SKKN Phương pháp sử dụng thí nghiệm đối chứng môn Hóa học THCS

SKKN Phương pháp sử dụng thí nghiệm đối chứng môn Hóa học THCS

Hoá học là một bộ môn khoa học tự nhiên, vừa lý thuyết vừa thực hành, đây là một đặc trưng riêng của bộ môn Hoá học. Trong các phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông mà các thầy cô giáo đang truyền thụ cho học sinh qua các bài dạy: truyền thụ kiến thức mới, củng cố bài giảng, ôn tập., thì ngoài các phương pháp như đặt vấn đề, thuyết trình. các thầy cô giáo còn sử dụng các thiết bị thí nghiệm làm minh chứng thêm cho bài giảng

Qua nghiên cứu các loại bài dạy Hoá học và thực tiễn của quá trình dạy học, thấy rằng việc sử dụng thí nghiệm trong mỗi bài dạy là rất cần thiết, có thể vận dụng ở trên lớp hoặc trong các phòng thí nghiệm của các nhà trường. Dạy học kết hợp với sử dụng thí nghiệm một cách thành công theo đúng mục đích càng phát huy tính tích cực, trực quan sinh động, chủ động học tập của học sinh, gây ra không khí học tập sôi nổi và đạt hiệu quả cao trong dạy học.

Để kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận về tính chất hoá học của chất đòi hỏi phải sử dụng thí nghiệm hoá học. Nếu không sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy hoá học thì không thể đáp ứng theo yêu cầu đặc trưng bộ môn. Đồng thời không đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.

Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.

 

doc 19 trang thuychi01 16902
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng thí nghiệm đối chứng môn Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài
 Hoá học là một bộ môn khoa học tự nhiên, vừa lý thuyết vừa thực hành, đây là một đặc trưng riêng của bộ môn Hoá học. Trong các phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông mà các thầy cô giáo đang truyền thụ cho học sinh qua các bài dạy: truyền thụ kiến thức mới, củng cố bài giảng, ôn tập.., thì ngoài các phương pháp như đặt vấn đề, thuyết trình... các thầy cô giáo còn sử dụng các thiết bị thí nghiệm làm minh chứng thêm cho bài giảng 
Qua nghiên cứu các loại bài dạy Hoá học và thực tiễn của quá trình dạy học, thấy rằng việc sử dụng thí nghiệm trong mỗi bài dạy là rất cần thiết, có thể vận dụng ở trên lớp hoặc trong các phòng thí nghiệm của các nhà trường. Dạy học kết hợp với sử dụng thí nghiệm một cách thành công theo đúng mục đích càng phát huy tính tích cực, trực quan sinh động, chủ động học tập của học sinh, gây ra không khí học tập sôi nổi và đạt hiệu quả cao trong dạy học.
Để kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận về tính chất hoá học của chất đòi hỏi phải sử dụng thí nghiệm hoá học. Nếu không sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy hoá học thì không thể đáp ứng theo yêu cầu đặc trưng bộ môn. Đồng thời không đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.
Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Chẳng hạn thí nghiệm biểu diễn của giáo viên sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới, hoặc trong khâu hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (ôn tập, tổng kết). Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc, sâu sắc.
Trong chương trình hoá học 8, 9 có nhiều tiết giáo viên cần tích cực sử dụng thí nghiệm trong việc giảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là sử dụng đồng thời các thí nghiệm đối chứng giúp học sinh nắm bắt nhanh hơn và sâu sắc hơn.
 Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tôi nhận thấy học sinh tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm và thí nghiệm đối chứng thì tinh thần học tập càng tốt, càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, kiến thức tiếp thu nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Bằng cách so sánh đối chiếu sẽ hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và cụ thể về Hoá học. Đó là vấn đề làm tôi băn khoăn và cũng là lí do tôi chọn đề tài: “ Phương pháp sử dụng thí nghiệm đối chứng môn Hóa học THCS” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Đề tài nghiên cứu này của tôi nhằm mục đích giúp học sinh biết làm thí nghiệm để tìm ra và khắc sâu hơn, nhớ kỹ hơn tính chất hóa học của chất nhờ thí nghiệm
 - Thấy được tầm quan trọng của thí nghiệm đặc biệt là thí nghiệm đối chứng trong nghiên cứu hóa học
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Chủ thể : Các bài học có sử dụng thí nghiệm đối chứng trong chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 8 và lớp 9
 - Khách thể : Toàn bộ học sinh khối 8 và khối 9 Trường THSC Quảng Đức- Quảng Xương- Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
 - Phương pháp nêu vấn đề
 - Phương pháp thực nghiệm 
 - Phương pháp so sánh
 - Phương pháp phân tích
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Như Ăng ghen đã viết: “... trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, phải xuất phát từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ các sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”. 
a) Vai trò của thí nghiệm có đối chứng trong hóa học ở trường THCS:
 Hệ thống thí nghiệm trong chương trình trung học cơ sở có vai trò quan trọng như sau: 
	Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính chất của chúng. Giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. 
	Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. 
 Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. Mặt khác, thí nghiệm có đối chứng do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác.
 Ngoài ra, thí nghiệm có đối chứng còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. Do đó chúng góp phần hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò.
b) Phân loại hệ thống thí nghiệm hóa học ở trường THCS:
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
Thí nghiệm của học sinh:
Thí nghiệm nghiên cứu bài mới.
Thí nghiệm đối chứng
Thí nghiệm thực hành
Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng những kiến thức mới lĩnh hội.
Thí nghiệm ngoại khoá: các thí nghiệm ở nhà, vườn trường, hay trong các buổi chuyên đề vui hoá học...
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi:
 Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục, Ban giám hiệu đến việc sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy học, đặc biệt là dụng cụ thí nghiệm. Hàng năm trang bị thêm những đồ dùng cần thiết, đảm bảo cho công tác dạy và học.
 Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành.
 Chương trình hoá lớp 8 gồm 70 tiết: Trong đó có 7 tiết thực hành chính và 23 tiết có thí nghiệm với: 
 Thầy biểu diễn: 21 thí nghiệm
	Trò làm: 15 thí nghiệm (chủ yếu trong các bài thực hành)
 Chương trình hoá lớp 9 gồm 70 tiết: Trong đó có 7 tiết thực hành chính và 80 tiết thí nghiệm với :
 	phần vô cơ: thầy làm: 13 thí nghiệm	
	 	 trò làm: 39 thí nghiệm
	phần hữu cơ: thầy làm: 12 thí nghiệm
	 trò làm: 14 thí nghiệm
Số thí nghiệm trùng lặp: lớp 8: 7 thí nghiệm
	 lớp 9: 19 thí nghiệm
* Khó khăn:
 - Học sinh mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất trật tự trong giờ học. 
 - Diện tích phòng thí nghiệm nhỏ, hẹp ảnh hưởng đến quá trình làm thí nghiệm: khó khăn khi di chuyển, mùi hoá chất.... 
 - Hoá chất sau khi thí nghiệm, chưa có nơi xử lí.
 - Hóa chất được cấp lâu ngày nên khi làm thí nghiệm khó thành công
 - Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho giờ học có thí nghiệm. 
 - Học sinh ngại học môn hóa hơn, việc nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học khó khăn hơn. Học sinh mau quên hơn, khả năng vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tế cuộc sống được ít hơn
 - Kết quả các bài kiểm tra thấp hơn, số lượng học sinh khá giỏi ít, học sinh yếu kém tăng, số học sinh nói chuyện riêng và làm việc riêng trong giờ học tăng nhiều .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các thí nghiệm có đối chứng ở chương trình sách giáo khoa hóa học 8 
 Ở chương trình Hoá học lớp 8, học sinh mới bắt đầu làm quen và tiếp xúc với môn hoá học. Do đó mục tiêu của chương trình là cunh cấp cho học sinh một kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học. Hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động chuẩn bị cho học sinh đi lên và đi vào cuộc sống lao động sau này. Để thực hiện điều đó giáo viên đã tiến hành dạy học với những thí nghiệm có đối chứng ở các tiết học cụ thể sau:
Tiết 53 - Bài 36: NƯỚC (Tiết 2)
	a. Tác dụng với kim loại
Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 250ml, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm 
Hoá chất: quì tím, Na, Cu, nước, dung dịch phenolphtalêin 
Chọn kim loại điển hình là Natri 
- Học sinh sờ vào bên ngoài cốc nước để cho HS biết đây là cốc nước ở điều kiện nhiệt độ bình thường -> nhúng quì tím vào nước à yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
Thí nghiệm 1: Cho mẩu Na (nhỏ bằng ½ hạt đậu xanh) vào cốc nước 1 đã nhỏ sẵn 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein, đặt phễu đậy trên miệng cốc nước ->nhận xét. 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.
- Hiện tượng: mẩu Na nóng chảy thành giọt tròn lăn nhanh trên mặt nước và tan dần. Đồng thời dung dịch xuất hiện màu đỏ.
- Giải thích: Do Na tác dụng mạnh với nước tạo ra dung dịch NaOH. Dung dịch NaOH làm đổi màu phenolphtalein thành đỏ
 	 PTHH: 2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2 (k) 
GV đặt ra vấn đề: ? Có phải tất cả kim loại đều tác dụng với nước hay không?
GV thực hiện thí nghiệm đối chứng:
Thí nghiệm 2: Cho một mẩu Cu vào cốc nước 2 đã nhỏ sẵn 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein.
GV yêu cầu HS nhận xét, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1
- HS: không có hiện tượng gì xảy ra
®Vậy: Kim loại Cu không tác dụng với nước. 
Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiêt độ thường như: Na, K, Li, Ba, Ca...
a. Tác dụng với một số oxit bazơ 
Dụng cụ: bát sứ, ống nghiệm, cốc đựng nước 
Hoá chất: CaO, CuO, nước, quỳ tím 
Thí nghiệm 1: 
GV thực hiện thí nghiệm như SGK: Cho CaO vào bát sứ ® cho một ít nước vào. Nhúng mẩu quỳ tím vào dung dịch nước vôi.
® GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng, giải thích và rút ra PTHH :
- Học sinh nhận xét hiện tượng : quỳ tím chuyển thành màu xanh
- Học sinh giải thích: Do CaO tác dụng được với nước tạo thành dung dịch Canxi hiđroxit, dung dịch này là bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh
 PTHH: CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (dd)
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm đối chứng 
GV cho CuO (màu đen) vào bát sứ sau đó cho một ít nước vào. 
GV yêu cầu HS nhận xét, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1
- Học sinh nhận xét: không có hiện tượng gì xảy ra
 Þ Rút ra được: Không phải tất cả oxit bazơ đều tác dụng với nước.
Kết luận: Nước hoá hợp với một số oxit bazơ tạo ra dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh như : Na2O, K2O, BaO, CaO, Li2O...
 Tiết 60 - Bài 40 : Dung dịch 
Để hình thành khái niệm dung dịch là hỗn hợp “đồng nhất” GV tiến hành thí nghiệm: 
Dụng cụ: cốc 100ml
Hoá chất: xăng, dầu ăn, nước
- Thí nghiệm 1: Cho dầu ăn vào cốc 1 đựng xăng ® tạo ra dung dịch
- Thí nghiệm 2: (Thí nghiệm đối chứng) Cho dầu ăn vào cốc 2 đựng nước ® không tạo thành dung dịch.
Þ Giáo viên hỏi : Dung dịch là gì?
GV: Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không phải là dung môi của dầu ăn 
 Þ ? Dung môi là gì?
Qua 2 thí nghiệm trên HS rút ra được khái niệm về dung dịch.
+ Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
+ Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.
+ Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.
Tiết 61- Bài 41: Độ tan của một chất trong nước.
· Mục tiêu: Bằng thực nghiệm, học sinh có thể nhận biết được có chất tan nhiều, chất tan ít và chất không tan trong nước.
- Thí nghiệm 1: + Cho vài mẩu CaCO3 vào nước cất lắc mạnh
- Thí nghiệm 2: + Cho vài mẩu NaCl vào nước cất lắc mạnh.
- Thí nghiệm 3: + Cho vài mẩu CaO vào nước, khuấy đều, để một thời gian
Học sinh nhận xét :
+ CaCO3 là chất không tan trong nước
+ NaCl là chất tan nhiều trong nước
+ Cho CaO vào nứơc ( CaO tác dụng với nước) tạo thành Ca(OH)2 có 2 trạng thái tồn tại: Chất rắn màu trắng ® Ca(OH)2 không tan.
 Dung dịch trong suốt (không màu) ® Ca(OH)2 tan trong nước Þ Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước. 
Kết luận: Có chất không tan và có chất tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước.
3.3.2. Các thí nghiệm có đối chứng ở chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 9. 
a. Những thí nghiệm có đối chứng ở chương I :
a.1. Các loại hợp chất vô cơ
Tiết 2- Bài 1: Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
 Tính chất hoá học của oxit.
Mục 1: Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào? 
Mục a: Tác dụng với nước
· Mục tiêu: Học sinh biết được một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ 
Dụng cụ: bát sứ, ống nghiệm, cốc đựng nước 
Hoá chất: CaO,CuO, nước, quỳ tím 
- Thí nghiệm 1: Rót vào ống nghiệm 1 đựng CaO một ít nước lắc đều và nhúng quỳ tím vào ® Học sinh quan sát và nêu hiện tượng, giải thích ® rút ra PTHH
- Học sinh nhận xét hiện tượng : quỳ tím chuyển thành màu xanh
- Học sinh giải thích: Do CaO tác dụng được với nước tạo thành dung dịch Canxi hiđroxit, dung dịch này làm bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
PTHH: CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (dd)
- Thí nghiệm 2 (đối chứng): Rót 1 ít nước vào ống nghiệm 2 chứa CuO, lắc đều và bỏ quỳ tím vào ® Học sinh quan sát, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1
Học sinh nhận xét: không có hiện tượng gì xảy ra
®học sinh rút ra kết luận: CuO không tác dụng với nước 
GV yêu cầu HS rút ra kết luận qua 2 thí nghiệm trên.
Kết luận: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm) như: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O...
 Tiết 5- Bài 3 : Tính chất hoá học của axit
 Mục 2: axit tác dụng với kim loại
· Mục tiêu: Học sinh biết được dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí Hiđro.
Để đạt được mục tiêu đó, GV phải tiến hành thí nghiệm kiểm chứng và thí nghiệm đối chứng sau đây:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm
- Hoá chất: Al, Zn, Mg, Cu, dung dịch HCl
- Thí nghiệm kiểm chứng:
 Cho một ít kim loại Al vào ống nghiệm 1, kim loại Zn vào ống nghiệm 2, kim loại Mg vào ống nghiệm 3. Rót từ từ 1 ® 2ml dung dịch axit HCl vào 3 ống nghiệm trên.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, nêu hiện tượng và giải thích và viết PTHH xảy ra.
- Học sinh nêu hiện tượng xảy ra: Các kim loại đó đều bị hoà tan, có sủi bọt khí không .
- Học sinh giải thích: Các kim loại Al, Zn, Mg đều tác dụng với dung dịch axit HCl tạo thành dung dịch muối và giải phóng khí Hiđro
PTHH: 2Al(r) + 6HCl(dd) 2AlCl3 (dd) + 3H2(k) 
 Zn(r) + 2HCl(dd) ZnCl2 (dd) + H2(k) 
 Mg(r) + 2HCl(dd) MgCl2 (dd) + H2(k) 
Từ đó rút ra được kết luận: Kim loại tác dụng được với dung dịch axit
Giáo viên đặt vấn đề: ? Có phải tất cả kim loại đều tác dụng với axit sinh ra khí Hiđro hay không?
Giáo viên tiến hành thí nghiệm đối chứng:
- Thí nghiệm 2: Rót 1-2ml dung dịch axit HCl vào ống nghiệm chứa sẵn dây Cu(màu đỏ)
Giáo viên : ? Hãy quan sát hiện tượng và rút ra kết luận?
- Học sinh nhận xét: không có hiện tượng gì
- Học sinh rút ra kết luận : axit HCl không tác dụng với kim loại Cu (vì không có hiện tượng gì). Từ đó học sinh biết rằng dung dịch axit không tác dụng với tất cả các kim loại.
Giáo viên kết luận được rằng:
Kết luận: Dung dịch axit tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí Hiđro
 Tiết 7- Bài 4: Một số axit quan trọng (Tiết 2) – H2SO4
 Phần 2: Tính chất hoá học
Mục 2: axit Sunfuric đặc có những tính chất hoá học riêng.
Mục 2a: Tác dụng với kim loại.
· Mục tiêu: Học sinh biết được axit H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và không giải phóng khí Hiđro.
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm
- Hoá chất: H2SO4 đặc, H2SO4 loãng, Cu 
- Thí nghiệm 1: Rót 1-2ml dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm 1 có chứa lá đồng nhỏ.
- Thí nghiệm 2: (đối chứng) Rót 1-2ml dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm 2 chứa lá đồng nhỏ.
Đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm trên.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát so sánh hiện tượng cả 2 ống nghiệm trên.
 - Học sinh nêu hiện tượng : + ống nghiệm 1 có khí không màu mùi hắc thoát ra, Cu bị hoà tan tạo thành dung dịch có màu xanh. 
 + ống nghiệm 2 không có hiện tượng gì xảy ra. 
- Học sinh giải thích: Do H2SO4 đặc tác dụng với Cu tạo thành dung dịch CuSO4 màu xanh và giải phóng khí không phải là Hiđro. Còn H2SO4 loãng không tác dụng với Cu
- Giáo viên : Đó là khí SO2 ( khí lưu huỳnh đioxit) 
- Học sinh viết PTHH: 
 Cu(r) + 2H2SO4(đặc, nóng) CuSO4(dd) + SO2(k) +2H2O(l)
 Giáo viên : ? Qua 2 thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
- Học sinh tự rút ra được kết luận
Kết luận: H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat và không giải phóng khí Hiđro (H2SO4 loãng không có tính chất này)
Tiết 14 - Bài 9: Tính chất hoá học của muối
 Phần 1: Tính chất hoá học của muối
Mục 1: Muối tác dụng với kim loại
· Mục tiêu: Học sinh biết được dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: Cu, AgNO3, ZnCl2 
- Thí nghiệm kiểm chứng: Cho một đoạn dây Cu nhúng vào ống nghiệm 2 chứa sẵn dung dịch AgNO3.
 Sau 1 thời gian giáo viên lấy đoạn dây Cu ra để học sinh quan sát. Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét rồi giải thích.
 - Học sinh nêu hiện tượng: Xuất hiện Ag màu xám bám vào dây Cu và dung dịch có màu xanh lam.
 - Học sinh giải thích: Do Cu đã đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối AgNO3 và một phần Cu bị hoà tan tạo thành dung dịch Cu(NO3)2 có màu xanh lam.
- Học sinh viết PTHH: 
 Cu(r) + 2AgNO3(dd) Cu(NO3)2(dd) + 2Ag(r) 
Giáo viên đặt vấn đề: ? Có phải tất cả kim loại đều tác dụng với dung dịch muối hay không? 
- Thí nghiệm đối chứng: Cho dây Cu nhúng vào dung dịch muối không màu ZnCl2.
Giáo viên yêu cầu HS quan sát và rút ra câu trả lời cho vấn đề giáo viên đưa ra ở trên.
- Học sinh : Không có hiện tượng gì.
Từ đó học sinh thấy được rằng: Không phải tất cả kim loại đều tác dụng với dung dịch muối. 
Giáo viên : ? Qua 2 thí nghiệm trên rút ra được kết luận gì?
Kết luận: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
 Mục 2: Muối tác dụng với axit
· Mục tiêu: Học sinh biết được muối có thể tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối mới và axit mới
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: H2SO4 loãng, BaCl2 , HCl 
- Thí nghiệm kiểm chứng: Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml dung dịch BaCl2
- Học sinh quan sát, nêu hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng
- Học sinh giải thích: dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành BaSO4 là chất rắn
- Học sinh viết PTHH:
 BaCl2(dd) + H2SO4 (dd) BaSO4(r) + 2HCl(dd) 
Giáo viên đặt ra vấn đề: ? Có phải tất các muối đều tác dụng với axit hay không?
Giáo viên tiến hành thí nghiệm 
- Thí nghiệm đối chứng : Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml dung dịch BaCl2.
- Học sinh quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích
- Học sinh: không có hiện tượng gì xảy ra ® HCl không tác dụng với dung dịch muối BaCl2.
Giáo viên: ? Rút ra kết luận gì qua 2 thí nghiệm trên?
Kết luận: Muối có thể tác dụng được với dung dịch axit, sản phẩm là muối mới và axit mới.
Mục 3: Muối tác dụng với muối
· Mục tiêu: Học sinh biết được 2 dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới.
 - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: AgNO3, NaCl, KNO3 
- Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn 1ml dung dịch natri clorua. 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTHH
- Học sinh nêu hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng là AgCl(không tan)
- Học sinh giải thích: Do dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo thành chất rắn AgCl 
 AgNO3(dd) + NaCl(dd) AgCl(r) + NaNO3(dd) 
Giáo viên: ? Có phải tất cả các muối đều tác dụng với nhau hay không?
- Thí nghiệm 2: Thí nghiệm đối chứng
Nhỏ vài giọt dung

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_su_dung_thi_nghiem_doi_chung_mon_hoa_hoc_th.doc