăng do năng lực học sinh hạn chế? Hay do phương pháp bồi dưỡng chưa đúng cách? Làm sao để nâng cao chất lượng học sinh giỏi bộ môn Ngữ văn?

 Tham khảo ý kiến nhiều thầy cô giáo có uy tín, kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy ngoài việc trang bị thêm cho học sinh hệ thống kiến thức lí luận văn học để bài viết của các em có độ “dày” hơn, lập luận sâu sắc hơn thì việc củng cố thêm về hệ thống kiến thức dấu câu sẽ góp phần nâng cao quả biểu đạt. Có như vậy thì bài viết mới truyền tải hết được ý tưởng và tình cảm, mới có sức thuyết phục. Trao đổi với học sinh về khó khăn của các em khi làm các đề thi học sinh giỏi, các em đều có chung ý kiến rằng còn lúng túng khi sử dụng dấu câu để biểu đạt ý tưởng. Tôi cho rằng đó cũng là một trong những lí do cơ bản khiến kết quả thi học sinh giỏi chưa cao cho dù học sinh chắc về kiến thức, thẩm bình rất hay. Tôi nghĩ đến việc củng cố lại kiến thức về dấu câu cho học sinh ngay từ khi mới lựa chọn đội tuyển với hi vọng sẽ cải thiện được chất lượng giải học sinh giỏi. Bởi vậy, tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu, góp phần nâng cao hiệu quả biểu đạt, nhằm nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017 – 2018.

 

doc 16 trang thuychi01 6424
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu, góp phần nâng cao hiệu quả biểu đạt, nhằm nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
3. Kết luận và kiến nghị
12
3.1. Kết luận
12
3.2. Kiến nghị
12
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Thực tế giáo dục ngày nay, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn học nhằm đáp ứng mục tiêu phổ cập THPT thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bản thân tôi thiết nghĩ, việc lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là nhiệm vụ trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng.
	Bồi dưỡng học sinh giỏi là “niềm vui nghề nghiệp” mà bất cứ người giáo viên nào cũng mong muốn được làm. Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là cơ hội để mỗi người giáo viên tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn. Qua mỗi lần bồi dưỡng học sinh giỏi, trình độ chuyên môn của giáo viên càng được củng cố và vững vàng hơn.
	Nghề giáo là nghề luôn phải buồn – vui vì nghề nghiệp. Niềm vui, nỗi buồn của người giáo viên gắn liền với niềm vui nỗi buồn của học trò. Mỗi lúc học trò thành công, thầy cô vui; học trò thất bại, thầy cô buồn. Mỗi năm ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi thầy trò luôn mong mỏi và đề ra mục tiêu cần đạt được. Nhưng kết quả đôi lúc vẫn không được như mong muốn. Số lượng học sinh đạt giải tuy năm nào cũng chiếm 80% đến 100% số học sinh dự thi nhưng chất lượng giải chưa cao. Phần lớn chỉ dừng lại ở giải khuyến khích hoặc giải ba. Đó là điều mà tôi cũng như nhiều đồng nghiệp trăn trở: Phải chăng do năng lực học sinh hạn chế? Hay do phương pháp bồi dưỡng chưa đúng cách? Làm sao để nâng cao chất lượng học sinh giỏi bộ môn Ngữ văn?
 Tham khảo ý kiến nhiều thầy cô giáo có uy tín, kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy ngoài việc trang bị thêm cho học sinh hệ thống kiến thức lí luận văn học để bài viết của các em có độ “dày” hơn, lập luận sâu sắc hơn thì việc củng cố thêm về hệ thống kiến thức dấu câu sẽ góp phần nâng cao quả biểu đạt. Có như vậy thì bài viết mới truyền tải hết được ý tưởng và tình cảm, mới có sức thuyết phục. Trao đổi với học sinh về khó khăn của các em khi làm các đề thi học sinh giỏi, các em đều có chung ý kiến rằng còn lúng túng khi sử dụng dấu câu để biểu đạt ý tưởng. Tôi cho rằng đó cũng là một trong những lí do cơ bản khiến kết quả thi học sinh giỏi chưa cao cho dù học sinh chắc về kiến thức, thẩm bình rất hay. Tôi nghĩ đến việc củng cố lại kiến thức về dấu câu cho học sinh ngay từ khi mới lựa chọn đội tuyển với hi vọng sẽ cải thiện được chất lượng giải học sinh giỏi. Bởi vậy, tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu, góp phần nâng cao hiệu quả biểu đạt, nhằm nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017 – 2018.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
	Tôi thực hiện đề tài này nhằm hướng tới một số mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Cung cấp, trang bị kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu - một mảng kiến thức cần có đối với học sinh giỏi môn Ngữ văn.
Thứ hai: Giải quyết khó khăn của học sinh vì thiếu kiến thức về dấu câu, khả năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm thông qua dấu câu khi thi học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn. 
Thứ ba: Nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
	Xây dựng đề tài này, tôi tập trung vào nghiên cứu cách trang bị kiến thức về dấu câu nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, giải quyết khó khăn của học sinh khi sử dụng dấu câu để nâng cao khả năng biểu đạt.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết.
	Để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài, ngoài việc trao đổi kinh nghiệm trang bị kiến thức lí luận văn học với nhiều thầy cô giáo có uy tín, bề dày trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi còn tìm cho mình hướng đi riêng để nâng cao hơn nữa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua mảng kiến thức về dấu câu cho học sinh.
	Tìm hiểu bài viết của học sinh khi giải quyết các đề thi học sinh giỏi để tìm ra đâu là điểm khó khăn về khả năng biểu đạt của dấu câu mà các em gặp phải để tìm cách bổ sung kiến thức cho các em.
- Thu thập, xử lý thông tin.
	Tôi tiến hành thu thập các bài viết của học sinh khi giải quyết các đề thi, sau đó tìm kiếm các tài liệu về dấu câu và khả năng biểu đạt của dấu câu, soạn thành giáo án, biến các vấn đề về dấu câu khô khan, có tính hàn lâm thành các bài giảng có dẫn chứng cụ thể, sinh động để học sinh dễ tiếp thu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
	Những năm gần đây, trong các nhà trường tiểu học, THCS đã có nhiều cố gắng trong việc dạy học cho học sinh nói và viết đúng ngữ pháp tiếng Việt. Song, việc giảng dạy dấu câu tiếng Việt chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Điều này dẫn đến hổng về kiến thức dấu câu ở học sinh. Lên đến THPT học sinh không nhớ hết tên dấu câu, sử dụng dấu câu theo cảm tính và chỉ dùng một số loại dấu câu.
Đối với đối tượng là học sinh giỏi, việc trang bị kiến thức vế dấu câu giúp học sinh có khả năng biểu đạt chuẩn xác hơn về một nội dung nào đó; bài viết của các em trở nên sâu sắc hơn về ý tưởng.
	Vì vậy, việc trang bị kiến thức dấu câu là việc làm cần thiết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT, giúp học sinh không còn lúng túng khi biểu đạt tư duy, cảm xúc.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ KHI CHƯA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
	Như trên đã đề cập đến tầm quan trọng của kiến thức về dấu câu đối với học văn, đọc văn, cảm thụ văn chương; càng quan trọng với học sinh giỏi môn Văn. Nhưng thực tế chương trình sách giáo khoa THPT hiện nay không có bài nào củng cố kiến thức về dấu câu. Trong quá trình ôn luyện đội tuyển HSG, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải bổ sung thêm chuyên đề về dấu câu cho học sinh để tăng khả năng biểu đạt cảm xúc.
	Trước khi áp dụng đề tài này, bồi dưỡng học sinh giỏi mới chỉ tập trung vào hệ thống kiến thức các tác phẩm, tác giả văn học, kiến thức lí luận dẫn đến hiệu quả chưa cao, chất lượng giải còn hạn chế. Cụ thể:
Năm học 2012-2013: 05 học sinh dự thi đạt 01 giải ba, 03 giải khuyến khích.
Năm học 2013-2014: 05 học sinh dự thi đạt 01 giải ba, 04 giải khuyến khích.
Từ kết quả trên cho thấy, mặc dù vẫn đảm bảo số lượng giải nhưng chất lượng giải nhìn chung chưa cao.
	Theo dõi và tìm hiểu các bài viết của học sinh khi ôn luyện, bản thân tôi nhận thấy bài viết của các em có một số lỗi trong sử dụng dấu câu, chưa thực sự phát huy hết khả năng biểu đạt của dấu câu. Khi được hỏi tại sao lại dùng dấu ở vị trí nào đó thì các em không trả lời được.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. Thường xuyên thống kê số lượt sử dụng dấu câu trong các bài khảo sát đội tuyển.
Gắn với chuyên đề được phân công dạy đội tuyển, theo dõi từ bài khảo sát đầu tiên, tôi thấy: Các bài viết của học sinh, lỗi về dấu câu khá phổ biến. Học sinh chỉ thường sử dụng dấu chấm và dấu phẩy ở một số chỗ đơn giản, dễ nhận biết, còn các loại dấu khác thì ít dùng hoặc dùng chưa tốt. Nhiều chỗ chỉ dùng theo thói quen, cảm tính chứ chưa có ý thức sử dụng dấu như một phương tiện để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Sự không hiểu biết đầy đủ về chức năng, công dụng và các quy tắc dùng dấu câu đã hạn chế khả năng diễn đạt trong sáng, chính xác tư tưởng, tình cảm của học sinh.
Bảng thống kê số lượt sử dụng dấu câu trong bài khảo sát chọn đội tuyển:
Tên học sinh
Số lượt sử dụng
Dấu chấm
Dấu chấm hỏi
Dấu chấm than
Dấu ba chấm
Dấu hai chấm
Dấu chấm phẩy
Dấu phẩy
Dấu gạch ngang
Dấu ngoặc đơn
Dấu ngoặc kép
Nguyễn Thị Mười
187
0
0
2
1
1
45
0
0
4
Nguyễn Thị Trang
165
2
0
2
3
2
38
1
0
4
Nguyễn Thị Yến Vân
170
1
0
0
3
3
49
0
0
6
Lê Thị Hà
167
2
0
1
2
0
40
0
0
2
Nguyễn Thị Thảo
192
4
0
0
1
0
29
0
0
3
2.3.2. Củng cố kiến thức cơ bản về dấu câu.
• Định nghĩa: Dấu câu là một thứ công cụ ngữ pháp dùng để diễn đạt rõ ràng một văn bản viết.
• Các loại dấu câu.
2.3.2.1. Dấu chấm:
 + Dấu chấm là dấu đặt ở cuối câu đã rõ nghĩa, nó chỉ ra rằng thông báo phản ánh hiện thực khách quan, không biểu thị cảm xúc chủ quan, khi đọc phải hạ giọng ở cuối câu và có chỗ ngừng.
 + Dấu chấm dùng bắt buộc ở cuối câu trần thuật.
 + Nên dùng dấu chấm ở một số trường hợp sau:
 - Đặt ở cuối câu cầu khiến mà ý nghĩa đã giảm nhẹ.
Ví dụ: Thầy hãy ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
 - Đặt ở cuối câu chất vấn dùng để bác bỏ.
Ví dụ: Có gì mà phức tạp.
2.3.2.2. Dấu chấm hỏi. (Dấu hỏi)
 + Dấu chấm hỏi gắn với cái gì đó chưa biết, giả định, nghi ngờ; là dấu hiệu của tình thái: Thông báo phản ánh sự kiện không phải tồn tại trong hiện thực mà như một khả năng.
 + Dấu chấm hỏi dùng bắt buộc ở cuối câu nghi vấn, trừ trường hợp của những câu nghi vấn gián tiếp.
 Ví dụ:
 - Chuyện đó là chuyện gì?
 - Làm gì có chuyện đó. ( Nghi vấn gián tiếp)
 + Khi nhắc lại ý kiến của người khác, nếu mình tỏ thái độ hoài nghi thì nên đặt dấu hỏi đứng trong ngoặc đơn ở cuối đoạn để diễn đạt ý kiến đó.
 Ví dụ: Giặc Mĩ rất nhân đạo (?)
 + Dấu hỏi có thế dùng độc lập thay lời nói biểu thị sự chờ đợi lời nói của người đối thoại.
 + Khi muốn nhấn mạnh nội dung cảm xúc của câu nghi vấn có thể dùng hai, ba dấu hỏi.
 Ví dụ: Trách nhiệm mà Bộ trưởng nói là trách nhiệm gì ???
2.3.2.3. Dấu chấm than (Dấu than).
 + Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm thán hoặc thể hiện ý mệnh lệnh, cầu khiến hô hào. Nó phản ánh thế giới tình cảm của con người.
Ví dụ:
Đẹp quá !
Anh ra khỏi đây ngay !
 + Ngoài ra dấu chấm than còn dùng khi kết thúc những câu thể hiện rõ ràng ý nghĩa tình thái chủ quan.
 Ví dụ: Mùa xuân đã về !
 + Dấu chấm than có thể đặt trong dấu ngoặc đơn để biểu thị thái độ mỉa mai của người viết.
 Ví dụ: Màn kịch được dàn dựng khá công phu, báo chí Sài Gòn đưa lên trang nhất ảnh “Tổng thống Thiệu” và nét mặt đầy lạc quan đang được binh lính An Lộc công kênh như thể sắp đến ngày ca khúc khải hoàn (!)
 + Dấu than có thể dùng độc lập thay lời nói biểu thị sự kinh ngạc.
 Ví dụ: 
Đã bảo là không phải nấu. Hôm nay cả nhà đi ăn tại nhà hàng.
!
 + Ba dấu chấm than có thể đặt cuối câu biểu thị sự kinh ngạc tột độ hoặc sự đòi hỏi một hành động quyết liệt.
 Ví dụ: Lại có anh nguyên là cán bộ nhà nước phạm tội bị tù, nhưng cơ quan tổ chức đi thăm như “ sếp” đang nằm viện !!!
2.3.2.4. Dấu chấm lửng ( Dấu ba chấm).
 + Dấu chấm lửng dùng sau một câu, một đoạn, một thành phần nào đó chưa nói hết hoặc không muốn nói hết.
 + Có thể dùng dấu chấm lửng để biểu thị lời nói bị ngắt quãng, ngập ngừng không cố ý hoặc cố ý, và những âm thanh kéo dài.
 Ví dụ:
Khốn nạn!... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu.
Em là Nguyệt!
Nhưng mà cha anh Tư Bền sắp chết.
 + Dấu chấm lửng còn dùng để diễn tả ý bất ngờ.
 Ví dụ: Lần ấy có một học sinh đến nhà nhờ thầy giáo của mình hướng dẫn một đề văn thì thấy thầy đang làm bếp.
 + Dấu chấm lửng dùng để biểu thị quãng ngắt giọng với ý khôi hài châm biếm.
 Ví dụ:
Cái đức “không thèm biếtchữ” của ông hơn hẳn các bạn mình.
Chao ôi! Cũng mang tiếng là học sinhgiỏi.
 + Dấu chấm lửng có tác dụng miêu tả gợi cảm.
 Ví dụ: Biển vẫn lồng lộn. Nhưng tàu vẫn cứ đi, cứ tiến, từng tí, từng tí Suốt đêm Suốt đêm.
 + Dấu chấm lửng có thể được dùng sau dấu hỏi và dấu than.
 Ví dụ: Liệu đời hắn còn có bao giờ mở mày, mở mặt ra được nữa hay cứ thế này mãi?... Lòng hắn tự nhiên tối sầm lại.
2.3.2.5. Dấu chấm phẩy.
 + Dấu chấm phẩy dùng giữa hai phần của một câu dài, mỗi phần đều có đủ nghĩa, nhưng giữa hai phần có sự nối tiếp nhau rõ rệt.
 + Dấu chấm phẩy thường được dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập.
 Ví dụ: Hồi ấy Bá Kiến mới ra làm lí trưởng, nó hình như kình nhau với hắn; Lí Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp.
 + Dấu chấm phẩy có thể đặt trước từ nối.
 Ví dụ: Mị muốn đi chơi; và Mị đang chuẩn bị đi chơi.
2.3.2.6. Dấu phẩy.
 + Dấu phẩy thường dùng để phân chia danh giới những mệnh đề hoặc những từ ngữ có nhiệm vụ giống nhau.
 + Dấu phẩy dùng bắt buộc khi có thành phần phụ đứng chêm xen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
 Ví dụ: Chúng tôi, ngày mai, đi Hà Nội.
 + Dấu phẩy được dùng để phân cách các vế của một câu.
 Ví dụ: Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp lâu dài gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi.
 + Dấu phẩy còn được dùng trước hoặc sau các từ nối nhằm để nhấn mạnh.
 Ví dụ:
Tôi có người bạn học, ở Triệu Sơn 3.
Tôi có người bạn, học ở Triệu Sơn 3.
 2.3.2.7. Dấu hai chấm.
 + Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói gián tiếp, để dẫn lời mở đầu của một câu hội thoại, để liệt kê sự việc, giải thích rõ thêm điều nêu ra trước đó.
 Ví dụ:
 - Thưa thầy, thầy con bảo: Tối nay mời thầy lên chơi, để thầy con nói chuyện.
 - Đàn bầu có thể gợi lại trong lòng ta: yêu, ghét, buồn, vui, giận hờn và hi vọng.
 + Dấu hai chấm có thể kết hợp với dấu ngoặc kép để biểu thị lời nói trực tiếp.
 Ví dụ: Hồ Chủ Tịch nói: “ Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
2.3.2.8. Dấu ngoặc đơn.
 + Dùng để đóng khung phần chú thích nhằm tách phần chú thích với các thành phần khác của câu.
 Ví dụ:
- Cô bé ngày xưa ( có ai ngờ) cũng vào du kích.
- Chuyện chồng con ( khó nói lắm anh ơi)
 (Giang Nam)
 - Hồ Chí Minh (vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam) đã qua đời.
 + Thành phần trong ngoặc đơn nếu bị lược bỏ, câu nói mất đi thông báo bổ sung nhưng ý nghĩa cơ bản vẫn giữ nguyên.
 Ví dụ:
 - Bộ nội vụ Việt Nam cho rằng tình trạng phạm tội (giết người, cướp của, hiếp dâm) đang cao dần chính là do tỉ lệ thất nghiệp còn quá lớn.
 - Bộ nội vụ Việt Nam cho rằng tình trạng phạm tội đang cao dần chính là do tỉ lệ thất nghiệp còn quá lớn.
2.3.2.9. Dấu ngoặc kép.
 + Dùng khi nhắc lại nguyên văn lời của người khác hoặc khi dùng từ không phải là của mình.
 Ví dụ: Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”.
 + Dùng dấu ngoặc kép làm thay đổi sắc thái từ ngữ trong ngoặc.
 Ví dụ: Tối hôm qua bọn mình vui “ tàn bạo”.
 + Dấu ngoặc kép được dùng với sắc thái châm biếm.
 Ví dụ: Cái đức “không thèm biếtchữ” của ông hơn hẳn các bạn đồng viện, tuy nhiên ông ấy chỉ xuất thân bằng nghề lái lợn hay cai phu.
 (Ngô Tất Tố - “Tắt Đèn”)
2.3.2.10. Dấu gạch ngang.
 + Dấu gạch ngang đặt ở đầu câu chỉ sự thay đổi nhân vật trong một cuộc chuyện trò, hoặc dùng để chỉ sự liệt kê. Hai gạch ngang để ở đầu và cuối một cụm từ, một đoạn dùng để giải thích. Công dụng của hai dấu gạch ngang tương tự như dấu ngoặc đơn, nhưng ta thường dùng hai dấu gạch ngang khi muốn chỉ ra rằng ý nghĩa của đoạn ở giữa mặc dù không quan hệ đến mạch lạc của toàn câu vẫn có quan hệ mật thiết với bộ phận của câu.
 + Dấu gạch ngang thực hiện chức năng phân chia.
 Ví dụ: Vũ Như Tô – Tôi chỉ là một kẻ quê mùa, không biết những lời mỉa mai bóng gió.
 (Nguyễn Huy Tưởng - Vũ Như Tô)
 + Dấu gạch ngang thực hiện chức năng hợp nhất.
 Ví dụ: Cuộc vận động tân văn hóa Việt Nam lúc này phải theo ba nguyên tắc, ba khẩu hiệu: Dân tộc hóa - Khoa học hóa - Đại chúng hóa.
 (Trường Chinh)
 + Dấu gạch ngang thực hiện chức năng tách biệt.
 Ví dụ: Từ nơi đây, tiếng thơ của Xuân Diệu – thi sĩ tình yêu – sẽ mãi hòa nhập với tiếng thơ giàu chất trữ tình của dân ca xứ nghệ, âm vang mãi mãi trong tâm hồn bao đôi lứa giao duyên.
 (Võ Văn Trực, Báo “Văn nghệ”)
2.3.3. Bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu.
2.3.3.1. Dạng bài tập điền dấu.
 Đây là dạng bài tập cho trước một đoạn văn không sử dụng dấu câu, yêu cầu học sinh điền dấu thích hợp. Trong dạng này có thể phân ra làm hai loại nhỏ đó là: Cho đoạn văn biết vị trí của dấu bằng cách mở, đóng ngoặc đơn ở vị trí cần điền dấu và cho đoạn văn viết liền mạch, không cho biết vị trí của dấu câu, yêu cầu học sinh xác định vị trí rồi điền dấu thích hợp.
2.3.3.1.1. Điền dấu khi biết vị trí của dấu.
 Đối với dạng cho biết vị trí của dấu câu trong đoạn, yêu cầu điền dấu thích hợp, học sinh bước đầu làm quen với kĩ năng sử dụng dấu câu. Tuy đơn giản nhưng việc thực hiện các bài tập này nhiều lần đảm bảo một nền móng vững chắc cho việc dùng đúng dấu câu.
 Ví dụ:
 Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn trong đoạn văn sau:
 “ Thầy là mảnh nhỏ của một chiếc gương mà hình dạng trọn vẹn của nó ra sao bản thân thầy không hề rõ() tuy nhiên() với những gì thầy có() thầy có thể phản chiếu ánh sáng vào những nơi tăm tối của thế gian() vào những nơi sâu thẳm của tâm hồn con người và làm thay đổi chút gì ở họ() có lẽ người khác cũng hiểu và cũng đang làm điều tương tự() đối với thầy() đó chính là ý nghĩa của cuộc sống và là những gì thầy đang làm()”
 Đoạn văn được điền dấu.
 “ Thầy là mảnh nhỏ của một chiếc gương mà hình dạng trọn vẹn của nó ra sao bản thân thầy không hề rõ. Tuy nhiên, với những gì thầy có, thầy có thể phản chiếu ánh sáng vào những nơi tăm tối của thế gian, vào những nơi sâu thẳm của tâm hồn con người và làm thay đổi chút gì ở họ. Có lẽ người khác cũng hiểu và cũng đang làm điều tương tự. Đối với thầy, đó chính là ý nghĩa của cuộc sống và là những gì thầy đang làm.”
 (Robert Fulyham)
2.3.3.1.2. Điền dấu khi viết liền mạch, không cho biết vị trí của dấu .
 Tôi chủ động cho học sinh những đoạn văn có các câu tương đối rõ ràng về nghĩa. Khi đưa ra dạng bài tập này cần lưu ý học sinh là: có thể dùng hoặc không dùng dấu ở những vị trí mà về nguyên tắc không bắt buộc dùng dấu. Cần xác định đúng, chính xác những vị trí dùng dấu bắt buộc để tiến hành điền dấu.
 Ví dụ: Điền dấu câu thích hợp cho đoạn văn sau:
 Con đường sáng tạo của Xuân Diệu phát triển suốt nửa thế kỉ ông là một tác gia lớn trong văn học Việt Nam thời kì hiện đại với một phong cách đặc sắc trước và sau năm 1945 Xuân Diệu đều có những đóng góp lớn đối với nền văn học nước nhà ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới sau năm 1945 ông cũng thuộc số ít người ở hàng đầu của nền thơ ca cách mạng.
 Đoạn văn được điền dấu như sau:
 Con đường sáng tạo của Xuân Diệu phát triển suốt nửa thế kỉ. Ông là một tác gia lớn trong văn học Việt Nam thời kì hiện đại với một phong cách đặc sắc. Trước và sau năm 1945, Xuân Diệu đều có những đóng góp lớn đối với nền văn học nước nhà. Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. Sau năm 1945, ông cũng thuộc số ít người ở hàng đầu của nền thơ ca cách mạng.
2.3.3.2. Bài tập sửa lỗi về dấu.
 Dạng bài tập này cho trước một đoạn văn có sử dụng dấu câu nhưng dùng sai, yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng. Khi đưa ra dạng bài tập này, tôi chú ý lựa chọn những đoạn văn đảm bảo tốt về mặt nội dung và tương đối chuẩn về cấu trúc câu. Học sinh làm dạng bài tập này đòi hỏi phải có tính độc lập cao, có khả năng phân tích, tổng hợp về cấu trúc ngữ pháp, về ý nghĩa của từng câu nói riêng và của văn bản nói chung.
 Khi kiểm tra sửa lỗi, tôi hiểu rằng tùy theo những cách hiểu văn bản khác nhau có thể có những cách điền dấu tương ứng. Điều quan trọng là học sinh giải thích được tại sao đặt dấu này mà không phải đặt dấu khác và việc đặt dấu như vậy dựa vào quy tắc nào.
 Ví dụ: Đoạn văn sau đây dùng sai vị trí của một số dấu câu, hãy sửa lại cho đúng.
 Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa! Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi Mồ hôi chảy cả trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước: Hắn đưa tay quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn? Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều? Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại: Hắn thấy lòng thành trẻ conHắn muốn làm nũng với thị như với mẹ.
 Đoạn văn trên được đánh dấu lại như sau:
 Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy cả trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ.
 (Nam Cao - Chí Phèo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_su_dung_dau_cau_gop_phan_nang_cao_hie.doc