SKKN Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9, trường THCS Đông Minh - Đông Sơn

SKKN Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9, trường THCS Đông Minh - Đông Sơn

Cách đây hơn ba mươi năm khi nói về việc dạy và học môn Ngữ văn trong

nhà trường, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định tầm quan trọng trong

việc dạy và học nói chung là: “Rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ,

phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng

tốt bộ óc của mình”. (Phạm Văn Đồng - Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn

diện). Rõ ràng càng ngày chúng ta càng thấy được tính đúng đắn của lời dạy trên.

Và để làm được điều đó trong quá trình dạy - học môn Ngữ văn người giáo viên

không chỉ là người cung cấp kiến thức đơn thuần mà quan trọng hơn còn rèn luyện

cho sinh kỹ năng tư duy, kỹ năng vận dung, làm bài.

Phân môn Tập làm văn trong nhà trường THCS nhằm cung cấp cho học sinh

kiến thức của sáu kiểu văn bản được giảng dạy theo trục đồng tâm: Tự sự, miêu tả,

biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và văn bản hành chính - công vụ. Vì thế, người

giáo viên dạy Văn cấp THCS không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của sáu

kiểu văn bản trên mà là rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết và kỹ năng làm bài của

từng đơn vị kiến thức đó

pdf 19 trang thuychi01 17163
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9, trường THCS Đông Minh - Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
MỤC LỤC 
Phần Nội dung Trang 
1. Lí do chọn đề tài 1 
2. Mục đích nghiên cứu 2 
3. Đối tượng nghiên cứu 2 
I. MỞ ĐẦU 
4. Phương pháp nghiên cứu 2 
1. Cơ sở lí luận của vấn đề 3 
2. Thực trạng của vấn đề 4-5-6 
3. Các giải pháp thực hiện 
3.1 Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về văn nghị 
luận. 
3.2 Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về kiểu bài. 
3.3 Kỹ năng tích lũy kiến thức. 
 3.3.1 Kĩ năng tích lũy kiến thức thông qua việc đọc tác 
phẩm. 
 3.3.2 Kĩ năng ghi chép. 
3.4 Rèn kĩ năng nhận thức đề. 
 3.4.1 Xác định đúng vấn đề nghị luận thông qua việc 
tìm ra sự giống và khác nhau giữa các đề. 
 3.4.2 Rèn kĩ năng nhận biết đúng yêu cầu lập luận. 
 3.4.2 Rèn kĩ năng nhận biết đúng yêu cầu phạm vi dẫn 
chứng. 
3.5 Rèn kĩ năng lập dàn ý và trình bày ý, viết đoạn văn 
7 
7 
7 
8 
8 
9 
9 
10 
10 
11 
12 - 16 
II. NỘI DUNG 
4. Hiệu quả của sáng kiến 17 
III. KẾT LUẬN 
Kết luận và đề xuất. 18-19 
2 
I/ MỞ ĐẦU 
1/ Lý do chọn đề tài: 
 Cách đây hơn ba mươi năm khi nói về việc dạy và học môn Ngữ văn trong 
nhà trường, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định tầm quan trọng trong 
việc dạy và học nói chung là: “Rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, 
phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng 
tốt bộ óc của mình”. (Phạm Văn Đồng - Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn 
diện). Rõ ràng càng ngày chúng ta càng thấy được tính đúng đắn của lời dạy trên. 
Và để làm được điều đó trong quá trình dạy - học môn Ngữ văn người giáo viên 
không chỉ là người cung cấp kiến thức đơn thuần mà quan trọng hơn còn rèn luyện 
cho sinh kỹ năng tư duy, kỹ năng vận dung, làm bài. 
 Phân môn Tập làm văn trong nhà trường THCS nhằm cung cấp cho học sinh 
kiến thức của sáu kiểu văn bản được giảng dạy theo trục đồng tâm: Tự sự, miêu tả, 
biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và văn bản hành chính - công vụ. Vì thế, người 
giáo viên dạy Văn cấp THCS không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của sáu 
kiểu văn bản trên mà là rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết và kỹ năng làm bài của 
từng đơn vị kiến thức đó. 
 Như chúng ta đã biết, trong các kiểu văn bản được học ở cấp THCS có ba kiểu 
văn bản quan trọng và cũng là kiểu văn bản mới và khó đối với học sinh: Tự sự; 
Thuyết minh; Nghị luận. Qua thực tế giảng dạy thì việc dạy kiểu Văn nghị luận ở 
giáo viên, việc học và làm bài văn nghị luận ở học sinh được xem là khó nhất bởi 
văn nghị luận không chỉ đòi hỏi giáo viên nắm vững kiến thức của kiểu bài, kiến 
thức của vấn đề nghị luận mà còn đòi hỏi người dạy cũng như người học phải có 
được tư duy mạch lạc, logíc. Trong đó việc dạy tiết “ Nghị luận về một tác phẩm 
truyện (hoặc đoạn trích)” được xem là một trong những tiết học “ trọng tâm ” 
trong việc dạy và học phân môn Tập làm văn thuộc chương trình Ngữ văn 9 bởi 
việc nắm vững kiến thức về tiết học này không chỉ giúp cho học sinh phân biệt với 
các kiểu bài nghị luận khác mà còn có được cái nhìn toàn diện về các tác phẩm 
truyện (hoặc đoạn trích), học sinh biết cách nhận xét, đánh giá về nó và cũng tạo 
nền tảng vững chắc cho việc học tập môn Ngữ văn ở các cấp cao hơn. Trong thực 
tế viêc dạy vấn đề này ở trường THCS Đông Minh, học sinh lớp 9 khi gặp kiểu 
bài này cũng thường khó khăn lúng túng. Kinh nghiệm của giáo viên trong tổ chưa 
nhiều, cần được trao đổi, rút kinh nghiệm. Trước tình hình đó, tôi mạnh dạn đưa ra 
3 
đề tài “ Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn 
trích) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9, trường 
THCS Đông Minh - Đông Sơn” 
2/ Mục đích nghiên cứu: 
Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là một dạng bài trọng 
điểm trong chương trình Ngữ văn 9. Để viết tốt được kiểu bài này học sinh cần vận 
dụng nhiều kĩ năng, nhiều thao tác và ngược lại kiểu bài này cũng tác động nhiều 
đến sự phát triển tâm hồn, tình cảm cũng như năng khiếu văn chương cho học sinh. 
Tuy nhiên đây là dạng bài khó, khi viết bài học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Bản 
thân người dạy nếu không có sự tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn thì việc hướng dẫn 
học sinh làm bài cũng gặp nhiều hạn chế. Vì thế, mục đích của tôi khi nghiên cứu 
đề tài này là để trau dồi kiến thức, tương tác với đồng nghiệp và từ đó giúp học sinh 
lớp 9 trường Trung học cơ sở Đông Minh hiểu và viết tốt kiểu bài nghị luận về tác 
phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
3/ Đối tượng nghiên cứu: 
 Ở sáng kiến này, tôi tập trung tìm hiểu, nghiên cứu nhằm rèn cho học sinh kĩ 
năng nắm vững kiến thức về văn nghị luận cũng như kiểu bài nghị luận về tác 
phẩm truyện (hoặc đoạn trích); kỹ năng tích lũy kiến thức, nhận thức đề và kỹ năng 
lập dàn ý và trình bày ý. 
4/ Phương pháp nghiên cứu: 
Để sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả, tôi sử dụng các phương pháp: 
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra khảo sát 
thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu; phương pháp phát 
hiện và giải quyết vấn đề. 
II/ NỘI DUNG 
1/ Cơ sở lí luận: 
 Nghị luận tác phẩm văn học nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc 
đoạn trích) nói riêng là một kiểu bài nghị luận văn học có vị trí quan trọng trong 
chương trình Tập làm văn lớp chín. Thông qua việc đọc và học một tác phẩm văn 
học học sinh cũng từng bước được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, 
bình giảng về tác phẩm..., đó là một thuận lợi. Nhưng mặt khác cũng cần nắm vững 
yêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc doạn 
trích) để không đồng nhất yêu cầu và mức độ phân tích tác phẩm trong chương 
4 
trình THCS nói chung và khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc doạn 
trích) lớp 9 nói riêng. 
 Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và 
phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn 
trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề 
hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải 
xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật 
trong tác phẩmđược người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về 
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có 
luận cứ và lập luận thuyết phục. Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm. ( SGK – NV 9 – Tập 2). 
 Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ: “ Dạy văn lấy cảm làm đầu”. 
Người giáo viên dạy cho học sinh phương pháp làm một bài văn nghị luận về tác 
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) không thể nghèo nàn về cảm xúc. Bởi những trang 
truyện, những số phận của các nhân vật trong truyện đều có cuộc đời riêng, có tư 
tưởng, tình cảm, nội tâm...phong phú và đa dạng. Vì vậy trong quá trình hướng dẫn 
học sinh trình bày cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề trong tác phẩm 
truyện cần phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ. Đồng thời học 
sinh cũng phải biết kết hợp các phép lập luận đã học. Ngoài ra giáo viên cần chú ý 
phát huy tính tích cực, sáng tạo ở học sinh, kích thích, nuôi dưỡng, phát triển ở học 
sinh những nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hình tượng nhân 
vật văn học, ngôn ngữ đối thọai, độc thoại....Muốn vậy, giáo viên cần phải rèn 
luyện cho học sinh kĩ năng nắm vững kiến thức về văn nghị luận cũng như kiểu bài 
nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); kỹ năng tích lũy kiến thức, nhận 
thức đề và kỹ năng lập dàn ý và trình bày ý. 
Trước những yêu cầu trên tôi quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm này. 
2/ Thực trạng của vấn đề: 
 Trong Ngữ văn 9 học sinh chỉ được học 3 tiết (tiết 118, 119,120 - theo Phân 
phối chương trình) về kiểu bài “ Nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn 
trích)”, mặc dù số tiết ít nhưng cùng với kiểu bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài 
thơ là kiến thức trọng tâm nhất trong phân môn Tập làm văn 9. Hơn nữa, để học và 
nắm vững kiến thức về kiểu bài này học sinh phải chắc kiến thức về nghị luận từ 
học kì II năm lớp 7. 
5 
 Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn THCS của bản thân, đặc biệt là trực tiếp 
giảng dạy môn Ngữ văn 9 tôi nhận thấy việc dạy và học tiết “ Nghị luận về một tác 
phẩm truyện ( hoặc đoạn trích”) thường gặp một số vướng mắc sau: 
*Về phía giáo viên: 
- Qua nhiều năm theo dõi phong trào thi đua dạy giỏi các cấp và dạy tốt ở trường, 
ta thấy giáo viên thường chỉ đăng kí dạy phân môn Giảng văn và Tiếng Việt. Bởi 
dạy phân môn Tập làm văn nhất là kiểu bài “ Nghị luận về một tác phẩm truyện ( 
hoặc đoạn trích)” đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức lí thuyết 
của tiết học, tức là nắm vững “bản chất” của kiểu bài, mà còn phải vững kiến thức 
về các tác phẩm truyện. Không ít giờ dạy sa vào phân tích các văn bản mẫu trong 
sách giáo khoa mà không rút ra cách nhận biết và cách làm kiểu bài này như thế 
nào. 
- Nhiều tiết dạy còn mang tính chất áp đặt về lí thuyết, chưa thực sự hướng dẫn học 
sinh luyện tập, rèn kỹ năng làm bài. Nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc cung 
cấp dàn bài chi tiết, học sinh chỉ việc dựa sẵn vào dàn ý đó mà viết bài, như vậy 
giáo viên không phát huy được tính tư duy của học sinh, các bài viết giống nhau và 
không có cảm xúc chân thực, thiết tha với vấn đề nghị luận. 
*Về phía học sinh: 
- Học sinh không xác định được dạng bài, kiểu bài làm văn nghị luận văn học. 
Trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 viết bài Tập làm văn kiểu bài Nghị 
luận về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo rỗng. Rất ít học sinh yếu, kém, trung 
bình phân biệt được sự khác nhau giữa văn nghị luận với các kiểu văn bản khác .Vì 
thế khi có những yêu cầu khác nhau về kiểu bài nhưng lại cùng một tác phẩm cụ 
thể thì đa số học sinh làmgiống nhau. Học sinh viết theo cảm tính, nghĩ gì viết 
đấy không cần biết có đúng yêu cầu hay không. Có những bài văn, khi chấm giáo 
viên đọc mà không hiểu được học sinh của mình viết gì, muốn nói điều gì. 
- Ví dụ: Đề bài: Tình cảm cha con qua tryện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn 
Quang Sáng. Em Lê Lệnh Đạt lớp 9B (Năm học 2016 - 2017) viết: “ Tình cảm gia 
đình là tình cảm quan trọng nhất đối với mọi người. Em cũng có một gia đình hạnh 
phúc. Bố mẹ em rất yêu thương em như ông Sáu yêu thương bé Thu. Vì thế em rất 
yêu quý gia đình.” 
- Có nhiều học sinh khi phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu bài nhưng lại 
chưa xác định đúng, đầy đủ vấn đề nghị luận. Khi nghị luận về tác phẩm truyện học 
sinh thường sa vào kể lể, tóm tắt tác phẩm. 
6 
- Việc xây dựng hệ thống luận điểm, sắp xếp hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ 
vấn đề nghị luận cũng là một khâu quan trọng nhưng không ít học sinh vướng mắc. 
- Ví dụ: Cũng với đề bài: Tình cảm cha con qua tryện ngắn “Chiếc lược ngà” của 
Nguyễn Quang Sáng ở lớp 9B (Năm học 2016 - 2017) với 30 bài làm thì có tới 20 
bài viết chỉ tập trung phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu, 10 bài viết 
còn lại hiểu được vấn đề nghị luận: phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho bé 
Thu và ngược lại nhưng lại vấp phải việc sử dụng trùng dẫn chứng, ý lộn xộn. 
 Trong thực tế giảng dạy và chấm bài của học sinh khi viết bài tập làm văn kiểu 
bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, các em thường kể lại tóm tắt nội 
dung của tác phẩm, không thật sự rung động trước tác phẩm dẫn đến cảm xúc khô 
cứng, sáo rỗng, phương pháp nghị luận thì lúng túng và máy móc. Rất ít học sinh 
chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, Do đó điểm của phần 
văn nghị luận thường thấp hơn các kiểu văn bản: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Thuyết 
minh ...mà các em đã được học. 
 Thực tế, do thời lượng ít (chỉ có 03 tiết) cho kiểu bài này nên không có nhiều 
thời gian rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, dẫn đến kỹ năng làm bài của học 
sinh hạn chế. Vì vậy khi làm bài, cũng như các kiểu bài khác, đa số các em học sinh 
thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý trước khi bắt tay vào làm bài viết của 
mình, nên thường lạc kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề. Do đó việc nâng cao, mở 
rộng, luyện tập rèn luyện cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn 
trích) cho các em là thực sự cần thiết. 
 Kết quả chấm bài Tập làm văn số 6 ở lớp 9A, 9B tại Trường THCS Đông 
Minh trong năm học 2016 - 2017 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như 
sau: 
KẾT QUẢ XẾP LOẠI 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp 
Tổng số 
học sinh 
TS % TS % TS % TS % 
9A 30 3 10 7 24 21 70 0 0 
9B 30 0 0 2 6.7 18 60 10 33.3 
Những bài viết có điểm yếu các em thường mắc các lỗi sau: 
- Không xác định đúng vấn đề nghị luận. 
- Bài viết lan man, không đủ luận điểm. 
- Ngôn ngữ vụng về, sa vào kể lể. 
7 
Trên đây là những lí do thôi thúc tôi tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong việc 
dạy văn nghị luận nói chung, kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc 
đoạn trích) nói riêng. Trong nhiều năm giảng dạy tôi đã tìm ra những giải pháp, 
biện pháp và đã mạnh dạn viết Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng làm văn 
nghị luận về kiểu bài: “ Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)” 
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9, trường 
THCS Đông Minh. 
3/ Giải pháp thực hiện: 
3.1. Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về văn nghị luận: 
- Thực ra kiến thức về văn nghị luận các em đã được học từ năm lớp 7 nhưng để 
học sinh nắm vững kiến thức của kiểu văn bản là khâu quan trọng trong việc học và 
viết kiểu bài nghị luận văn học. Người dạy học sinh lớp 9 cần hướng dẫn các em sẽ 
phải nắm vững những đặc điểm sau: 
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức văn nghị luận: Mỗi đề bài 
sẽ đưa ra một vấn đề nghị luận, việc của học sinh là đưa ra các ý lớn (luận điểm) và 
cá ý nhỏ (luận cứ) để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Các luận điểm, luận cứ phải do 
học sinh tìm tòi, phát hiện nhưng nó phải xuất phát từ các tác phẩm văn học. 
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm văn nghị luận: 
- Tính thuyết phục cao: Khi học sinh đưa ra được hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn 
chứng phù hợp, ngôn ngữ sắc sảo thì người đọc sẽ bị thuyết phục hoàn toàn trước 
vấn đề nghị luận. 
- Tính logic: Để người đọc bị thuyết phục người viết rõ ràng phải có tư duy logic, 
rõ ràng, mạch lạc. Mặc dù các kiểu văn bản khác cũng đòi hỏi điều này nhưng sự rõ 
ràng, liên kết ý trong văn nghị luận đòi hỏi cao nhất. Sự tư duy hời hợt không có 
tính thống nhất, biện minh sẽ không phù hợp trong khi làm văn nghị luận. 
3.2. Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về kiểu bài: 
Khi nắm vững kiến thức về văn nghị luận giáo viên tiếp tục hướng dẫn các 
em nắm vững kiến thức về kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn 
trích). Thực tế trong chương trình học các em học sinh đã được học tiết lí thuyết về 
kiểu bài này ở tiết 118 ( Ngữ văn 9 - Tập 2) nhưng muốn học sinh có kỹ năng làm 
văn nghị luận về tác phẩm truyện tốt giáo viên phải khắc sâu hai vấn đề sau: 
- Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và 
phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Nghị luận một tác phẩm truyện là trình bày 
8 
những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật 
của một tác phẩm cụ thể. 
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính 
cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện 
và khái quát. 
3.3. Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức: 
3.3.1. Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức thông qua việc đọc tác phẩm: 
Nghị luận văn học là kiểu bài văn hướng tới các vấn đề đặt ra trong các tác 
phẩm văn học: nội dung, nghệ thuật, hoặc các khía cạnh khác như tình huống, diễn 
biến tâm lí của nhân vật...trong bài viết thể hiện rõ năng lực cảm thụ văn học của 
người viết. Cho nên người viết phải hiểu biết kĩ về tác phẩm văn học đó: từ tác giả, 
hoàn cảnh sáng tác đến nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 
a/ Đối với các tác phẩm văn học được học trong chương trình: 
Giáo viên cần hướng dẫn các em cách đọc hiểu văn bản. Hình thành kĩ năng 
đọc cho học sinh, tạo cho các em có thói quen đọc sách, hướng dẫn các em đọc 
theo quy trình: Đọc thông suốt toàn văn bản → đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác 
giả → đọc hiểu để thưởng thức văn học. 
- Đọc thông suốt toàn văn bản: Để có ấn tượng toàn vẹn về văn bản. Phải đọc tiểu 
dẫn để biết được những tri thức thiết yếu về tác giả, tác phẩm. Đối với tác phẩm 
văn xuôi phải nhớ được cốt truyện ( học sinh phải tóm tắt được), hệ thống các chi 
tiết có liên quan đến nhân vật chính. Cần chú ý đến mạch văn, chất văn của văn 
bản, phát hiện những điểm đặc sắc, thú vị...... 
- Đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả: Nhà văn sáng tác tác phẩm văn học bao 
giờ cũng thể hiện tư tưởng, bộc lộ tình cảm không chỉ của cá nhân họ về cuộc ðời, 
con ngýời mà cũng là của tầng lớp, giai cấp, thời ðại mà các nhà vãn nhý là một ðại 
diện. 
Ví dụ: Khi đọc tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đã thể hiện cái nhìn, cách đánh giá 
của cả thế hệ nhà văn với những đóng góp thầm lặng nhưng không kém phần sôi 
nổi nhiệt huyết của người dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng xã hội mới. 
- Đọc hiểu để thưởng thức văn học: Người đọc tiếp nhận tư tưởng, tình cảm của 
người viết gửi gắm vào ngôn từ, hình tượng đó, tìm ra tầng hàm nghĩa, nhận ra tín 
hiệu mà người viết muốn nói, quan niệm về nhân sinh, hoài bão, ước mơ... giúp 
cho người đọc hiểu mình, hiểu đời, chia sẻ với sự xúc động, niềm say mê.... của tác 
giả. 
9 
Ví dụ: Khi đọc truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu giúp người 
đọc nhận ra triết lí mà tác giả muốn gửi gắm đó là: Ở đời có rất nhiều sự “vòng 
vèo” và “chùng chình” điều quan trọng đối với mỗi con người là làm sao tránh 
được sự “ vòng vèo” và “chùng chình” đó; hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc 
ở ngay xung quanh chúng ta... 
b/ Đối với các tác phẩm không dạy trong chương trình: 
 Cần khuyến khích các em đọc và nắm được nội dung của tác phẩm. Giới 
thiệu, kể cho các em một số tác phẩm được giải thưởng, các truyện ngắn hay qua 
các năm để các em tìm đọc. 
3.3.2.Hướng dẫn, khuyến khích học sinh khi phải có thói quen ghi chép: 
Ví dụ: Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học, học sinh có thể ghi chép: 
- Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 
- Tóm tắt tác phẩm. 
- Nội dung chính. 
- Những biện phấp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm (đoạn trích). 
- Ghi lại những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi đọc về tác 
phẩm, về nhân vật hoặc một chi tiết mà bản thân tâm đắc nhất trong tác phẩm. 
 Giáo viên yêu cầu học sinh chép riêng ra một quyển sổ nhỏ và kiểm tra việc 
nghi chép và nghi nhớ thường xuyên để tạo thành thói quen ở học sinh. 
3.4. Rèn kỹ năng nhận thức đề: 
 Một đề bài Tập làm văn cũng được xem là một bài toán nghệ thuật ngôn từ. 
Bởi bao giờ trong một đề bài Tập làm văn cũng có những yêu cầu bắt buộc mà 
người thực hiện đề bài phải tìm ra phương pháp giải. Vì thế, bước phân tích đề 
được xem là khâu đầu tiên, có vai trò quyết định “ dẫn đường, chỉ lối” cho người 
làm bài. Nếu phân tích đúng yêu cầu của đề bài thì sẽ tìm ra được hướng đi đúng. 
Ngược lại, nếu phân tích sai thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của đề, không làm 
sáng tỏ vấn đề nghị luận mà còn bị lệch đề, lạc đề. Chính vì thế mà người giáo viên 
hướng dẫn học sinh phải biết phân tích kĩ đề. Một đề bài văn nghị luận về tác phẩm 
truyện không bao giờ chỉ có một dạng đề đơn điệu. Để học sinh xác định đúng vấn 
đề nghi luận và hình thức lập luận người dạy rèn cho học sinh các kỹ năng sau: 
3.4.1. Xác định đúng vấn đề nghị luận thông qua việc tìm sự giống và khác nhau 
giữa các đề: 
 Ví dụ: Tôi cho các đề có liên quan đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam 
Xương” của Nguyễn Dữ: 
10 
Đề 1: Suy nghĩ của em về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của 
Nguyễn Dữ. 
Đề 2: Giá trị nhân đạo là giá trị lớn nhất trong “Chuyện người con gái Nam 
Xương” của Nguyễn Dữ. Hãy phân tích để làm sáng tỏ. 
Đề 3: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam 
Xư

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_ren_luyen_ki_nang_lam_bai_nghi_luan_ve_mot_tac_pham_tru.pdf