SKKN Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong giờ học
Đất nước ta đang trên con đường phát triển, hội nhập với cộng đồng quốc tế, do vậy đòi hỏi nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn công nghệ nói riêng cũng phải được lựa chọn hợp lí, sát với nhu cầu của thực tiễn. Chính vì vậy trong những năm gần đây mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là dạy kiến thức, dạy kĩ năng mà quan trọng hơn là phải dạy cho các em cách học, cách tiếp nhận kiến thức một cách tích cực, chủ động, phát huy được tinh thần tập thể, ý thức hợp tác cộng đồng.Việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy môn công nghệ nói chung và công nghệ 8 nói riêng cũng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu chung của ngành giáo dục.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn công nghệ lâu năm, đã ý thức được tầm quan trọng đó nên tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu việc đổi mới phương pháp các giờ công nghệ sao cho vừa phát huy được tính tích cực, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng của học sinh vừa phát huy được tinh thần tập thể, tính tương trợ hợp tác với nhau. Sau nhiều năm giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp,cộng với kinh nghiệm của bản thân tôi luôn đặc biệt chú trọng tới “Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong giờ học”
1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trên con đường phát triển, hội nhập với cộng đồng quốc tế, do vậy đòi hỏi nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn công nghệ nói riêng cũng phải được lựa chọn hợp lí, sát với nhu cầu của thực tiễn. Chính vì vậy trong những năm gần đây mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là dạy kiến thức, dạy kĩ năng mà quan trọng hơn là phải dạy cho các em cách học, cách tiếp nhận kiến thức một cách tích cực, chủ động, phát huy được tinh thần tập thể, ý thức hợp tác cộng đồng.Việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy môn công nghệ nói chung và công nghệ 8 nói riêng cũng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu chung của ngành giáo dục. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn công nghệ lâu năm, đã ý thức được tầm quan trọng đó nên tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu việc đổi mới phương pháp các giờ công nghệ sao cho vừa phát huy được tính tích cực, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng của học sinh vừa phát huy được tinh thần tập thể, tính tương trợ hợp tác với nhau. Sau nhiều năm giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp,cộng với kinh nghiệm của bản thân tôi luôn đặc biệt chú trọng tới “Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong giờ học” Đề tài “Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong giờ học” giúp các em được học trong một bầu không khí thoải mái, bình đẳng, từ đó các thành viên trong nhóm sẽ tự tin chia sẻ những kinh nghiệm, nói ra những băn khăn, thắc mắc của mình để cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra được những điều đang nghĩ, các em có thể nhận thức rõ mức độ hiểu biết của mình về chủ đề đã nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì ở bạn bè? bài học từ đó sẽ trở thành quá trình học hỏi, hợp tác lẫn nhau trong nhóm mình và cạnh tranh với nhóm khác.Chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động hoặc áp đặt từ giáo viên cũng từ đó kiến thức được các em nhớ lâu hơn, sâu hơn và rộng hơn. Đây chính là lí do mà tôi lựa chọn đề tài và đưa ra để cùng trao đổi. 1.2. Mục đích nghiên cứu -Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THCS phát huy tính chủ động, tích cực, sánh tạo của học sinh, trên cơ sở khai thác đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về cách thức tổ chức trò chơi học tập -Về lý thuyết: Đưa ra nguyên tắc thiết kế một số trò chơi, qui trình thiết kế và hướng dẫn sử dụng một số lệnh trong Powerpoint để hỗ trợ cho thiết kế. -Về thực nghiệm: Tổ chức được ít nhất 15 tiết dạy trong một học kì có lồng ghép trò chơi vào bài giảng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Các trò chơi học tập theo định hướng đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhành, tự nhiên, tạo không khí học tập sôi nổi, phấn khởi và hiệu quả . 1.4. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu hoạt động của đối tượng -Phương pháp phát vấn, trực quan -Phương pháp tổng hợp và lựa chọn trò chơi phù hợp với môn học -Phương pháp tìm và nghiên cứu tài liệu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong giờ học” nhằm phát triển định hướng, năng lực quan sát, chú ý, ghi nhớ, tư duy, ngôn ngữ, kĩ năng tính toán, biểu tượng về môi trường xung quanh. Các trò chơi này có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, tính tự lập, tính tập thể, kĩ năng hành động theo các chuẩn mực ứng xử. “Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong giờ học” được sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng sẽ góp phần thiết thực vào việc củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh, qua trò chơi các em có điều kiện tích cực tham gia hoạt động lĩnh hội kiến thức, thực hành và rèn luyện kĩ năng, học sinh vui hơn, cởi mở hơn, thư thái hơn, dễ chịu và nhẹ nhành hơn. Tạo cho các em có lòng say mê tìm tòi, nghiên cứu học tập, thích khám phá, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nhiệm Hiện nay phương pháp tổ chức trò chơi học tập còn rất đơn lẻ, ít được phổ biến và nhiều giáo viên không biết nhiều đến trò chơi, vì do ngại tìm tòi, sưu tầm thiết kế, có ít tài liệu tham khảo vấn đề này. Với kiến thức nội dung chương trình môn công nghệ 8, rất nhiều em xem là môn học phụ, kém hấp dẫn, rất khó khăn cho giáo viên. Một số bài học tiêu đề các phần thường hay lặp lại,các đơn vị kiến thức gần giống hệt nhau, ví dụ như các bài 37, 38, 39, 41, 42, 44, 46, 51, 53.Cụ thể: phần 1- là cấu tạo; Phần 2- là nguyên lí làm việc; phần 3- là các số liệu kĩ thuật; Phần 4- là sử dụng và bảo quản Dẫn đến sự nhàm chán ở cách học của học sinh. Trong khi đó sự phân bố kiến thức các chương còn chênh lệnh rất lớn, ví dụ: Chương I- Vẽ kĩ thuật đơn vị kiến thức tương đối khó và trừu tượng liên quan nhiều đến kiến thức môn vật lí mà các em lại chưa được học. Hơn nữa về chất lượng đồ dùng dạy học không cao, phòng dạy thực hành không có, kiến thức lại dài (thường là 2 bài ghép lại) nên giáo viên hay có tâm lí dạy không hết bài, cháy giáo án. Bản thân tôi đã nhiều năm giảng dạy môn học, thông qua sự tìm hiểu, theo dõi, tôi thấyhầu hết các em rất muốn được tham gia vào các trò chơi học tập được tổ chức trên lớp.Dựa trên những căn cứ lí luận và thực tiến nêu trên, tôi thấy việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để nhằm gây hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ học là vô cùng cần thiết, cần phải làm ngay. Trò chơi học tập không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục để đạt được mục đích có tính quyết định. Do những nguyên nhân trên dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa cao Nếu chúng ta phó mặc cho thời gian trôi theo kiểu "sống chết mặc bay", không thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật, không thường xuyên tìm tòi, học hỏi đưa nhiều những phương pháp dạy học mới để thay đổi sự tiếp thu, tư duy sáng tạo của học sinh thì kết quả của thực trạng thật đáng buồn. Với thực trạng trên dẫn đến học sinh vốn đã ít hứng thú với môn học này, giờ lại trở nên chán nản và ngại học hơn. Cũng từ đó kết quả của tiết dạy nói riêng, môn học nói chung còn thấp, chưa đáp ứng được với mục tiêu giáo dục đề ra. Cụ thể qua khảo sát kết quả học tập năm học 2015-2016 khi chưa áp dụng (Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong giờ học), kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém SL % SL % SL % SL % 8 31 3 9.7 14 45.2 13 41.2 1 3.2 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1: Một số vấn đề liên quan khi tổ chức trò chơi học tập + Thời điểm để tổ chức trò chơi. -Cần chú ý chọn thời điểm thích hợp. Thời điểm có thể là tổ chức vào phần cuối bài học hay một nhóm đơn vị bài học. Sau khi học sinh đã nổ lực tự giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức tổ chức học tập mới (trò chơi) thì các em sẽ được chuyển từ trang thái “Căng thẳng” sang một trạng thái “Hưng phấn” + Những nguyên tắc cần đảm bảo khi lựa chọn và thiết kế trò chơi -Trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi, tâm lí của học sinh đặc biệt chú ý đến khả năng chú ý chưa có chủ định và hứng thú chưa thật bền vững của các em, nên có “độ mở” đề phát huy hết khả năng sáng tạo hay tạo ra cho các em cơ hội sáng tạo. -Trò chơi phải có nội dung liên quan đến kiến thức hoặc kĩ năng cơ bản của bài học, đảm bảo yêu cầu phổ cập, nghĩa là đa số bài tập pahir có mức độ vừa phải, đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn, đồng thời phải có nhiều bài tập để học sinh tham gia -Nội dung trò chơi phải nhân cách thành những yêu cầu, những đơn vị kiến thức, những bài tập rõ ràng để gắn với việc giải quyết mỗi đơn vị kiến thức, em nào cũng phải có trách nhiệm tìm ra lời giải, tránh chỉ có những em mạnh dạn, học giỏi mới tham gia. Như vậy gây cho các em khác bệnh lười suy nghĩ và phụ thuộc. -Nội dung trò chơi nên thể hiện trong nhiều dạng bài tập, nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo củng cố kiến thức đã học -Khi tổ chức trò chơi giáo viên cần phải biết định hướng gắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng, tránh hiểu nhầm. Vì vậy khi thiết kế nội dung trò chơi chúng ta có thể lấy nội dung bài học hoặc một bài tập trong sách giáo khoa bằng sự “ Chế biến” của mình để thiết kế thêm yêu cầu, sự sáng tạo.. + Cách tiến hành tổ chức trò chơi Bước 1: Chuẩn bị -Chia nhóm, đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi -Mỗi nhóm cử nhóm trưởng (Phụ trách chung) Bước 2: Nêu tên trò chơi -Giáo viên nêu tên trò chơi và giải thích ý nghĩa trò chơi Bước 3: Phổ biến luật chơi -Nêu rõ cách chơi: cách thức, hiệu lệnh, thời gian -Nêu rõ cách cho điểmr đánh giá -Công bố trọng tài (Giáo viên cùng một bạn cán bộ lớp) Bước 4: Tiến hành trò chơi -Hiệu lệnh, thời gian dứt khoát, đồng loạt tiến hành -Trọng tài quan sát, điều chỉnh Bước 5: Tổng kết trò chơi -Trọng tài kiểm tra, nhận xét và đánh giá kết quả (Nếu chỗ sai thì phải sữa sai) -Khen chê đúng mức, kịp thời và công bằng 2.3.2: Thực nghiệm các trò chơi TRÒ CHƠI GHÉP HÌNH Trò chơi này nên áp dụng với những dạng kiến thức khó và trừu tượng. Hiệu quả nhất là ở một số nội dung của các tiết dạy phần I: Vẽ kĩ thuật,cụ thể qua tiết 8 – bài 11 -BIỂU DIỄN REN (tr35-sgk) Trò chơi được tổ chức để tìm hiểu kiến thức phần I, II của bài. Được thực hiện như sau: *Chuẩn bị: +GV: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm các nét vẽ sau, (chú ý cho thừa ra một hoặc hai nét vẽ để gây nhiễu học sinh) * Tổ chức trò chơi: + GV: - Nêu mục tiêu: Phân biệt đựợc hai loại ren trên bản vẽ kĩ thuật. - Chia nhóm, giao đồ dùng. -Yêu cầu từ các nét vẽ đã cho ghép thành hai loại ren cho đúng với quy ước. Nhóm nào đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng. + HS: - Nhận đồ dùng trao đổi thống nhất kết quả dán lên khổ giấy A4 - Đại diện báo cáo – dán kết quả lên bảng. * Kết luận: +HS: Nhận xét, bổ sung chéo giữa các nhóm. +GV: Nhận xét chung các nhóm, kết luận theo mục tiêu cần đạt: *Giống nhau: - Ren trong và ren ngoài đều được quy ước giống nhau: - Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm. - Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren vẽ bằng 3/4 vòng. *Khác nhau: -Ren trong (ren lỗ): Đường đỉnh ren và vòng đỉnh ren nằm ở bên trong. -Ren ngoài (ren trục) : Đường đỉnh ren và vòng đỉnh ren nằm ở bên ngoài. -Thưởng cho nhóm thắng: Vòng chân ren Đỉnh ren Vòng đỉnh ren Chân ren TRÒ CHƠI TIẾP SỨC Trò chơi này nên áp dụng cho tiết 31-Bài 36:VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN .trang 128-sgk.Với những nội dung kiến thức bị trùng lập các tiêu đề trong các mục I, II, III. Bởi thế để tránh sự lặp đi, lặp lại, gây nhàm chán cho học sinh ta cần thực hiện trò chơi này. * Chuẩn bị: +GV: - Chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung như nhau cho hai dãy bàn tương ứng. - Phiếu học tập tương ứng với số bàn có nội dung như bảng phụ: THỨ TỰ VẬT LIỆU Vật liệu dẫn điện Vật liệu cách điện Vật liệu dẫn từ 1-Khái niệm . . . 2-Đặc tính . . . 3-Ứng dụng . . . +HS: - Chuẩn bị nội dung bài học. *Tổ chức trò chơi: +GV: - Nêu mục tiêu: Biết được các loại vật liệu kĩ thuật điện và hiểu được đặc tính,công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện đó - Chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn cụ thể - Sau 5 phút đại diện các đầu bàn lần lượt lên ghi kết quả vào bảng phụ của dãy mình. Nhóm nào xong trước và có kết quả đúng thì sẽ thắng. +HS: - Nhận phiếu học tập, đồ dùng, trao đổi, thống nhất và ghi kết quả vào phiếu. - Các đầu bàn tiếp sức nhau ghi kết quả lên bảng phụ của dãy mình. * Kết luận: - HS: Các dãy nhận xét chéo và bổ sung cho nhau. - GV: Nhận xét chung kết quả các nhóm, kết luận theo mục tiêu cần đạt THỨ TỰ VẬT LIỆU Vật liệu dẫn điện Vật liệu cách điện Vật liệu dẫn từ 1-Khái niệm Là vật liệu mà dòng điện chạy qua được Là vật liệu không cho dòng điện chạy qua Là vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được 2-Đặc tính Dẫn điện tốt Cách điện tốt Dẫn từ tốt 3-Ứng dụng Dùng chế tạo lõi dây dẫn điện, dây điện trở,chốt phích cắm điện Dùng chế tạo vỏ dây điện, thân phích cắm điện, vỏ cầu chì, cầu dao điện Dùng làm lõi dẫn từ nam châm điện, lõi của máy biến áp, lõi máy phát điện * Công bố - Dãy thắng: phần thưởng: Một chàng pháo tay, -Dãy thua: Hát một bài hát hoặc đọc bài thơ TRÒ CHƠI LẬT HÌNH Trò chơi này áp dụng trong tiết 15- ôn tập chương I- Bản vẽ các khối hình học .Với mục đích để tổng hợp và khắc sâu lại khối kiến thức trong trong chương, cách thực hiện như sau: *Chuẩn bị: + Giáo viên -Chuẩn bị hình vẽ các khối hình học, mỗi hình vẽ tương ứng với một con số và câu hỏi cạnh bên, sau đó đặt hiệu ứng các cột mục. Tất cả đều sắp xếp trên một sile để trình chiếu. -Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính. + Học sinh: -Chuẩn bị mỗi nhóm 1 bút lông, 1 tờ giấy A3, kẻ sẵn 2 cột dọc : 1- là hình số; 2- là đáp án và thứ tự bắt đầu từ hình số 1 đến hết. *Tổ chức trò chơi: +GV: - Nêu mục tiêu: Nhận biết được hình vẽ thông qua nội dung câu hỏi. - Chia nhóm, giao đồ dùng. - Yêu cầu HS quan sát lên màn hình về nội dung trò chơi, sau đó tổ chức hoạt động nhóm, viết đáp án vào cột 2 tương ứng với hình số mấy. giáo viên quy định thời gian dừng trò chơi. - Hết thời gian, GV yêu cầu đổi chéo kết quả các nhóm, sau đó gọi đại diện nhóm đọc kết quả - Trong thời gian quy định, đội nào trả lời đúng nhiều thì đội đó thắng +HS: - Các nhóm quan sát bài, đối chiếu kết quả và báo cáo số lượng câu đúng *Kết luận: -GV: Thu kết quả thảo luận, kiểm tra nhận xét chung, kết luận theo mục tiêu cần đạt, thông qua trình chiếu bằng powerpoint *Công bố - Dãy thắng: thưởng thức phần biểu diễn đội thua -Dãy thua: hát và biểu diễn lời hát về một con vịt *Hình vẽ và câu hỏi cụ thể: Hình vẽ Câu hỏi Hình số 1 Là một hình chiếu có hướng chiếu từ trước tới Hình số 2 Là hình được tạo bởi sáu hình chữ nhật Hình số 3 Là hình được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật Hình số 4 Là hình được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh Hình số 5 Là hình được tạo thành khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định Hình số 6 Là hình được tạo thành khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định Hình số 7 Là hình được tạo thành khi quay nữa hình tròn một vòng quanh một đường kính cố định. Hình số 8 Là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt Hình số 9 Là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết Hình số 10 Là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ *Hình vẽ và đáp án: Hình số 1 Hình chiếu đứng Hình số 4 Hình chóp đều Hình số 2 Hình hộp chữ nhật Hình số 5 Hình Trụ Hình số 3 Hình lăng trụ đều Hình số 6 Hình chóp nón Hình số 9 Ren ngoài (ren trục) Hình số 7 Hình cầu Hình số 8 Hình cắt Hình số 10 Ren trong (ren lỗ) TRÒ CHƠI Ô CHỮ BÍ MẬT Trò chơi này nên áp dụng với những kiến thức trừu tượng, dài và lập lại nhiều lần giống như: 1 là cấu tạo, 2 là nguyên lý, 3 là số liệu kĩ thuật để tránh sự nhàm chán trong cách học của học sinh. Cụ thể được trình bày qua tiết 42 – bài 46:Máy biến áp một pha. Trò chơi được áp dụng ở phần 1,2,3 của bài 46 như sau: * Chuẩn bị: + GV: -Chuẩn bị cho cả lớp: Một bảng phụ (như hình vẽ) -Mỗi nhóm: + 1 mô hình máy biến áp +1 phiếu học tập với nội dung (như hình sau) NỘI DUNG TÌM HIỂU KẾT QUẢ Cấu tạo Nguyên lý làm việc Số liệu kĩ thuật .. -HS: Chuẩn bị nội dung phần 1,2,3 SGK * Tổ chức thực hiện: +GV: - Nêu mục tiêu: Hiểu được chức năng, biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha – máy biến áp giảm áp. - Chia lớp thành 4 nhóm, giao đồ dùng và phiếu học tập như đã chuẩn bị. - Yêu cầu hoàn thành phiếu học tập - Hướng dẫn cách thực hiện: Sau 5 phút các nhóm sẽ lần lượt chọn từ hàng ngang để trả lời các ô chữ theo hai vòng: Vòng 1: Từ nhóm 1 đến nhóm 4. Vòng 2: Từ nhóm 4 đến nhóm 1. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang được 10 điểm. Nếu sai không có điểm. Nếumới giải hết vòng 1 mà tìm đúng ô chữ bí mật ở hàng dọc thì được 40 điểm. Nếu sang vòng 2 được 20 điểm, mà trả lời sai thì dừng trò chơi. Sau khi trò chơi kết thúc, tổng điểm nhóm nào nhiều nhất sẽ chiến thắng. - Đặt câu hỏi phù hợp với hàng ngang (HN) mà HS lựa chọn: Câu 1: HN1: Máy biến áp một pha hoạt động dựa trên hiện tượng nào Câu 2: HN2: Máy biến áp biến đổi đại lượng nào của dòng điện? Câu 3: HN3: Chức năng của dây cuốn thứ cấp? Câu 4: HN4: So sánh điện áp ra và điện áp vào trên máy biến áp? Câu 5: HN5: Chức năng của dây quấn sơ cấp? Câu 6: HN6: So sánh số vòng dây quấn thứ cấp và dây quấn sơ cấp? Câu 7: HN7: Giải thích ý nghĩa: 5 A trên máy biến áp? Câu 8: HN8: Giải thích ý nghĩa: 220V trên máy biến áp? Câu 9: HN9: Bộ phận có chức năng dẫn từ cho máy biến áp? + HS: -Nhận nhiệm vụ, đồ dùng, trao đổi ý kiến thống nhất trên phiếu học tập. - Đại diện lựa chọn từ hàng ngang và trình bày theo sự điều khiển của giáo viên. HS khác dựa vào kết quả từ hàng ngang, tìm từ hàng dọc và dơ tay dành quyền trả lời cho nhóm mình. * Kết luận: +GV: - Nhận xét các nhóm và kết luận theo mục tiêu cần đạt: - Công bố điểm và nhóm thắng cuộc. Phần thưởng là điểm 9, 10 hoặc một bài thơ từ nhóm thua C ả M n ứ g đ i ệ n t ừ L ấ Y i đ ệ n r a Đ i ệ Ád n p U2 G i m ả h ơ n U1 Đ ư a I đ ệ n v à o N2 g i m Ả h ơ n N1 D ò n g đ i ệ n ị đ n h M ứ c Đ i ệ n Á p đ ị h n m ứ c L õ i t h é P ĐÁP ÁN -HN1: Cảm ứng điiện từ -HN2: Điện áp -HN3: Lấy điện áp ra -HN4: U2 giảm hơn U1 -HN5: Đưa điện áp vào -HN6: N2 giảm hơn N1 -HN7: Dòng điện định mức -HN8: Điện áp định mức -HN9: Lõi thép Ô CHỮ BÍ MẬT MÁY GIẢM ÁP 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp Trên đây tôi vừa trình bày một số giải pháp tổ chức thực hiện lồng ghép các trò chơi trong quá trình dạy học, cụ thể như trò chơi ghép hình, tiếp sức, lật hình, ô chữ bí mật. Phương pháp này đã được áp dụng vào việc giảng dạy môn công nghệ lớp 8 ở trường THCS chúng tôi. Năm học 2016 -2017 tôi thấy chất lượng học tập của học sinh tăng lên rõ rệt, kết quả đạt được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém SL % SL % SL % SL % 8A 35 5 14.3 18 51.4 12 34.3 0 Qua thực nghiệm “Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong giờ học” bản thân tôi thấy được chất lượng giảng dạy đã được nâng lên rõ rệt. Đối với học sinh các em thực sự hào hứng với môn học, vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, tinh thần tập thể, ý thức hợp tác cộng đồng. Nhóm thắng thì phải cố gắng để tiết sau giữ được vị trí đầu bảng của mình. Còn những nhóm thua các em phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để giành lại vị trí mà mình đã để tuột ở tiết trước. Bài học cứ thế diễn ra một cách sôi nổi và đạt được kết quả cao. Với kiến thức vốn được các em xem là khô khan, dài, khó và trừu tượng giờ được chuyển hóa thành trò chơi gần gũi khiến nó trở lên vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn các em trong học tập. Đối với bản thân cho tôi kinh nghiệm: Hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lí lứa tuối của học sinh, biết phối hợp và trao đổi kiến thức với các em một cách khoa học và logic, phát huy được tinh thần tập thể, tính tương trợ hợp tác với nhau, qua đó bản thân cũng biết được nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn và bổ ích. Đối với đồng nghiệp, các đồng chí cũng nhận thấy được cách thiết kế, dàn dựng, bố trí trò chơi vào thời điểm thích hợp thì giờ học sẽ trở nên sinh động và hiệu quả hơn. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Qua trải nghiệm một năm dạy học tôi thấy số lượng học sinh yếu kém không còn nữa, học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt. Đây là một kết quả cho thấy chất lượng giáo dục đã được nâng lên. phương pháp dạy học không chỉ là dạy kiến thức, dạy kĩ năng mà quan trọng hơn là phải dạy cho các em cách học, cách tiếp nhận kiến thức một cách tích cực, chủ động, phát huy được tinh thần tập thể, ý thức hợp tác cộng đồng. Mặc dù bản thân đã trực tiếp giảng dạy môn công nghệ nhiều năm, nhưng trong quá trình thực hiện đề tài,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_trong_gio_hoc.doc