SKKN Rèn luyện kĩ năng Làm văn phần Nghị Luận văn học với tác phẩm “Vợ nhặt”

SKKN Rèn luyện kĩ năng Làm văn phần Nghị Luận văn học với tác phẩm “Vợ nhặt”

Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng trong nhà trường. Cùng với Toán và Tiếng Anh, Ngữ văn cũng là môn công cụ cần thiết đối với học sinh. Môn Ngữ văn trong nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức về văn học trong và ngoài nước thì nó còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc, nghe, viết, nói. Đó là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.

 - Trong nhà trường, học sinh học không chỉ để biết mà còn để kiểm tra, thi cử. Muốn thi đạt kết quả cao thì việc ôn tập là không thể thiếu. Có thể thấy ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập là những mắt xích quan trọng trong quá trình dạy và học. Tôi chọn đề tài này nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức khi thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và làm bài thi Tốt nghiệp.

 

doc 21 trang thuychi01 12531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng Làm văn phần Nghị Luận văn học với tác phẩm “Vợ nhặt”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang
 1.Mở đầu : 2
1.1 Lí do chọn đề tài . 2
1.2. Mục đích nghiên cứu 2 
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm. 2
 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2
2.1Cơ sở lí luận 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .3
2.3 Các giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề. 4
2.4 Hiệu quả Sáng kiến đối với hoạt động giáo dục ,với bản thân ,đồng nghiệp và nhà18 trường.
 3.Kết luận và kiến nghị. 18
3.1.Kết luận 18
3.2 Kiến nghị. 18
 .
 1. Mở đầu 
1.1 Lí do chọn đề tài
 - Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng trong nhà trường. Cùng với Toán và Tiếng Anh, Ngữ văn cũng là môn công cụ cần thiết đối với học sinh. Môn Ngữ văn trong nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức về văn học trong và ngoài nước thì nó còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc, nghe, viết, nói. Đó là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
 - Trong nhà trường, học sinh học không chỉ để biết mà còn để kiểm tra, thi cử. Muốn thi đạt kết quả cao thì việc ôn tập là không thể thiếu. Có thể thấy ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập là những mắt xích quan trọng trong quá trình dạy và học. Tôi chọn đề tài này nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức khi thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và làm bài thi Tốt nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu: : Để nâng cao kĩ năng luyện đề thể loại truyện ngắn ,đặc biệt là tác phẩm “Vợ nhặt” tôi viết đề tài này để thực hiện và vận dụng giảng dạy cho thể loại truyện ngắn , để tiết giảng dạt hiệu quả cao hơn. 
1.3.Đối tượng nghiên cứu: : Rèn luyện kĩ năng Làm văn phần Nghị luận văn học với tác phẩm “Vợ nhặt”
1.4: Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp khảo sát thực tế việc học tập và kết quả học tập của học sinh để đối chiếu và so sánh trước và sau khi vận dụng sáng kiến.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm :
- Có vận dụng dạng đề nhận định vào sáng kiến để hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia.
 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm :
 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
 -Trên thực tế, mỗi con người chúng ta không phải được đọc và học cái gì một lần mà nhớ hết. Trí tuệ của mỗi người thì có hạn mà kiến thức của nhân loại thì vô hạn, nhiều khi tiếp thu cái mới ta lại quên cái cũ. Vì vậy người xưa mới có câu “Ôn cố tri tân” (Ôn tập cái cũ, biết cái mới) nghĩa là bên cạnh việc tiếp thu kiến thức mới thì ta phải ôn luyện, củng cố kiến thức đã học. Mặt khác nhiều kĩ năng của con người được hình thành là do được làm đi làm lại một thao thác nào đó, từ đó mà hình thành thói quen. Ôn tập là để rèn cho học sinh kĩ năng làm bài. Học sinh sẽ làm đi làm lại một dạng bài thì sẽ hình thành cho mình kĩ năng cần thiết để tìm hiểu đề, lập dàn ý cho dạng bài đó. Không chỉ có vậy mà ôn tập còn giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng diễn đạt: viết câu, dùng từ, lấy dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm, .
- Truyện ngắn là một thể loại chính của văn học Việt Nam được đưa vàogiảng dạy trong
trường phổ thông. Bên cạnh thơ thì truyện ngắn là một thể loại được dạy nhiều hơn cả. Trong những bài kiểm tra, thi cử rất hay đề cập đến kiến thức của thể loại này. Đặc điểm chung của truyện ngắn là có cốt truyện, chi tiết, nhân vật, lời của người kể chuyện, kết cấu,.Trong khi dạy ôn tập truyện ngắn cần phải bám sát đặc điểm của truyện để rèn kĩ năng cho học sinh. Mỗi lần đọc Vợ nhặt tôi lại cảm thấy tâm đắc với câu nói của Banzăc “Nhà văn chân chính là thư ký trung thành của thời đại”. Đúng thế, viết Vợ nhặt, Kim Lân đã ghi lại khá chân thực không khí ngột ngạt của nạn đói lịch sử năm 1945 mà nhân dân ta phải trải qua trong nỗi kinh hoàng rùng rợn. Nhưng đâu phải ghi lại một cách dửng dưng, khách quan, Kim Lân đã viết về bối cảnh đó với tất cả tâm hồn rộn rạo bao nỗi ưu tư. Viết Vợ nhặt, ông đã thể hiện thật tự nhiên tình cảm của mình với người dân đất Việt trước cảnh lầm than, cơ cực. Bằng tình yêu và niềm tin của mình, Kim Lân muốn khẳng định: Dẫu phải đối diện với nạn đói, với khổ đau, người dân không những càng thương yêu nhau mà còn cùng nhau cất cao bài ca hy vọng tràn đầy niềm lạc quan yêu sống:
 “Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh” (Kim Lân, Tác giả nói về tác phẩm). Truyện ngắn này. “Vợ nhặt” (Kim Lân) là một tác phẩm quan trọng cần được tìm hiểu và rèưn luyện kĩ năng làm văn..
2.2 Thực trạng vấn đề khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm:
 - Theo quy định của Bộ GD – ĐT về thi tốt nghiệp thì những môn như Toán , Lí,Hóa, Sinh, Tiếng Anh ,Sử, Địa ,Công dân.thi trắc nghiệm, thời gian làm bài thi là 60 phút, còn những môn: Ngữ văn, Sử, Địa, Toán vẫn thi tự luận, thời gian làm bài của, thời gian làm bài của môn Ngữ Văn 120 phút. Đối với môn Ngữ văn cấu trúc một đề thi tốt nghiệp gồm có 2 phần:I. Phần Đọc hiểu 3 điểm; II- Phần Làm văn :một câu nghị luận xã hội 2 điểm, một câu nghị luận văn học 5 điểm.. Như vậy điểm của phần nghị luận văn học chiếm tỷ lệ điểm tương đối cao. Nó là một phần rất quan trọng trong đề bài. Chính vì vậy, trong quá trình dạy ôn tốt nghiệp cho học sinh giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
 - Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông cho thấy càng ngày học sinh càng lười học môn Ngữ văn. Học sinh lười đọc văn bản, lười học dẫn chứng, thái độ tiếp thu bài học cũng không được hứng thú. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đáng buồn trên. Song nguyên nhân chủ yếu là do học sinh học lệch. Học lên đến THPT các em đã xác định khối thi của mình nên học theo khối. Đại đa số các em học khối A (Toán, Lí, Hóa) vì khối này có nhiều trường thi, có hội lựa chọn cũng nhiều. Vì vậy các em chỉ học 3 môn thi đại học nên dẫn đến sao nhãng những môn học còn lại. Hơn nữa học sinh quen với những thao tác khoanh tròn trong những môn thi trắc nghiệm nên đến khi viết một bài văn tự luận dài là rất ngại. Xuất phát từ những nguyên nhân đó nên tình trạng học sinh làm văn là rất hạn chế. Trong những bài kiểm tra, những bài thi học sinh không biết cách tìm ý, lập dàn bài, không thuộc dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm nên có hiện tượng học sinh chỉ đi tóm tắt văn bản đơn thuần mà không phân tích được nhân vật, hay vấn đề cần nghị luận; có hiện tượng học sinh lấy dẫn chứng của nhân vật trong tác phẩm này chứng minh cho đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm khác.Và đặc biệt là khả năng diễn đạt của các em trong bài viết văn là rất yếu: không biết cách mở bài, kết bài, câu văn lủng củng, dùng từ không chính xác, viết sai lỗi chính tả, . Đã có rất nhiều những câu chuyện hài hước về những bài văn của học sinh mà giám khảo cười ra nước mắt ví dụ có học sinh viết giới thiệu tác phẩm "Rừng xà nu " của Nguyễn Trung Thành viết về mảnh đất Tây Bắc " Hay " Nhân vật Mỵ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân ".
 Trước thực tế đó, mỗi giáo viên cần phải dạy ôn tập thế nào để cho học sinh có thể 
nắm được cách làm bài, biết lấy dẫn chứng chứng minh cho luận điểm và nâng cao khả năng diễn đạt cho học sinh. Đó cũng là điều mà bản thân tôi trăn trở khi đứng lớp. Trong quá trình dạy ôn tập tốt nghiệp tôi cũng rút ra cho mình một số kinh nghiệm để dạy ôn tập đạt kết quả cao hơn.
2.3 Giải pháp sử dụng sang kiến để giải quyết vấn đề:
Bước 1- Kiến thức cơ bản về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt.
Bước 2- Luyện đề: 
 + Đề 1: Giá trị của tình huống truyện trong Vợ nhặt
 + Đề 2: Hình ảnh người vợ nhặt trong tác phẩm
 + Đề 3: Tâm trạng của bà cụ Tứ trước sự kiện anh cu Tràng có vợ 
 + Đề 4: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
 + Đề 5 : Nhận định về tác phẩm “Vợ nhặt”
 NỘI DUNG A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 I. TÁC GIẢ 
 1. Con người
 - Quê hương: làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
 - Gia đình: ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó.
 - Con người:
 + Vừa làm thợ (sơn guốc, khắc tranh bình phong), vừa viết vă
 + Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc và từ đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng và kháng chiến.
 + Là con người tài năng: ngoài tài văn, Kim Lân còn tham gia sân khấu và điện ảnh.
2. Sự nghiệp văn học
 a. Đề tài: Sáng tác của Kim Lân tập trung vào hai mảng đề tài lớn:
 - Cuộc sống và tâm tư tình cảm của những kiếp người nghèo khổ, những người con vợ lẽ, con cô đầu, những người dân ngụ cư, từ nông thôn trôi dạt ra thành phố...Đúng như Nguyên Hồng khẳng định: tác phẩm của Kim Lân không chỉ “chân chất của đời sống và con người nghèo hèn” mà còn “ấm áp tình người, tình cảm những con người lao động đôn hậu, nhân ái, thủy chung và giàu khát vọng”
 - Những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, những thuần phong mĩ tục ở nông thôn, sau lũy tre làng. Qua những tác phẩm này, người đọc được hiểu tường tận những công việc, những quy tắc, luật lệ... rất kì công trong những thú vui tao nhã của ông cha ta.
 b. Nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân
 - Giọng kể: Nhà văn dùng cách kể chuyện tâm tình qua lời của nhân vật “tôi ”trong tư cách tác giả kể về cảnh ngộ chính mình và những người gần gũi xung quanh, hoặc dẫn truyện bằng ngôn ngữ của nhân vật, chủ yếu là người nông dân hiền lành, chất phác, nói ít, mà nghĩ nhiều (như truyện Làng, truyện Vợ nhặt).
 Từ ngữ, câu văn trong tác phẩm của ông mộc mạc, quê kiểng, giản dị mà vẫn trong sáng, hóm hỉnh, tươi tắn. Rất ít khi nhà văn dùng từ ngữ cổ trang trọng, cầu kì. Âm điệu chung trong truyện Kim Lân là thủ thỉ, chậm rãi, đôi khi tỉ mẩn đến từng chi tiết nhỏ nhặt... có nét hao hao giống giọng văn Nguyên Hồng.
 - Xây dựng tình huống, cốt truyện: Truyện của Kim Lân thường có cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn nhờ xây dựng những tình huống éo le, những chi tiết bất ngờ thú vị. Ví dụ: tình huống trớ trêu trong cuộc găp gỡ, rồi thành vợ, thành chồng của anh cu Tràng; chi tiết ông Hai múa tay khoe cái tin nhà mình bị cháy ( Làng ) ...
 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhà văn vừa miêu tả ngoại hình, vừa đi sâu diễn tả tâm tư, cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật khá tinh tế. Nếu nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Kim Lân viết trước Cách mạng đến các tác phẩm sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của Kim Lân là: một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mỉ, luôn luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm, tâm trạng từng con người, từng số phận riêng, để từ đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm tư tình cảm con người Việt Nam của văn học hiện đại chúng ta. Nhà thơ Trần Ninh Hồ đã nói khá xác đáng về thành công này của Kim Lân:“Tất cả, tất cả, dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy”
 Tóm lại, trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm những nhà văn viết không nhiều, không thích những “tráng ngôn đại ngữ”, không ưa lối viết “lên gân”, mà thường nghĩ suy sâu sắc, thận trọng, xử sự ôn hòa, nhân hậu với đời, với người cũng như trong sáng tạo nghệ thuật. Ông có đóng góp rất tích cực trong thể tài truyện ngắn và đề tài nông thôn. Ông đã viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn con người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Nói như nhà văn Nguyên Hồng, bạn tri kỉ gần gũi với Kim Lân về nhiều mặt: “Ông là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống...” ( Trích trong Bước đường viết văn của tôi ).
II. TÁC PHẨM VỢ NHẶT
 1. Xuất xứ
 - “Vợ nhặt” là truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân, được hoàn thành năm 1954. Truyện ngắn này thực ra được viết lại từ cuốn tiểu thuyết mà nhà văn viết dở trước Cách mạng có tên là “Xóm ngụ cư”. Kim Lân có lần tâm sự:
“Vợ nhặt thực ra là một chương đã được viết lại của truyện dài “ Xóm ngụ cư ” mà tôi đang viết dở ”.
 - Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”(1962)
 2. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm
 - Nhan đề Vợ nhặt đã tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, mà là “nhặt được vợ”.
 - Chỉ riêng hai chữ “Vợ nhặt” cũng đã nói lên khá nhiều về cảnh ngộ, số phận của Tràng và cả của người đàn bà xa lạ nữa. Đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ. Cái giá của con người chưa bao giờ lại rẻ rúng đến như vậy. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. 
3. Giá trị tác phẩm
 a. Tư tưởng
 Qua tác phẩm, nhà văn khẳng định: cuộc sống dù nghèo đói, tăm tối đến đâu, những người lao động vẫn gắng gượng vui sống, gắn bó với nhau bằng tình thương yêu, bằng lòng bao dung, nhân hậu, để cùng gìn giữ niềm vui sống, niềm khát khao mái ấm gia đình, hướng tới một ngày mai tươi sáng. Kim Lân có nói “Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự”
 Tác phẩm vừa có ý nghĩa hiện thực lên án thực dân, phong kiến, vừa ngân nga nhè nhẹ một ý vị lãng mạn mơ màng, thấm đẫm cảm hứng nhân bản, nhân văn sâu sắc.
 b. Nghệ thuật
 - Tình huống truyện độc đáo: Mối lương duyên éo le, trái khoáy của anh cu Tràng giữa nạn đói lịch sử năm 1945.
 - Nghệ thuật khắc họa nhân vật: biệt tài miêu tả và biểu hiện tâm trạng, tính cách người nông dân.
 - Giọng văn: Lối kể chuyện nhẹ nhàng, thủ thỉ, gần gũi như chuyện tâm tình, phảng phất cách kể truyện cổ tích, rất phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật người nông dân.
 - Ngôn từ: dùng lời ăn tiếng nói người lao động mà vẫn trong sáng. Đặc biệt thú vị là nhà văn đã sáng tạo từ “Vợ nhặt”. “Xưa nay, ta chỉ nói “vợ cheo”,“vợ cưới”,“vợ theo”... Với từ này, nhà văn đã làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ vốn rất giàu có, trong sáng của dân tộc ta”(Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, NXB Giáo dục).
 Tóm lại, Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân và là một trong những đỉnh cao của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
B. LUYỆN ĐỀ
 I- Đề 1:Giá trị độc đáo của tình huống truyện mà Kim Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt. DÀN Ý
 1. Mở bài
 Nói đến nghệ thuật truyện ngắn, người ta thường coi ba yếu tố sau đây là cơ bản nhất: tình huống truyện, nhân vật và cách trần thuật. Có nhiều truyện ngắn, sự sáng tạo tình huống đóng vai trò then chốt. Đặt vào tình huống ấy, nhân vật bộc lộ sâu sắc tâm lí, tính cách. Tư tưởng của thiên truyện cũng nhờ đó mà được thể hiện đậm đà. Truyện Vợ nhặt của Kim Lân thuộc loại tác phẩm như thế.
 2. Thân bài
 a. Khái niệm “ tình huống truyện”
 - Khái niệm: Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa. Đó là môi trường, hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện, tính cách phát triển và dụng ý của nhà văn được bộc lộ sắc nét.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng cho rằng: “Tình huống truyện là lát cắt, là khúc của đời sống, nhưng qua đó, ta hiểu được trăm năm của đời thảo mộc”
 - Phân loại: Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức.
 + Tình huống hành động chủ yếu nhằm hướng tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật.
 + Tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật.
 + Tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lí. 
 b. Tình huống truyện trong “Vợ nhặt”
 Tình huống truyện của tác phẩm này thể hiện ngay ở nhan đề “Vợ nhặt”. Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Thật là một chuyện khó tin. Bởi theo quan niệm truyền thống, ông cha cho rằng:
 Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
 Trong ba việc ấy thực là khó khăn.
 Vậy mà đọc tác phẩm chúng ta nhận thấy, Anh cu Tràng- một gã trai thô kệch, nghèo khổ lại là dân ngụ cư- chỉ “tầm phơ tầm phào” mấy câu mà có vợ theo về giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang hoành hành. Sức hấp dẫn của tình huống truyện trước hết là ở đó. Và phải chăng tình huống trong tác phẩm này là một tình huống hành động, có lẽ đúng hơn là tình huống tâm trạng.
c. Giá trị độc đáo của tình huống truyện mà Kim Lân đạt được
 * Tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tâm trang, tính cách nhân vật
 - Bà cụ Tứ: biết tin anh cu Tràng lấy vợ, lòng bà ngổn ngang trăm mối. Bà vô cùng ngạc nhiên, rồi vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa tủi.
 - Tràng: Tâm trạng của anh cũng khá phức tạp. Nhưng về cơ bản, anh lo ít vui nhiều. Mới đầu Tràng cũng “chợn”, nhưng liền sau đó chặc lưỡi “mặc kệ !”.Trên đường đưa vợ về nhà, thấy người ta tò mò nhìn ngó, “hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Niềm vui át hẳn nỗi lo, đến nỗi anh ta không hiểu được tại sao vợ lại buồn, mẹ lại khóc “chán quá, chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc!”
 Bỗng nhiên “nhặt” được vợ, hạnh phúc đến với Tràng quá lớn và quá đột ngột. Mãi đến sáng hôm sau anh ta vẫn còn thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Và cùng với niềm vui, ý thức về bổn phận, về trách nhiệm đối với cái tổ ấm của mình cũng nảy sinh. Anh ta thấy thương yêu gắn bó với mọi người, với ngôi nhà một cách lạ lùng.“Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng...Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn thấy hắn mới nên người”.
 - Người vợ nhặt: Cái đói đã đẩy người đàn bà đến chỗ chẳng còn biết xấu hổ là gì, mất hết ý thức tự trọng, thấy mình không hơn gì cái rơm cái rác, người ta có thể nhặt được nơi đầu đường xó chợ.
 -> Tác giả Vợ nhặt quả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo. Một tình huống vừa rất hiện thực, vừa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
* Tình huống truyện thể hiện thái độ của nhà văn đối với con người và thực trạng xã hội đương thời.
 - Nhà văn lên án tội ác của bọn đế quốc Nhật, Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Giặc ngoại xâm đã đẩy người dân nghèo vào cảnh túng đói quay quắt, kinh hoàng “Người chết như ngả dạ”. Lịch sử còn ghi lại nạn đói ghê sợ ấy, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
 - Thái độ cuả nhà văn đối với con người:
 + Nhà văn xót xa và cảm thương sâu sắc với nỗi khổ của người dân lành. Kim Lân thực sự xót xa, ái ngại khi nhận thấy con người phải đối diện với đói rét, khi con người bị rẻ rúng, coi thường.
 + Kim Lân trân trọng, tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo: Dù đối mặt với hoàn cảnh sống ngặt nghèo, tăm tối, người dân nghèo vẫn luôn thương yêu, đùm bọc, cưu mang nhau. Thậm chí càng gieo neo, khốn khó, họ càng thương yêu nhau. Thật đúng với tinh thần“Thương người như thể thương thân”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”...đầy tính nhân văn của dân tộc ta. Quan trọng hơn, nhà văn muốn ngợi ca niềm tin, niềm lạc quan yêu sống của con người Việt Nam. Bởi mấp mé bên vực thẳm của cái chết, người dân ngụ cư vẫn không hề bi quan, không buông xuôi, phó mặc sự sống mà rất yêu sống, ham sống. Thật đúng là:
“Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hy vọng”.
 3. Kết bài
 Tình huống truyện trong Vợ nhặt thật độc đáo. Là hạt nhân của cấu trúc thể loại, tình huống truyện trong Vợ nhặt đóng vai trò rất quan trọng. Qua tình huống truyện, nhà văn không chỉ dựng được chân dung các nhân vật, mà quan trọng hơn, thái độ của nhà văn được thể hiện thật tự nhiên và sâu sắc.
Đề 3: Tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
DÀN Ý
1. Mở bài
 Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã dựng lên một tình huống đặc biệt : vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo. Tình huống ấy đã làm nổi bật tâm trạng của các nhân vật trong truyện, trong đó có tâm trạng bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo, thương con, vui buồn với những gì diễn ra trong cuộc đời con.
 2. Thân bài
 Được xây dựng trong tác phẩm, bà cụ Tứ là người mẹ nghèo, từng trải, có cuộc đời trải qua nhiều gian truân. Một buổi chiều khi đi chợ về, bà cụ biết tin con trai mình lấy vợ. Sự kiện này làm nảy sinh bao sắc thái, bao cung bậc tình cảm khó diễn tả trong cõi lòng bà:
 - Thoạt đầu, bà cụ rất đỗi ngạc nhiên. Cái “hấp háy” mắt trước thái độ độ đon đả khác thường của Tràng, cái phấp phỏng theo những bước chân vào nhà, thái độ “đứng sững lại” nhìn kĩ lần nữa, “quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu”, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_lam_van_phan_nghi_luan_van_hoc_voi_ta.doc