SKKN Qui trình tổ chức tiết học thực hành thí nghiệm môn Vật lí ở trường THCS

SKKN Qui trình tổ chức tiết học thực hành thí nghiệm môn Vật lí ở trường THCS

 Như chúng ta đã biết bộ môn Vật lí là bộ môn thực nghiệm. Tư tưởng chủ đạo của sách giáo khoa Vật lí phổ thông là nôi dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Nên trong dạy học Vật lí không thể không hưởng ứng tích cực nội dung “không đọc chép trong dạy học”. Bên cạnh đó không ít giáo viên quan tâm quá mức đến việc thực hành thí nghiệm mà coi nhẹ việc nắm kiến thức cũng như các bước tiến hành một thí nghiệm Vật lí. Để học sinh làm tốt các thí nghiệm thực hành Vật lí thì người Giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững các qui trình thực hành thí nghiệm .

Làm các thí nghiệm vật lí ở nhà trường là một trong các biện pháp quan trọng nhất để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí. Điều này quyết định bởi đặc điểm của khoa học Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và bởi nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”.

Thường thì, do kinh nghiệm sống học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng Vật lí. Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp họ tự nghiên cứu Vật lí bởi vì trước một hiện tượng vật lí, học sinh có thể có những hiểu biết khác nhau, thậm chí là sai. Ví dụ: Học sinh nào cũng thấy được mọi vật rơi là do Trái Đất hút, nhưng không ít học sinh lại cho rằng vật nặng thì rơi nhanh hơn vật nhẹ. Vì vậy, khi giảng dạy Vật lí, giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ bằng các thí nghiệm Vật lí, nhờ đó mà tránh được tính chất giáo điều, hình thức trong giảng dạy.

 

doc 22 trang thuychi01 12483
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Qui trình tổ chức tiết học thực hành thí nghiệm môn Vật lí ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Thứ tự
Tiêu đề từng phần của mục lục
Trang
1
Mở đầu
2
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
Cơ sở lí luận
3
Thực trạng vấn đề khi chưa áp dụng nghiên cứu đề tài
6
Những biện pháp thực hiện
6
Kết quả nghiên cứu
18
3
Kết luận, kiến nghị
19
4
Tài liệu kham khảo
20
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết bộ môn Vật lí là bộ môn thực nghiệm. Tư tưởng chủ đạo của sách giáo khoa Vật lí phổ thông là nôi dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Nên trong dạy học Vật lí không thể không hưởng ứng tích cực nội dung “không đọc chép trong dạy học”. Bên cạnh đó không ít giáo viên quan tâm quá mức đến việc thực hành thí nghiệm mà coi nhẹ việc nắm kiến thức cũng như các bước tiến hành một thí nghiệm Vật lí. Để học sinh làm tốt các thí nghiệm thực hành Vật lí thì người Giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững các qui trình thực hành thí nghiệm .
Làm các thí nghiệm vật lí ở nhà trường là một trong các biện pháp quan trọng nhất để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí. Điều này quyết định bởi đặc điểm của khoa học Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và bởi nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”.
Thường thì, do kinh nghiệm sống học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng Vật lí. Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp họ tự nghiên cứu Vật lí bởi vì trước một hiện tượng vật lí, học sinh có thể có những hiểu biết khác nhau, thậm chí là sai. Ví dụ: Học sinh nào cũng thấy được mọi vật rơi là do Trái Đất hút, nhưng không ít học sinh lại cho rằng vật nặng thì rơi nhanh hơn vật nhẹ. Vì vậy, khi giảng dạy Vật lí, giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ bằng các thí nghiệm Vật lí, nhờ đó mà tránh được tính chất giáo điều, hình thức trong giảng dạy.
Làm các thí nghiệm Vật lí có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, điều đó rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tự tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bị và đo lường các đại lượng,..., các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này.
Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm Vật lí là rất phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh, đồng thời tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử trong thực hành, cần thiết cho việc học tập Vật lí ở các cấp học trên.
 Bộ giáo dục đã triển khai thay sách giáo khoa với mục tiêu là để giảm tải những kiến thức mang tính hàn lâm, tăng tính chủ động cho học sinh. Cụ thể, phần lớn các kiến thức mới đều được rút ra từ các kinh nghiệm, nhiều tiết thực hành đã được đưa vào chương trình với sự giúp đỡ đắc lực của các thiết bị đồ dùng thí nghiệm.
- Nhận thức được tầm quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu của bộ môn Vật lí, tôi đã chọn đề tài “Qui trình tổ chức tiết học thực hành thí nghiệm môn Vật lí ở trường THCS” làm nội dung cho sáng kiến của mình. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững được qui trình thực hành thí nghiệm Vật lí ở trường THCS, trên cơ sở đó nhanh chóng thực hiện được thí nghiệm thành công và tự lực rút ra được kiến thức bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Đề tài nghiên cứu về vấn đề:
- Trình tự thực hiện một tiết học thực hành thí nghiệm môn Vật lí ở trường THCS.
- Thực trạng về việc học sinh hoạt động trong tiết học thực hành thí nghiệm.
- Các biện pháp giúp học sinh nắm vững quy trình thực hành thí nghiệm vật lí ở một tiết học.
1.4.Phương pháp nghiên cứu: 
 Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận .
 - Phương pháp thí nghiệm.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp toán học: Tổng kết và xử lí số liệu. 
2.NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Khái niệm về qui trình thực hành: 
Qui trình thực hành là một trình tự thực hiện yêu cầu của một công việc dựa trên cơ sở lí thuyết nhất định. Trong qui trình thực hành đòi hỏi học sinh phải nắm được có các dụng cụ gì, có công dụng như thế nào.
Thí nghiệm thực hành Vật lí là thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành đưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2.1.2. Phân loại các thí nghiệm Vật lí:
Với dạng thí nghiệm này có nhiều cách phân loại, tuỳ theo căn cứ để phân loại:
2.1.2.1.Căn cứ vào nội dung:
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
Thí nghiệm thực hành định tính.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản chất của hiện tượng.
+ Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu về sự nhiễm điện; nghiên cứu sự tạo thành ảnh của gương, nghiên cứu sự bay hơi, sự ngưng tụ; nóng chảy và sự đông đặc của các chất.
Thí nghiệm thực hành định lượng.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh nắm được quan hệ giữa các đại lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng.
+ Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu công thức tính nhiệt lượng để tìm ra công thức Q= m.c.Δt, thí nghiệm xác định điện trở,...
2.1.2.2. Căn cứ vào tính chất:
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
Thí nghiệm thực hành khảo sát.
- Loại thí nghiệm này học sinh chưa biết kết quả thí nghiệm, phải thông qua thí nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thiết. Loại thí nghiệm này được tiến hành trong khi nghiên cứu kiến thức mới.
- Ví dụ: Các thí nghiệm nghiên cứu về đặc điểm chung của nguồn âm của bài “nguồn âm” - Vật lí 7.
Thí nghiệm kiểm nghiệm
- Loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại những kết luận đã được khẳng định cả về lí thuyết và thực nghiệm nhằm đào sâu vấn đề hơn.
+ Ví dụ: Thí nghiệm “Kiểm nghiệm Độ lớn lực đẩy Acsimet” - Vật lí 8.
2.1.2.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức thí nghiệm:
Có thể chia thí nghiệm thực hành thành 3 loại:
a. Thí nghiệm thực hành đồng loạt.
-Loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm, cùng thời gian và cùng một kết quả. Đây là thí nghiệm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm. Đó là: 
+ Trong khi làm thí nghiệm các nhóm trao đổi giúp đỡ nhau và kết quả trung bình đáng tin cậy hơn.
+ Việc chỉ đạo của giáo viên tương đối đơn giản vì mọi việc uốn nắn hướng dẫn, sai sót, tổng kết thí nghiệm đều được hướng dẫn đến tất cả học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm, còn một số hạn chế:
+ Do trình độ các nhóm không đồng đều nên có nhóm vội vàng trong khi thao tác dẫn đến hạn chế kết quả.
+ Đòi hỏi nhiều bộ thí nghiệm giống nhau gây khó khăn về thiết bị.
b. Thí nghiệm thực hành loại phối hợp:
-Trong hình thức tổ chức này học sinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần đề tài trong thời gian như nhau, sau đó phối hợp các kết quả của các nhóm lại sẽ được kết quả cuối cùng của đề tài.
-Ví dụ: Trong bài “Công thức tính nhiệt lượng” - Vật lí 8. Giáo viên phân công:
+ Nhóm 1, 2: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
+ Nhóm 3, 4: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật.
+ Nhóm 5, 6: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
=>Kết quả thí nghiệm của các nhóm khái quát thành công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên: Q = m.c.t
-Ưu điểm của loại thí nghiệm này: 
+ Rèn luyện cho học sinh ý thức lao động tập thể.
+ Kích thích tinh thần thi đua làm việc giữa các nhóm.
- Một số hạn chế của loại thí nghiệm này:
+ Mỗi nhóm không được rèn luyện đầy đủ các kĩ năng làm toàn diện thí nghiệm.
Vì vậy cần khắc phục bằng cách cho các nhóm luân phiên nhau làm lại thí nghiệm.
c. Thí nghiệm thực hành cá thể:
Trong hình thức tổ chức này các nhóm học sinh làm thí nghiệm trong cùng thời gian hoặc cùng đề tài nhưng dụng cụ và phương pháp khác nhau.
Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu sự nhiễm điện do cọ xát - Vật lí 7.
- Ưu điểm: Giảm được khó khăn về bộ thí nghiệm.
- Một số hạn chế:Việc hướng dẫn của giáo viên rất phức tạp. Vì vậy hình thức này đòi hỏi tính tự lực cao nên chỉ thích hợp cho các lớp trên.
2.1.3. Các loại bài học thí nghiệm thực hành Vật lí:
2.1.3.1Thí nghiệm thực hành khảo sát đồng loạt lớp:
-Trong kiểu bài này tất cả các nhóm học sinh cùng làm thí nghiệm khảo sát trong giờ học thay cho thí nghiệm biểu diễn của giáo viên để nhận thức kiến thức mới. Nội dung có thể là định tính hay định lượng.
2.1.3.2. Thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm đồng loạt lớp:
-Loại thí nghiệm này thường sử dụng cho thí nghiệm định lượng.
-Ví dụ: Thí nghiệm kiểm nghiệm độ lớn của lực đẩy acsimét - Vật lí 8.
2.1.3.3. Thí nghiệm thực hành ở ngoài lớp:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà với mục đích chuẩn bị bài sau hoặc củng cố bài học.
-Ví dụ: Thí nghiệm làm dàn của học sinh ở bài tập 10.4, 10.5 – Bài tập Vật lí 7. Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng khuếch tán với dung dịch đồng sunfát (CuSO4) - Vật lí 8.
2.2. Thực trạng vấn đề khi chưa áp dụng nghiên cứu đề tài:
2.2.1. Về phía học sinh:
Nhìn chung học sinh trường THCS Thành Tân ngoan, hiền, có ý thức tốt. Nhưng do chưa nắm vững được qui trình thực hành thí nghiệm Vật lí, đặc biệt là trong các giờ thực hành học sinh về nhà không đọc kĩ nội dung cũng như các bước trong bài thực hành.
Nhiều học sinh còn thụ động trong việc tìm tòi kiến thức, làm việc thiếu khoa học.
2.2.2.Về phía giáo viên:
Những năm học trước, một số Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc học sinh nắm vững lí thuyết cũng như qui trình thực hành trước khi cho thực hành thí nghiệm Vật lí, mà khi đó giáo viên hướng dẫn là chủ yếu hoặc cho học sinh tự đọc tự mày mò làm lần theo.
2.3.3.Bảng thống kê kết quả ban đầu:
Qua việc điều tra theo dõi đã thống kê được số liệu sau đây:
(Tiết 3/ Vật lí 9: THỰC HÀNH: Xác định điện trở của 1 dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế ).
TT
Sĩ số
Giỏi
TL%
Khá
TL%
TB
TL%
Yếu 
TL%
Lớp 9a
30
0
0
8
26.6
10
33.3
12
40
Lớp 9b
26
2
7.6
8
30.7
7
26.9
9
34.6
Tổng
56
2
3.5
16
28.5
17
30.3
21
37.5
2.2.4. Nguyên nhân:
- Học sinh chưa phát huy được tác dụng của sách giáo khoa. 
- Học sinh vẫn còn quen lối học thụ động chưa tự lực tìm tòi kiến thức mới. Làm việc thiếu khoa học, không nắm vững được qui trình thực hành. Nên đa số các bài thực hành không đủ thời lượng để hoàn thành bài báo cáo hoặc các kết quả thực hành không chính xác.
2.3. Những biện pháp thực hiện:
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên. Bản thân tôi đưa ra một số phương pháp khắc phục sau:
* Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ vể số lượng, chất lượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình thực hành ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm.
* Trình tự tổ chức một thí nghiệm thựe hành. Tôi thường tiến hành theo các bước sau:
+ Chuẩn bị:
-Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung kiến thức cần nghiên cứư, từ đó tiếp tục gợi ý đê học sinh nêu rõ mục đích của thí nghiệm là gì.
-Giáo viên có thể dùng phương pháp đàm thoại kết hợp vẽ hình để học sinh lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
-Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và các thao tác mẫu.
+ Tiến hành thí nghiệm:
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm. Giáo viên theo dõi chung và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn, nếu cần thì giáo viên yêu cầu cả lớp ngừng thí nghiệm để hướng dẫn, bổ sung. Cần tránh trường hợp một số em chuyên làm thí nghiệm, một số em chuyên ghi chép.
+ Xử lí kết quả thí nghiệm:
- Với thí nghiệm thực hành khảo sát: Cả nhóm cùng dựa vào kết quả thí nghiệm để thảo luận tìm ra kiến thức mới. Với thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm, nhóm (hoặc cá nhân) làm báo cáo kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm với lí thuyết đã học.
- Chú ý: Với những thí nghiệm có tính toán: Mỗi học sinh tính toán độc lập theo số liệu đã thu được và so sánh trong nhóm để kiểm tra lại.
+ Tổng kết thí nghiệm:
-Giáo viên phân tích kết quả của học sinh và giải đáp thắc mắc.
-Giáo viên rút kinh nghiệm và cách làm thí nghiệm của cả lớp.
Những thí dụ minh hoạ mang tính đặc trưng còn đề tài này được thường xuyên nghiên cứu và áp dụng trong quá trình dạy học
2.3.1. Minh hoạ 1 (Áp dụng đối với vật lí lớp 9)
Tiết 15 – Bài 15: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH CÔNG XUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN
I. Mục tiêu của tiết thực hành:
1. Kiến thức
-Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng mắc mạch điện và sử dụng các dụng cụ đo điện.
- Có kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
3. Thái độ
- Có thái độ cẩn thận, trung thực. Hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. Nhóm HS:
- 1 nguốn điện 6V, 1 công tắc, 1 ampe kế và 1 vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp, 1 bóng đèn pin 2,5V - 1W, 1 quạt điện nhỏ có HĐT định mức 2,5V, 1 biến trở con chạy loại 20Ω – 2A.
2. Lớp:
- Mỗi HS chuẩn bị một báo cáo TH đã làm phần trả lời câu hỏi.
- Bảng phụ ghi tóm tắt các bước tiến hành TN xác định công suất của bóng đèn ở các hiệu điện thế khác nhau và công suất của quạt điện.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức (1 phút):
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp:
2. Nội dung tiết học
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập(7 phút)
O: Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của các bạn trong lớp?
O: Cho Thầy biết: Công suất của một dụng cụ điện hoặc một đoạn mạch liên hệ với hiệu điện thế và cường độ dòng điện bằng hệ thức nào?
(HS trả lời – GV ghi vào phần bảng nháp)
O: Dựa vào hệ thức này, muốn xác định công suất của một dụng cụ điện bằng TN ta cần phải đo được các đại lượng nào?
O: Sử dụng các dụng cụ đo điện nào để đo hiệu điện thế? Nêu cách mắc dụng cụ đo điện đó vào mạch điện?
O: Sử dụng các dụng cụ đo điện nào để đo cường độ dòng điện? Nêu cách mắc dụng cụ đo điện đó vào mạch điện?
O: Lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện TN xác định công suất của một bóng đèn điện bằng ampe kế và vôn kế?
GV: Cho HS dưới lớp nhận xét, chốt sơ đồ đúng.
O: Từ sơ đồ, nêu vai trò của ampe kế, vôn kế?
O: Muốn xác định công suất của bóng đèn điện ở những hiệu điện thế khác nhau ta cần dùng thêm bộ phận nào? Cách mắc bộ phận đó vào mạch điện?
GV: Đặt 1 biến trở vào sơ đồ trên bảng và hỏi:
O: Giả sử hai đầu của mạch điện được nối với hai chốt của biến trở như thế này, vậy cần dịch chuyển con chạy về phía nào để điện trở của biến trở tham gia vào mạch là lớn nhất?
GV: Nhận xét về sự chuẩn bị bài về nhà của lớp.
GV: Đặt vấn đề vào bài mới: Để giúp các em vận dụng những kiến thức vừa nêu, tiết học hôm nay chúng ta đi thực hành xác định công suất của các dụng cụ điện.
GV: Thông báo cách chấm điểm của tiết TH: Cô sẽ chấm với nguyên tắc: 5 điểm báo cáo, 3 điểm kĩ năng thực hành trên lớp do cô chấm và 2 điểm ý thức do nhóm bình bầu vào cuối giờ. Tổng điểm là 10. Vì vậy cô mong các em cùng cố gắng.
- Cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV:
+ P = U.I Trong đó:
U là hiệu điện thế (V)
I là cường độ dòng điện (A)
P là công suất (W)
+ Cần đo được hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ và cường độ dòng điện chạy qua dụng cụ khi đó.
+ Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo hiệu điện thế, sao cho chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
+ Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Mắc ampe kế nối tiếp với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
+ 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu của GV, HS dưới lớp vẽ vào vở, nêu nhận xét.
+ Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn.
+ Dùng thêm biến trở, mắc biến trở nối tiếp với bóng đèn.
+ Cá nhân HS quan sát, trả lời theo yêu cầu của GV, nhận xét câu trả lời của bạn.
-Cá nhân nắm vấn đề cần nghiên cứu của tiết học, ghi tên bài học vào vở.
Bài 15:
THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuẩn bị dụng cụ, làm quen dụng cụ cho tiết thực hành (5phút)
GV: Thông báo nội dung của tiết thực hành:
- Xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau.
- Xác định công suất của quạt điện khi mắc vào hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức của quạt.
O: Để thực hiện những nội dung đó cần phải chuẩn bị những dụng cụ gì?
GV: Đưa ra các dụng cụ giới thiệu để HS quan sát và chốt cách sử dụng một số dụng cụ.
Ngoài ra còn chuẩn bị mỗi bạn một báo cáo thực hành.
- Dựa trên mục đích của tiết thực hành, cá nhân nêu lên các dụng cụ cần dùng của tiết thực hành.
I. Chuẩn bị
1. Dụng cụ
- SGK (T 42)
2. Báo cáo thực hành:
Hoạt động 3: Thực hành xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau (14 phút)
O: Để thực hiện nội dung này cần những dụng cụ nào?
- Cá nhân nêu lên dụng cụ cần dùng.
II. Nội dung thực hành:
O: Hãy đọc thông tin hướng dẫn thực hành của mục I phần II trong SGK để cùng nhau thảo luận nêu lên các bước tiến hành nội dung này?
GV: Cho 2 HS nêu, chốt các bước bằng bảng phụ, yêu cầu HS đọc lại.
GV: Yêu cầu nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm để các thành viên trong nhóm đều được tiến hành và hoàn thành TN trong 12 phút. Chú ý trong thao tác: Thực hiện đúng quy tắc mắc các dụng cụ đo điện và biến trở trước khi bật nguồn và đóng công tắc.
O: Em có nhận xét gì về công suất của đèn đo được trong các lần TN so với công suất định mức của đèn?
- Nhóm đọc SGK, thảo luận, nêu các bước tiến hành của TN.
- Cá nhân đọc lại một lần nữa các bước tiến hành.
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cá nhân trả lời:
+ Công suất của đèn đo được trong các lần TN nhỏ hơn công suất định mức của đèn vì hiệu điện thế đặt vào đèn nhỏ hơn hiệu điện thế định mức của đèn.
1. Xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau:
Bước 1: Mắc mạch điện theo sơ đồ, đặt biến trở ở giá trị lớn nhất.
Bước 2: Điều chỉnh biến trở để:
U1 = Uv = 1V
=>I1 = Ia = ?
Bước 3: Lặp lại bước 2 với:
U2= Uv = 1,5V =>I2 = ?
U3 = Uv = 2,0V => I3 = ?
Bước 4: Thảo luận nhóm hoàn thành ý a, b của phần 2 trong báo cáo.
Nhận xét: ?
Hoạt động 4: Thực hành xác định công suất của quạt điện(9 phút)
O: Đê thực hiện nội dung này cần những dụng cụ nào?
O: hãy đọc thông tin hướng dẫn thực hành của mục 2 phần II trong SGK để cùng nhau thảo luận nêu lên các bước tiến hành TN?
GV: Cho 2 HS nêu, chốt các bước bằng bảng phụ, yêu cầu HS đọc lại.
GV: Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm để các thành viên trong nhóm đều được tiến hành và hoàn thành TN trong 6 phút. Chú ý trong thao tác: thực hiện đúng quy tắc mắc biến trở trước khi bật nguồn và đóng công tắc.
O: Côn suất của quạt điện đo được trong TN được gọi là gì ? Vì sao?
- Cá nhân nêu lên dụng cụ cần dùng.
- Nhóm đọc SGK, thảo luận, nêu các bước tiến hành của TN.
- Cá nhân đọc lại một lần nữa các bước tiến hành.
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Công suất của quạt điện đo được trong thí nghiệm này được gọi là công suất định mức của quạt vì hiệu điện thế thực tế đạt vào hai đầu quạt bằng hiệu điện thế định mức của quạt.
2. Xác định công suất của quạt điện.
Bước 1: Tháo bóng đèn khỏi mạch điện H15.1. mắc quạt điện vào vị trí của bóng đèn, đặt biến trở ở giá trị lớn nhất.
Bước 2: Đóng công tắc, điều chỉnh biến trở để:
U1 = Uv = 2,5 V
=>I1 = Ia = ?
Bước 3: Lặp lại bước 2 với:
U2 = Uv = 2,5V=> = ?
U3 = Uv = 2,5V =?
Bước 4: Thảo luận nhóm hoàn thành ý a, b của phần 3 trong báo cáo.
Hoạt động 5: Tổng kế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_qui_trinh_to_chuc_tiet_hoc_thuc_hanh_thi_nghiem_mon_vat.doc