SKKN Rèn kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự cho học sinh lớp 8 trường THCS Chu Văn An - Nga Sơn

SKKN Rèn kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự cho học sinh lớp 8 trường THCS Chu Văn An - Nga Sơn

Giáo sư Hà Minh Đức từng khẳng định “ Văn học không chỉ là một nguồn tri thức mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống” ( Lý luận văn học, trang 50- NXBGD 1997). Đúng vậy, Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức để đánh giá các vấn đề văn học. Nó giúp học sinh có khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Ngoài ra, học sinh còn được hình thành và phát triển kỹ năng tạo lập văn bản mới (đó là nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn). Trong phân môn làm văn, học sinh sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để làm được bài văn từ đúng đến hay nhất là những dạng bài tự sự, miêu tả, biểu cảm rất được chú trọng.

Tự sự là thể loại các em đã được học, được rèn luyện trong suốt chương trình cấp học. Đặc trưng cơ bản của kiểu bài này là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh đối với những sự việc, hiện tượng trong đời sống, gia đình và xã hội. Qua đó bồi dưỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp. Nếu ở các lớp dưới tự sự được giới thiệu tách rời như là một phương thức biểu đạt độc lập giúp các em nắm chắc đặc trưng riêng ( nhưng trong thực tế ít có văn bản, tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà thường kết hợp đan xen hai hay nhiều phương thức khác nhau) thì với học sinh lớp 8, việc đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn tự sự là mục đích và yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên các em vẫn tỏ ra nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện.

 Vì vậy, việc nghiên cứu đề tải Rèn kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự cho học sinh lớp 8 chắc chắn sẽ giúp các em có được những bài văn tự sự hay, nâng cao năng lực giao tiếp, hướng đến mục tiêu chung của chương trình ngữ văn THCS.

 

doc 17 trang thuychi01 18873
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự cho học sinh lớp 8 trường THCS Chu Văn An - Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN- NGA SƠN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Bùi Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Chu Văn An
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
 THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu
1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2
Nội dung
 2.1. Cơ sở lí luận
3
 2.2.Thực trạng
3
 2.3. Các giải pháp thực hiện
4
 2.4. Hiệu quả
10
3
Kết luận, kiến nghị
 3.1. Kết luận 
 3.2. Kiến nghị
12
12
Tài liệu tham khảo
14
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo sư Hà Minh Đức từng khẳng định “ Văn học không chỉ là một nguồn tri thức mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống” ( Lý luận văn học, trang 50- NXBGD 1997). Đúng vậy, Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức để đánh giá các vấn đề văn học. Nó giúp học sinh có khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Ngoài ra, học sinh còn được hình thành và phát triển kỹ năng tạo lập văn bản mới (đó là nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn). Trong phân môn làm văn, học sinh sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để làm được bài văn từ đúng đến hay nhất là những dạng bài tự sự, miêu tả, biểu cảm rất được chú trọng.
Tự sự là thể loại các em đã được học, được rèn luyện trong suốt chương trình cấp học. Đặc trưng cơ bản của kiểu bài này là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh đối với những sự việc, hiện tượng trong đời sống, gia đình và xã hội. Qua đó bồi dưỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp. Nếu ở các lớp dưới tự sự được giới thiệu tách rời như là một phương thức biểu đạt độc lập giúp các em nắm chắc đặc trưng riêng ( nhưng trong thực tế ít có văn bản, tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà thường kết hợp đan xen hai hay nhiều phương thức khác nhau) thì với học sinh lớp 8, việc đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn tự sự là mục đích và yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên các em vẫn tỏ ra nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện.
 Vì vậy, việc nghiên cứu đề tải Rèn kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự cho học sinh lớp 8 chắc chắn sẽ giúp các em có được những bài văn tự sự hay, nâng cao năng lực giao tiếp, hướng đến mục tiêu chung của chương trình ngữ văn THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Về phía giáo viên: nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân trong việc rèn kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 8.
+ Về phía học sinh: giúp các em hiểu rõ hơn vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự từ đó rèn kỹ năng làm văn, kỹ năng giao tiếp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Học sinh lớp 8A, 8D - Trường THCS Chu Văn An Nga Sơn năm học 2017-2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
 Nghiên cứu tài liệu dạy học môn Ngữ văn, SGK, SGV THCS; ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn; bài viết của giáo viên giỏi, các tạp chí của ngành
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 Đối chiếu chuẩn kiến thức kỹ năng với khả năng tiếp thu, bài làm thực tế của học sinh, từ đó tìm ra những hạn chế làm căn cứ thực hiện đề tài.
+ Phương pháp thống kê và xử lí số liệu
 Thống kê kết quả bài làm của học sinh để đưa ra những giải pháp, rút ra kết luận
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
 Quan điểm đổi mới trong chương trình Ngữ văn là phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động theo hướng tích cực, phát huy năng lực chủ động, sáng tạo ở cả người dạy lẫn người học. Tự sự ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. ( Ngữ văn 6- Tập một )
Trong văn tự sự, nếu chỉ đơn thuần kể các sự việc, kể về con người thì câu chuyện chỉ còn là tóm tắt cốt truyện, người và việc không hiện lên cụ thể, truyện thiếu chân thực và hấp dẫn. Miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc thêm sinh động, màu sắc, hình dáng, diện mạo của nhân vật, hành động như hiện ra rõ ràng hơn, sống động hơn trước mắt người đọc.Vậy nên trong quá trình kể thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Các yếu tố này giúp cho sự việc và nhân vật được thể hiện sâu sắc, ấn tượng hơn.
2. 2. Thực trạng vấn đề:
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng rất được quan tâm. Về cơ bản giáo viên đã nắm được phương pháp, vận dụng sáng tạo theo đối tượng. Học sinh đã chú ý học. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, đi sâu vào thực trạng, bản thân vẫn còn nhận thấy một số hạn chế khi làm văn tự sự như sau: 
 2.2.1. Về phía giáo viên:
+ Giáo viên còn chưa đầu tư cho phân môn Tập làm văn, chưa tìm tòi những ví dụ mẫu linh hoạt sáng tạo gắn với đời sống thực tế hàng ngày có tác dụng khắc sâu kiến thức.
+ Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc phát huy tinh thần tích cực chủ động của học sinh khi học lý thuyết làm văn tự sự theo yêu cầu kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả biểu cảm trước khi tạo lập văn bản.
+Thời gian thực hành còn ít, bố trí thời lượng tiết dạy chưa thật hợp lý.
 2.2.2.Về phía học sinh:
+ Chưa coi trọng bộ môn, việc soạn bài còn đối phó, qua loa, chưa chịu khó đọc thêm tài liệu để mở rộng kiến thức.
+ Khi làm văn tự sự, các em chưa xác định được trình tự kể, chưa nắm được tình tiết nào cần phải kể rõ ràng cụ thể, tình tiết nào nên lược thuật, cách thể hiện nhân vật chính, nhân vật phụ thế nào?... cũng như ý nghĩa bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện.
+ Câu chuyện chưa hấp dẫn người đọc do chưa vận dụng phù hợp tự nhiên các yếu tố miêu tả, biểu cảm; chưa hiểu rõ vai trò của những yếu tố này dẫn đến bài văn sa nhiều vào kể dài dòng, kết quả bài làm chưa cao.
 * Thực tế khảo sát bài viết TLV số 1 như sau:
 Đề bài: Kể về một người thân yêu của em
Thời gian làm bài: 90 phút
Kết quả cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
30
2
6.7
10
33.3
16
53.3
2
6.7
8D
40
10
25
20
50
8
20
0
0
 Với kết quả khảo sát như trên (đặc biệt là qua thực tế bài làm của học sinh), bản thân giáo viên không thể hài lòng. Nhiều bài viết còn sơ sài, thiếu ý, lập luận không mạch lạc, chặt chẽ. Kỹ năng làm văn của các em còn bộc lộ nhiều hạn chế. Phần lớn các em biết xây dựng một bài văn tự sự nhưng để đưa được yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn thì rất ít em làm được dẫn đến kết quả những bài văn ấn tượng với người đọc chưa nhiều.
 Một số đoạn dưới đây được trích từ bài làm Tập làm văn số 1 của học sinh
Đoạn 1:
 Mẹ em đẹp lắm. Em thường ở bên mẹ khi cùng mẹ nấu ăn. Những lúc thế này em được học về tài nội trợ của mẹ. Vào những ngày mưa, mẹ và em thường làm những món ăn vặt để gia đình quay quần bên nhau ở phòng khách cùng thưởng thức. Nhìn thấy mẹ chăm sóc cho em bé, em lại càng thấy ngày xưa mẹ khổ với mình thế nào
 (Bài của học sinh Mai Thành Đạt- lớp 8D)
Đoạn 2:
 Bạn ấy tên Mai. Chúng em học với nhau từ khi lớp 1 và đến giờ đã có tình bạn kéo dài 7 năm. Mai là một cô gái xinh xắn. Hồi Tiểu học, Mai gầy nhất lớp mà không hiểu sao lên cấp hai lại mũm mĩm như vậy. Cả hai đều không nhớ vì sao lại quen nhau. Khoảng thời gian không kéo dài nhưng đủ để chúng em thân thiết
 (Bài của học sinh Trịnh Thanh Huyền – lớp 8A)
 Những đoạn văn tự sự trên, nếu biết đan xen các yếu tố miêu tả biểu cảm hợp lí thì sự việc và nhân vật sẽ hiện ra sống động hơn, rõ nét hơn; bài làm sâu sắc, ấn tượng hơn.
 Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lý.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
 2.3.1. Giúp học sinh hiểu rõ vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự
 Nói đến tự sự là nói đến cốt truyện với nhân vật và các sự kiện nối tiếp nhau. Nếu chỉ đơn thuần là sự lắp ghép, liệt kê hành động, việc làm của nhân vật cũng như trình tự các sự việc thì câu chuyện sẽ trở nên khô khan đơn điệu. Nhân vật trong tác phẩm tự sự phải thật sống động với đặc điểm chân dung bên ngoài cũng như cử chỉ, hành động, thế giới nội tâm bên trong. Đó là chưa nói tới những tác động của thiên nhiên, của cảnh vật. Để đáp ứng tất cả những yêu cầu đó đương nhiên phải cần đến miêu tả. Mặt khác, tự sự là kể việc đời, việc người. Dù khách quan đến đâu nhà văn cũng không thể đứng ngoài cuộc. Ngược lại, nhà văn phải thực sự sống cùng với nhân vật của mình: cùng vui buồn, khổ đau, hạnh phúc; cùng chia sẻ với những cảnh đời, những số phận do chính mình tạo nên. Do đó rất cần đến yếu tố biểu cảm.
Yếu tố miêu tả trong văn tự sự
 Trong văn tự sự, việc miêu tả cụ thể, chi tiết cảnh vật ( không gian, thời gian, cảnh trí thiên nhiên) nhân vật (khuôn mặt, hình dáng, cách ăn mặc, đi đứng, nói năng) không chỉ có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn mà còn góp phần không nhỏ vào việc làm rõ ý nghĩa của các sự việc, thể hiện quan điểm, thái độ của người kể chuyện.
 Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn ( từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hóa) Việc đưa yếu tố miêu tả trong văn tự sự phải có chọn lọc, không được quá lạm dụng dẫn tới lạc thể loại. Mục đích chính là qua các hình ảnh miêu tả làm cho cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn; nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động và gây ấn tượng hơn.
Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự
 Yếu tố biểu cảm xuất hiện khi kể giúp người viết thể hiện được rõ hơn thái độ, tình cảm, cảm xúc mình trước sự việc, nhân vậtbuộc người đọc phải trăn trở, suy nghĩ, động lòng trước sự việc đang kể, làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc.
 Về hình thức, yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường xuất hiện thông qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ.
 Tóm lại, việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết trong văn tự sự. Thực tế cho thấy, trong quá trình tạo lập văn bản, người ta rất chú trọng việc phối hợp giữa các phương thức nói trên. Điều quan trọng là tùy vào mục đích, nội dung và tính chất của văn bản mà lựa chọn phương thức nào chính, phương thức nào chỉ có ý nghĩa bổ trợ, bổ trợ ở mức độ nào, trong trường hợp nào Đó là một thử thách lớn với học sinh trong quá trình tạo lập văn bản. 
 2.3.2. Rèn kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm thông qua hệ thống bài tập.
 2.3.2.1 Dạng bài tập nhận biết:
Đây là bài tập hình thành kỹ năng ở mức thấp, chủ yếu dừng lại ở mức nhớ, hiểu và áp dụng kiến thức. Mục đích của bài tập này là làm sáng tỏ hoặc củng cố khái niệm. Học sinh sẽ được tiếp xúc với các mẫu văn bản ( có chọn lọc) từ đó nhận biết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, phân tích được tác dụng của nó trong việc biểu đạt nội dung.
*Ví dụ:
 Bàì tập 1: Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn sau:
 Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn- xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
Giôn- xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.
“ Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”, Giôn-xi nói, “ Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và- khoan- đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”.
Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “ Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na-plơ”.
 ( OHen ri- Chiếc lá cuối cùng)
Ở bài tập này, học sinh sẽ phải chỉ ra được trong đoạn truyện trên OHen- ri đã miêu tả để tái hiện hình ảnh chiếc lá thường xuân cuối cùng dũng cảm bám vào bức tường gạch đối diện, bất chấp cả những đợt gió bấc ào ào thổi và những hạt mưa mạnh mẽ tuôn xuống không ngớt. Sau đó nhà văn lại sử dụng kết hợp kể với biểu cảm, bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Giôn- xi sau khi nhìn thấy vẻ đẹp và sức sống kỳ diệu của chiếc lá. Cô cảm thấy mình “ Thật là một con bé hư”, và “ muốn chết là một tội” . Cô lại tiếp tục mơ ước một ngày nào đó sẽ vẽ được vịnh Na-plơ.
Như vậy, chính yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn truyện trên đã góp phần diễn tả diễn biến tâm trạng Giôn-xi từ chỗ tuyệt vọng, muốn chết đễn chỗ khao khát được tiếp tục sống để thực hiện ước mơ trở nên tự nhiên hợp lý. Và cũng chính từ đó, ý nghĩa của câu chuyện là ca ngợi sức mạnh của nghệ thuật chân chính và tình yêu thương con người được thể hiện rõ hơn, sâu sắc hơn.
 Bài tập 2: Yêu cầu học sinh quan sát đoạn văn sau và chọn ra một phương án trả lời đúng nhất:
Kim đồng hồ nhích dần đến con số mười hai.Mặt trời đã đứng bóng. Cái nắng hè gay gắt đến khó chịu, lại thêm từng đợt gió Lào quạt dữ dội. Ngoài vườn, hàng chuối dường như cũng đang rũ xuống. Tôi nhìn ra ngõ, giờ này mẹ vẫn chưa về. Hôm nào cũng vậy, mẹ thường đi làm về rất muộn. Cơ quan thì xa, chiếc xe đạp cũ và cái dáng gầy của mẹ phải chống chọi với nắng, với gió Lào, vất vả lắm mới vượt qua được cả quãng đường dài. Nghĩ đến đó, tự nhiên tôi thấy cay cay nơi khóe mắt. Và trong lòng tôi chợt thổn thức: làm sao con có thể chia sẻ nỗi nhọc nhằn của mẹ, mẹ ơi!
 A.Phương thức miêu tả 
 B. Phương thức tự sự
 C. Phương thức biểu cảm
 D. Cả 3 phương thức trên
 Sau khi giải quyết xong bài tập, giáo viên giúp học sinh nhận ra trong đoạn văn trên có cả 3 phương thức kết hợp với nhau. Các em xác định phương thức biểu đạt chính, các phương thức còn lại đóng vai trò bổ trợ.
 Bài tập 3: Tìm các từ miêu tả tâm trạng nhân vật Dế Mèn trong đoạn văn dưới đây:
 Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.
Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Sao? Sao?
Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi có biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
-Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy
Thế rồi,Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
 (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu ký)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng ân hận của Dế Mèn được thể hiện qua lời nói, hành động và suy nghĩ. Cần chú ý vào đoạn kết của sự việc, Mèn thương bạn, ăn năn tội mình và suy nghĩ về tác hại việc mình làm
 2.3.2.2. Dạng bài tập vận dụng
Ở dạng bài tập này, học sinh sẽ được tạo lập sản phẩm theo mẫu, theo yêu cầu hay bài tập sửa chữa. Học sinh dựa trên cơ sở những tri thức chung và riêng để vận dụng sáng tạo nên sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Sau khi hoàn thành loại bài tập này, học sinh sẽ hình thành nhiều năng lực tổng quát. Bài tập vận dụng sáng tạo là loại bài tập yêu cầu cao nhất về kỹ năng, khả năng thực hiện của học sinh
 a.Vận dụng mức độ thấp
*Ví dụ:
 Bài tập 1:
Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà Lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
 (Nam Cao – Lão Hạc)
Những câu văn nào tả rõ nhất nỗi đau đớn của lão Hạc trước khi chết ? Có điều thay đổi gì nếu ta bỏ những câu ấy khỏi đoạn văn?
Qua việc giải bài tập, các em sẽ nhận ra vai trò của những câu văn miêu tả trong việc biểu đạt nôi dung.
 Bài tập 2: Cho đoạn văn tự sự sau:
Một buổi chiều, như thường lệ, tôi xách cần câu ra bờ sông. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một cậu bé trạc tuổi mình đã ngồi câu ở đó tự bao giờ. Tôi định lên tiếng chào làm quen, nhưng vì ngại nên lại thôi. Thế là tôi lặng lẽ lùi xa một quãng, buông câu, nhưng thỉnh thoảng vẫn liếc mắt nhìn trộm cậu ta. Lóng ngóng thế nào, tôi để tuột cả hộp mồi rơi xuống sông. Ngán ngẩm, tôi cuốn cần câu, định ra về. Chưa kịp đứng dậy, tôi đã nhìn thấy cậu bé đứng sừng sững ngay trước mặt. Trên tay cậu ta là một hộp mồi đầy. Cậu ta lẳng lặng san nửa số mồi cho tôi. Thế là chúng tôi làm quen với nhau.
Hãy thêm các yếu tố miêu tả và biểu cảm để viết lại đoạn văn tự sự trên sao cho sinh động và hấp dẫn hơn.
Học sinh bổ sung thêm yếu tố miêu tả: có thể là khung cảnh thiên nhiên (nắng, gió, dòng sông, tiếng cá đớp mồi); hình ảnh người bạn mới (gương mặt, nước da, mái tóc, trang phục, ). Yếu tố miêu tả này có thể được tách ra thành các câu văn độc lập; có thể xen vào mở rộng thành phần cho những câu trần thuật đã có sẵn. Chú ý dùng những từ ngữ, hình ảnh có sức gợi tả cao
Bổ sung yếu tố biểu cảm: thái độ ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé; sự tò mò về cậu bé lạ; nỗi bực mình khi đánh rơi hộp mồi(Có thể sử dụng các dạng câu hỏi, câu cảm).
 Bài tập 3: Thử lược bỏ các yếu tố miêu tả trong đoạn văn dưới đây để được một đoạn văn khác. So sánh hiệu quả mà hai đoạn văn mang lại cho người đọc.
Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và có rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía câyNhưng diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Ở bài tập này các em có thể thảo luận nhóm để tìm ra đoạn văn đã được lược bỏ yếu tố miêu tả:
Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Em với đôi tay về phía câyNhưng diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Sau đó so sánh hai đoạn văn về nội dung và giá trị gợi tả.
 b.Vận dụng mức độ cao
*Ví dụ:
 Bài tập 1: Tìm hiểu cách miêu tả nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích sau:
Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng song nghe một tiếng ”soạc”! Thép đã cắm vào sỏi. Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của Dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước vị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu chạy về lại Hòa Phước
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
 (Võ Quảng – Quê nội)
Học cách miêu tả nhân vật trong hoạt động cụ thể của đoạn truyện, em hãy tả một người đang làm công việc vất vả.
Học sinh nhận ra yếu t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_su_dung_cac_yeu_to_mieu_ta_va_bieu_cam_tron.doc