SKKN Phương pháp xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm phát huy tính tích cực chủ động, hứng thú của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản tự sự

SKKN Phương pháp xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm phát huy tính tích cực chủ động, hứng thú của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản tự sự

Thảo luận nhóm là một trong những biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, một hình thức dạy học phổ biến ở các nước phát triển.

Thông qua thảo luận nhóm, người học có thể nhận ra rằng có thể có nhiều câu trả lời, nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề, hoặc ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân, từ đó mà phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh.

- Về thực tiễn

Trong giờ dạy học văn, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm sẽ làm giờ học trở nên sinh động hơn, học sinh hiểu sâu sắc tác phẩm hơn, việc h ọc trở nên có hứng thú và hiệu quả. Cũng như các tác phẩm văn chương khác, văn bản tự sự là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong việc phản ánh hiện thực đời sống. Văn bản tự sự có vị trí quan trọng, chiếm một tỉ lệ lớn so với các thể loại khác trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn phổ thông.

Trong nhà trường phổ thông, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm là một hoạt động học tập tích cực đã được một số giáo viên thực hiện và thành công.

Hiện nay, ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học. Tổ chức hoạt động nhóm cũng là một biểu hiện của sự đổi mới.

 

doc 16 trang thuychi01 7190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm phát huy tính tích cực chủ động, hứng thú của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
- Về khoa học
Thảo luận nhóm là một trong những biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, một hình thức dạy học phổ biến ở các nước phát triển.
Thông qua thảo luận nhóm, người học có thể nhận ra rằng có thể có nhiều câu trả lời, nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề, hoặc ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân, từ đó mà phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh.
- Về thực tiễn
Trong giờ dạy học văn, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm sẽ làm giờ học trở nên sinh động hơn, học sinh hiểu sâu sắc tác phẩm hơn, việc h ọc trở nên có hứng thú và hiệu quả. Cũng như các tác phẩm văn chương khác, văn bản tự sự là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong việc phản ánh hiện thực đời sống. Văn bản tự sự có vị trí quan trọng, chiếm một tỉ lệ lớn so với các thể loại khác trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn phổ thông. 
Trong nhà trường phổ thông, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm là một hoạt động học tập tích cực đã được một số giáo viên thực hiện và thành công.
Hiện nay, ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học. Tổ chức hoạt động nhóm cũng là một biểu hiện của sự đổi mới. 
2.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích và lý giải được những điểm tương đồng và khác biệt của việc dậy học theo phương pháp thảo luận nhóm.
Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu ở các đồng nghiệp, ở một số lớp học của học sinh, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng hình thức thảo luận nhóm trong giờ đọc - hiểu văn bản nói chung và văn bản tự sự nói riêng còn thiếu đồng bộ chưa thường xuyên và chưa thực sự có hiệu quả. Hoạt động nhóm còn tồn tại ở dạng hình thức, hoặc chỉ thực hiện trong những giờ thao giảng, hoặc không tuân theo những nguyeent ắc, yêu cầu nhất định nên chưa phát huy được tác dụng cần thiết.
Là một giáo viên tâm huyết với nghề, luôn trăn trở suy tư để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp "Phương pháp xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm phát huy tính tích cực chủ động, hứng thú của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản tự sự".
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn lớp 11.
- Trong đề tài này, tôi chỉ khảo sát thực nghiệm qua hai tác phẩm: 
	1. “Hai đứa trẻ” – (Thạch Lam) - chương trình ngữ văn 11 cơ bản – tập 1
	2. “Chí phèo” – (Nam Cao) - chương trình ngữ văn 11 cơ bản – tập 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phân tích tổng hợp.
- Quan sát, thực nghiệm
- Đối chiếu, so sánh.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Phát huy tính tích cực của vai trò thảo luận nhóm, hoạt động nhóm ở học sinh
- Áp dụng cụ thể qua một số văn bản tự sự lớp 11.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú học tập môn văn ở học sinh, và sự sáng tạo đổi mới trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn văn, đặc biệt là hoạt động thảo luận nhóm đã được đặt ra và bàn luận sôi nổi cùng với sự phát triển không ngừng của lý luận dạy học hiện đại. 
- Khái niệm thảo luận nhóm
Về khái niệm thảo luận nhóm, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau. 
Theo GS Nguyễn Bá Kim, "dạy học hợp tác theo nhóm là một thuận ngữ để chỉ cách dạy học trong đó học sinh trong lớp tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, được giao nhiệm vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau giữa các thành viên để cùng đạt kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm" (14.Tr161).
Theo tác giả Nguyễn Quang Quế, "Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác cùng nhau" (24, Tr55)...
Tóm lại: Hoạt động nhóm là hình thức tổ chức cho học sinh học tập, thảo luận theo từng nhóm, cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hiểu thấu vấn đề và phát triển những kĩ năng trí tuệ cần thiết. 
- Căn cứ đề xuất đề tài
Phương pháp chung
Trong quá trình giảng dạy thực tế trên lớp, chúng tôi nhận thấy ở những giờ thảo luận nhóm thành công, giáo viên đã tạo được tâm thế hào hứng, ham thích cho học sinh đối với những giờ học văn, đồng thời đã phát huy được vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
Thảo luận nhóm trong giờ dạy - học văn đúng phương pháp sẽ làm cho giờ học sinh động, hiệu quả. 
- Đặc điểm thể loại
Theo "từ điểm thuật ngữ văn học", tự sự là "phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học". Như vậy, tự sự là một trong ba phương thức tái hiện đời sống, nó có vị trí quan trọng và có những đặc trưng riêng. 
Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm văn chương "phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi sự kiện được kể lại bởi một người nào đó".
Như vậy là, đặc điểm của tác phẩm tự sự là có cốt truyện, nhân vật, có chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng, lời kể ...
Từ những đặc điểm trên của văn bản tự sự, thì việc đặt câu hỏi thảo luận nhóm là khâu quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành công trong giờ đọc - hiểu văn bản tự sự. 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Thực tế hiện nay để có một giờ dạy học văn hiệu quả, có sử dụng hình thức thảo luận nhóm trước hết phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi, vì thế cần đảm bảo một số nguyên tắc mà không phải bất kỳ giáo viên nào cũng làm được: 
- Xác định rõ mục đích thảo luận
Mục đích thảo luận nhóm phải rõ ràng vì chi phối đến phương hướng tổ chức giờ dạy và nội dung, yêu cầu cảu câu hỏi thảo luận. Nếu không xác định rõ ràng các câu hỏi sẽ không làm nổi bật lên được nội dung trọng tâm của tác phẩm. Chính vì thế những câu hỏi thảo luận phải bám sát vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản. 
Tùy theo từng giờ học, giáo viên sẽ thiết kế các câu hỏi thảo luận khác nhau: Nếu rèn luyện cho học sinh kĩ năng hệ thống, khái quát ý thì câu hỏi sẽ tập trung vào tìm hiểu tác giả, bố cục, kết cấu hay là tổng kết nội dung, nghệ thuật tác phẩm... Để học sinh cảm nhận chủ quan, sáng tạo của riêng cá nhân thì câu hỏi xây dựng từ nhiều ý kiến khác nhau xung quanh một vấn đề nào đó trong tác phẩm. 
Câu hỏi thảo luận phải tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu khai thác vấn đề đa dạng, sâu sắc. Có như thế giờ học mới sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả.
Khi dạy tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, đề học sinh hiểu hơn về giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật của tác giả, tác phẩm, giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh thảo luận: Nguyên Tuân đã dựng nên cảnh cho chữ trong đề lao, cảnh tượng mà nhà văn gọi là "xưa nay chưa từng có" nhằm mục đích gì? 
- Câu hỏi thảo luận phải có tính vấn đề.
Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn (giữa cái đã biết và cái chưa biết) tạo nên tình huống có vấn đề để học sinh thấy trăn trở hứng thú trước câu hỏi, và có thể khám phá chiều sâu trong tư tưởng nghệ thuật, giá trị nội dung.
Có nhiều cách tạo tình huống có vấn đề trong câu hỏi thảo luận như khai thác những mâu thuẫn trong ý nghĩ và hành động của nhân vật. Ví dụ: khi dạy tác phẩm "Chí Phèo" (Nam Cao), giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: Chí Phèo nói là phải đến nhà "con đĩ nở" để đâm chết cả nhà nó nhưng cuối cùng hắn lại đến nhà Bá Kiến. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh? 
Từ ý kiến trả lời của học sinh, giáo viên có thể tạo tình huống thảo luận: Bạn cho rằng Chí Phèo dù là say hay tỉnh, uống rượu hay không uống rượu thì hắn vẫn đến giết Bá Kiến. Em có đồng ý không? 
Với những câu hỏi có tính vấn đề như thế, học sinh sẽ tạo được không khí của giờ học, sẽ tranh luận trực tiếp với nhau để khai thác sâu hơn vấn đề, có cách hiểu chung nhất.
- Câu hỏi thảo luận nhóm phải bám sát vào đặc trưng thể loại của văn bản tự sự
Tính chất thể loại làm ra diện mạo tinh thần cho tác phẩm. Vì vậy xác định thể loại là thao tác cần thiết bước đầu khi tiếp cận tác phẩm văn học. 
Đi sâu vào vấn đề dạy - học văn bản tự sự nói chung và đặt câu hỏi thảo luận trong giờ đọc - hiểu văn bản tự sự nói riêng, cần phải bám sát vào đặc trưng thể loại, nghĩa là giáo viên phải cho học sinh thấy được những vấn đề cốt yếu nhất khi tìm hiểu văn bản tự sự như là diễn biến của cốt truyện thông qua các biến cố, sự kiện và hành vi của con người; nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt; người trần thuật với ngôi kể, lời kể, giọng văn... để có hướng khai thác tác phẩm hợp lý. Ví dụ khi tìm hiểu tác phẩm "Chí Phèo", có thể sử dụng câu hỏi: Trong tác phẩm "Chí Phèo", Nam Cao đã thể hiện giọng văn trần thuật độc đáo. Hãy chứng minh?
Bám sát vào đặc trưng thể hiện của loại văn bản tự sự là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong giờ đọc - hiểu văn bản. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm tự sự có những hướng tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn có tác phẩm truyện nhưng là truyện trữ tình như "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam) là văn bản tự sự nhưng lại thiên về bút pháp trữ tình lãng mạn, vì thế khi dạy học, một mặt vừa bám sát vào đặc trưng thể loại, vưa tiếp cận như tác phẩm trữ tình, tìm hiểu dòng tâm trạng, mạch cảm xúc của nhân vật, tác giả. Chẳng hạn khi dạy tác phẩm "Hai đứa trẻ", giáo viên có thể nêu câu hỏi: Tại sao lại nói "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình đượm buồn?
Với câu hỏi trên, học sinh không chỉ tìm ra đặc trưng thể loại tác phẩm, phong cách nghệ thuật của nhà văn, mà còn thấy được giá trị nội dung của tác phẩm.
Có thể nói có rất nhiều nguyên tắc cần chú ý khi xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản tự sự. Những nguyên tắc trên được xem là cơ bản nhất. 
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Đặt câu hỏi thảo luận tìm hiểu kết cấu độc đáo của tác phẩm
"Thuật ngữ "Kết cấu" thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ chức của tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương, đoạn, mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm (...) Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật" (Từ điển thuật ngữ văn học - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi). 
Việc xác định kết cấu của tác phẩm tự sự phức tạp hơn nhiều so với việc xác định bố cục tác phẩm. Kết cấu được ví như trụ, cột, sắt, thép để xây nên ngôi nhà nhưng được nằm ẩn trong lớp vôi ve. Để tiếp cận và nắm bắt được kết cấu phải vượt qua hàng rào ngôn ngữ, biết liên kết, quy tụ ý nghĩa các yếu tố để đọc ra bộ khung của tác phẩm. Mỗi bộ khung có một ý nghĩa, một quan niệm nghệ thuật độc đáo. Nên khi xác định được kết cấu, người học, người đọc không chỉ hiểu mà còn cảm nhận sâu sắc về hình tượng, tác phẩm. Nhận thức được về kết cấu nghĩa là nắm được chủ đề, giá trị nghệ thuật, tài năng của tác giả. 
Kết cấu, bố cục của một văn bản thể hiện rõ cảm quan của nhà văn về đời sống, đồng thời cũng thể hiện được tài năng ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Dựa vào kết cấu, bố cục, người đọc có thể khám phá phát hiện ý nghĩa sâu sắc của thế giới nghệ thuật tác phẩm, nội dung, giá trị của văn bản. Việc tìm ra bố cục và đặc biệt là kiểu kết cấu của tác phẩm văn chương là một yêu cầu quan trọng nhưng khá khó đối với học sinh. Bởi vậy, đây là một nội dung có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. 
Để giúp học sinh cảm nhận được cái hay trong nghệ thuật kết cấu ở tác phẩm "Chí Phèo", giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: mở đầu và kết thúc tác phẩm đều là hình ảnh cái lò gạch cũ. Hãy chỉ ra kết cấu và nêu ý nghĩa của cách kết cấu đó? 
Sau khi học sinh thảo luận trả lời, giáo viên cần phải chốt nhấn mạnh được: Mở đầu câu chuyện là hình ảnh chiếc lò gạch cũ - nơi Chí Phèo bị bỏ rơi, kết thúc câu chuyện cũng là chiếc lò gạch bị bỏ hoang và một Chí Phèo con có thể sẽ lại sinh ra và tiếp tục bị bỏ rơi ở đó. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại để hình ảnh chiếc lò gạch cũ xuất hiện hai lần ở hai thời điểm xác định trong tác phẩm. Kết cấu này đã phần nào chuyển tải được dụng ý, tư tưởng của Nam Cao: Chí Phèo bố chết đi thì Chí Phèo con ra đời. Kiếp sống đau khổ, tha hóa của người nông dân Việt nam lúc bấy giờ vẫn trong tình trạng quẩn quanh, bế tắc, không lối thoát. Đây là cái nhìn hiện thực nghiêm khắc nhuốm màu sắc bi quan của Nam Cao trước khi ông được gặp cách mạng. 
Giải pháp 2: Đặt câu hỏi thảo luận để tìm ra ý nghĩa tình huống truyện
Tình huống truyện là một hoàn cảnh đặc biệt, từ đó tác giả dẫn dắt, triển khai câu chuyện, phát triển nó theo một dụng ý nghệ thuật nhất định. Xác định tình huống truyện là rất quan trọng. Khi học sinh nắm bắt được tình huống truyện có nghĩa là các em đã hiểu được dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc triển khai nội dung, chủ đề của tác phẩm. Chẳng hạn khi dạy tác phẩm "Chữ người tử tù" (Nguyễn Tuân), giáo viên hỏi: Huấn Cao và Viên Quản Ngục đã gặp nhau trong tình huống như thế nào? 
Để học sinh thảo luận đúng vấn đề, giáo viên cần dẫn dắt, định hướng, gợi ý cho học sinh. Trước những ý kiến trả lời của học sinh, giáo viên chốt lại những vấn đề cơ bản như là: 
- Tình huống truyện ở đây là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri kỉ (Huấn Cao, Viên Quản Ngục và thầy Thơ Lại). Tác giả đặt họ trong tình thế đối địch, tử tù và quản ngục. Nhưng chính tình huống này đã làm nổi rõ tính cách của Huấn Cao, Viên Quản Ngục và làm bật sáng chủ đề của truyện. 
- Huấn Cao tỏ thái độ hiên ngang bất khuất khi tưởng Viên Quản Ngục chỉ là kẻ tàn bạo, độc ác, ỷ thế cậy quyền. Nhưng khi biết quản ngục chỉ là cái áo khoác phủ ngoài một tâm hồn đẹp thì ông liền thay đổi hẳn thái độ. Cũng nhờ tình huống ấy mà Viên Quản Ngục mới càng tỏ rõ là một tâm hồn biết trọng cái tài, cáp đẹp, cái "thiên lương", bất chấp luật pháp và trách nhiệm quản ngục, hết lòng biệt đãi Huấn Cao dù bị ông ta khinh bỉ. 
Để học sinh hiểu sâu hơn về tác phẩm này, giáo viên có thể nêu câu hỏi thảo luận về tình huống cho chữ của Huấn Cao trong đề lao: tại sao Nguyễn Tuân lại gọi cảnh cho chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa hề có"? 
Học sinh thảo luận trả lời được câu hỏi. Giáo viên kết luận định hướng: đây là đoạn văn thể hiện nổi bật chủ đề của thiên truyện và đúng là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong nhà tù. 
- Trật tự kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược: tử tù được kính trọng, cai tù khúm núm; tù nhân răn dạy cai tù, cai ngục vái lạy tù nhân.
- Những quan hệ đối lập kì lạ: Ngọn lửa của chính nghĩa lại bùng cháy ở chốn tù ngục tối tăm; cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại xuất hiện giữa môi trường tội ác.
Từ cảnh tượng này ý nghĩa của tình huống truyện và chủ đề tác phẩm được thể hiện rõ: ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa nhơ bẩn, "thiên lương" chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người bằng một bức tranh đầy ấn tượng.
Như vậy là những câu hỏi thảo luận để tìm ra ý nghĩa tình huống truyện sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu tác phẩm và giờ học có hiệu quả. 
Giải pháp 3: Đưa ra những câu hỏi thảo luận từ những ý kiến khác nhau về vấn đề, nhân vật, chi tiết trong tác phẩm
Như chúng ta đã biết tác phẩm văn học thường đa nghĩa mà sự tiếp nhận của bạn đọc lại mang tính chủ quan sâu sắc. Trước một hiện tượng văn học phức tạp, để giúp học sinh lựa chọn được cách tiếp cận hợp lý, đến gần được giá trị khách quan tương đối ổn định của tác phẩm, có thể xây dựng câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm. Chẳng hạn như khi dạy học tác phẩm "Chí Phèo" để học sinh hiểu được ngòi bút nhân đạo sâu sắc nhưng lại tỏ ra khách quan, lạnh lùng của Nam Cao, giáo viên có thể đặt câu hỏi thảo luận như sau: 
Có người cho rằng: Mối tình Chí Phèo - Thị Nở là thứ tình cảm của hạng người - ngợm. Nhưng có người lại cho đó là mối tình đẹp và độc đáo trong lịch sử văn học. Ý kiến của em như thế nào? 
Từ ý kiến của học sinh giáo viên phải giúp học sinh thấy được: 
- Nhìn từ góc độ bên ngoài thì đúng là mối tình của hạng người ngợm bởi Chí Phèo là con quỷ dữ, còn Thị Nở xấu đến mức ma chê, quỷ hờn. 
- Nhìn từ góc độ nhân văn, chiều sâu tư tưởng đó là mối tình đẹp, độc đáo vì nó vượt qua mọi rào cản của xã hội, có tình yêu thương chân thành, tự nhiên...
Giáo viên cũng có thể nêu ra những câu hỏi cho học sinh thảo luận về những ý kiến khác nhau về nhân vật Chí Phèo như: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: "Chí Phèo đang ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? 
Với câu hỏi trên giáo viên định hướng cho học sinh thấy giá trị của tác phẩm và sức sống của nhân vật.
Như vậy, với những câu hỏi về ý kiến cách hiểu khác nhau về nhân vật hay chi tiết trong tác phẩm, giáo viên phải có những định hướng để học sinh làm sáng tỏ được vấn đề bằng cả ý kiến chủ quan và khách quan. 
Giải pháp 4: Dùng những câu hỏi ở dạng đối chiếu, so sánh
Tác phẩm văn chương có giá trị là kết quả của sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. So sánh, đối chiếu trong văn học giúp người học, người đọc hiểu đầy đủ mọi góc cạnh của vấn đề, nhận ra nét độc đáo, đặc sắc của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm và thấy được tài năng của tác giả. Khi tìm hiểu tác phẩm "Đời thừa" (Nam Cao), giáo viên nêu câu hỏi: Em nghĩ gì về tấn bi kịch của văn sĩ Hộ trong tác phẩm và bi kịch của văn sĩ Điền trong "Trăng sáng" và một số nhân vật trí thức trong sáng tác của Nam Cao? 
Giáo viên kết luận cho học sinh thấy: Đó là bi kịch tinh thần của người tri thức, có tài năng, có khát vọng hoài bãi, ước mơ nhưng lại phải rơi vào cuộc sống bế tắc, quẩn quanh không lối thoát, bị cơm áo đè nặng và rơi vào cảnh sống mòn - chết mòn - đời thừa. 
Giáo viên cũng có thể nêu câu hỏi ở dạng so sánh nhân vật trong các tác phẩm. Ví dụ: GS Nguyễn Đăng Mạnh so sánh giữa Chí Phèo trong tác phẩm "Chí Phèo" (Nam Cao) và Chị Dậu trong "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố) như sau: "Chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa nhưng chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? 
Từ ý kiến thảo luận của học sinh, giáo viên chốt lại vấn đề: Đó là bi kịch bị cự tuyệt làm người của Chí Phèo.
Có thể nói rằng xác định được các biện pháp xây dựng câu hỏi thảo luận, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc được vấn đề đặt ra trong tác phẩm và có hứng thú trong giờ đọc - hiểu văn bản tự sự.
2.4 Thực nghiệm thiết kế một số câu hỏi thảo luận
2.4.1 Thiết kế một số câu hỏi thảo luận nhóm vận dụng vào tác phẩm “Hai đứa trẻ” Thạch Lam
Trong giờ đọc - hiểu tác phẩm "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam), tôi xác định chỉ sử dụng ba câu hỏi thảo luận theo bố cục bài dạy ba phần: 
- Phần 1: cảnh Phố huyện lúc chiều tàn
- Phần 2: Cảnh phố huyện lúc đêm xuống
- Phần 3: Cảnh đợi tàu
Câu hỏi 1: Từ đoạn văn trong tác phẩm tìm ra phong cách nghệ thuật của tác giả.?
Ở phần thứ 1 khi khai thác cảnh phiên chợ tàn, tôi chú ý đoạn văn sau: "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng đã mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến cho Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này". 
Câu hỏi thảo luận: 
Có ý kiến cho rằng: "Chất thơ, chất trữ tình trong văn Thạch Lam thường bắt nguồn từ những cái bình dị đời thường, thậm chí là tầm thường". Em có đồng ý không? Tìm những văn bản, từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn trên để chứng minh?
Học sinh đồng ý với ý kiến trên và chỉ ra được những câu văn, từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn. 
Giáo viên kết luận và định hướng: 
- Văn của Thạch Lam đậm tính hiện lực, nhưng nhẹ nhàng, thi vị và đầy chất thơ. 
- Những chi tiết, hình ảnh trong đoạn văn gợi cảm giác buồn, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_xay_dung_cau_hoi_thao_luan_nhom_phat_huy_ti.doc
  • docSang kien kinh nghiem 2017.doc