SKKN Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phùng Chí Kiên, Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

SKKN Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phùng Chí Kiên, Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng giữ một vị trí quan trọng đối với cấp tiểu học. Phân môn Tập đọc còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho HS học tốt các môn học khác; bởi các em có đọc được thì mới nhận thức được, hiểu được nội dung, nắm được kiến thức của bài học; đồng thời thông qua phân môn Tập đọc, sẽ hình thành cho các em nhân cách con người mới phù hợp với thời đại; hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước. Đọc là kĩ năng cần thiết và quan trọng hang đầu của con người. Nếu không biết đọc, con người không thể tự học. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, để học tốt được ở các môn học trước hết cá em cần phải có kĩ năng đọc tốt. Mà hiện nay khả năng đọc của học sinh có nhiều khập khiễng, nhiều em tốc độ đọc còn chậm, đọc còn sai từ, ngắt, nghỉ hơi chưa đúng nên khả năng thông hiểu nội dung một văn bản hay một đoạn văn sau khi đọc chưa được tốt. Chính vì vậy, luyện đọc cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên tiểu học. Tôi băn khoăn không biết nên dạy thế nào để học sinh đọc tốt hơn. Đó là lí do tôi chọn “rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3” trường Tiểu học Phùng Chí Kiên.

doc 8 trang haihuy29 14/08/2023 7164
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phùng Chí Kiên, Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến:
 “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3” trường Tiểu học Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
2. Tác giả:
TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Dương Thị Thúy Hồng
25/10/1979
Trường TH Phùng Chí Kiên
Giáo viên
ĐHSPGD tiểu học
100%
a. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến.
“Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3” trường Tiểu học Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
b. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Thúy Hồng - Trường Tiểu học Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
c. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Phùng Chí Kiên.
d. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2019
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Nội dung của sáng kiến
1.1. Sự cần thiết phải làm tốt việc “rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3”
Môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng giữ một vị trí quan trọng đối với cấp tiểu học. Phân môn Tập đọc còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho HS học tốt các môn học khác; bởi các em có đọc được thì mới nhận thức được, hiểu được nội dung, nắm được kiến thức của bài học; đồng thời thông qua phân môn Tập đọc, sẽ hình thành cho các em nhân cách con người mới phù hợp với thời đại; hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước. Đọc là kĩ năng cần thiết và quan trọng hang đầu của con người. Nếu không biết đọc, con người không thể tự học. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, để học tốt được ở các môn học trước hết cá em cần phải có kĩ năng đọc tốt. Mà hiện nay khả năng đọc của học sinh có nhiều khập khiễng, nhiều em tốc độ đọc còn chậm, đọc còn sai từ, ngắt, nghỉ hơi chưa đúng nên khả năng thông hiểu nội dung một văn bản hay một đoạn văn sau khi đọc chưa được tốt. Chính vì vậy, luyện đọc cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên tiểu học. Tôi băn khoăn không biết nên dạy thế nào để học sinh đọc tốt hơn. Đó là lí do tôi chọn “rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3” trường Tiểu học Phùng Chí Kiên.
1.2. Tình trạng của giải pháp đã biết.
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên khi lên lớp phân bố thời gian trong một tiết dạy chưa thật hợp lí, còn nặng nề về tìm hiểu bài. Phần luyện đọc tiếng, từ, câu, đoạn cho học sinh chưa hợp lí. Cách tổ chức một tiết tập đọc còn dập khuôn, nên thời gian luyện đọc cho học sinh chưa được nhiều. Giáo viên chưa phát huy hết tính tích cực của học sinh trong khâu luyện đọc. Trong giờ tập đọc đối tượng học sinh khá, giỏi thì làm việc quá tải còn một số đối tượng trung bình, yếu chưa được giáo viên chú ý (Vì tâm lí giáo viên sợ cháy giáo án nên cứ gọi học sinh khá, giỏi đọc để đỡ mất thời gian). Do khâu luyện đọc chưa được giáo viên chú trọng nên trong một giờ tập đọc số học sinh luyện đọc không nhiều. Đặc biệt là hình thức tổ chức quá đơn điệu gây cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt. Mặt khác khi hướng dẫn học sinh luyện đọc giáo viên còn tự nêu cách đọc câu, từ, đoạn. Học sinh thụ động tiếp thu nên chưa phát huy được tính sáng tạo, tính phát hiện, tính chủ động tìm ra cách đọc đúng, đọc hay. Các em chưa biết hợp tác với bạn để luyện đọc cho tốt. Ý thức tự đánh giá lẫn nhau giữa học sinh chưa được giáo viên chú trọng.
Qua khảo sát và nắm tình hình đọc của lớp mình trực tiếp giảng dạy từ đầu năm của lớp năm học 2019 – 2020. Tôi tự nhận thấy và đánh giá kết quả đọc của các em như sau:
Đọc sai sót nhiều từ; tốc độ đọc chậm; ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ
Đọc đúng tốc độ; đọc sai sót một số từ; ngắt nghỉ hơi sai một vài chỗ
Đọc đúng rành mạch; ngắt hơi tương đối đúng chỗ
Đọc diễn cảm được đoạn văn, thơ
8/37 em
17/37 em
7/37 em
6/37 em
	 1.3. Nội dung giải pháp mới 
Giải pháp thực hiện Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện những giải pháp, biện pháp cụ thể sau: 
1.3.1. Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
a, Đối với giáo viên: Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh ở từng đoạn của bài. Giáo viên phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng. Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy học; video bài giảng trên Intrênt để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình. Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ, thiết kế bài giảng powerPoint phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn. Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt. 
b, Đối với các em học sinh: Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, trong giờ truy bài đầu giờ. Có đọc trước bài học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa. Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các bài tập đọc nói riêng. Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc. 
1.3.2. Rèn phát âm đúng: Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc giáo viên gọi học sinh khá đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và giáo viên kết luận và sửa (nếu cần thiết) lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay đọc sai tiếng có thanh ngã, thanh sắc, tiếng có các nguyên âm đôi như oa; yê; iê; ươ,... 
Quá trình giảng dạy cần chú ý - Ví dụ: Trong lớp 3D có nhiều em khi đọc luôn phát âm sai âm l thành âm n. Giáo viên gọi học sinh khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai nghe, đọc lại, đọc nhiều lần sửa đến khi đọc đúng. Khi đã sửa cho các em đọc đúng lỗi đó rồi, trong các tiết học sau giáo viên chú ý đến em đó khi đọc xem em còn mắc lỗi lại nữa không để kịp thời uốn nắn, sửa chữa (nếu em mắc lại). Và các âm khác khi học sinh phát âm sai giáo viên tiến hành tìm các từ ngữ có âm đó luyện phát âm cho học sinh ngay trong giờ và luyện thêm ở những tiết dạy luyện tập ở buổi hai. 
1.3.3. Rèn đọc đúng: Đối với các lớp 1, 2 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 3 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao. Giáo viên dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp câu thơ hay đoạn văn. Mỗi đoạn gọi 1 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại, chú ý; đọc ngắt, nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài trong bài văn xuôi. 
+ Ví dụ: Câu trong bài : “Cóc kiện trời’’ “Cóc thấy nguy quá,/ bèn lên thiên đình kiện trời.// Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc bảng phụ gọi 1, 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. Học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ xung và giáo viên thống nhất cách đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc). Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi biết bài văn, bài thơ đó. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm, mỗi nhóm cử một em lên thi đọc. Đối với bài: có người dẫn truyện các nhân vật trong truyện cho học sinh đóng vai và đọc theo lời nhân vật và người dẫn truyện. Gọi học sinh lên đọc, các em ở dưới là giám khảo nghe, nhận xét xem bạn nào, nhóm nào, đọc hay. Giáo viên cùng cả lớp động viên khuyến khích học sinh đọc tốt để các em đọc tốt hơn. Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 40 phút mà đối tượng học sinh gồm: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu ngoài chức năng chủ yếu là rèn đọc, luyện đọc là chính ở trong cả quá trình tiết học. Học sinh phải được luyện đọc nhiều lần. Học sinh nào cũng phải được đọc trong giờ học ít nhất một lần. Trong giờ học giáo viên luôn tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải nắm chắc từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần chú ý rèn đọc nhiều đối với học sinh đọc yếu. Rèn từ thấp đến cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng câu dài, tiến tới rèn đọc diễn cảm. Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học rèn dứt điểm cho những học sinh phát âm sai, rèn học sinh đọc chưa đúng ngắt nghỉ. Giáo viên cho học sinh đọc từ 1,2 câu rồi tăng dần 3,4 câu tới 1 đoạn, 2 đoạn và cả bài. Mỗi tuần ở các tháng buổi chiều giáo viên dành 1 tiết để rèn đọc. Rèn em nào dứt điểm em đó, rèn từ nào dứt điểm từ đó. Sau khi các em đọc khá dần giáo viên duy trì mỗi tuần 1 tiết để rèn đọc đúng, đọc hay. Rèn đọc cho học sinh phải kiên trì, rèn thường xuyên thì kết quả đọc sẽ nâng lên rõ rệt. Rèn học sinh đọc đúng, đọc hay cho học sinh phải đạt được các yêu cầu cụ thể đề ra: 
+ Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn lộn.
 + Đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấy phẩy giữa các cụm từ ở những câu dài. 
+ Đọc to rõ ràng, lưu loát.
 + Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ. 
+ Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái, biểu cảm giọng đọc phù hợp với văn cảnh và lời nhân vật.
 1.3.4. Kết quả thực hiện (so sánh đối chiếu vơi phương pháp cũ) 
a. Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên tổ chức và hướng dẫn hoạt động cụ thể của học sinh. Thông qua ngôn ngữ đọc, viết và hành động làm mẫu của giáo viên. Vì vậy người giáo viên cần sử dụng bài đọc và các câu hỏi trong SGK để rèn luyện kỹ năng đọc, viết và luyện phát âm chuẩn, diễn đạt ý gãy gọn, cho các em. Đặc biệt là tìm tòi các bài tập có liên quan tới chủ đề và phù hợp với đối tượng học sinh, nhắc lại nhiều lần vấn đề khó, đưa ra ví dụ và giải thích. Ra bài tập ở lớp và ở nhà, giành đủ thời gian rèn luyện kỹ năng đọc, viết. Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu và đồ dùng học tập để học sinh hứng thú tự giác học tập và tham gia các hoạt động khác. 
b. Kết quả cụ thể và những tồn tại của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức môn học trong thời gian qua.
Đọc sai sót nhiều từ; tốc độ đọc chậm; ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ
Đọc đúng tốc độ; đọc sai sót một số từ; ngắt nghỉ hơi sai một vài chỗ
Đọc đúng rành mạch; ngắt hơi tương đối đúng chỗ
Đọc diễn cảm được đoạn văn, thơ
4/37 em
10/37 em
14/37 em
8/37 em
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Qua thực hiện sáng kiến bản thân tôi thấy được học sinh còn một số tồn tại như sau: Một số học sinh còn hạn chế khi viết và diễn đạt câu, đoạn văn. Khi đọc phát âm chưa chính xác ở một số tiếng có phụ âm đầu và âm cuối, vần các dấu thanh dễ lẫn. Đặc biệt một số em còn chậm khi đặt câu và viết đoạn có dùng một số từ ngữ tự chọn.Trong quá trình áp dụng sáng kiến với kết quả trên, tôi khẳng định rằng sáng kiến này có thể áp dụng vào dạy môn tập đọc ở khối lớp 3. Đối với các lớp trong trường Tiểu học Phùng Chí Kiên, và ở cả các trường Tiểu học khác.
Có được sáng kiến này tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo nhà trường cùng các thầy giáo, cô giáo trong tổ khối của trường Tiểu học Phùng Chí Kiên - những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến. Rất mong sự góp ý của các bạn để sáng kiến hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TRƯỜNG TH PHÙNG CHÍ KIÊN
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hà
Bắc Kạn, ngày 18 tháng 5 năm 2020
NGƯỜI THỰC HIỆN
Dương Thị Thúy Hồng
 PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BẮC KẠN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙNG CHÍ KIÊN
----------– & —---------
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3” 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙNG CHÍ KIÊN, THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN
 Tác giả: Dương Thị Thúy Hồng
 Chức vụ: Giáo viên
 Trường: Tiểu học Phùng Chí Kiên
 Thành phố Bắc Kạn
Bắc Kạn, tháng 5 năm 2020.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_3_truong_tieu_hoc_phun.doc