SKKN Phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi

SKKN Phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi

Cái khó của người dạy văn là làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh được trọn vẹn kiến thức được truyền tải trong văn bản. Cái khó nhất của người học văn là làm thế nào để biến kiến thức mà thầy cô truyền đạt thành tri thức của bản thân. Tất cả gói trọn trong hai chữ “ phương pháp”. Anh không có phương pháp, tất nhiên việc khai thác và chiếm lĩnh tri thức sẽ là vô cùng khó, vậy phải tìm ra phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu của từng môn học. Muốn đạt được điều đó, người giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu của bộ môn để tìm tòi phương pháp tối ưu nhất, đáp ứng đích học tập và thi cử cho phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay

Trong nhiều năm trước, các đề thi văn của chúng ta còn khá khô cứng, những nhân vật và vấn đề cũng nh¬ư yêu cầu đặt ra trong đề thì th¬ường trùng lặp nhau quá nhiều. Việc chuyển trọng tâm từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực sẽ làm thay đổi cách dạy và học, thay đổi các chuẩn đánh giá kết quả học tập. Khi ấy, các bài văn trong sách giáo khoa chỉ chủ yếu là phương tiện để hình thành năng lực văn cho học sinh. Dạy, học và kiểm tra, đánh giá là những khâu liên hoàn có quan hệ chặt chẽ với nhau trong nhà trường. Cố nhiên, kết quả của việc học tập chỉ được đánh giá chính xác và toàn diện trong việc vận dụng vào thực tiễn, khi người học vào đời, nhưng trong nhà trường thì kiểm tra, thi cử vẫn là cách đánh giá quan trọng, thậm chí có khi còn là duy nhất. Thông thường thì kiểm tra, thi cử phải phù hợp với nội dung và cách thức dạy, học và yêu cầu cần đạt được của chương trình. Nhưng trong thực tế ở nước ta, lại có điều tưởng như nghịch lý mà đã thành quy luật: thi thế nào sẽ dạy và học thế ấy. Vì thế, muốn thay đổi cách dạy và học ngữ văn, theo tôi cần tác động vào khâu then chốt là thay đổi cách thi, đề thi.

 

doc 25 trang thuychi01 5670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA IV
 ------- * ------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA TÁC PHẨM QUA HAI ĐOẠN TRÍCH TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN XUÔI ( THỂ LOẠI VĂN XUÔI) THEO HƯỚNG ĐỀ THI THPTQG
	 Người thực hiện: Lê Thị Hải
	 Chức vụ: Giáo viên
	 Đơn vị công tác: Trường THPT Hoằng Hóa IV
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
 	 Trang
1. Mở đầu ... .1
1.1. Lí do chọn đề tài .1
1.2. Mục đích nghiên cứu ... .2
1.3. Đối tượng nghiên cứu .....2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..3
2.   Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .. .3
2.1. Cơ sở lí luận ...4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ..6
2.3.1. Đối với khâu dạy- học.6
2.3.2. Đối với khâu ra đề, kiểm tra, đánh giá 7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ........13
3. Kết luận, kiến nghị......14
3.1. Kết luận .14
3.2. Kiến nghị .. 14
Tài liệu tham khảo ....15
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài 
	Cái khó của người dạy văn là làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh được trọn vẹn kiến thức được truyền tải trong văn bản. Cái khó nhất của người học văn là làm thế nào để biến kiến thức mà thầy cô truyền đạt thành tri thức của bản thân. Tất cả gói trọn trong hai chữ “ phương pháp”. Anh không có phương pháp, tất nhiên việc khai thác và chiếm lĩnh tri thức sẽ là vô cùng khó, vậy phải tìm ra phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu của từng môn học. Muốn đạt được điều đó, người giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu của bộ môn để tìm tòi phương pháp tối ưu nhất, đáp ứng đích học tập và thi cử cho phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay
Trong nhiều năm trước, các đề thi văn của chúng ta còn khá khô cứng, những nhân vật và vấn đề cũng như yêu cầu đặt ra trong đề thì thường trùng lặp nhau quá nhiều. Việc chuyển trọng tâm từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực sẽ làm thay đổi cách dạy và học, thay đổi các chuẩn đánh giá kết quả học tập. Khi ấy, các bài văn trong sách giáo khoa chỉ chủ yếu là phương tiện để hình thành năng lực văn cho học sinh. Dạy, học và kiểm tra, đánh giá là những khâu liên hoàn có quan hệ chặt chẽ với nhau trong nhà trường. Cố nhiên, kết quả của việc học tập chỉ được đánh giá chính xác và toàn diện trong việc vận dụng vào thực tiễn, khi người học vào đời, nhưng trong nhà trường thì kiểm tra, thi cử vẫn là cách đánh giá quan trọng, thậm chí có khi còn là duy nhất. Thông thường thì kiểm tra, thi cử phải phù hợp với nội dung và cách thức dạy, học và yêu cầu cần đạt được của chương trình. Nhưng trong thực tế ở nước ta, lại có điều tưởng như nghịch lý mà đã thành quy luật: thi thế nào sẽ dạy và học thế ấy. Vì thế, muốn thay đổi cách dạy và học ngữ văn, theo tôi cần tác động vào khâu then chốt là thay đổi cách thi, đề thi.
 Những năm trước đây, những bộ đề thi và hướng dẫn làm bài của các môn học có thi đại học, được biên soạn như một tài liệu chính thức, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc ấy. Phải nói là bộ đề thi môn văn được biên soạn khá công phu, đã có tác dụng định hướng rất cơ bản cho việc dạy và học môn văn ở lớp 11 và 12. Từ người dạy đến người học, rồi người ra đề thi, các nhà quản lý giáo dục đều hiểu là nội dung và yêu cầu của bài thi môn văn là nằm trong bộ đề ấy. Thậm chí, trong một số năm đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn khuyến khích các trường ra đề theo cách rút thăm ngẫu nhiên các câu trong bộ đề thi. Và thế là, ngay lập tức các cuốn sách bài văn mẫu được biên soạn và tung ra thị trường, bán rất chạy bởi nó đáp ứng một yêu cầu mang tính thực dụng của người đi thi. Những năm gần đây, bộ đề thi đã không còn được coi là tài liệu chính thức nữa. Việc ra đề cũng có một số cải tiến, ví như đề thi chung cho toàn quốc, tăng thêm số lượng câu từ hai lên ba câu v.v... Nhưng tất cả những thay đổi đó không mang ý nghĩa cơ bản. 
 Mặt khác, tất cả mọi người - từ thầy đến trò đến nhà quản lý giáo dục, từ phụ huynh học sinh đến các cơ quan ngôn luận... đều quan niệm rằng đề thi môn văn nhất thiết chỉ có thể nằm trong các văn bản ở sách giáo khoa. Không một ai, không một trường nào lại dám đưa vào đề thi một bài văn hay thậm chí chỉ một đoạn thơ không có trong sách giáo khoa, vì điều đó bị coi là ở ngoài chương trình. Nhưng hiểu như thế nào là nằm trong chương trình đối với môn ngữ văn? Có phải là đề thi chỉ được hỏi về các văn bản được học chính (không tính phần đọc thêm trong sách giáo khoa)? Chính từ cách hiểu như thế, cách ra đề như thế, đã dẫn đến cách học thi như lâu nay. Nghĩa là, thí sinh chỉ cần thuộc cho kỹ những mẫu phân tích, bình giảng về các tác phẩm, hay về một đoạn trong tác phẩm ấy, đã được cung cấp trong bài giảng của thầy, trong các sách văn mẫu. Thậm chí, có trường hợp một bài thi được điểm 10, sau đó đã bị phát hiện là giống hệt với một bài mẫu nào đó trong sách luyện thi. Lối học tầm chương, trích cú, cử tử, không coi trọng tính thực tiễn, thực nghiệp vốn là một nhược điểm nặng nề của giáo dục ở nước ta, tồn tại dai dẳng hàng nghìn năm, nay vẫn tiếp tục theo cách ấy ở trong việc học và thi môn văn. Và như thế, môn văn ngày càng xa rời đời sống, không coi trọng việc phát triển năng lực của người học, còn các kỳ thi thì lại chủ yếu đánh giá khả năng ghi nhớ, thuộc bài, viết lại theo mẫu của thí sinh. Cách dạy học và thi như thế tất sẽ dẫn đến tình trạng chán học văn của số đông học sinh. Theo TS Nguyễn Văn Long, cần có ngay những sự thay đổi trong cách ra đề, trong việc đánh giá kết quả học tập về môn học này, đó là điểm then chốt sẽ tác động lại toàn bộ hệ thống, từ dạy, học, đến biên soạn sách giáo khoa, chương trình môn học. 
Trong năm học 2019- 2019 , đề thi THPTQG sẽ chuyển hướng theo dạng tìm những ngữ liệu văn học, những khía cạnh của một nhân vật hay tình tiết trong chính một tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi , hoặc 2 đoạn thơ trong tác phẩm thơ .( Đề minh họa lần 1, lần 2 của Bộ Giáo Dục ) .Đây là một kiểu bài mới khiến nhiều giáo viên và học sinh còn lúng túng trong việc xác định đề và các bước làm bài , do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên.
Từ lý do trên thôi thúc tôi chọn đề tài: Phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi” (thể loại văn xuôi) theo hướng đề thi THPTQG năm 2019.
1.2 Mục đích nghiên cứu. 
Với đề tài này mực đích của tôi là trao đổi cùng đồng nghiệp và cung cấp cho học sinh Phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi (thể loại văn xuôi) theo hướng đề thi THPTQG năm 2019 hi vọng phần nào góp sức cùng các đồng nghiệp, đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm nâng cao hiệu quả dạy-học và thi cử hiện nay.
1.3 Đối tượng nghiên cứu. 
 Đây là dạng bài khá mới mẻ đối với học sinh nhất là học sinh lớp 12 năm nay, bởi vì các em đã quen với các dạng đề của những năm học trước .Vì vậy, trong đề tài này tôi sẽ tập trung trình bày: Phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi” .(thể loại văn xuôi) theo hướng đề thi THPTQG năm 2019.
 1.4 . phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu lí thuyết : Đọc và nghiên cứu các tài liệu về môn Ngữ Văn.
 Các văn bản học trong chương trình lớp 12. Các thao tác lập luận, hình thức nghị luận.. trong phân môn làm văn. 
 Nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện hướng dẫn học sinh thực hành một số đề trong các tác phẩm khác nhau.So sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy ở các lớp khác. Đánh giá kết quả, mức độ tiến bộ và kết quả bài thi của học sinh qua các kì thi học kì, thi thử THPTQG và các bài thực hành. 
1.5 Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
Những năm trước, câu hỏi nghị luận văn học thường thể hiện sự tổng hợp kiến thức, biết vận dụng so sánh, tìm nét tương đồng và khác biệt ở 2 tác phẩm. Trong năm nay, đề thi mẫu là tìm những ngữ liệu văn học, những khía cạnh của một nhân vật hay tình tiết trong chính một tác phẩm. Học sinh gần như không thể học vẹt, hay chép y nguyên một bài văn mẫu. Đánh giá các dạng câu hỏi này là phát huy tính sáng tạo của học sinh, theo đó các em cần phải nhớ dẫn chứng quan trọng , dùng dẫn chứng sáng tạo. Tuy nhiên dạng đề thi này đối với hs yếu, trung bình, các em sẽ gặp rất nhiều khăn khi làm bài. Cụ thể là các em thường viết sơ sài, hoặc không sát với yêu cầu của đề bài. 
 Dạng đề nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi” ( Đề minh họa lần 1, lần 2 của Bộ Giáo Dục ) là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. Góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, bài viết này xin đưa ra một số gợi ý để cùng các em khắc phục khó khăn, từng bước chinh phục tri thức. 
 Dạng câu hỏi thường là cho hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi . Từ đó yêu cầu người viết bàn luận về một khía cạnh của nhân vật hay tình tiết trong tác phẩm đó. Cần phải hiểu : 
 Đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi bao giờ cũng nằm trong chỉnh thể của một tác phẩm, hể hiện một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Những đoạn trích được lựa chọn ra đề bao giờ cũng là những đoạn tiêu biểu tập trung thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng của tác giả. Nghị luận về 2 đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi có thể là yêu cầu về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nhân vật hoặc cũng có thể là tổng hợp của các khía cạnh ấy 
 Dạng câu hỏi thường là : Cho hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi. Từ đó yêu cầu người viết bàn luận về một khía cạnh của nhân vật hay tình tiết trong tác phẩm đó. Nhưng học sinh cần phải tinh ý nhận ra câu hỏi chỉ nằm trọn trong 1 tác phẩm nhưng vẫn ẩn chứa sự so sánh trong nội tại. Vì thế, cần phải hiểu về thao tác so sánh 
Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn”. Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi ở sách giáo khoa Ngữ văn 12. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trong những năm gần đây, môn văn thực sự không còn là niềm yêu thích với học sinh. Đa số các em không còn hứng thú học và rất ngại học văn. Chât lượng học ngày càng giảm sút. Mặt khác, trong xu thế đổi mới dạy, học, kiểm tra đánh giá đối với các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, tôi nhận thấy, hầu như với dạng bài còn mới mẻ, học sinh vẫn còn chưa có được định hướng đúng đắn khi triển khai bài viết. Việc lựa chọn dung lượng và nội dung kiến thức như thế nào trong bài viết đối với các em cũng là một vấn đề đáng được quan tâm và cần được định hướng cụ thể. Mặt khác ,với dạng đề mới này, hầu hết học sinh tỏ ra lúng túng, không biết cách giải quyết vấn đề đặt ra trong đề bài như thế nào, đặc biệt đối với hs yếu, trung bình, các em sẽ gặp rất nhiều khăn khi làm bài. Cụ thể là các em thường viết sơ sài, hoặc không đáp ứng được với yêu cầu của đề bài.
 Điều này được thể hiện thông qua kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài: 
Khối
Sĩ số
 kết quả bài kiểm tra môn ngữ văn 
Số hs đạt điểm 8,0 trở lên 
Số hs đạt điểm 6,5 -> 7,9
Số hs đạtđiểm 5-> dưới 6,5
Số hs đạt dưới 4,5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
42
1
2,4
4
9,5
9
21,4
28
66,7
12A4
39
1
2,7
3
7,7
8
20,5
27
69,1
12A6
39
0
0
2
5,1
5
12,8
32
82
12A5
40
0
0
2
5,0
7
17,5
31
77,5
Tổng
150
2
1,3
11
7,3
29
19,3
89
59,3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Đối với khâu dạy – học
Theo truyền thống dạy, học văn lâu nay, đới với các văn bản, giáo viên thướng hướng dẫn học sinh cảm nhận một cách chung nhất các giá trị lớn trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Hiện nay, để đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức đối với dạng đề mới , cách dạy “bình quân chủ nghĩa” như vậy, theo tôi, không còn hợp lí nữa.Thêm vào đó, nếu giảng văn mà chỉ chú trọng vào dung lượng kiến thức mang tính đại khái như vậy, vô tình sẽ làm mất đi tính chất văn chương của một người giảng văn. Vì thế, theo ý kiến của cá nhân tôi, đối với khâu dạy - học văn, cần có sự thay đổi ít nhiều.
Bản thân tôi nhận thấy nên có sự thay đổi trong một số vấn đề sau:
 Đảm bảo về 2 phương diện: 
Một là những kiến thức cơ bản, trọng tâm, thiết yếu nhất học sinh cần nắm được đối với văn bản cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.
 Hai là nói về những điểm mấu chốt, điểm nhấn, có ý nghĩa như những “nhãn tự” trong một bài thơ. Trước bất kì một tác phẩm văn học nào, người giáo viên cũng cần tích cực tìm hiểu,xem xét, cảm nhận trên nhiều phương diện. Quan trọng nhất là phải nhìn ra những “điểm sáng” của văn bản đó, từ đó có định hướng giảng dạy đối với học sinh.
Đối với các tác phẩm văn xuôi trong chương trình THPT hiện nay, từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy cần tập trung xem xét trên một vài điểm như: tình huống truyện, nghệ thuật giới thiệu nhân vật, những đặc sắc trong phần mở đầu tác phẩm, chi tiết nghệ thuật liên quan đến sự phát triển có tính chất bước ngoặt của nhân vật
 Phát huy tích cực tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Vấn đề này đã không còn xa lạ gì đối với phương pháp dạy học trong những năm gần đây trong mục tiêu xây dựng nền giáo dục mới, phát huy tính chủ động tích cực của người dạy.Nhưng trên thực tế, đối với bộ môn ngữ văn nói riêng, việc thực hiện không hề đơn giản. Vì thế, lâu nay, hầu như đó vẫn chỉ là khẩu hiệu để phấn đấu mà rất ít khi trở thành thực tế giảng dạy. Nguyên nhân của hiện trạng này xuất phát từ cả 2 phía. Về phía người dạy, sở dĩ chưa có điều kiện thực hiện tốt phương pháp dạy học này là bởi một bộ phận còn quá quen thuộc với phương pháp cũ, chưa thể thay đổi; một bộ phận chưa tìm thấy hướng thay đổi cho phù hợp. Phía học sinh: đa phần chưa thể tiếp cận ngay với phương pháp mới, vẫn tâm lí quen ỷ lại vào giáo viên; cũng có bộ phận lười học, không chấp nhận sự thay đổi hoặc không có ý thức học bộ mônVì thế, để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng từ cả hai phía.
2.3.2. Đối với khâu ra đề, kiểm tra, đánh giá:
Cần đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá học sinh, tránh tình trạng học tủ, học sơ sài mà vẫn có điểm. Nội dung kiểm tra đánh giá cấn tích cực hướng vào phất triển năng lực cảm thụ văn bản một cách độc lập, tập trung vào nhận thức được các vấn đề mấu chốt, có ý nghĩa xâu chuỗi ở từng văn bản.
Đối với dạng đề nghị luận về một vấn đề qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi, tôi mạnh dạn giới thiệu một số đề và đáp án tham khảo sau: (gồm các đề sưu tầm và đề của cá nhân)
2.3.2.1. Dàn ý khái quát đối với dạng bài nghị luận về một vấn đề của tác phảm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi 
Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn nghị luận về một vấn đề của tác phẩm qua hai đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi cũng có ba phần như một bài nghị luận thông thường. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận khác. 
Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau 
Phần mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm 
- Giới thiệu vấn đề qua hai đoạn trích 
Thân bài:
 Bước 1. Khái quát về tác phẩm, về vấn đề cần bàn luận 
 Bước 2. Làm rõ vấn đề qua 2 đoạn trích 
 Luận điểm 1. Đoạn trích thứ nhất (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
* Khái quát vấn đề trong đoạn trích.
- Dùng các luận cứ để làm rõ luận điểm
* Đánh giá vấn đề qua đoạn trích 
 Luận điểm 2. Đoạn trích thứ hai ( bước này thực hiện các thao tác như phần trên)
Bước 3 . So sánh : Rút ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn trích trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này cần vận dụng nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu  là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)
 Phần kết bài:
-Đánh giá vấn đề qua hai đoạn văn
- Nêu những cảm nghĩ của bản thân
2.3.2.2. Một số dạng đề bài và đáp án
Đề 1: Trong tùy bút người lái đò Sông Đà Nguyễn Tuân đã khám phá được “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc đặc biệt qua 2 đoạn văn: 
“Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. mà nó còn là cảnh đá bờ sông , dựng vách thành , mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách . Có quãng con nai con hổ có lầ vọt từ bờ này sang bờ kia . Ngồi trong khoang dò khoảng ấy mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy như mình đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đền điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lóong, dài hàng ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ ngườ lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ bị lật ngữ bùng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La.Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu .Nước ở đây thở và kêu cửa cống cái bị sặc .Trên mặt cái hút xoáy tít đáy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn, không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, Thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là o tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.”
Và 
 “sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đót nương xuân.Tôi đã say sưa nhìn làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, Tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng sông ngọc bích, chứ nước SĐ không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực tây vào mà gọi bằng cái tên Tây lếu láo rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ .
 Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân.Chuyến ấy đi rừng ở núi cũng đã howim lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. mãi bám gót anh lien lạc quên mất mình sắp đổ ra sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường Thi “ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.nó đắm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đáy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.” 
 (Trích” Người lái đò Sông Đà, SGK ngữ văn12, tập 1 NXB GD)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của sông Đà qua 2 đoạn văn trên . Từ đó nhận xét về nghệ thuật của tùy bút .
Mục đích và yêu cầu của kiểu bài này là người viết trên cơ sở cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nghệ thật qua hai đoạn văn, so sánh để thấy được sự khác nhau của hai đoạn văn đó trên cả bình diện nội dung và nghệ thuật để từ đó thấy được những phát hiện và cảm nhận khác nhau về một đối tượng, cách thể hiệnn và tài năng nghệ thuật của tác giả.
 Đáp án: 
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, vị trí, xuất xứ , hoàn cả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_lam_bai_van_nghi_luan_ve_mot_van_de_cua_tac.doc