SKKN Phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy - Học môn Lịch sử lớp 10

SKKN Phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy - Học môn Lịch sử lớp 10

 Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có vai trò vô cùng quan trọng, nó hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành.

 Với vị trí, chức năng, và nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng hiện nay vai trò của bộ môn lịch sử trong trường THPT chưa thực sự được đề cao. Một hiện tượng phổ biến hiện nay là rất nhiều học sinh không chú ý học tập các môn khoa học xã hội, trong đó có bộ môn lịch sử. Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, trước hết là do quan niệm, nhận thức chưa đúng đắn về vị trí môn học của học sinh, gia đình và xã hội. Mặt khác, lịch sử là một môn khó học, khô khan, kiến thức trong sách giáo khoa nặng nề, cấu trúc bài học còn nhiều bất cập, mục thì kiến thức còn dàn trải, mục thì kiến thức lại quá vắn tắt, sơ sài khiến học sinh khó hiểu. Một nguyên nhân quan trọng nữa là học các môn khoa học xã hội hiện nay sẽ rất khó khăn cho việc định hướng nghề nghiệp - đây là lí do không nhỏ tác động đến quá trình học tập bộ môn lịch sử của các em.

 Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn lịch sử đang thu hút được sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy - những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao đề nâng cao chất lượng dạy, học môn lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn sử và học môn lịch sử có hiệu quả.

 

doc 23 trang thuychi01 13735
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy - Học môn Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 . 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
 Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có vai trò vô cùng quan trọng, nó hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành.
 Với vị trí, chức năng, và nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng hiện nay vai trò của bộ môn lịch sử trong trường THPT chưa thực sự được đề cao. Một hiện tượng phổ biến hiện nay là rất nhiều học sinh không chú ý học tập các môn khoa học xã hội, trong đó có bộ môn lịch sử. Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, trước hết là do quan niệm, nhận thức chưa đúng đắn về vị trí môn học của học sinh, gia đình và xã hội. Mặt khác, lịch sử là một môn khó học, khô khan, kiến thức trong sách giáo khoa nặng nề, cấu trúc bài học còn nhiều bất cập, mục thì kiến thức còn dàn trải, mục thì kiến thức lại quá vắn tắt, sơ sài khiến học sinh khó hiểu. Một nguyên nhân quan trọng nữa là học các môn khoa học xã hội hiện nay sẽ rất khó khăn cho việc định hướng nghề nghiệp - đây là lí do không nhỏ tác động đến quá trình học tập bộ môn lịch sử của các em. 
	Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn lịch sử đang thu hút được sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy - những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao đề nâng cao chất lượng dạy, học môn lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn sử và học môn lịch sử có hiệu quả.
	Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích và học tốt môn lịch sử ở trường THPT hiện nay? Có rất nhiều biện pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcNhưng với “phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu ” trong dạy - học lịch sử là một biện pháp rất quan trọng giúp học sinh không chỉ nắm vững những kiến thức đã học mà còn giúp các em có khả năng khái quát hóa, tổng hợp kiến thức để hiểu rõ bản chất của lịch sử. Đây là một phương pháp hay mà trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên sử dụng và mang lại những kết quả khả quan.
	Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp - dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT Tĩnh Gia 2 hiện nay, tôi xin mạnh dạn trình bày một vấn đề “ phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy - học môn lịch sử lớp 10 ”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên và học sinh có một phương pháp mới trong việc dạy - học môn lịch sử để đạt kết quả cao hơn.
II. Phạm vi, đối tượng, mục đích nghiên cứu.
1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
	Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng “phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy - học môn lịch sử lớp 10 ”. Đối tượng mà tôi nghiên cứu và áp dụng cho đề tài này là học sinh khối 10 ở hai lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy là 10C4, 10C5 trường THPT Tĩnh Gia 2 trong học kì II, năm học 2016 – 2017.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đổi mới phương pháp dạy - học của giáo viên và học sinh khối 10 ở trường THPT Tĩnh Gia 2, giúp giáo viên có thêm một phương pháp dạy mới, học sinh có một cách học mới để tiếp thu và lĩnh hội những tri thức lịch sử hiệu quả, góp phần quan trọng trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học nhằm phát huy năng lực tư duy, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
III. Các phương pháp nghiên cứu.
	Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện các bước cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
	- Nghiên cứu tìm hiểu SGK, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng, các tài liệu tham khảo kiến thức lịch sử lớp 10.
	-Thông qua việc thao giảng, dự giờ đồng nghiệp để trao đổi rút kinh nghiệm, đặc biệt là những tiết dạy học có sử dụng sơ đồ kiến thức, biểu đồ, bảng biểu.
	- Cho học sinh làm bài kiểm tra, sử dụng phiếu trắc nghiệm khách quan sau những tiết có sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu kiến thức để tổng kết kinh nghiệm sư phạm, đúc rút kinh nghiệm kịp thời để điều chỉnh quá trình dạy - học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lí luận
Mục đích của việc dạy - học lịch sử ở trường phổ thông là người giáo viên không chỉ giúp học sinh hình dung được kết quả của quá khứ, biết ghi nhớ học thuộc các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là người học phải hiểu được bản chất của sự kiện, nội dung và vấn đề cụ thể; phát triển các kĩ năng, kĩ xảo cho người học trong quá trình nhận thức như: khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức để rút ra quy luật phát triển vận động mang tính chất liên tục của lịch sử.
Thông thường để đạt được những yêu cầu và mục đích trên, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như so sánh đối chiếu giữa các sự vật hiện tượng để rút ra bản chất, hoặc phân tích tổng hợp, sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu giải thích, đặt câu hỏi tổng hợp để phát huy tính tích cực Song, việc sử dụng sơ đồ kiến thức, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học lịch sử cũng là một phương tiện và công cụ khoa học nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt được những mục đích và yêu cầu đặt ra trong quá trình dạy - học.
2. Cơ sở thực tiễn
Ở trường THPT Tĩnh Gia 2 hiện nay nói chung mà đặc biệt là học sinh khối 10 nói riêng năng lực học tập bộ môn lịch sử còn yếu, vì vậy trong mỗi giờ học lịch sử các em chưa tích cực, chủ động. Việc học của các em chủ yếu lệ thuộc vào giáo viên là chính. Thầy nói gì học sinh biết cái đó, thầy cho ghi trên bảng thế nào thì học thuộc cái đó. Học sinh chưa biết cách để tự học, tự khai thác kiến thức trong sách giáo khoa để phục vụ cho giờ học một cách hiệu quả. Có một số học sinh khá hơn đã nắm được những sự kiện lịch sử của bài học nhưng chỉ dừng lại ở mức độ “biết” và “thuộc” mà chưa hiểu rõ được bản chất của vấn đề nên các em rất nhanh quên. Khi làm bài kiểm tra, hầu hết học sinh chưa có khả năng khái quát tổng hợp một cách có hệ thống những kiến thức đã học nên chất lượng các bài kiểm tra còn thấp.
Nhằm giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà bộ môn lịch sử của nhà trường, bản thân tôi và các thành viên trong trong tổ đều trăn trở và suy nghĩ phải đổi mới phương pháp dạy - học. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy “phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học lịch sử” đã và đang phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác cũng như khả năng sáng tạo của học sinh trong học tập. Bằng phương pháp này người dạy cũng thấy nhẹ nhàng hơn trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả. 
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng chung của nhà trường 
	Trường THPT Tĩnh Gia 2 những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, đặc biệt là tỉ lệ học sinh giỏi và học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Tuy nhiên, một hạn chế qua nhiều năm nhà trường vẫn chưa khắc phục được là chất lượng “đại trà” còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều, mà cao nhất là học sinh khối 10, trong đó môn lịch sử chiếm một số lượng tương đối . 
2. Về phía giáo viên
* Ưu điểm:
	Nhóm chuyên môn lịch sử của trường THPT Tĩnh Gia 2 hiện nay có 4 giáo viên trẻ, tuổi đời, tuổi nghề đang bước vào độ chín, được đào tạo chính quy, có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghê, cầu tiến, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chuyên môn, ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo.
* Hạn chế
	Trong quá trình dạy học vẫn còn có giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, còn nặng sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của người học. 
3. Về phía học sinh
* Ưu điểm
	Hầu hết các em đều xuất thân từ gia đình thuần nông nên ngoan, hiền lành, lễ phép. Trong giờ học lịch sử các em lắng nghe giáo viên giảng bài, tập trung theo dõi SGK, làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên, có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
* Hạn chế
	Những năm gần đây do chất lượng đầu vào học sinh khối 10 của nhà trường thấp, tỉ lệ học sinh trung bình chiếm tỉ lệ khá cao, nên trong quá trình học tập ở cấp THPT việc tiếp thu kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn. 
4. Điều tra cụ thể chất lượng bộ môn Lịch Sử học kì I của một số lớp học sinh khối 10 năm học 2016 - 2017.
	Bản thân tôi trong học kì I vừa qua đã đảm nhận việc giảng dạy một số lớp khối 10 mà cụ thể là hai lớp: 10C4, 10C5 - đây là những lớp học sinh chất lượng đầu vào thấp, việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Kết quả đạt được trong học kì I như sau:
Lớp
SLHS
Giỏi
Khá 
TB
Yếu
Kém
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
10C4
44
0
0
0
17
38,6
27
61,3
0
10C5
46
0
2
4,34
20
43,5
24
54,5
0
	Trong quá trình giảng dạy, với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, tôi thiết nghĩ phải từng bước điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh khối 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn. Tôi đã thực hiện"phương pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu trong dạy - học môn lịch sử cho học sinh lớp 10” ở trường THPT Tĩnh Gia 2.
	Với việc thực hiện phương pháp này, tôi từng bước điều chỉnh cách học học của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác cho người học trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra đạt được kết quả cao hơn, gây hứng thú cho các em trong mỗi giờ lịch sử.
III. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Phương pháp sử dụng biểu đồ, sơ đồ kiến thức gây hứng thú cho học sinh trong từng mục của bài học.
	Con đường nhận thức một vấn đề khoa học nói chung cũng như nhận thức một vấn đề lịch sử nói riêng là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Để học sinh có ấn tượng, tiếp thu kiến thưc một cách hiệu quả trong giờ học lịch sử người giáo viên phải gây cho học sinh sự hứng thú trong học tập. Người thầy có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như: bản đồ, sa bàn, tranh ảnh, ứng dụng công nghệ thông tin, hay sơ đồ kiến thức. 
	Trong một bài học lịch sử thì có nhiều mục, thông thường giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, yêu cầu học sinh theo dõi và khai thác kiến thức trong SGK để trả lời. Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét, chốt ý và hướng dẫn các em ghi chép theo dàn ý vào trong vở là nguồn tư liệu chính để học. Với phương pháp này, học sinh dễ tiếp cận với những vấn đề lịch sử? Tuy nhiên, dạy học là một nghề luôn sáng tạo. Với cách dạy - học truyền thống theo công thức sáo mòn lâu nay, nếu trong suốt một bài học giáo viên chỉ sử dụng phương pháp hỏi đáp để phục vụ cho quá trình dạy - học thì sẽ dễ gây cho học sinh tâm lí nhàm chán . 
	Để khắc phục hạn chế đó, trong quá trình dạy học bộ môn lịch sử cho học sinh lớp 10, tôi đã linh hoạt sử dụng sơ đồ kiến thức, biểu đồ vận dụng vào từng mục của bài để gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có cách tiếp cận mới trong việc lĩnh hội kiến thức từ “kênh chữ” bằng ghi chép sang “kênh hình”. 
	Ví dụ 1: Khi dạy bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp – SGK cơ bản”. Phần I - Mục 1. Tình hình kinh tế, xã hội.
* Về kinh tế: Để diễn tả về tình cảnh khốn cùng của người nông dân Pháp trước cách mạng bởi chính sách thuế khóa nặng nề của chế độ phong kiến, khi giảng về ý này tôi đã sử dụng biểu đồ sau:
Thu nhập của người nông dân Pháp trước Cách mạng
	Bằng biểu đồ - đồ dùng trực quan sinh động nói trên, giúp học sinh hiểu rõ hơn nữa về bản chất bóc lột của chế độ phong kiến, kết hợp với lãnh chúa và Giáo hội ra sức bóc lột người nông dân đến tận xương tủy. Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, sự đồng cảm với nỗi khổ cực của người nông dân Pháp trước cách mạng, căm thù chế độ phong kiến, Giáo hội thối nát, gây xúc cảm và hứng thú cho học sinh.
* Về xã hội: Khi giảng về ý này tôi đã sử dụng sơ đồ ba đẳng cấp
SƠ ĐỒ 3 ĐẲNG CẤP
Muốn duy trì chế độ phong kiến.
Bình dân
Đẳng cấp ba
Quý tộc
Tăng lữ
Được hưởng mọi đặc quyền,
đặc lợi
Cách mạng bùng nổ
Nông dân
Muốn xóa bỏ chế độ phong kiến.
Tư sản
Phải đóng mọi thứ thuế. Không có quyền lợi chính trị.
	Với sơ đồ ba đẳng cấp, giáo viên chuẩn bị trước treo lên bảng phụ đã thu hút được sự tập trung của học sinh. Bằng câu hỏi gợi mở của giáo viên đặt ra: Xã hội nước Pháp trước cánh mạng nổi lên những mâu thuẫn nào? Mâu thuẫn đó đã dẫn đến hậu quả gì?
	Thông qua sơ đồ ba đẳng cấp và câu hỏi của giáo viên, học sinh có thể trả lời ngay được mâu thuẫn nổi bật của nước Pháp trước cách mạng đó là sự mâu thuẫn hết sức gay gắt về chế độ ba đẳng cấp. Chính sự mâu thuẫn về chế độ đẳng cấp là nguyên nhân quan trọng nhất đưa nước Pháp tiến sát gần một cuộc cách mạng tư sản. Sơ đồ không chỉ giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu được kiến thức, mà phát triển kĩ năng quan sát, khả năng phán đoán, suy luận logic và rút ra quy luật vận động mang tính quy luật của lịch sử với mối quan hệ hữu cơ “Nguyên nhân - kết quả” theo quy luật vận động của lịch sử là “có áp bức sẽ có đấu tranh”.
Ví Dụ 2: Khi dạy bài 31: “Cách mạng tư sản Pháp” mục II “Tiến trình của cách mạng”.
	Ở mục này có rất nhiếu sự kiện, nội dung kiến thức nên học sinh khó hiểu bài, dễ nhầm lẫn dẫn đến các em ngại học. Để gây hứng thú cho các em trong tiếp thu kiến thức , tôi đã sử dụng một số sơ đồ kiến thức sau: 
	 Để minh họa cho quá trình phát triển đi lên của cách mạng với vai trò quyết định của quần chúng, tôi sử dụng sơ đồ theo chiều hướng mũi tên sau: 
 02 – 06 - 1793
- Quần chúng cách mạng lật đổ chính quyền Girôngđanh.
- Phái Giacôbanh lên cầm quyền, lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng.
	 10 - 08 - 1792
 - Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản...
 - Lập nền Cộng hòa.
`
 14 – 07 - 1789
 - Quần chúng đánh chiếm ngục Ba - xti.
 - Lập chế độ quân chủ lập hiến.
	Qua sơ đồ, học sinh có thể thâu tóm được những kiến thức cơ bản trọng tâm về quá trình phát triển đi lên của cách mạng Pháp: từ nền quân chủ lập hiếnthiết lập nền Cộng hòachuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh. Cũng từ sơ đồ này, học sinh rút ra nhận xét về vai trò của quần chúng nhân dân là người quyết định đưa cách mạng phát triển đi lên, vì quần chúng chính là người làm nên lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. 
	Rõ ràng, việc học bài qua sơ đồ kiến thức này sẽ giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, học sinh có thể tổng hợp được những đơn vị kiến thức nhỏ lẻ thành những chuỗi kiến thức phát triển theo trình tự thời gian, gây hứng thú cho các em trong giờ học để giảm bớt sự căng thẳng và áp lực của kiến thức.
Khi dạy mục 4. “Thời kì thoái trào” của Cách mạng Pháp, tôi sử dụng sơ đồ sau:
Chuyên chính Giacôbanh đỉnh cao của cách mạng 02/06/1793
	 Chế độ đốc chính 27/07/1794
 Chế độ độc tài quân sự 
 (đế chế 1) 11/1799 
 Nền quân chủ 
	11/1815
	Với sơ đồ này, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận thức được rằng kể từ sau khi nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh sụp đổ, cách mạng nước Pháp trên đà phát triển theo chiều hướng đi xuống: từ nền Cộng hòa tư sản, qua các bước trung gian lại quay trở về chế độ quân chủ phong kiến. Mọi thành quả cách mạng thời chuyên chính Giacôbanh bị thủ tiêu. Qua sơ đồ, học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập, thu hút cao độ sự tập trung lĩnh hội kiến thức, học sinh tỏ ra hào hứng khi giáo viên thay đổi hình thức truyền đạt kiến thức từ “kênh chữ” ghi chép sang “kênh hình” bằng cảm nhận.
	Ví Dụ 3: Khi dạy bài 17 “ Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X – XV)” . Ở mục II - Phần 1. Tổ chức bộ mày nhà nước. 
	Nội dung kiến thức trọng tâm của mục này là học sinh phải nắm được mô hình bộ máy nhà nước thời Lê sơ qua cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. Nếu dạy về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến, giáo viên không sử dụng sơ đồ kiến thức thì học sinh không hình dung được cụ thể, chi tiết về bộ máy nhà nước quân chủ thời kì này như thế nào mà lại khẳng định là đã đạt đến mức độ hoàn thiện. Để cụ thể kiến thức trong SGK, gây sự tập trung của các em trong giờ học, tôi đã sử dụng sơ đồ sau:
	Với sơ đồ trên, học sinh sẽ thấy được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ rất chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, gia tăng quyền lực của nhà vua, các chức quan trung gian như thừa tướng bị bãi bỏ thay vào đó là 6 bộ trực tiếp quản lí một lĩnh vực cụ thể. Chính vì thế, bộ máy nhà nước Việt Nam dưới thời Lê sơ được đánh giá là hoàn thiện nhất thời phong kiến. Qua sơ đồ này phát triển cho học sinh khả năng quan sát, kĩ năng đối chiếu, so sánh bộ máy nhà nước thời Lê sơ với các triều đại phong kiến trước đó để rút ra những kết luận đánh giá khoa học về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông là tương đối toàn diện. 
	Như vậy, bằng việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử vận dụng linh hoạt trong từng mục cụ thể của bài học đã giúp học sinh tiếp thu và lĩnh hội kiến thức rất nhanh và hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, khiến giờ học trở nên sôi nổi, học sinh cũng hứng thú hơn khi tiếp thu kiến thức bằng một hình thức mới.
2. Phương pháp sử dụng sơ đồ kiến thức, bảng biểu nhằm liên kết nhiều mục trong bài học giúp học sinh có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức.
	Đối với học sinh nói chung mà đặc biệt là học sinh của khối 10, việc khái quát hóa tổng hợp kiến thức trong học tập bộ môn lịch sử là một vấn đề khó nếu giáo viên không điều chỉnh linh hoạt cách truyền đạt kiến thức cho phù hợp. Việc học lịch sử không chỉ giản đơn là nhớ sự kiện, học thuộc lòng kiến thức trong SGK hay vở ghi mà mà đòi hỏi học sinh phải biết khái quát, tổng hợp, xâu chuỗi những đơn vị kiến thức theo từng giai đoạn, thời kì lịch sử đã học.
	Để khắc phục những hạn chế trên, trong quá trình dạy học tôi thường xuyên hướng dẫn học sinh cách tạo lập một bảng biểu tổng hợp kiến thức dưới các dạng khác nhau phù hợp với từng bài cụ thể.
	 Ví dụ 1: Khi dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV”, tôi hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức bằng cách lập một bảng kê theo mẫu sau:
Tên cuộc kháng chiến
Thời gian
Người chỉ huy
Trận đánh tiêu biểu
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Năm 981
Lê Hoàn
Sông Bạch Đằng
Cuô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_su_dung_so_do_bieu_do_bang_bieu_nham_phat_h.doc